Quyết định 1617/QĐ-UBND về Đề án “Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020”
Số hiệu: 1617/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Thành Trí
Ngày ban hành: 03/06/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1617/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 03 tháng 6 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012;

Căn cứ Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 15/TTr-LĐTBXH ngày 26/02/2014 về việc ban hành Đề án “Phát triển quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo các sở, ban, ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công thương, Công an tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh;
- Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Chánh, Phó VP.UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX, ĐT, NC, CNN, TTCB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định số…………/QĐ-UBND ngày………/5/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Phần I.

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những năm qua kinh tế của tỉnh Đồng Nai liên tục có sự tăng trưởng cao; vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo được nhiều việc làm cho người lao động của tỉnh và lao động từ các tỉnh/thành phố khác; thu nhập và đời sống của người lao động từng bước được cải thiện; thị trường lao động được hình thành và từng bước vận hành theo quan hệ cung - cầu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp của Đồng Nai đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như tranh chấp lao động, đình công không theo trình tự, thủ tục quy định, làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, môi trường đầu tư, an ninh trật tự xã hội; sự vận hành của hệ thống các cơ chế, thiết chế quan hệ lao động còn thiếu đồng bộ, chưa theo kịp sự vận hành của cơ chế thị trường…, do đó cần thiết phải có những giải pháp để từng bước tạo dựng và vận hành được hệ thống quan hệ lao động phù hợp cơ chế thị trường.

Từ thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy, xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định sẽ tạo cơ sở cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh, ổn định, đóng góp vào sự ổn định an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ là kết quả của quá trình lâu dài, khó khăn và gắn liền với quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế. Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, thường là giai đoạn khó khăn nhất do những cơ sở mang tính nền tảng cho sự phát triển này còn thiếu và yếu. Do đó, để quá trình này ngắn hơn, ít khó khăn hơn thì cần phải có định hướng phát triển đúng, tập trung xây dựng những cơ sở nền tảng theo lộ trình để từng bước tiến tới sự phát triển đồng bộ và ổn định trong quan hệ lao động.

Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự hội nhập quốc tế trong thời gian tới sẽ ngày càng sâu rộng, các cơ chế, thiết chế quan hệ lao động, ngoài đòi hỏi về sự phù hợp với pháp luật lao động trong nước, còn có sự chi phối mạnh mẽ bởi các công ước quốc tế về lao động, các cam kết song phương và đa phương, trong đó có vấn đề lao động mà Việt Nam tham gia… Do đó, trong quá trình tạo dựng và phát triển quan hệ lao động của từng địa phương đòi hỏi phải chú trọng ngay đến các khía cạnh này để có những hoạt động đồng bộ, phù hợp.

Từ thực tế trên, UBND tỉnh xây dựng Đề án “Phát triển quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020”.

Phần II.

CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013.

- Luật Công đoàn được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

- Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động.

- Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

- Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn Nghị định 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động.

- Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 02/4/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp lao động tập thể không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Phần III.

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

1. Thực trạng quan hệ lao động tại Đồng Nai

1.1. Về doanh nghiệp và lao động

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên 5.907,1 km2, dân số khoảng 2,8 triệu người, trong đó nam chiếm 49,36%, nữ chiếm 50,64%, dân số khu vực thành thị chiếm 33,3% và dân số khu vực nông thôn 66,7%; dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65,54%, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 54,42%, tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến (30,68%), nông, lâm nghiệp (30,43%), thương nghiệp và sửa chữa động cơ (14%) còn lại thuộc các ngành, lĩnh vực khác; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng số lao động đang làm việc khoảng 60%, trong đó 46% lao động qua đào tạo nghề.

Tính đến 31/12/2013, toàn tỉnh có 18.563 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kinh doanh, trong đó gồm: 143 doanh nghiệp có vốn nhà nước, 1.046 doanh nghiệp FDI và 17.374 doanh nghiệp dân doanh. Tổng số lao động làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp là 843.455 người, trong đó làm việc tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước là 57.737 người, trong các doanh nghiệp dân doanh là 328.894 người và trong doanh nghiệp FDI là 456.824 người;

Đồng Nai hiện đã quy hoạch 36 khu công nghiệp, có 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép là 1.227 doanh nghiệp, trong đó 977 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động gồm: 735 doanh nghiệp FDI và 242 doanh nghiệp vốn trong nước.

Tổng số lao động trong các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp là: 425.477 trong đó: doanh nghiệp FDI là: 387.545 người, lao động trong các doanh nghiệp có vốn trong nước là: 32.545 người và lao động là người nước ngoài là: 5.387 người.

1.2. Về chủ thể quan hệ lao động

- Tổ chức công đoàn

Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 2.587 công đoàn cơ sở với 507.905 đoàn viên, trong đó có 1.138 công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp với 450.000 đoàn viên.

- Người sử dụng lao động: Toàn tỉnh có khoảng 15.941 doanh nghiệp đi vào hoạt động và có sử dụng lao động.

- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động đang hoạt động trên địa bàn gồm có: Liên minh các hợp tác xã; Hội doanh nghiệp trẻ; các chi hội thương mại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

1.3. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 -2012; Quyết định số 31/2009/QĐ/TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 - 2012”; Công văn số 1848/LĐTBXH-PC ngày 02/6/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai Đề án truyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động theo Quyết định số 31/2009/QĐ/TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật hằng năm và Công văn số 483/VPUBND-VX ngày 19/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo việc thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ/TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn 1848/LĐTBXH-PC ngày 02/6/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 236 lớp tập huấn pháp luật lao động cho 23.032 lượt người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở; phối hợp với Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng đối thoại trong doanh nghiệp, cải thiện quan hệ và điều kiện lao động...

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Đồng Nai, các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện Chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác hướng dẫn, xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; phối hợp kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động theo Quyết định số 317/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh; phối hợp giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 22/2009/QĐUBT ngày 02/4/2009 của UBND tỉnh; tổ chức thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động và BHXH tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Kết quả triển khai việc hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lào động đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng của người sử dụng lao động và người lao động.

Đối với người sử dụng lao động: Sau khi được tuyên truyền phổ biến pháp luật, đã nắm rõ hơn những quy định quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, làm cơ sở nghiên cứu, tổ chức rà soát các quy định của pháp luật lao động, có kế hoạch thực hiện cụ thể theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động, từng bước cải thiện điều kiện làm việc và đời sống người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đối với người lao động: Hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong quan hệ lao động, chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật, tham gia cùng tổ chức Công đoàn phối hợp với doanh nghiệp tổ chức đối thoại, thương lượng và thỏa thuận thực hiện các vấn đề trong quan hệ lao động, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

1.4. Về tình hình đối thoại, thương lượng, thỏa ước lao động tập thể

- Thực hiện Chương trình phối hợp số 117/LĐLĐ-LĐTBXH-BQL ngày 26/8/2010 giữa Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các khu công nghiệp về việc đẩy mạnh công tác hướng dẫn, xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đẩy mạnh việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và thực hiện các hoạt động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

- Toàn tỉnh hiện có 597 doanh nghiệp đăng ký thỏa ước lao động tập thể, trong đó có 378/1.046 doanh nghiệp FDI (601 doanh nghiệp FDI có công đoàn cơ sở); 143/143 doanh nghiệp có vốn nhà nước và 273/17.374 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Như vậy, số doanh nghiệp ký kết được thỏa ước lao động tập thể trên tổng số doanh nghiệp hoạt động đạt tỷ lệ thấp. Trong số các thỏa ước đã ký kết, chất lượng, nội dung thỏa ước lao động chưa cao, chưa thực sự là kết quả của quá trình đối thoại, thương lượng của đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động; nội dung bản thỏa ước còn nhiều điều, khoản sao chép lại những quy định của pháp luật hiện hành hoặc là chịu sự chi phối, tác động bởi yêu cầu của người sử dụng lao động. Điều đó làm hạn chế ý nghĩa, tác dụng của thỏa ước lao động tập thể như một công cụ điều hòa quan hệ của hai bên trong quan hệ lao động. Vì vậy, trong thời gian qua một số doanh nghiệp có thỏa ước lao động, thậm chí có những điều khoản có lợi hơn cho người lao động nhưng đình công vẫn xảy ra.

1.5. Về tình hình tranh chấp lao động và đình công

- Từ năm 2008 đến 31/12/2013, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 645 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công (năm 2008 là 181 cuộc với 82.500 lao động tham gia; năm 2009 là 42 cuộc, với 9.130 lao động tham gia; năm 2010 là 148 cuộc, với 96.790 lao động tham gia; năm 2011 là 172 cuộc, với 68.836 lao động tham gia; năm 2012 là 55 cuộc, với 28.470 lao động tham gia, năm 2013 là 47 cuộc, với 12.911 lao động tham gia). Số lượng các cuộc đình công trong những năm gần đây đã giảm đáng kể, tính chất cuộc đình công diễn ra mang tính ôn hòa hơn so với trước, tuy nhiên số lượng cuộc đình công xảy ra vẫn nhiều so với các địa phương khác trong cả nước. Nguyên nhân chính của các cuộc đình công chủ yếu là các bất đồng giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc…

- Để giải quyết các cuộc đình công xảy ra, UBND tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết tranh chấp lao động, đình công, theo đó:

+ Trước tháng 6/2003, việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động và Công an tỉnh giải quyết.

+ Từ tháng 6/2003, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1596/2003/QĐ-UBT ngày 03/6/2003 về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa với các sở, ban, ngành trong việc xử lý bước đầu các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Căn cứ Quyết định số 1596/2003/QĐ-UBT của UBND tỉnh, việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành liên quan (Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Công an, Kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Cục thuế, Hải quan) phối hợp giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đồng thời phối hợp tham gia phương án giải quyết tranh chấp lao động, đình công do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất.

+ Từ tháng 5/2009 đến nay, nhằm giải quyết nhanh, đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên, hạn chế sự tham gia của lực lượng cán bộ, cơ quan Nhà nước nhưng vẫn đạt hiệu quả cao trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công. Ngày 02/4/2009, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp lao động tập thể không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, theo đó trách nhiệm giải quyết đình công chủ yếu được giao cho cấp huyện thực hiện, trong đó: Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chủ động nắm tình hình và tổ chức đoàn công tác (gồm đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an huyện, Liên đoàn lao động huyện và các ngành liên quan tại địa phương; đối với những vụ phức tạp, có thể đề nghị các cơ quan cấp tỉnh hỗ trợ) giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn quản lý; đối với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chức năng tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và hỗ trợ cấp huyện giải quyết các cuộc đình công phức tạp.

