Quyết định 1735/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Số hiệu: | 1735/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Cao Thị Hải |
Ngày ban hành: | 15/08/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1735/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 15 tháng 08 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, TỈNH THÁI BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, TỈNH THÁI BÌNH
(Phê duyệt kèm theo Quyết định 1735/QĐ-UBND ngày 15/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Mục tiêu chung
Thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia (BTCQG) về y tế xã giai đoạn 2011-2020 nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế cơ sở; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) ngày càng cao của nhân dân góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Tăng cường đầu tư các nguồn lực củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế tuyến xã; đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực tại trạm y tế xã, triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, các chương trình mục tiêu quốc gia y tế, phấn đấu 100% số xã trong tỉnh đạt tiêu chí quốc gia về y tế (TCQGYT) vào năm 2020.
+ Giai đoạn đến 2015: có 80% số xã đạt TCQGYT, trong đó ưu tiên các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2013 - 2015.
+ Giai đoạn đến 2020: 100% xã đạt TCQGYT.
2.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác chăm sóc sức khỏe; bảo vệ môi trường; phòng chống dịch, bệnh; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác Dân số - KHHGĐ và bảo hiểm y tế.
2.3. Cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, thuận tiện đến người dân; triển khai khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế; thực hiện lộ trình BHYT toàn dân; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế có mục tiêu đạt các tiêu chí theo quy định của chuẩn.
3. Lộ trình thực hiện BTCQG về y tế xã đến năm 2015 và 2020
- Năm 2012: đã có 96 xã (33,6%) đạt TCQGYT.
- Giai đoạn 2013 - 2015:
Năm |
Chỉ tiêu theo Kết luận 01-KL/TU |
Chỉ tiêu |
Số xã đăng ký |
2013 |
55% |
55,2% |
71 |
2014 |
60% |
70% |
53 |
2015 |
70% |
80% |
29 |
(Ghi chú: Kết luận 01-KL/TU ngày 13/02/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII vê tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2006-2010; phương hướng, nhiệm vụ công tác y tế giai đoạn 2012-2015)
- Giai đoạn 2016 - 2020:
Năm |
Chỉ tiêu |
Số xã đăng ký |
2016 |
85% |
15 |
2017 |
90% |
14 |
2018 |
95% |
6 |
2019 - 2020 |
100% |
2 |
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện
1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
- Ban hành các văn bản pháp lý chỉ đạo và xây dựng các cơ chế chính sách về công tác CSSKND, củng cố y tế cơ sở và thực hiện TCQGYT.
- Xây dựng kế hoạch phấn đấu TCQGYT gắn với xây dựng nông thôn mới và là nội dung trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2. Nâng cao vai trò chỉ đạo của Ban chỉ đạo CSSKND các cấp
- Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo CSSKND các cấp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
- Ban chỉ đạo CSSKND có nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp kế hoạch CSSKND trên địa bàn, trong đó có kế hoạch phấn đấu đạt TCQGYT gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Trực tiếp chỉ đạo các ngành thành viên theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với ngành y tế và các ngành thành viên tổ chức thực hiện hoàn thành các tiêu chí của BTCQG về y tế xã.
1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc triển khai tại các địa phương, đơn vị.
2. Thông tin, truyền thông - giáo dục sức khỏe
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức, chuyển biến về hành vi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và phấn đấu đạt TCQGYT gắn với xây dựng nông thôn mới. Nội dung cần tập trung vào các lĩnh vực: tầm quan trọng của phấn đấu đạt TCQGYT, xây dựng nông thôn mới; phòng chống dịch, bệnh; vệ sinh môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác Dân số - KHHGĐ; bảo hiểm y tế toàn dân và tổ chức khám chữa bệnh BHYT...
- Đa dạng hóa các loại hình thông tin, truyền thông - GDSK, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn trực tiếp và cung cấp các sản phẩm truyền thông. Tăng cường vai trò của công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe tại cơ sở và gia đình.
- Phối hợp giữa các cơ quan thông tin đại chúng với ngành y tế và các ngành thành viên Ban chỉ đạo CSSKND các cấp trong việc thực hiện TCQGYT.
