Quyết định 1696/QĐ-BGDĐT năm 2020 về Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định 628/QĐ-TTg Kế hoạch thực hiện Kết luận 51-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: 1696/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phùng Xuân Nhạ
Ngày ban hành: 26/06/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1696/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 628/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 51-KL/TW NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cNghị định s 69/2017/NĐ-CP ny 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI v đi mới căn bn, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chnghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Th tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư v tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chnghĩa và hội nhập quc tế,

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo, đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Th
tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tưng Chính phủ Đức Đam (đ báo cáo);
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- V
ăn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận T quc Việt Nam;
- Ủy ban Quc gia đi mi GDĐT giai đoạn 2016-2021;
- Hội đồng quc gia GD và PTNL nhiệm kỳ 2016-2021;
- UBND các tỉnh, thành ph
trực thuộc Trung ương;
- S
Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tnh Bc Liêu (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tcủa Bộ Giáo dục và Đào to;
- Lưu: VT
, VP(5).

BỘ TRƯỞNG




Phùng Xuân Nhạ

 

KẾ HOẠCH

CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 628/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 51-KL/TW NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Quyết định số 628/QĐ-TTg), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch của ngành Giáo dục trin khai thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của ngành Giáo dục để triển khai có hiệu quả Quyết định số 628/QĐ-TTg .

2. Làm căn cứ đcơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục tchức trin khai, kim tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Quyết định s 628/QĐ-TTg .

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác tuyên truyền về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Quyết định số 628/QĐ-TTg và Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg đến toàn thđội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên.

b) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan báo chí ở Trung ương, địa phương và chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phthông, giáo dục thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức truyền thông về đi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; trong đó tập trung truyn thông những quy định mới của Luật Giáo dục năm 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 20181 và các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch đến đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện đi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

c) Phối hợp với ban tuyên giáo các cấp, các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục truyền thông nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp, các gia đình để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, ưu tiên đầu tư nguồn lực đđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

d) Phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức gặp gỡ, đối thoại, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyn vọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên.

đ) Kịp thời phát hiện, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và đào tạo.

2. Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân

a) Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về đy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn ngành Giáo dục.

b) Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025.

c) Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình, thực hiện mục tiêu giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thchất, thm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.

d) Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, tình yêu gia đình, yêu đồng bào, yêu Tquốc, kiến thc pháp luật và ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm; thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, xây dng văn hóa trường học; tổ chức thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng; phát huy hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học; tăng cường vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tư vấn tâm lý, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, giáo viên các bộ môn.

đ) Hướng dẫn các địa phương nhất là vùng dân tộc thiểu số, miền núi quan tâm xây dựng, biên soạn nội dung giáo dục học sinh, sinh viên tinh thn đoàn kết các dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, ý thức cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ tục lạc hậu, giáo dục pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.

e) Đi mới nội dung, phương pháp và tăng cường quản lý chất lượng việc giảng dạy, học tập, kim tra, đánh giá các môn lý luận chính trị, đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng, văn hóa và giáo dục quốc phòng, an ninh trong hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo; tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành chức năng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.

g) Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên.

3. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế; tiếp tục phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập

a) Rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, xây dựng chính sách phát trin, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo Luật giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, bảo đảm công bằng giữa công lập và ngoài công lập; ưu tiên đầu tư đào tạo những ngành nghề trọng điểm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với xu thế của thế giới.

b) Triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo theo Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các trình độ, các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực nhằm đổi mới hoạt động đào tạo gn với bảo đảm, nâng cao chất lượng đào tạo; thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước trong khu vực và trên thế giới; tạo ra cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đẩy mạnh thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sgiáo dục nước ngoài đã được kim định cht lượng; tạo điều kiện hợp tác, trao đổi giáo dục thông qua đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác về công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là công nhận lẫn nhau về kỹ năng và trình độ đào tạo.

d) Tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng có uy tín ở khu vực và quốc tế, nhất là các đại học quốc gia và đại học vùng; rà soát, sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo giáo viên, đổi mới hệ thống các trường sư phạm, xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm tại các vùng, miền; phát triển các cơ sở giáo dục đại học ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là chuyn đi số.

đ) Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lc các dân tộc thiu số theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; tăng cường hợp tác doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong công tác đào tạo nguồn nhân lc.

e) Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án, dự án hỗ trợ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học đtạo sự chuyn biến mạnh mẽ, thực cht v cht lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyn giao công nghệ của hệ thống giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực; góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Trong đó, chú trọng các giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn lc, động lc và môi trường cạnh tranh lành mạnh phát trin giáo dục đại học; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; đầu tư cơ sở vật chất; đổi mới quản lý, chương trình và phương pháp đào tạo; tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân để hội nhập quốc tế.

g) Tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Đán Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; nghiên cứu, đề xuất những giải pháp xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển không gian khởi nghiệp sáng tạo, các nhóm nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, chương trình nghiên cứu đtăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, công nghệ và công bquốc tế.

h) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Đán giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phthông giai đoạn 2018-2025 tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phthông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phthông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong đó, chú trọng các giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phthông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh ph thông.

i) Nghiên cứu chuyn đi mô hình các trường chuyên biệt, đặc biệt là trường phthông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên phù hợp với điều kiện mới, từng bước bảo đảm sự công bằng, bình đng trong giáo dục.

k) Tăng cường thực hiện các giải pháp đánh giá, giám sát, hỗ trợ tăng tỷ lệ huy động trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo đến trường, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ để duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phcập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiến tới phcập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo dưới 5 tui.

l) Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xóa mù chữ. Triển khai tổ chức việc học tập suốt đời cho người lớn, phấn đấu mỗi người, mỗi gia đình, làng (xóm, thôn, bản), xã (phường, thị trấn) trthành công dân học tập, gia đình học tập và đơn vị học tập; xây dựng xã hội học tập. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phù hợp với từng lĩnh vực, ngành, nghề và vùng, miền, xây dựng học liệu mở cho học tập suốt đời.

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm các điều kiện cơ bản để triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới

a) Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tchức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Giáo dục; rà soát, sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, giảng viên bảo đảm quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các sở giáo dục, quy định về tiêu chun chức danh nghề nghiệp giáo viên đối với các cấp học.

b) Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống trường phạm, tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm và nghiên cứu khoa học giáo dục; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu về số lưng và chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả của các trường sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

c) Xây dựng lộ trình và trin khai thực hiện quy định về chun trình độ đào tạo giáo viên theo Luật Giáo dục năm 2019, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đkhắc phục tình trạng thừa, thiếu nhân lực sư phạm cục bộ, bảo đảm phát huy tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường phạm và sự thống nhất trong quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện bồi dưỡng đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên; chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chun hiệu trưởng cơ sgiáo dục mm non, phổ thông.

d) Rà soát, hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với giáo viên và sinh viên các trường phạm, nhất là chế độ tin lương nhằm tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm.

đ) Rà soát, sửa đi, bsung hệ thống các văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, chế độ làm việc của giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với Luật Viên chức, Luật Giáo dục năm 2019 và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và hội nhập quốc tế; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục.

e) Tiếp tục tổ chức thm định và công bố sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm khoa học, công khai, minh bạch và công bằng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa; tăng cường kim tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức biên soạn, thm định tài liệu giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

g) Bảo đảm các điều kiện và tổ chức triển khai nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp học phthông, giảng viên sư phạm đthực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

h) Rà soát mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư, phát triển nhanh trường, cụm lp cho cấp học mầm non; ưu tiên tài chính và quỹ đất đbảo đảm đủ trường, lp cho học sinh học 2 bui/ngày, nhất là ở vùng khó khăn, trước hết tập trung cho giáo dục mầm non và giáo dục tiu học; bảo đảm đủ các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch.

i) Bảo đảm bố trí kinh phí thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phthông 2018; triển khai có hiệu quả Đán bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường xã hội hóa; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo

a) Tăng cường đổi mới công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các địa phương.

b) Ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo phù hợp với quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đi, bsung một số điều của Luật Giáo dục đại học trong quá trình triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Kết luận 51-KL/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 628/QĐ-TTg về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

c) Tăng cường xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là phát triển giáo dục gắn với nhu cầu xã hội; thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

d) Ban hành các quy định về cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, từng bước thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí cho mỗi ngành nghề, trình độ đào tạo; tập trung đầu tư, hỗ trợ cho những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù, quan trọng và cần thiết mà xã hội có nhu cầu; những ngành nghề khác thực hiện chính sách xã hội hóa.

đ) Sử dụng có hiệu quả và đúng quy định các nguồn kinh phí; thực hiện chế độ hỗ trợ cho những đối tượng chính sách. Tạo điều kiện đế phát triển quỹ khởi nghiệp sáng tạo và quỹ khuyến học, khuyến tài hỗ trợ học sinh, sinh viên; hoàn thiện và triển khai thực hiện chính sách tín dụng cho sinh viên.

e) Xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kim tra điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học, nhất là đối với kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo, liên kết đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ bảo đảm thực chất, công bằng, khách quan; thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thxã hội thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

6. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo

a) Ban hành chính sách đầu tư phát triển một số trường đại học định hướng nghiên cứu; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp; doanh nghiệp ứng dụng chuyn giao kết quả nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực trình độ cao.

b) Ban hành cơ chế, chính sách đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh gắn với đào tạo tiến sĩ, chương trình nghiên cứu và phòng thí nghiệm; xây dựng một số trung tâm xuất sắc ở một số trường đại học định hướng nghiên cứu.

c) Xây dựng đề án chuỗi phòng thí nghiệm trọng điểm ngành, liên ngành về khoa học và công nghệ để kết nối hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cu với doanh nghiệp; đi mới cơ chế quản lý tài chính, tăng kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học theo tiềm lực và sản phm đầu ra.

d) Triển khai hiệu quả các nghiên cứu cấp quốc gia và cấp tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Xây dựng kế hoạch của đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể được giao trong Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm gửi Văn phòng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

b) Văn phòng

- Tham mưu ban hành và triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ban Tuyên giáo Trung ương về tổ chức tuyên truyền, phbiến rộng rãi Kết luận 51-KL/TW, các chiến lược, chính sách pháp luật về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Tham mưu ban hành và triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về giám sát thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, Quyết định số 628/QĐ-TTg .