- Việc xử lý các tranh chấp lao động, đình công là giải quyết kịp thời ngay tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp, không để xảy ra tình trạng lây lan ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và trật tự an toàn xã hội. Khi tranh chấp lao động tập thể, đình công xảy ra, Tổ công tác liên ngành tiếp xúc với người lao động và chủ doanh nghiệp để làm cầu nối thông tin và thương lượng giữa hai bên; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật lao động, tổ công tác sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện đúng quy định của pháp luật hoặc đề nghị thanh tra xử lý theo quy định. Trong quá trình thương lượng, tổ công tác thực hiện các biện pháp không để tình trạng mất an ninh trật tự xảy ra. Tuy nhiên, thực tế, tại một số vụ tranh chấp người lao động từ chối không thương lượng hoặc gặp khó khăn trong việc lấy ý kiến tập thể người lao động do đó doanh nghiệp không nắm được thông tin về yêu cầu chính của người lao động; nhiều trường hợp tranh chấp phức tạp, kéo dài gây ảnh hưởng chung tới tình hình an ninh trật tự; có những doanh nghiệp xảy ra đình công nhiều lần, do công tác giải quyết tranh chấp vẫn chưa thực sự có giải pháp phù hợp để giải quyết tận gốc vấn đề theo đúng cơ chế hỗ trợ để hai bên tiến hành thương lượng, thỏa thuận thực sự.

1.6. Về hòa giải, trọng tài lao động và đội ngũ cán bộ, công chức

- Hòa giải viên lao động

Trước ngày Bộ luật Lao động có hiệu lực (01/5/2013), toàn tỉnh có 30 hòa giải viên lao động, bình quân mỗi huyện 02 hòa giải viên lao động, để thực hiện chức năng hòa giải tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp tập thể khi có yêu cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giải quyết tranh chấp của hòa giải viên mới chủ yếu tập trung ở giải quyết các vụ tranh chấp lao động cá nhân và số vụ tham gia giải quyết cũng rất thấp, bình quân từ 50-60 vụ/năm; đối với các tranh chấp lao động tập thể, đình công ở một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện, sự tham gia của hòa giải viên còn hạn chế, kể cả trong vai trò giải quyết trực tiếp khi tranh chấp phát sinh và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong các khâu đối thoại, thương lượng nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh nhất là các vụ tranh chấp lao động phức tạp. Đây là vấn đề đặt ra cần thiết phải có sự cải tiến phù hợp để thúc đẩy phát triển quan hệ lao động lành mạnh.

Sau khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, nhằm thực hiện tốt công tác hòa giải lao động, căn cứ Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh đã quyết định bổ nhiệm 30 hòa giải viên lao động.

- Trọng tài lao động

Hội đồng trọng tài lao động của tỉnh được thành lập từ năm 1997 với 9 thành viên, trong đó có 01 thư ký Hội đồng là thành viên chuyên trách, còn lại đều hoạt động kiêm nhiệm. Từ khi thành lập đến nay, Hội đồng đã tham gia giải quyết 04 vụ tranh chấp lao động tập thể, còn lại chủ yếu là thực hiện việc hướng dẫn Hòa giải viên lao động thực hiện chức năng hòa giải tranh chấp lao động và tham gia hỗ trợ trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật. Nhìn chung, các hoạt động của Hội đồng chưa thể hiện được đúng vai trò, chức năng của một thiết chế trọng tài trong quan hệ lao động.

- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động.

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế (chưa có cán bộ chuyên trách), thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn chưa phù hợp với công tác quan hệ lao động, các hoạt động chủ yếu là làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động.

1.7. Các phúc lợi xã hội khác

- Về nhà ở: Nhằm giúp công nhân lao động ổn định cuộc sống, yên tâm lao động, sản xuất, gắn bó với địa bàn Đồng Nai. Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 16/06/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ( Khóa VII) và Kế hoạch số 7552/KH-UBND ngày 12/9/2008 của UBND tỉnh về một số giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho công nhân trên địa bàn tỉnh, đến nay các cơ quan chức năng đã cấp phép cho 83 dự án nhà ở công nhân với tổng diện tích 688.86 ha trong đó: 44 dự án do các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở và 39 dự án do doanh nghiệp sử dụng lao động tự xây dựng.

Số dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng là 28 dự án (34%), khả năng bố trí được cho 25.000 chỗ ở (9% tổng số công nhân có nhu cầu về nhà ở). Tuy nhiên tiến độ triển khai các chương trình nhà ở cho công nhân còn chậm, chỉ mới đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu về nhà ở cho công nhân.

Hiện nay một số doanh nghiệp đã chủ động xây nhà ở cho công nhân như: Tập đoàn Phong Thái, Công ty VMEP, Công ty Formosa,...

- Về phương tiện đi lại phục vụ công nhân: Hiện tại toàn tỉnh đã hình thành được 20 doanh nghiệp vận tải và một số doanh nghiệp có xe phục vụ việc đi lại của công nhân với tổng số phương tiện 1.202 xe, phục vụ đưa rước khoảng 65.586 lao động. Có 05 tuyến xe buýt được trợ giá và 02 tuyến chuyển tiếp kết hợp phục vụ khoảng 6.000 lao động.