3. Phát triển các nguồn lực thực hiện BTCQG về y tế xã
3.1. Củng cố và phát triển nguồn nhân lực y tế
- Tiếp tục kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, tập trung bố trí sắp xếp hợp lý cơ cấu cán bộ của trạm y tế xã, bổ sung bác sỹ cho những trạm y tế chưa có bác sỹ đảm bảo 100% xã có bác sỹ để thực hiện và phát triển kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh và các chương trình mục tiêu quốc gia y tế. Giải pháp thực hiện như sau:
+ Điều chuyển bác sỹ ở những trạm y tế xã có 2 bác sỹ trở lên về các trạm y tế chưa có bác sỹ. Các bệnh viện và trung tâm y tế huyện, thành phố có kế hoạch cử bác sỹ luân phiên làm việc tại các trạm y tế.
+ Bố trí các bác sỹ đã tốt nghiệp liên thông tại các trường đại học y về công tác tại trạm y tế. Hiện tại có 73 cán bộ đang theo học tại các trường đại học y, đến năm 2016 sẽ tốt nghiệp (năm 2013: 19 người, năm 2014: 14 người; năm 2015: 22 người; năm 2016:18 người). Như vậy đến hết năm 2016 chỉ còn 15 xã thiếu bác sỹ sẽ tiếp tục được bổ sung qua đào tạo. Tiếp tục đào tạo mới bác sỹ liên thông từ nguồn cán bộ y sỹ đa khoa để thay thế các bác sỹ nghỉ chế độ hoặc chuyển đổi công tác.
- Hàng năm có kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn cho cán bộ chuyên môn và quản lý; đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng cầm tay chỉ việc, đào tạo tại chỗ, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế tuyến xã.
- Tập huấn kỹ năng hoạt động cho y tế thôn, tổ dân phố, chuyên trách và cộng tác viên Dân số - KHHGĐ, tăng cường sự phối kết hợp giữa cán bộ y tế và cán bộ dân số trong thực hiện nhiệm vụ. Hiện còn 84 xã với 471 nhân viên y tế thôn chưa có trình độ chuyên môn y từ 9 tháng trở lên; các Trung tâm y tế huyện ký kết hợp đồng với Trường Cao đẳng y Thái Bình để đào tạo, phấn đấu đến hết 2016, 100% các xã có đủ y tế thôn với trình độ chuyên môn y từ 9 tháng trở lên.
3.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và bổ sung trang thiết bị trạm y tế
- Hàng năm tổ chức đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng trạm y tế để có cơ sở lập kế hoạch cụ thể, sát thực: số xã phải xây mới, số xã cần xây thêm một số phòng, số xã chỉ cần cải tạo, nâng cấp đảm bảo đủ số phòng theo yêu cầu của chuẩn với nguồn kinh phí địa phương có thể đáp ứng được.
- Gắn xây dựng các tiêu chí nông thôn mới với phấn đấu TCQGYT để tăng thêm nguồn lực cho xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng trạm y tế; đồng thời huy động các nguồn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bổ sung trang thiết bị cho Trạm y tế.
- Đầu tư kinh phí mua sắm bổ sung các trang thiết bị y tế phục vụ phát triển các dịch vụ kỹ thuật tại trạm theo các tiêu chí của BTCQG về y tế xã. Trước mắt, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho các kỹ thuật khám, chữa bệnh thông thường tại trạm; tiến tới mua sắm các thiết bị để thực hiện các kỹ thuật như siêu âm, điện tim, đồng thời có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên môn để triển khai các kỹ thuật này.
3.3. Về tài chính
- Hàng năm UBND các cấp có kế hoạch cấp kinh phí cho thực hiện TCQGYT, trong đó quan tâm tới kinh phí xây dựng, nâng cấp cơ sở trạm y tế, mua sắm trang thiết bị. Đảm bảo cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho trạm y tế kịp thời và đầy đủ theo quy định, không đối trừ kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu trạm xá phí.
- Triển khai thu trạm xá phí theo Quyết định số 3148/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và trạm y tế xã, phường, thị trấn; Hướng dẫn liên ngành số 170/HD-SYT-STC ngày 11/3/2013 của liên ngành Y tế - Tài chính về thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 03/8/2012 phê duyệt giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và Quyết định số 3148/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn trạm y tế quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả.
