Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
Số hiệu: 1548/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trần Ngọc Thới
Ngày ban hành: 10/08/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1548/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 10 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg , ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg , ngày 16 tháng 09 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định 332/2011/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 03 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2238/2010/QĐ-BNN-KH ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT V/v Ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT;

Căn cứ Quyết định số 913/2009/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 03 năm 2009 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu V/v phê duyệt đề cương và kinh phí thực hiện Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định 50/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh BR-VT ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU, ngày 02/8/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến 2015;

Xét nội dung Thông báo kết quả thẩm định số 102/TB-SNN-TS ngày 30 tháng 6 năm 2012 của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 220/TTr-SNN-TS ngày 30/7/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước (đất hoang hóa, đất chuyển đổi từ sản xuất các ngành kinh tế khác hiệu quả thấp,...) có điều kiện phù hợp đưa vào phát triển NTTS, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mặt nước. Điều chỉnh sử dụng đất NTTS dựa trên lợi thế so sánh giữa các ngành, lĩnh vực; tránh tình trạng chồng lấn, gây xung đột, mâu thuẫn trong sản xuất.

2. Đầu tư phát triển NTTS theo chiều sâu, thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tạo ra nguồn thực phẩm lớn cung cấp cho tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

3. Phát triển nuôi trồng thủy sản dựa trên tiêu chí là hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về mặt xã hội và không gây ô nhiễm môi trường; kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn đến tính mạng và tài sản và lợi ích quốc gia trên bin. Giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân.

4. Ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu và có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Chú trọng quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

5. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển NTTS với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng bền vững, tuân thủ theo pháp luật; phát huy tốt nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch phát triển NTTS theo hướng bền vững dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của tỉnh, sản xuất theo quy mô hàng hóa, đa dạng hóa đối tượng và loại hình nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm thủy sản phục vụ cho chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho đời sống cho người dân; giảm áp lực cho các nghề khai thác xâm hại nguồn lợi ven bờ. Góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể

- Diện tích NTTS đến năm 2015 là 7.680 ha và đến năm 2020 là 7.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi nước ngọt năm 2015 là 2.098 ha, tăng lên 2.540 ha (2020); diện tích nuôi mặn lợ có xu hướng giảm từ 5.142 ha (2015) xung còn 3.860 ha (2020); diện tích nuôi trên biển đến năm 2015 là 440 ha, tăng lên 600 ha (2020). Số lượng lồng bè nuôi cá biển đến năm 2015 là 4.600 lồng, tăng lên 5.300 lồng (2020).

- Sản lượng NTTS đến 2015 là 25.000 tấn, tăng lên 27.160 tấn (2020); tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,69%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 1,67%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tổng sản lượng 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 115.000 tấn.

- Giá trị sản lượng (giá hiện hành) đến năm 2015 là 1.471,06 tỷ đồng, tăng lên 1.834,51 tỷ đồng (2020). Giá trị sản lượng (giá cố định) đến năm 2015 là 377,13 tỷ đồng, tăng lên 429,91 tỷ đồng (2020). Tổng giá trị sản lượng (giá cố định) 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 là 1.607 tỷ đồng.

- Đến năm 2015 thu hút 8.910 người tham gia NTTS, số lao động này giảm nhẹ theo diện tích nuôi còn 8.200 người (năm 2020).

III. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

1. Định hướng chung

- Phát triển NTTS theo 3 loại hình nuôi: nuôi chuyên, nuôi kết hợp và nuôi lồng bè; trên 3 vùng sinh thái: nước ngọt, nước mn lợ và trên biển. Đặc biệt là đẩy mnh phát triển hình thức nuôi lồng bè huyện Côn Đảo.

- Xác định cá mú, tôm Sú, tôm Chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực; nuôi với hình thức TC, BTC (tôm Sú), TC (tôm Chân Trắng), nuôi lồng bè (cá mú, cá chẽm, cá chim, cá bóp); đồng thời phát triển mô hình nuôi sinh vật cảnh (cá cnh) ở huyện Côn Đảo.