- Các dịch vụ khác: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh đã rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng điện của công nhân tại một số khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo cho người lao động được sử dụng điện theo giá quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho UBND các huyện, thị xã và thành phố phối hợp với ngành điện lực làm việc với các chủ nhà trọ để các chủ nhà trọ ký cam kết thu tiền điện đúng giá quy định và tăng cường công tác kiểm tra tình hình sử dụng điện tại các khu nhà trọ để kịp thời xử lý các chủ hộ có hành vi bán điện cao hơn giá quy định.

2. Đánh giá chung

2.1. Mặt được

- Nhận thức chung của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể và các doanh nghiệp trong tỉnh về quan hệ lao động và vai trò của việc phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định từng bước được cải thiện; năng lực của các cơ quan chuyên môn liên quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động từng bước được nâng cao.

- Trước tình hình quan hệ lao động có nhiều diễn biến phức tạp, căn cứ các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của các cơ quan Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời đề ra nhiều giải pháp phát huy hiệu quả, làm cho ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp được tốt hơn, giảm thiểu được số vụ vi phạm pháp luật lao động; quyền lợi của người lao động được bảo đảm tốt hơn; các doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về việc thành lập công đoàn, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đăng ký thang lương, bảng lương, nội quy lao động; phần lớn các cuộc đình công đã được giải quyết nhanh chóng, với sự tham gia của nhiều ban ngành, không để tình trạng đình công kéo dài, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

2.2. Mặt tồn tại

- Các thiết chế quan hệ lao động chưa phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh, dẫn dắt, quản lý và thúc đẩy phát triển quan hệ lao động lành mạnh.

+ Các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do nhiều vấn đề về quan hệ lao động trong kinh tế thị trường là vấn đề mới nên một số giải pháp đưa ra chưa thực hiện triệt để. Các giải pháp thiên về hành chính, mệnh lệnh, giải pháp mang tính hỗ trợ của nhà nước chưa thật sự phát huy hiệu quả.

+ Do thiếu các cơ chế, thiết chế và giải pháp hỗ trợ nên các cơ quan nhà nước chưa thực sự chủ động điều chỉnh và dẫn dắt quan hệ lao động, còn bị động, phụ thuộc vào tình hình khách quan, đặc biệt đối với tình hình tranh chấp lao động tập thể và đình công.

+ Những hoạt động về quan hệ lao động giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động, nhất là quá trình thương lượng và đình công, chủ yếu mang tính tự phát, dẫn tới việc các chủ thể trong quan hệ lao động không sử dụng các thiết chế trong quan hệ lao động chính thức gồm hòa giải, trọng tài và tòa án, khiến cả hệ thống thiết chế này không phát huy hiệu quả.

- Tổ chức công đoàn cơ sở chưa thực sự phát huy được vai trò đại diện cho người lao động, đặc biệt trong thương lượng thỏa ước lao động tập thể và trong tranh chấp lao động, đình công.

+ Vai trò của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa công đoàn cấp trên cơ sở với chủ doanh nghiệp, với công đoàn cơ sở và với người lao động cũng đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản. Trong những năm qua, công đoàn các cấp đã có nhiều tích cực đổi mới phương thức và nội dung hoạt động nhưng các hoạt động mang tính chất hỗ trợ trực tiếp cho công đoàn cơ sở và người lao động trong quan hệ lao động còn hạn chế.

+ Trong những năm qua, số lượng tổ chức công đoàn cơ sở cũng như số lượng đoàn viên công đoàn phát triển nhanh, các hoạt động công đoàn đã và đang phát triển mạnh, thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan số lượng công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp được thành lập thấp (6,13%), vai trò thực sự của một số công đoàn cơ sở trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh tại doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và xây dựng thang bảng lương. Cho tới nay, vẫn chưa có một cuộc đình công nào diễn ra mà do công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.

- Chưa có giải pháp triệt để về chủ động phòng ngừa và giải quyết đình công hữu hiệu

+ Mặc dù đã đưa ra nhiều giải pháp để phòng ngừa đình công nhưng còn thiên về các giải pháp mang tính hành chính và tập trung vào việc tăng cường thực hiện pháp luật, nghĩa là nhằm hạn chế tranh chấp tập thể về quyền. Các giải pháp phòng ngừa mang tính hỗ trợ, tập trung vào việc hạn chế phát sinh tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, dẫn đến đình công còn hạn chế, số doanh nghiệp được hỗ trợ chưa nhiều và chưa kịp thời.

+ Mặc dù rất tích cực, kịp thời giải quyết khi đình công xảy ra, tuy nhiên cơ chế giải quyết đình công mang tính nửa hành chính như hiện nay có thể đạt được mục đích là giải quyết nhanh nhưng chưa thật sự giải quyết tận gốc các tranh chấp lao động và nếu kéo dài sẽ trở thành một trong những yếu tố khiến các cuộc đình công tiếp tục diễn ra không theo trình tự thủ tục pháp luật quy định và làm cho hoạt động các thiết chế quan hệ lao động (hòa giải, trọng tài, tòa lao động) không phát huy hiệu quả, làm mất ý nghĩa của đối thoại, thương lượng, thỏa ước lao động tập thể và đặc biệt là sẽ làm giảm vai trò của công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động theo luật định.