4. Chuyên môn, kỹ thuật
- Chủ động phòng chống dịch, bệnh, phát hiện sớm, báo cáo và xử lý kịp thời khi dịch xảy ra, không để dịch lan rộng, kéo dài và tử vong do dịch.
- Triển khai đồng bộ và có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình y tế khác.
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm y tế. Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ kỹ thuật đã được phân cấp; đối với trạm y tế có bác sỹ bổ sung các trang thiết bị như máy siêu âm, máy điện tim, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị. Đẩy nhanh tiến độ triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại trạm y tế để phục vụ người bệnh có thẻ BHYT.
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu theo quy định, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; quản lý và sử dụng thuốc đúng quy chế, an toàn, hợp lý và hiệu quả.
5. Quản lý, điều hành hoạt động các hoạt động y tế cơ sở
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị y tế tuyến huyện, thành phố để thực hiện tốt việc chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí của BTCQG về y tế xã.
- Phòng Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động y tế trên địa bàn; chủ trì, phối hợp tham mưu cho UBND huyện, thành phố các văn bản chỉ đạo thực hiện chuẩn; đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị theo thẩm quyền trên địa bàn.
- Trung tâm y tế quản lý toàn diện hoạt động của trạm y tế; chủ trì, phối hợp tham mưu cho UBND huyện, thành phố các văn bản chỉ đạo lĩnh vực chuyên môn y tế dự phòng, bố trí sắp xếp cán bộ trạm y tế xã và trung tâm y tế hợp lý, hoạt động có hiệu quả; mua sắm trang thiết bị, phát triển dịch vụ kỹ thuật và tổ chức khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế.
- Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn khám chữa bệnh và khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế.
- Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố chủ trì, phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của trưởng trạm y tế; chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp làm việc của cán bộ trạm y tế đảm bảo các quy chế chuyên môn, thường trực cấp cứu, giao ban, báo cáo được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
6. Xã hội hóa các hoạt động y tế
- Phối hợp hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân và phấn đấu TCQGYT, xây dựng nông thôn mới giữa các ngành thành viên Ban chỉ đạo CSSKND các cấp.
- Huy động sự tham gia, hưởng ứng của nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm nhằm huy động các nguồn lực để tăng cường đầu tư cho trạm y tế thực hiện BTCQG về y tế xã.
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí triển khai Đề án thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 từ các nguồn theo phân cấp ngân sách địa phương hiện hành, kết hợp lồng ghép chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế theo quy định của Pháp luật.
1.1. Ngân sách nhà nước cấp
- Nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị.
- Nguồn chi thường xuyên.
1.2. Nguồn thu trạm xá phí.
1.3. Kinh phí các chương trình, dự án y tế.
1.4. Nguồn viện trợ, tài trợ.
1.5. Nguồn xã hội hóa: Huy động sự đóng góp của nhân dân theo đúng các quy định hiện hành.
1.6. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Dự toán kinh phí thực hiện
2.1. Đầu tư xây mới và sửa chữa, nâng cấp cơ sở 128 trạm y tế
2.1.1. Xây mới 51 trạm y tế mỗi trạm tối thiểu 10 phòng, mỗi phòng có diện tích 24m2; từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh và đối ứng của các địa phương.
a) Đối với 36 trạm y tế đã được bố trí một phần vốn:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ:
+ Tại Quyết định 682/QĐ-UBND ngày 16/4/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt đầu tư hỗ trợ xây mới 15 trạm y tế với số tiền là 20.300 triệu đồng từ nguồn xổ số kiến thiết;
+ Ngày 24/7/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định 1548/QĐ-UBND phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm y tế xã năm 2013 (đợt II) cho 21 trạm y tế với tổng mức đầu tư là 20.700 triệu đồng (Năm 2013 bố trí 7.245 triệu đồng, năm 2014 bố trí tiếp 13.455 triệu đồng).
- Ngân sách của huyện, xã: 68.500 triệu đồng.
b) Đối với 15 trạm y tế chưa được bố trí vốn:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 15.000 triệu đồng.
- Ngân sách của huyện, xã: 21.000 triệu đồng.