- Quy hoạch lại hệ thống trại sản xuất giống tôm biển, từng bước nâng cao chất lượng, uy tín đối với vùng Đông Nam Bộ, ĐBSCL. Phát triển sản xuất giống thủy sản nước ngọt để cung cấp cho nhu cầu nuôi trong tỉnh và các khu vực lân cận. Áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất giống chất lượng cao tạo ra nguồn giống sạch bệnh, cung cấp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

- Chuyển đổi dần những đối tượng có hiệu quả sản xuất thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn sang nuôi những giống loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao hơn.

- Đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở theo cụm, dứt điểm sau đó mrộng khu vực khác. Ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi trước.

- Tổ chức sn xuất theo mô hình Tổ hp tác, Hợp tác xã hoặc các hội nghề nghiệp để chia sẻ thông tin và huy động được sự tham gia của cộng đồng.

- Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất (truy xuất nguồn gốc, VietGAP, SQF, CoC,...) để đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng kênh thông tin thị trường để chủ động lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát những tác động của sản xuất đến môi trường để có những giải pháp khắc phục kịp thời khi có hiện tượng ô nhiễm.

- Tiếp tục xây dựng các chính sách, thể chế cụ thể, hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư có đầy đủ các tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ để tham gia phát triển nuôi tôm, cá trong vùng quy hoạch.

2. Định hướng cụ thể

2.1. Diện tích và lồng bè nuôi trồng thủy sản

- Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt đến năm 2015 là 2.098 ha tăng lên 2.540 ha (2020), chiếm khoảng 27,3% - 36,3% diện tích NTTS. Trong đó, diện tích nuôi cá chiếm từ 96,3% - 98,2% so với diện tích nuôi nước ngọt. Với các loại hình nuôi như: nuôi cá ao, hồ nhỏ; nuôi cá ruộng trũng và nuôi cá mặt nước lớn. Đến năm 2015, diện tích nuôi thủy đặc sản là 50 ha tăng lên 95 ha (2020). Đối tượng nuôi cá nước ngọt ao hồ như: cá lóc, trê, rô phi đơn tính, rô đồng; nuôi cá mặt nước lớn như: mè, trôi, trắm, chép, rô phi; nuôi thủy đặc sản như: lươn, baba, ếch.

- Diện tích nuôi nước lợ mặn đến năm 2015 là 5.142 ha và có xu hướng giảm đến năm 2020 ha còn khoảng 3.860 ha. Trong đó, diện tích giảm chủ yếu là do giảm mạnh diện tích nuôi Sú sinh thái - tôm rừng và QCCT trong suốt thời kỳ quy hoạch. Đầu tư phát triển theo chiều sâu với hình thức nuôi tôm Sú cấp kỹ thuật cao TC và BTC. Đến năm 2020, diện tích nuôi tôm Sú TC và BTC lần lượt đạt 570 ha và 440 ha; diện tích nuôi tôm Chân trắng quy hoạch đến năm 2020 là 575 ha; Diện tích nuôi cá mặn lợ TC và BTC đến năm 2020 là 220 ha.

- Quy hoạch nuôi nhuyễn thể (thân mềm) như: sò Huyết, hàu đến năm 2015 là 160 ha tăng lên 230 ha (2020).

- Mô hình nuôi lồng bè trong năm 2010 đạt 3.290 lồng, đến năm 2015 số lồng tăng lên 4.600 lồng và đến năm 2020 tăng lên là 5.300 lồng. Trong đó, diện tích nuôi cá biển và sinh vật cảnh đến 2020 là 500 ha. Nuôi trai lấy ngọc đến năm 2020 bố trí nuôi 100 ha.

- Tổng diện tích NTTS toàn tỉnh trong 2010 đạt 7.852 ha, giảm xuống còn 7.680 ha năm 2015 và đến năm 2020 dừng ở mức 7.000 ha. Trong đó, diện tích đất sử dụng chuyên cho NTTS đến năm 2015 là 4.700 ha và đến năm 2020 là 4.070 ha. Diện tích NTTS toàn tỉnh được cân đối, phù hp với quy hoạch KT-XH của tỉnh và không chồng lấn với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác. Đồng thời quy hoạch chú trọng phát triển theo chiều sâu nhằm tăng năng suất, sản lượng đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

2.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản

Tổng sản lượng NTTS trong năm 2010 đạt 19.880 tấn, tăng lên 25.000 tấn vào năm 2015 và đến năm 2020 sẽ là 27.160 tấn. Trong đó:

- Sản lượng nuôi nước ngọt trong năm 2010 đạt 2.580 tấn, tăng lên 5.190 tấn năm 2020, sản lượng chiếm chủ yếu là nuôi cá ao, nuôi cá ruộng trũng và nuôi cá mặt nước lớn. Sản lượng nuôi thủy đặc sản đến năm 2015 đạt 180 tn tăng lên 330 tn (2020).