+ Về diễn giải và định hướng dư luận đối với hiện tượng đình công tự phát có lúc chưa đúng với những nguyên tắc của quan hệ lao động theo quy định của pháp luật, dễ tạo thành tiền lệ cho các cuộc đình công tự phát tiếp tục xảy ra.

- Hoạt động đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế về chất lượng, làm ảnh hưởng vai trò tương tác căn bản của quan hệ lao động lành mạnh

+ Do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân về chính sách, pháp luật nên hoạt động thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể thời gian qua ở một số doanh nghiệp còn mang tính hình thức, không đóng góp hoặc còn hạn chế trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh.

+ Do còn thiếu cơ sở pháp lý nên trong những năm vừa qua (trước khi Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực), các quá trình đối thoại và thương lượng vốn là những quá trình mang tính cơ bản để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, hợp tác tại doanh nghiệp đã không được quan tâm, làm cho những hoạt động này hầu như không được thúc đẩy.

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại

a) Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan chính là nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kỳ công nghiệp hóa với bốn đặc trưng cơ bản tác động tới quan hệ lao động:

- Các ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, lương thấp, điều kiện lao động khó khăn chiếm tỷ trọng lớn;

- Nhận thức và tính liên kết, tính tổ chức, tính kỷ luật của người lao động chưa cao, dễ hành động tự phát;

- Các thiết chế quan hệ lao động chưa phát triển;

- Nhận thức chung của xã hội về quan hệ lao động hiện đại chưa đầy đủ.

Vì vậy, để cải thiện quan hệ lao động cần phải có lộ trình và kiên trì thực hiện theo lộ trình thích hợp, gắn với mức độ có thể phát triển toàn diện về quan hệ lao động.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Sự đầu tư cho bộ máy và nhân sự thực hiện các vấn đề về quan hệ lao động còn mỏng, thiếu con người và bộ máy có khả năng chuyên môn mang tính chuyên nghiệp về quan hệ lao động để đóng vai trò đầu tàu cho toàn hệ thống.

- Cách hiểu về quan hệ lao động còn đơn giản nên nhiều giải pháp phát triển quan hệ lao động đưa ra thiên về hành chính, chưa phù hợp với nguyên lý quan hệ lao động trong kinh tế thị trường; thậm chí còn có sự nhầm lẫn giữa giải pháp trực tiếp về quan hệ lao động và ngoài quan hệ lao động, giữa giải pháp hành chính, quản lý và giải pháp hỗ trợ.

- Cách tiếp cận vấn đề quan hệ lao động thiếu tính hệ thống, chưa căn cứ vào bản chất nên xử lý vấn đề trong thực tiễn còn mang tính tình huống, cảm tính, lấn át những nguyên tắc và quy định của pháp luật, đặc biệt trong việc giải quyết các cuộc đình công.

- Thiếu các giải pháp mang tính chiều sâu, dài hạn và đồng bộ về phát triển quan hệ lao động, đi kèm với kế hoạch xây dựng bộ máy và con người. Còn thiếu các giải pháp nâng cao nhận thức của xã hội, của người lao động và người sử dụng lao động về quan hệ lao động trong kinh tế thị trường và các phép ứng xử trong quan hệ lao động theo quy định của pháp luật.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

1. Bối cảnh, quan điểm, mục tiêu

1.1. Bối cảnh

- Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu, rộng và toàn diện với kinh tế thế giới, theo đó quan hệ lao động của Việt Nam nói chung và ở từng địa phương nói riêng cũng sẽ phải vận hành theo thông lệ chung của các nước có nền kinh tế thị trường; các cơ chế, thiết chế quan hệ lao động, ngoài pháp luật lao động hiện hành còn có sự chi phối bởi các công ước quốc tế, các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia trong quá trình hội nhập…, theo đó sẽ tác động tới các yêu cầu về việc bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với các quy định của pháp luật ngay từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch đến việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của hệ thống quan hệ lao động, kể cả ở cấp quốc gia và doanh nghiệp.

- Với sự vận hành theo cơ chế thị trường, xu hướng chung là vai trò của Nhà nước đối với quan hệ lao động sẽ tiếp tục có sự thay đổi theo hướng giảm bớt sự can thiệp trực tiếp hành chính và chuyển dần sang tăng cường cho vai trò dẫn dắt, hỗ trợ quan hệ lao động; về phía tập thể người lao động và người sử dụng lao động, khả năng liên kết tổ chức sẽ ngày một cao hơn. Do đó, đòi hỏi phải có sự nắm bắt, điều chỉnh phù hợp để phát huy hiệu quả sự vận hành của các thiết chế trong quan hệ lao động.

- Từ năm 2013, Bộ luật Lao động 2012, Luật Công đoàn 2012 điều chỉnh về quan hệ lao động cũng chính thức có hiệu lực và đi vào thực tế, trong đó có nhiều quy định mới về quan hệ lao động như: Quá trình đối thoại và thương lượng; vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nước, công đoàn cấp trên và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động trong hoạt động thương lượng ở cấp doanh nghiệp... nên sẽ xuất hiện những yêu cầu mới, đặc biệt là yêu cầu về hỗ trợ trong quan hệ lao động.

