Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: 16/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Chiến Thắng
Ngày ban hành: 21/08/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2013/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 21 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH PHÂN CẤP THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ VỆ SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dâny ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu, phân cấp thu nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại công văn số: 3161/STC-NS ngày 14 tháng 8 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 132/2004/QĐ-UB ngày 28/5/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh; Quyết định số 73/2005/QĐ-UBND ngày 23/9/2005 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh ban hành kèm theo Quyết định số 132/2004/QĐ-UB ngày 28/5/2004 của y ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3. Chánh Văn phòng y ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBTV Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT.TU, TT HĐND, TT.UBND tỉnh;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đài PTTH, Báo KH;
- Trung tâm Công báo tnh;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Chiến Thắng

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ VỆ SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định về phân cấp thu nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh (trừ địa bàn thành phố Nha Trang).

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh theo quy định này.

Chương 2.

TỔ CHỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ VỆ SINH

Điều 3. Việc tổ chức thu, nộp phí vệ sinh được phân cấp như sau:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định giao đơn vị sự nghiệp công lập, công ty cổ phần có vốn nhà nước thực hiện thu, nộp phí vệ sinh hoặc tổ chức đấu thầu cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thu phí vệ sinh.

2. Đối với các chợ: Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có nhiệm vụ thu phí vệ sinh đối với các đối tượng kinh doanh buôn bán trong phạm vi chợ. Trường hợp chợ không có Ban quản lý chợ thì UBND xã, phường, thị trấn (được phân cấp quản lý chợ) có trách nhiệm tổ chức thu.

3. Một số trường hợp cần xác định cụ thể khi thu phí vệ sinh:

a) Hộ gia đình có mặt bng cho thuê kinh doanh hoặc làm dịch vụ thì ngoài mức thu đối với hộ gia đình, còn phải thu của người đứng tên kinh doanh hoặc làm dịch vụ theo mức thu tương ứng quy định tại Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010.

b) Trường hợp hộ gia đình có phòng cho thuê chỗ ở tại nơi đang thì thu phí đối với chủ hộ bao gồm mức phí vệ sinh của hộ gia đình và mức thu phí của từng phòng có người thuê nhà để ở.

c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: Nếu cửa hàng kinh doanh buôn bán nằm ngay trong khuôn viên của cơ sở sản xuất thì thu phí theo hai mức: Mức phí đối với cơ sở sản xuất và mức phí đối với cửa hàng kinh doanh buôn bán.

4. Phí vệ sinh thu mỗi tháng một lần, toàn bộ số tiền phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào tài khoản tiền gửi của cơ quan thu phí tại ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch hoặc nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước cung cấp mở tại Kho bạc Nhà nước. Cơ quan thu phải mở sổ kế toán theo dõi số thu, chi tiền phí theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành.

Điều 4. Chứng từ thu phí vệ sinh do Cục thuế tỉnh Khánh Hòa phát hành. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thu phí vệ sinh đăng ký sử dụng chứng từ thu phí tại cơ quan thuế cùng cp. Cục thuế tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn việc cấp phát, quản lý, sử dụng, thanh toán chứng từ thu theo quy định hiện hành.

Điều 5. Quản lý và sử dụng phí vệ sinh:

1. Phí vệ sinh được để lại cho đơn vị thu 100% số thu và được quản lý, sử dụng theo quy định dưới đây:

- Chi bồi dưỡng trực tiếp cho người đi thu phí: 15% số thu;

- Số tiền còn lại 85% dùng để thanh toán các chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

Ngoài ra các cơ quan, đơn vị thu phí trong phạm vi chợ (UBND xã, phường, thị trấn hoặc Ban quản lý chợ) có trách nhiệm trang trải chi phí phục vụ cho công tác vệ sinh trong chợ từ khâu quét dọn, thu gom đến khâu hợp đồng vận chuyển rác thải tại chợ đến bãi rác tập trung trên địa bàn.

2. Đối với doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần có vốn nhà nước, số thu phí vệ sinh là khoản thu thuộc doanh thu từ hoạt động công ích của công ty, việc sử dụng thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý chợ: khoản thu phí vệ sinh là một nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Cơ chế quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

4. Đối với UBND các xã, phường, thị trấn được giao nhiệm vụ thu phí trong phạm vi chợ sau khi chi trực tiếp cho người đi thu phí 15%, số tiền còn lại 85% np vào ngân sách cùng cấp. Các khoản chi phí phục vụ cho công tác vệ sinh trong chợ từ khâu quét dọn, thu gom đến khâu hợp đng vận chuyn rác thải tại chợ đến bãi rác tập trung trên địa bàn do ngân sách cùng cp đảm nhận và chi theo dự toán được duyệt hàng năm.

5. Trường hợp các địa phương có tổ chức đấu thầu việc thu phí, thu gom vận chuyển và xử lý rác thải, đấu thầu kinh doanh khai thác và quản lý chợ, nếu cá nhân hoặc tổ chức ngoài quc doanh trúng thu (không sử dụng vn ngân sách nhà nước) thì phí vệ sinh do các tổ chức này thu không thuộc ngân sách nhà nước. Giá thu phí vệ sinh của các tổ chức ngoài quốc doanh không được thu cao hơn mức thu quy định tại Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 và phải thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định hiện hành. Các khoản chi phí cho công tác thu phí, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do tổ chức trúng thầu tự trang trải.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thu phí vệ sinh phải phối hợp với cơ quan thuế cùng cấp và UBND các xã, phường, thị trấn nơi có tổ chức thu gom rác thải để thống kê, lập bộ hp đồng thu phí, nhm bảo đảm thu phí vệ sinh đúng đối tượng, đúng mức thu quy định. Đồng thời có trách nhiệm thông báo công khai đối tượng thu, mức thu phí vệ sinh để cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức biết, thực hiện. Khi thu phải cấp biên lai thu phí cho người nộp tiền.

Điều 7. UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thu phí vệ sinh trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương bàn biện pháp tuyên truyền, phổ biến và xây dựng phương án thu phí vệ sinh đạt kết quả, đảm bảo thu đúng, thu đủ; tổ chức kiểm tra và đề xuất cho cơ quan thẩm quyền xử lý đối với các đối tượng không chấp hành nộp phí vệ sinh, vi phạm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan Thuế và cơ quan Tài chính các cấp:

1. Cơ quan Thuế có trách nhiệm cung cấp chứng từ thu phí, hướng dẫn, kiểm tra việc thu, nộp phí và quyết toán biên lai thu phí theo đúng quy định hiện hành.

2. Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm huớng dẫn, kiểm tra các đơn vị thu phí lập dự toán, quyết toán thu, chi phí vệ sinh theo đúng cơ chế quản lý tài chính hiện hành áp dụng cho từng đơn vị.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.