- Sản lượng nuôi tôm nước lợ (tôm Sú và tôm Chân trắng) trong năm 2010 đạt 12.000 tấn, tăng lên 13.880 tấn năm 2015 và đến năm 2020 đạt 14.060 tấn. Sản lượng nuôi tôm TC và BTC chiếm khoảng 47% so với tổng sản lượng NTTS.

- Sản lượng nuôi cá mặn lợ và nuôi nhuyễn thể (sò Huyết, hàu) đến 2020 lần lượt là 2.420 tấn và 3.370 tấn.

- Sản lượng nuôi cá biển lồng bè trong năm 2010 đạt 1.310 tấn tăng lên 1.840 tấn năm 2015 và đạt khoảng 2.120 tấn vào năm 2020.

2.3. Giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản

- Giá trị sản lượng (GTSL) NTTS (theo giá hiện hành) trong năm 2010 đạt 623,66 tỷ đồng, tăng lên 1.471,06 tỷ đồng năm 2015 và đến năm 2020 sẽ là 1.834,51 tỷ đồng.

+ GTSL nuôi nước ngọt (theo giá hiện hành) đến năm 2015 đạt 88,54 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 161,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thấp khoảng 6,53% tổng GTSLNTTS.

+ GTSL tôm nuôi (theo giá hiện hành) chiếm tỷ trọng cao khoảng 66,84% so với tổng GTSL NTTS; đến năm 2015 đạt 1.007,62 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 1.145,71 tỷ đồng.

- Giá trị sản lượng NTTS (theo giá cố định 1994) trong năm 2010 đạt 248,68 tỷ đồng, tăng lên 377,13 tỷ đồng năm 2015 và đến năm 2020 là 429,91 tỷ đồng. Trong đó, GTSL đóng góp của tôm nước lợ chiếm khoảng 67,05% GTSL NTTS. Tốc độ tăng trưởng bình quân về GTSL NTTS (theo giá cố định) giai đoạn 2011-2015 là 8,69%/năm và 2,65%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

2.4. Lao động nuôi trồng thủy sản

- Nhu cầu lao động NTTS trong cả thời kỳ ít biến động, đến năm 2015 khoảng 8.910 người và đến năm 2020 thu hút khoảng 8.200 người. Trong đó:

+ Lao động nuôi nước ngọt đến năm 2020 thu hút 1.600 người; số lao động nuôi trên biển đến năm 2020 cần khoảng 1.600 người;

+ Nhu cầu lao động nuôi mặn lợ chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 69,29% so với tổng nhu cầu lao động NTTS và có xu hướng giảm theo việc giảm diện tích nuôi sau năm 2015. Trong năm 2010 cần khoảng 5.990 người, tăng lên 6.120 người và đến năm 2020 sẽ là 5.000 người. Trong đó, lao động nuôi tôm TC và BTC chiếm 35,84% - 61,15% lao động nuôi mặn lợ.

- Nhu cầu lao động chuyên môn kỹ thuật cần đáp ứng cho nuôi cấp kỹ thuật cao đến năm 2015 sẽ cần 140 người và nhu cầu này sẽ là 200 người vào năm 2020; nhu cầu nguồn nhân lực tham gia trong bộ máy quản lý và nghiên cứu khoa học của tỉnh đến các năm mốc 2015, 2020 sẽ cần đào tạo từ 15 - 20 cán bộ có trình độ sau đại học.

2.5. Quy hoạch cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản

2.5.1. Nhu cầu con giống

Đến năm 2015 tổng số lượng giống phục vụ cho NTTS ước tính 1.060 triệu con và đến năm 2020 cần khoảng 1.209 triệu con.