- Trong giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo, Đồng Nai sẽ tiếp tục là địa phương có mật độ tập trung công nghiệp cao trong cả nước, thu hút lượng vốn đầu tư lớn, số lượng doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng lao động, kể cả lao động ngoại tỉnh sẽ tiếp tục gia tăng, do đó tình hình quan hệ lao động sẽ tiếp tục diễn ra sôi động.

1.2. Quan điểm

- Phát triển quan hệ lao động trên cơ sở bảo đảm sự tuân thủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Bảo đảm sự vận hành hệ thống quan hệ lao động theo nguyên lý của kinh tế thị trường, tiếp cận với các thông lệ, tiêu chuẩn, cam kết quốc tế về lao động, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và đặc thù của tỉnh, bảo đảm quyền bình đẳng, hài hòa lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội.

1.3. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản xây dựng được đồng bộ và đi vào vận hành hệ thống quan hệ lao động của tỉnh phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, tạo nền tảng duy trì và phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ cho những năm tiếp theo.

b) Mục tiêu cụ thể

- Bảo đảm triển khai việc xây dựng, củng cố và vận hành các thiết chế quan hệ lao động phù hợp với các quy định của Bộ luật Lao động 2012, Luật Công đoàn 2012, các quy định của pháp luật liên quan và các tiêu chuẩn, cam kết quốc tế gắn với quan hệ lao động.

- Trong giai đoạn 2014 - 2016, cùng với việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quan hệ lao động, tập trung thực hiện có hiệu quả các hoạt động thí điểm về một số nội dung trọng yếu của quan hệ lao động theo yêu cầu thực tiễn để định hướng hoàn thiện cơ chế vận hành các hoạt động trong hệ thống quan hệ lao động phù hợp theo cơ chế thị trường.

- Trên cơ sở kết quả thí điểm, giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện củng cố những nội dung, hoạt động cơ bản của hệ thống quan hệ lao động của tỉnh, làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và tạo tiền đề cho những năm sau 2020.

2. Các giải pháp phát triển quan hệ lao động

2.1 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động

2.1.1. Rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng quan hệ lao động của tỉnh để định hướng xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động phát triển quan hệ lao động

Mục tiêu của hoạt động này là đánh giá một cách toàn diện tình hình quan hệ lao động trong tỉnh, bao gồm việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cơ chế quản lý và việc thực hiện các hoạt động trong hệ thống quan hệ lao động tại địa phương, các vấn đề cần giải quyết trong ngắn hạn và dài hạn từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết các hoạt động phát triển quan hệ lao động của tỉnh.

2.1.2. Hình thành bộ phận chuyên trách về quan hệ lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với hai chức năng là quản lý và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động và kết nối với các đầu mối ở cấp huyện

Hình thành bộ phận chuyên trách về quan hệ lao động nhằm thực hiện quy định tại Điều 235 của Bộ luật Lao động 2012 về “xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”.

Việc hình thành bộ phận chuyên trách được thực hiện gắn với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về sắp xếp tổ chức, biên chế các cơ quan nhà nước và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ về quan hệ lao động của tỉnh. Trong giai đoạn 2014 - 2016, trên cơ sở tổ chức và chỉ tiêu biên chế hiện hành, tập trung sắp xếp lại đội ngũ công chức làm công tác quan hệ lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện bảo đảm đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc thường xuyên và nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án này trên địa bàn. Sau năm 2016, nghiên cứu thành lập đơn vị hỗ trợ và trung gian hòa giải lao động để trực tiếp hỗ trợ các bên trong doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động và giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh trên địa bàn theo hướng chuyên nghiệp.

2.1.3. Tăng cường năng lực hoạt động của thanh tra lao động

+ Triển khai thực hiện các hoạt động củng cố và tăng cường năng lực của đội ngũ thanh tra lao động của tỉnh theo nội dung Đề án tăng cường năng lực thanh tra lao động (theo Đề án riêng của Chính phủ);

+ Thúc đẩy các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động của Việt Nam và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong các doanh nghiệp (lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, phân biệt đối xử, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương, công đoàn, thỏa ước tập thể, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội…) và thí điểm xây dựng các báo cáo chuyên đề về việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động trên địa bàn, phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế.

2.1.4. Thí điểm về xây dựng hồ sơ quan hệ lao động đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động

+ Nhằm tạo lập được các cơ sở dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Cơ quan quản lý nhà nước, các hòa giải viên lao động và các thiết chế quan hệ lao động liên quan sẽ nắm bắt tình hình quan hệ lao động ở các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động để kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa việc phát sinh tranh chấp, đình công.

+ Lập hồ sơ mẫu về quan hệ lao động của doanh nghiệp, trên cơ sở hồ sơ mẫu và các hướng dẫn, cơ quan quản lý nhà nước về lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu công nghiệp, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện), hòa giải viên tiến hành lập hồ sơ đối với từng doanh nghiệp cụ thể, cập nhật định kỳ và tổ chức quản lý để phục vụ cho công tác quản lý và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, ngăn ngừa các tranh chấp lao động phát sinh đối với từng doanh nghiệp khi cần thiết.