2.1.2. Sửa chữa, nâng cấp 77 trạm y tế xã với 444 phòng, mỗi phòng có diện tích 24 m2; từ nguồn kinh phí của địa phương và hỗ trợ của tỉnh;
444 phòng x 50 triệu đồng/01 phòng = 22.200 triệu đồng.
2.2. Mua sắm bổ sung trang thiết bị cho trạm y tế xã
Từ nguồn kinh phí của các chương trình dự án; kinh phí địa phương; trạm xá phí và hỗ trợ của tỉnh: bình quân mỗi xã 100 triệu đồng để mua sắm bổ sung các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh.
TT |
Năm |
Số xã đạt chuẩn |
Số tiền (triệu đồng) |
1 |
2013 |
71 |
7.100 |
2 |
2014 |
53 |
5.300 |
3 |
2015 |
29 |
2.900 |
4 |
2016 |
15 |
1.500 |
5 |
2017 |
14 |
1.400 |
6 |
2018 |
6 |
600 |
7 |
2019 - 2020 |
2 |
200 |
|
Tổng cộng |
190 |
19.000 |
2.3. Kinh phí cho hoạt động huấn luyện, đào tạo
2.3.1. Hỗ trợ tiền học phí đào tạo bác sỹ liên thông từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh
- Đến năm 2016: 73 bác sỹ.
73 bác sỹ x 3,5 triệu đồng/người/năm x 4 năm = 1.022 triệu đồng.
- Từ năm 2017 - 2020 (dự kiến): 80 bác sỹ.
80 bác sỹ x 3,5 triệu/người/năm x 4 năm = 1.120 triệu đồng.
2.3.2. Hỗ trợ học phí đào tạo y tế thôn có trình độ sơ cấp (9 tháng tại Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình) từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh (471/2.655 nhân viên y tế chưa được đào tạo)
471 người x 2 triệu đồng/người = 942 triệu đồng.
2.3.3. Hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế xã từ nguồn kinh phí các chương trình dự án và Trung ương
2.4. Tổng kinh phí thực hiện đề án: 182.884 triệu đồng
Số TT |
Nội dung thực hiện |
Kinh phí |
Tổng số |
|
Tỉnh hỗ trợ |
Vốn huyện, xã |
|||
1 |
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng |
49.100 |
111.700 |
160.800 |
2 |
Đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị |
|
19.000 |
19.000 |
3 |
Đào tạo |
3.084 |
|
3.084 |
|
Tổng cộng |
52.184 |
130.700 |
182.884 |
1. Ban chỉ đạo CSSKND các cấp
- Chủ trì xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt TCQGYT đến năm 2015 và 2020 trình UBND cùng cấp phê duyệt; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các ngành thành viên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các ngành thành viên và các địa phương, đơn vị; đánh giá kết quả triển khai thực hiện TCQGYT theo các giai đoạn, tham mưu UBND các cấp bổ sung, điều chỉnh kịp thời các hoạt động phấn đấu đạt TCQGYT.
2. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo CSSKND tỉnh về các lĩnh vực: cơ chế chính sách tổ chức thực hiện BTCQG về y tế xã; phát triển nguồn nhân lực; phát triển kỹ thuật và tổ chức khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế xã; thực hiện chính sách BHYT và thực hiện BHYT toàn dân; công tác Dân số - KHHGĐ...
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành: các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, các đơn vị y tế tuyến huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho trạm y tế xã tổ chức thực hiện các hoạt động theo TCQGYT.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thành phố và các sở, ngành liên quan trong việc xây dựng kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng trạm y tế, mua sắm bổ sung trang thiết bị theo TCQGYT. Phối hợp với Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đảm bảo nguồn nhân lực theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TT-BYT-BNV. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế và thực hiện chính sách BHYT toàn dân.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá các hoạt động phấn đấu đạt TCQGYT của các huyện, thành phố; chủ trì thẩm định các TCQGYT do các huyện, thành phố đề nghị, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét công nhận hàng năm. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết và tổng kết theo giai đoạn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính, UBND huyện, thành phố và các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phân bổ vốn xây dựng, nâng cấp sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho trạm y tế xã phấn đấu đạt TCQGYT gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; huy động vốn đầu tư từ các nguồn hợp pháp khác để triển khai thực hiện TCQGYT.