Nhu cầu giống nuôi nước ngọt đến năm 2015 là 124 triệu con và đến năm 2020 cần 115 triệu con. Nhu cầu giống cá nước mặn lợ trong năm 2015 cần 8 triệu con và 7 triệu con vào năm 2020. Nhu cầu giống cá nước ngọt và cá mặn lợ đến năm 2020 giảm so với năm 2015 là do diện tích NTTS của thị xã Bà Rịa sau năm 2015 không đưa vào quy hoạch.

Nhu cầu giống tôm nuôi nước mặn lợ đến năm 2015 là 919 triệu con và đến 2020 là 1.077 triệu con.

Số trại sản xuất giống đến năm 2015 là 180 trại: sản xuất giống tôm nước lợ là 161 trại, sản xuất giống cá là 14 trại và sản xuất thủy đặc sản là 5 trại, diện tích dành cho các trại sản xuất giống là 62 ha; Đến năm 2020, số lượng trại sản xuất giống ổn định là 180 trại: sản xuất giống tôm nước lợ là 150 trại, sản xuất giống cá là 20 trại và sản xuất thủy đặc sản là 10 trại, diện tích dành cho các trại sản xuất giống là 66 ha.

Sớm quy hoạch chi tiết 1/500 khu sản xuất giống tập trung xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ (109 ha) để hình thành trung tâm sản xuất giống của tỉnh.

Btrí trại sản xuất giống tôm, cá biển tập trung ở huyện Đất Đỏ và ở Hồ Tràm, Phước Thuận - huyện Xuyên Mộc. Trại sản xuất giống cá nước ngọt và thủy đặc sản tập trung ở các huyện Đất Đỏ và Xuyên Mộc.

2.5.2. Nhu cầu thức ăn

Thức ăn được tính toán trong Quy hoạch là thức ăn công nghiệp dạng viên, hệ số chuyển đổi (FCR) tùy thuộc vào loại hình và đi tượng nuôi. Đối với nuôi cá TC, BTC hệ số này dao động từ 1,6 - 2; đối với nuôi tôm TC và BTC FCR dao động t1,2-1,4. Nhu cầu thức ăn được tính cho 1 năm.

Theo đó, nhu cầu thức ăn tăng theo sản lượng nuôi ở các năm 2015 và 2020. Năm 2015 ước sử dụng khoảng 17.520 tấn và đến năm 2020 là 20.260 tấn (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010).

Nhu cầu thức ăn tập trung chủ yếu cho tôm nuôi TC, BTC chiếm khoảng 84,22%, so với tổng lượng thức ăn nuôi thủy sản. Các địa phương trong tỉnh có nhu cầu thức ăn công nghiệp cho NTTS cao như: thành phố Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ.

2.6. Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến ngư và nghiên cứu khoa học bao gồm (Vốn xây dựng và nâng cấp hệ thống công trình ao nuôi, lồng bè; vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp các trại sản xuất giống thủy sản; vốn cho các hoạt động khuyến ngư và nghiên cứu khoa học; vốn xây dựng các dự án khả thi.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khuyến ngư và nghiên cứu khoa học thời kỳ 2011-2020 là 1.189.961 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 khoảng 530.243 triệu đồng và giai đoạn 2016-2020 khoảng 436.660 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn: vốn ngân sách 17,8%; vốn tự có 30,9%; vốn vay 35,94% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 15,37%.

Bảng 1: Tổng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khuyến ngư và NCKH

(Đvt: triệu đồng)

Stt

Danh mục

2011

2011-2015

2016-2020

Thi kỳ 2011- 2020

1

Tổng nguồn vốn đầu tư

223.059

530.243

436.660

1.189.961

-

Vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp công trình nuôi

165.770

358.020

385.390

909.180

-

Vốn đầu tư xây dựng trại sản xuất giống

9.000

28.000

32.000

69.000

-

Vốn hoạt động khuyến ngư và nghiên cứu KH

8.289

17.901

19.270

45.459

-

Vốn đầu tư xây dựng Dự án

40.000

126.322

0

166.322

2

Cơ cấu nguồn vốn

223.059

530.243

436.660

1.189.961

-

Vốn ngân sách

48.289

144.223

19.270

211.781

-

Vốn tự có

55.765

159.073

152.831

367.668

-

Vốn vay

89.223

185.585

152.831

427.639

-

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)

29.782

41.362

111.728

182.872

3

Tỷ lệ nguồn vốn

100%

100%

100%

100%

-

Vốn ngân sách

21,65%

27,20%

4,41%

17,80%

-

Vốn tự có

25,00%

30,00%

35,00%

30,90%

-

Vốn vay

40,00%

35,00%

35,00%

35,94%

-

Đu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

13,35%

7,80%

25,59%

15,37%

Vốn lưu động bao gồm các chi phí biến đổi trong một năm hoạt động sản xuất NTTS (giống, thức ăn, thuốc TYTS, thức ăn, thuê quản lý chăm sóc, thuế, năng lượng,....), vốn lưu động được tính tại các năm mốc 2015 và 2020 trong kỳ quy hoạch.