2.1.5. Tăng cường năng lực hoạt động hòa giải lao động

+ Rà soát, tổ chức lại đội ngũ hòa giải viên của tỉnh để bảo đảm cả về số lượng và chất lượng đáp ứng các quy định của Bộ luật Lao động 2012, Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ và các yêu cầu mới về phát triển quan hệ lao động đặt ra trong Đề án.

+ Tổ chức lại hoạt động hòa giải của hòa giải viên lao động, trong đó ngoài việc củng cố các hoạt động hòa giải tranh chấp lao động theo luật định sẽ tập trung vào thực hiện 02 hoạt động chính là: thí điểm thực hiện cơ chế hỗ trợ chủ động của hòa giải viên đối với các doanh nghiệp (như đối thoại, thương lượng…) để xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hạn chế các tranh chấp phát sinh; và thí điểm cơ chế giải quyết các cuộc đình công tự phát thông qua thiết chế hòa giải lao động để từng bước chuyển đổi từ cơ chế can thiệp hành chính đối với các cuộc đình công tự phát sang cơ chế hòa giải theo luật định.

+ Xác lập các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh (đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện làm việc, trợ cấp thêm …) để khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải.

2.1.6. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quan hệ lao động đối với những người làm công tác quan hệ lao động ở các cơ quan, tổ chức có liên quan

Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quan hệ lao động hiện nay chưa có điều kiện được đào tạo bài bản về quan hệ lao động nên các tác nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, việc bồi dưỡng kiến thức đối với người làm công tác quan hệ lao động ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm tăng cường nhận thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật lao động, nội dung các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, các cam kết quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia trong quá trình hội nhập, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các kỹ năng, tác nghiệp cần thiết về quan hệ lao động

2.1.7. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức xã hội về quan hệ lao động

Nhằm cung cấp cho người lao động và người sử dụng lao động nhận thức đúng về quan hệ lao động, pháp luật lao động, các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, các cam kết quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp… để có phép ứng xử thích hợp trong quan hệ lao động, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về các nội dung này để giúp định hướng dư luận xã hội phục vụ cho yêu cầu phát triển quan hệ lao động và hội nhập quốc tế.

2.2. Giải pháp tăng cường năng lực các chủ thể quan hệ lao động

2.2.1. Thực hiện vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012

+ Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chuyên trách về quan hệ lao động ở Liên đoàn lao động các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, công đoàn các ngành và tương đương để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 và Luật công đoàn 2012, nhất là trong vấn đề hỗ trợ công đoàn cơ sở và đại diện cho người lao động những nơi chưa có công đoàn cơ sở tiến hành đối thoại, thương lượng và giải quyết tranh chấp lao động tập thể…

+ Tăng cường năng lực đối với công đoàn cơ sở thông qua sự hỗ trợ trực tiếp của công đoàn cấp trên, trong đó tập trung vào đổi mới phương thức hướng dẫn, chỉ đạo của công đoàn cấp trên cơ sở theo hướng hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên về chuyên môn, đổi mới về cơ cấu tổ chức, cách thức lựa chọn cán bộ công đoàn cơ sở có đủ năng lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định trong các doanh nghiệp, trước hết ưu tiên đối với các doanh nghiệp có nguy cơ tranh chấp lao động cao.

+ Thí điểm cơ chế công đoàn cấp trên trực tiếp tham gia vào xây dựng quan hệ lao động tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở theo quy định mới của Bộ luật Lao động 2012 và Luật Công đoàn 2012, trong đó tập trung thực hiện thí điểm đối với các doanh nghiệp có nguy cơ tranh chấp lao động cao.

2.2.2. Đổi mới việc thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước theo hướng đa dạng hóa cách tiếp cận để vận động thành lập công đoàn cơ sở, bảo đảm sự tham gia thực chất và tích cực của người lao động và không có sự can thiệp của người sử dụng lao động

Nhằm hình thành tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Công đoàn năm 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, bảo đảm công đoàn thực sự là tổ chức đại diện của người lao động, do người lao động và vì người lao động, có đủ năng lực và vị thế để đại diện cho tập thể người lao động tương tác với người sử dụng lao động tại doanh nghiệp, nhất là hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể.

2.2.3. Thí điểm việc công đoàn cấp trên làm việc trực tiếp với cơ sở đưa ra các khuyến nghị về nội dung đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể đối với công đoàn cơ sở

Công đoàn cấp trên hỗ trợ, đưa ra các khuyến nghị, định hướng, thông qua đó các công đoàn cơ sở có thể tham khảo để xác định rõ nội dung định hướng, cách thức tiến hành các hoạt động đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động được hiệu quả.

2.2.4. Tăng cường năng lực của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại 3 bên

Nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động, các hiệp hội doanh nghiệp lớn của tỉnh khi tham gia vào các hoạt động phối hợp với tổ chức công đoàn và cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và phát triển quan hệ lao động.