- Phối hợp với Báo Giáo dục và Thời đại và các cơ quan báo chí chủ động tổ chức tuyên truyền về Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận số 51-KL/TW; Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg ; tình hình triển khai của các địa phương, các cơ sở giáo dục.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các đơn vị, các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học; định kỳ hằng năm tng hợp báo cáo, trình Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg .

- Chủ trì, tham mưu với Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg .

c) Vụ Kế hoạch - Tài chính

Thẩm định, phân bngân sách nhà nước cho giáo dục hằng năm, ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách từ các đề án, dự án có liên quan và từ các nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

2. Các sở giáo dục và đào tạo

a) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung Quyết định số 628/QĐ-TTg , Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg đến toàn thđội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục.

b) Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở địa phương.

c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động của địa phương.

d) Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo theo quy định; tham mưu xây dựng chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương.

đ) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tại địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực và các quy hoạch mạng lưi giáo dục, đào tạo của cả nước.

e) Rà soát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư và dành quỹ đất thỏa đáng cho phát triển giáo dục và đào tạo.

g) Rà soát cụ thể số người làm việc (biên chế sự nghiệp) được cơ quan có thẩm quyền giao, định mức giáo viên/lớp đxác định số biên chế sự nghiệp cn bổ sung theo nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp” trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

h) Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

3. Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm

a) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Quyết định số 628/QĐ-TTg , Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg đến toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

b) Xây dựng và triển khai kế hoạch của đơn vị thực hiện Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg .

c) Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 628/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 51-KL/TW NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Tên nhiệm vụ

Sản phẩm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

1

Hội nghị triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Hội nghị triển khai

Văn phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; các sở giáo dục và đào tạo; các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm

2020

2

Chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc giám sát thực hiện Kết luận số 51-KL/TW và Quyết định số 628/QĐ-TTg

Chương trình phi hợp

Văn phòng

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ

2020

3

Chương trình phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương về đẩy mạnh công tác truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình phối hợp

Văn phòng

Ban Tuyên giáo Trung ương, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ

2020

4

Nghị định của Chính phủ quy định hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học

Nghị định của Chính phủ

Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các cơ sở giáo dục

2020

5

Khung chiến lược phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045

Báo cáo Chính phủ

Vụ Giáo dục Đại học

Các đơn vị thuộc Bộ

2020

6

Rà soát, điều chỉnh, tinh giản nội dung dạy học theo hướng tiếp cận phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Văn bản hướng dẫn

Vụ Giáo dục Trung học

Các đơn vị thuộc Bộ

2020

7

Quyết định phê duyệt Đán Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2021-2025

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh

Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học

2020

8

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2045

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Vụ Kế hoạch - Tài chính

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học

2021

9

Đ án “Tăng cường giáo dục ý thức chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống đối với học sinh, sinh viên giai đoạn 2021-2025”

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo

2021

10

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2030 - 2031 và khung giá dịch vụ giáo dục và đào tạo

Nghị định của Chính phủ

Vụ Kế hoạch - Tài chính

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo

2021

11

Thông tư hướng dẫn Nghị định quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu và trao đổi học thuật

Thông tư của Bộ trưởng

Cục Hợp tác quốc tế

Các đơn vị thuộc Bộ

2021

12

Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và các trường sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Vụ Giáo dục Đại học

Các đơn vị thuộc Bộ; các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm

2021

13

Sơ kết 4 năm thực hiện Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

Báo cáo đánh giá

Cục Hợp tác quốc tế

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các cơ sở giáo dục

2022

14

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

Nghị định của Chính phủ

Vụ Giáo dục dân tộc

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo

2022

15

Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 4 tuổi

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Vụ Giáo dục Mầm non

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo

2022

16

Dự án hỗ trphát triển giáo dục mầm non vùng khó giai đoạn 2021-2025

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Vụ Giáo dục Mầm non

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo

2022

17

Đ án quy hoạch mạng lưới trường chuyên và các trường phổ thông có yếu tnước ngoài, trường trung học quốc tế

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Vụ Giáo dục Trung học

Các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo

2022

18

Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Hội nghị sơ kết

Văn phòng

Ban Tuyên giáo Trung ương, các bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; các sở giáo dục và đào tạo; các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm

2023

 



1 Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Chương trình giáo dục ph thông 2018).





Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2010 về phiên họp thường kỳ tháng 10 Ban hành: 09/11/2010 | Cập nhật: 11/11/2010