Tổng nhu cầu vốn lưu động đến năm 2015 là 422.630 triệu đồng và đến năm 2020 cần 462.520 triệu đồng. Trong đó, nhu cầu vốn lưu động cho nuôi tôm nước lợ chiếm 78,4% so với tổng nhu cầu vốn lưu động.

Bảng 2: Tng nguồn vốn lưu động phục vụ NTTS

(Đvt: triệu đồng)

Stt

Danh mc

2015

2020

1

Tổng nguồn vốn lưu động

422.630

462.520

-

Vn t

126.789

161.882

-

Vn vay

190.184

161.882

-

Thu hút đu tư nước ngoài

105.658

138.756

2

Tỷ lệ nguồn vốn

100%

100%

-

Vn t

30%

35%

-

Vn vay

45%

35%

-

Đu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

25%

30%

2.7. Hiệu quả của quy hoạch

2.7.1. Về kinh tế - xã hội

Tổng sản lượng NTTS trong năm 2010 đạt 19.880 tấn, tăng lên 25.000 tấn vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 27.160 tấn. Trong đó:

- Sản lượng nuôi nước ngọt trong năm 2010 đạt 2.580 tấn, tăng lên 5.190 tn năm 2020, sản lượng chiếm chủ yếu là nuôi cá ao, nuôi cá ruộng trũng và nuôi cá mặt nước lớn. Sản lượng nuôi thủy đặc sản đến năm 2015 đạt 180 tấn tăng lên 330 tấn (2020).

- Sản lượng nuôi tôm nước lợ (tôm Sú và tôm Chân trắng) trong năm 2010 đạt 12.000 tấn, tăng lên 13.880 tấn năm 2015 và đến năm 2020 đạt 14.060 tấn. Sản lượng nuôi tôm TC và BTC chiếm khoảng 47% so với tổng sản lượng NTTS.

- Sản lượng nuôi cá mặn lợ và nuôi nhuyễn thể (sò Huyết, hàu) đến 2020 lần lượt là 2.420 tấn và 3.370 tấn.

- Sản lượng nuôi cá biển lồng bè trong năm 2010 đạt 1.310 tấn tăng lên 1.840 tấn năm 2015 và đạt khoảng 2.120 tấn vào năm 2020.

- Giá trị sản lượng (giá hiện hành) đến năm 2015 là 1.471,06 tỷ đồng, tăng lên 1.834,51 tỷ đồng (2020). Giá trị sản lượng (giá cố định) đến năm 2015 là 377,13 tỷ đồng, tăng lên 429,91 tỷ đồng (2020). Tổng giá trị sản lượng (giá cố định) 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 là 1.607 tỷ đồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân. Đặc biệt chú ý các đối tượng là các hộ nghèo và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng. Đến năm 2015 thu hút 8.910 người tham gia NTTS, số lao động này giảm nhẹ theo diện tích nuôi còn 8.200 người (2020).

2.7.2. Về môi trường

Các vùng NTTS sẽ được kiểm soát chặt chẽ về ô nhiễm môi trường do áp dụng các quy trình và công nghệ nuôi tiên tiến. Các cơ quan liên ngành tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước xả thải từ các hoạt động như: công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và thủy sản trả lại môi trường trong sạch.