4. Sở Tài chính
Bố trí ngân sách đảm bảo hoạt động thường xuyên, nâng cấp cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cho trạm y tế phục vụ cho công tác CSSKND và phấn đấu TCQGYT. Chỉ đạo phòng các Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố hướng dẫn thu và sử dụng trạm xá phí theo đúng các quy định hiện hành.
5. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND huyện, thành phố và các sở, ngành liên quan kiện toàn và phát triển hệ thống y tế cơ sở.
- Tham mưu cơ chế tuyển dụng và bố trí cán bộ đặc biệt là tuyển dụng bác sỹ làm việc tại trạm y tế và trung tâm y tế; đảm bảo nguồn nhân lực theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp khống chế dịch trên gia cầm, gia súc hạn chế nguồn lây dịch bệnh sang người; quy hoạch phát triển trồng trọt và chăn nuôi, quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
- Quy hoạch các cơ sở cung cấp nước sạch nông thôn, đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi.
- Chủ trì, phối hợp triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với việc phấn đấu thực hiện TCQGYT.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình
Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông - giáo dục sức khỏe về các lĩnh vực phòng chống dịch bệnh, các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện TCQGYT, Dân số - KHHGĐ, bảo hiểm y tế, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...
8. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Đẩy nhanh tiến độ triển khai khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
9. Các sở, ngành liên quan
Các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo CSSKND các cấp căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và nội dung Đề án thực hiện BTCQG về y tế xã đến năm 2015 và 2020 xây dựng kế hoạch, chủ trì và phối hợp tổ chức thực hiện đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phấn đấu TCQGYT; đồng thời tăng cường đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và kinh phí hoạt động thường xuyên của trạm y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế (Phòng Y tế, Trưng tâm y tế, Trung tâm Dân số - KHHGĐ), các phòng chuyên môn: Tài nguyên - Môi trường, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài truyền thanh và các ngành thành viên Ban chỉ đạo CSSKND huyện, thành phố phối hợp triển khai các hoạt động thực hiện TCQGYT gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư cho các xã phấn đấu TCQGYT. Chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn thu và sử dụng nguồn kinh phí thu trạm xá phí, không đối trừ vào kinh phí hoạt động thường xuyên của trạm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện TCQGYT của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả, tiến độ triển khai thực hiện TCQGYT trên địa bàn quản lý.
Trên đây là nội dung Đề án thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo CSSKND tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 08/10/2020 | Cập nhật: 04/11/2020
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Dân tộc thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang Ban hành: 06/08/2020 | Cập nhật: 07/09/2020
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Hòa giải ở cơ sở áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 21/09/2018 | Cập nhật: 26/11/2018
Quyết định 1548/QĐ-UBND về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh năm 2017 Ban hành: 27/10/2017 | Cập nhật: 09/11/2017
Quyết định 1548/QĐ-UBND phê duyệt dự án trồng rừng thay thế năm 2016 và chăm sóc rừng trồng các năm của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 13/07/2016 | Cập nhật: 18/07/2016
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 Ban hành: 02/04/2016 | Cập nhật: 26/04/2016
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2015 về mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành: 14/07/2015 | Cập nhật: 04/05/2018
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 22/09/2014 | Cập nhật: 24/10/2014
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển chế biến gỗ rừng trồng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 Ban hành: 21/11/2012 | Cập nhật: 28/11/2012
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 Ban hành: 10/08/2012 | Cập nhật: 20/09/2012
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch bãi đỗ xe, điểm dừng, đỗ phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 07/12/2011 | Cập nhật: 27/12/2011
Quyết định 3447/QĐ-BYT năm 2011 về Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020 Ban hành: 22/09/2011 | Cập nhật: 03/11/2011
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương, dự toán chi phí quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 04/07/2011 | Cập nhật: 25/08/2012
Quyết định 1548/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2010 Ban hành: 10/11/2010 | Cập nhật: 06/10/2016
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án Tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 29/06/2009 | Cập nhật: 19/09/2017
Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2007 về sửa đổi Phương án huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà Bách hoá chợ Tuy Hòa giai đoạn I Ban hành: 27/08/2007 | Cập nhật: 30/09/2017