2.3. Giải pháp tạo lập và nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể

2.3.1. Thí điểm thực hiện đối thoại hiệu quả tại doanh nghiệp

Chương V của Bộ luật Lao động 2012 bổ sung và cụ thể hóa hai hoạt động là đối thoại và thương lượng tập thể. Hoạt động thí điểm này (có sự hỗ trợ triển khai theo chương trình, kế hoạch thí điểm của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) nhằm nghiên cứu để đưa ra mô hình về đối thoại thực chất, có hiệu quả tại doanh nghiệp, làm tiền đề cho hoạt động thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

2.3.2. Thí điểm hoạt động hỗ trợ của bên thứ ba đối với hoạt động đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước ở cấp doanh nghiệp

Hoạt động này nhằm thực hiện Điều 72 của Bộ luật Lao động 2012 quy định trách nhiệm của tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện) tham gia hỗ trợ các bên trong đối thoại, thương lượng tập thể để xây dựng quan hệ lao động ở doanh nghiệp khi một trong hai bên có đề nghị.

2.3.3. Thí điểm tổ chức đối thoại nhóm doanh nghiệp

Hoạt động thí điểm này nhằm từng bước tiến tới thực hiện Điều 73 Bộ luật Lao động năm 2012 về hình thức thỏa ước lao động tập thể khác, trong đó lấy hình thức thỏa ước của một nhóm doanh nghiệp (ngoài thỏa ước cấp doanh nghiệp và cấp ngành theo quy định riêng). Hoạt động này được triển khai với sự hỗ trợ theo chương trình, kế hoạch thí điểm của Tổng Liên đoàn lao động.

2.4. Giải pháp giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công

Căn cứ Điều 222 của Bộ luật Lao động năm 2012 giao quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành các bước cần thiết để giải quyết những cuộc đình công. Cần có quy trình giải quyết để Chủ tịch UBND các cấp có căn cứ chỉ đạo và các tổ chức, cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện.

2.5. Giải pháp cải thiện môi trường kinh tế - xã hội tác động đến quan hệ lao động và nhà ở cho công nhân

Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh

- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 16/6/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số giải pháp khuyến các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh đến 2010 và định hướng đến 2015.

- Nghị quyết số 114/2008/NQ-HĐND ngày 24/7/2008 của HĐND tỉnh Đồng Nai (Khóa VII) kỳ họp thứ 13 về Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 2010 và định hướng đến 2020.

- Quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 10/9/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 2010 và định hướng đến 2020.

- Kế hoạch số 7552/KH-UBND ngày 12/9/2008 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 16/6/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở công nhân trên địa bàn và định hướng đến 2015.

3. Lộ trình thực hiện các hoạt động

Các hoạt động của Đề án được tập trung triển khai theo 02 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 2014 - 2015: Tập trung thực hiện các hoạt động thí điểm.

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: Trên cơ sở kết quả thu được từ thí điểm, các hoạt động sẽ được triển khai trên diện rộng, tùy theo yêu cầu và khả năng có thể lập dự án riêng cho mỗi giải pháp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nguồn lực tài chính thực hiện

Các hoạt động của Đề án được bảo đảm triển khai thực hiện bằng nguồn lực tài chính của tỉnh theo quy định của Luật ngân sách. Một số hoạt động thí điểm của Đề án trong giai đoạn 2014 - 2016 được hỗ trợ một phần kinh phí từ Dự án quan hệ lao động Việt Nam - ILO và từ các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).

2. Trách nhiệm triển khai

2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án này.

- Tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan của tỉnh trong việc tổ chức triển khai các nội dung nêu tại Đề án này thuộc chức năng của Sở.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, hàng năm căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các giải pháp 2.1.1, 2.1.3, 2.1.4, 2.1.5, 2.1.6, 2.1.7, 2.2.4 và các giải pháp 2.4, 2.5 khoản 2 phần II Đề án này.

- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả hoạt động triển khai thực hiện Đề án này với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động).

- Tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết sau khi kết thúc mỗi giai đoạn triển khai thực hiện Đề án.

2.2. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các giải pháp 2.2 và 2.3, bao gồm các nội dung 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.3.1, 2.3.2, 2.3.3 khoản 2 phần II Đề án này.

- Định kỳ hàng năm tiến hành đánh giá kết quả hoạt động triển khai thực hiện Đề án này, gửi báo cáo cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động), đồng gửi UBND tỉnh để phối hợp thực hiện.

2.3. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác quan hệ lao động nêu tại giải pháp 2.1.2 khoản 2 phần II Đề án này.

2.4. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán kinh phí hoạt động của Đề án, cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh, báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt để triển khai các kế hoạch hoạt động theo nội dung Đề án.

2.5. Công an tỉnh

Tăng cường công tác nắm tình hình, có biện pháp ngăn chặn kịp thời các đối tượng xúi giục, kích động đình công; phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự tại các khu công nghiệp và các địa điểm có doanh nghiệp đình công, đồng thời có biện pháp xử lý theo pháp luật các phần tử xúi giục, kích động công nhân đình công trái pháp luật, chống người thi hành công vụ hoặc ngăn cản công nhân vào làm việc, gây mất trật tự công cộng.

2.6. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng phương án kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.7. Các sở, ngành liên quan

Theo chức năng nhiệm vụ được phân công tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các giải pháp nêu tại Đề án.

2.8. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch của UBND cấp huyện triển khai tổ chức thực hiện Đề án.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn của huyện thực hiện, phối hợp thực hiện các hoạt động đề ra trong kế hoạch của địa phương phù hợp Đề án khi triển khai trên địa bàn.

- Bảo đảm bố trí các nguồn lực theo quy định để thực hiện có hiệu quả Đề án tại địa phương./.