2.8. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

2.8.1. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách

- Tăng cường năng lực hành chính của ngành từ tỉnh xuống đến thành phố, thị xã, huyện và phường, xã. Củng cố hệ thống quản lý nhằm phân cấp và nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp. Tiếp tục kiện toàn hệ thống cán bộ theo dõi hoạt động NTTS xuống đến cấp phường, xã có hoạt động NTTS với nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh NTTS sản ở địa phương, hướng dẫn người lao động thực hiện các chế độ chính sách của ngành, tỉnh; giúp đỡ người tham gia hoạt động nghề NTTS về kỹ thuật, công nghệ sản xuất.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đảo, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu vật nuôi và đa dạng hoá loại hình nuôi, đối tượng nuôi trên cả 03 vùng nước biển, lợ, ngọt. Trong đó tập trung vào nuôi trên biển các loài có giá trị kinh tế cao tại Côn Đảo, theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo hiệu quả, phù hợp điều kiện tự nhiên và đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt các chi phí thời gian, tiền bạc trong các khâu đăng ký kinh doanh, khắc dấu, cấp mã số và kê khai thuế, các thủ tục về đất đai, xây dựng, nhập thiết bị,...

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng phát triển cơ sở sản xut kinh doanh các ngành nghthủy sản theo quy hoạch phát trin NTTS của tỉnh và được hưởng chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu theo quy định hiện hành.

2.8.2. Các giải pháp chính sách huy động vốn cho phát triển nghề NTTS

- Chủ động chun bị các dự án đtranh thủ ngun vn TW hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật nghề cá như: Đán phát triển giống thủy sản theo Quyết định 2194/QĐ-TTg , ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phát triển nuôi trồng; Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Chương trình 242 phát triển xuất khẩu thủy sản;... đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá của tỉnh.

- Ngân sách địa phương sẽ ưu tiên tập trung để thực hiện các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho phát triển nuôi trồng, phát triển giống và các dự án đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để phát triển lĩnh vực nuôi trồng và các nguồn vốn vay dài hạn, ngắn hạn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn ODA và vốn của các tổ chức phi Chính phủ để tập trung phát triển vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo...

2.8.3. Giải pháp về hạ tầng và kỹ thuật phục vụ sản xuất

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đu tư hạ tng kỹ thuật phục vụ cho phát triển nuôi trồng từ nay đến năm 2020 tại các vùng như: Phước Hải, An Ngãi, khu vùng Len (huyện Đất Đỏ); Bàu Sình A, Bàu Sình B (huyện Xuyên Mộc); ... đhình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hạn chế các rủi ro do tác động của môi trường (thời tiết, dịch bệnh), trang bị các thiết bị tiên tiến cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản thương mại.

2.8.4. Các giải pháp về khoa học công nghệ cho phát triển NTTS

- Du nhập các thiết bị, các đi tượng, các quy trình sản xut ging, quy trình nuôi tiên tiến ở các nước có điều kiện tự nhiên tương đồng với nước ta.

- Phối hp với các Trường, Viện nghiên cứu để đẩy mạnh công tác chuyển giao các quy trình sản xuất giống, quy trình nuôi đã nghiên cứu thành công của các đối tượng có giá trị kinh tế.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu các công nghệ sản xuất các sản phẩm nuôi trồng hữu cơ, các sản phẩm sạch và các hệ thống nuôi an toàn môi trường - sinh thái. Chuyển giao nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất.

2.8.5. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ

- Tập trung đào tạo cán bộ quản lý ngành thủy sản giỏi kiến thức chuyên môn, xã hội để có thể quản lý ngành phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.

- Mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: Ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn. Đến năm 2015 cứ 25 ha nuôi tôm, cá TC, BTC cần 01 lao động kỹ thuật và đến năm 2020, 01 lao động kỹ thuật sẽ quản lý 20 ha. Như vậy, số lao động chuyên môn kỹ thuật cần đáp ứng cho nuôi cấp kỹ thuật cao đến năm 2015 sẽ cần 150 người và nhu cầu này sẽ là 200 người vào năm 2020. Tương ứng với nhu cầu về lao động chuyên môn kỹ thuật thì đến các năm mốc 2015, 2020 số lao động tham gia trong bộ máy quản lý và nghiên cứu khoa học của tỉnh sẽ cần đào tạo từ 15 - 20 cán bộ có trình độ sau đại học trong lĩnh vực này. Nên tập trung đào tạo nguồn cán bộ này ở Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm-TP.HCM và Đại học Nha Trang.

2.8.6. Giải pháp giống

Từng bước hình thành hệ thống trại giống, thông qua khai thác, huy động vốn từ Đ án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 đã được của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2194/QĐ-TTg , ngày 25/12/2009.

2.8.7. Giải pháp về môi trường, nguồn lợi phát triển NTTS

Xây dựng hệ thống kênh mương để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp nước cho quá trình sản xuất. Hệ thống các kênh cấp 3 phải được thiết kế cấp thoát riêng biệt. Các vùng nuôi tập trung, các trại sản xuất giống đều phải có hệ thống ao, bể lắng lọc trước khi đưa vào sản xuất và hệ thống xử lý nước thải trước khi xả nước ra môi trường ngoài. Áp dụng các quy trình nuôi sạch để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất.

- Thường xuyên theo dõi môi trường nước trong ao nuôi. Giảm diện tích sử dụng thức ăn tự tạo, khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường. Xây dựng các Trung tâm quan trắc ở đầu nguồn nước để cảnh báo dịch bệnh và môi trường, giúp giảm các nguy cơ và rủi ro trong sản xuất.

- Tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa từ tỉnh ngoài vào và đưa xuống ao nuôi thương phẩm; kiểm định các loại thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hộ dân trong vùng quy hoạch không tuân theo các quy định và hướng dẫn của các cán bộ chuyên môn và các ban ngành có chức năng. Các dự án thủy sản đều phải được đánh giá tác động môi trường của các cơ quan chuyên ngành, để đảm bảo tính khoa học, khách quan, cần tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng thử nghiệm các biện pháp xử lý chất thải trong ao nuôi thủy sản của các nước có nghề NTTS tiên tiến trên thế giới (Na Uy, Thái Lan,...).

2.8.8. Nhóm giải pháp tchức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Khuyến khích phát triển nhanh về số lượng kinh tế trang trại trong các vùng nuôi thủy sản; gắn kết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với các vùng nuôi thông qua các hợp đồng kinh tế.

- Tổ chức nuôi thủy sản gắn với quản lý cộng đồng, hình thành tổ hợp tác nuôi thủy sản để thống nhất quản lý môi trường, nguồn nước, phân công hợp tác trong thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhau về vốn. Nâng cao chất lượng sản phẩm với việc thực hiện quy trình GAqP, CoC, SQF...; tuyên truyền thực hiện không sử dụng các hóa chất kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, chống bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.

2.8.9. Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp, giữ vững khách hàng hiện có, tháo gnhững khó khăn vướng mắc trong quan hệ thương mại, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, tạo điều kiện tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của thế giới.

- Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh và thị trường miền Đông Nam Bộ, trong đó trọng tâm là phục vụ cho ngành chế biến xuất khẩu và phục vụ du lịch với các sản phẩm nuôi trồng có giá trị cao.

- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, nhanh chóng xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên các kênh thông tin. Chủ động phối hợp với các tham tán Việt Nam tại nước ngoài và Phòng Thương mại - Công nghiệp các nước nhằm tạo sự kết nối giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

- Mở rộng hệ thống thông tin của ngành nhằm cập nhật nhanh chóng thông tin về thị trường, giá cả, mỗi doanh nghiệp cần thiết kế website riêng với nội dung phong phú, trung thực và giao diện đẹp nhm tạo thuận lợi trong giao dịch mua, bán, mở rộng thị trường và tạo lòng tin với khách hàng.

- Nâng cao sự hiểu biết về luật pháp của các nước nhập khẩu, luật pháp quốc tế, lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán và tư liệu cần thiết đầy đủ nhằm phòng, tránh và ứng phó tốt nếu xảy ra các tranh chấp thương mại, kiện cáo,...

2.9. Giải pháp tổ chức triển khai và thực hiện quy hoạch

- Sau khi quy hoạch tổng thể của ngành được UBND tỉnh thông qua, cần khẩn trương tiến hành phổ biến rộng rãi bản quy hoạch này cho tất cả các cấp chính quyền, công khai các định hướng quy hoạch. Chỉ đạo các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch chi tiết của từng huyện thị cho phù hợp với quy hoạch chung.

- Tiến hành việc bố trí sản xuất cho từng vùng trong NTTS.

- Khẩn trương xây dựng các dự án khả thi đã chuyển tiếp và đề xuất ở phần trên để đáp ứng được yêu cầu về thời gian và đạt được các mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ngành và đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy sản;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VP.S4 (25b)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Thới