Quyết định 1566/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020
Số hiệu: | 1566/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Huỳnh Thế Năng |
Ngày ban hành: | 25/08/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1566/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 25 tháng 8 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về việc ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về thông qua Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang tại Tờ trình số 63/TTr-STNMT-MT ngày 04 tháng 8 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang.
- Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
- Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, kết hợp với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Hạn chế dần mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đang tồn đọng và từng bước cải thiện chất lượng môi trường.
- Chủ động phòng, chống và giảm thiểu các sự cố môi trường và các tai biến tự nhiên; khắc phục có hiệu quả các tác hại do sự cố môi trường và thiên tai gây ra.
- Từng bước nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
4.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
- Năm 2011 xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người với nhiều hình thức đa dạng.
- Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng người dân.
4.2. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Từ năm 2011, tất cả các quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
- Trong năm 2011 lập và triển khai các quy hoạch: Khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh An Giang thích ứng biến đổi khí hậu; Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Năm 2011 triển khai quy hoạch Khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020.
- Nâng tỷ lệ sử dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ vào năm 2020.
4.3. Hạn chế dần mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đang tồn đọng trong khu dân cư
Từng bước đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường tại các đô thị, cụm tuyến dân cư nông thôn. Trong đó, ưu tiên cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt:
- Từ nay đến năm 2015 cải tạo, nâng cấp các hệ thống thoát nước và xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt các đô thị của thị xã Châu Đốc, Tân Châu và thành phố Long Xuyên; từ năm 2015 đến năm 2020 tiếp tục mở rộng cho các thị trấn, các cụm tuyến dân cư và trung tâm của các xã.
- Năm 2011 hoàn tất và triển khai quy hoạch các khu vực xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Từ nay đến năm 2015 rà soát các bãi rác hiện hữu trên địa bàn để xác định mức độ ô nhiễm, tình trạng xử lý. Tiết kiệm 30 - 50% diện tích đất dùng để chôn lấp chất thải rắn thông qua việc cải tiến công nghệ xử lý rác.
- Tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch đến năm 2020 đạt 100%; Từ nay đến năm 2015 tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế là 60% (cả các xã thị trấn vùng đồng bằng và vùng núi) và đến năm 2020 là 90%.
- Từ nay đến năm 2015 tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 70% (cả các xã thị trấn vùng đồng bằng và vùng núi) và đến năm 2020 là 80%.
- Từ nay đến năm 2015 tỷ lệ trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, thị trấn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 100%. Đồng thời tăng cường phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo đến năm 2015 các khu vực công cộng (bến tàu, bến phà, bến xe,...) có 100% nhà vệ sinh công cộng.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình giải tỏa và bố trí tái định cư đối với nhà trên sông, kênh, rạch.
4.4. Đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp
- Từ năm 2011, tất cả các khu, cụm công nghiệp hiện hữu phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; Các khu, cụm công nghiệp tập trung xây dựng mới phải có nội dung cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường, vành đai cây xanh xung quanh và hoàn thành trước khi tiếp nhận dự án đầu tư; Thành lập tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường.
- Tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nằm bên ngoài khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả các làng nghề) phải có hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường; di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào các khu, cụm công nghiệp tập trung.
- Đến năm 2015 có ít nhất 20% số cơ sở sản xuất quy mô trung bình trở lên thực hiện chương trình Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp - Sản xuất sạch hơn và đến năm 2020 nâng tỷ lệ này lên tối thiểu 50%; Có ít nhất 50% số dự án đầu tư trong khu công nghiệp và 30% số cơ sở sản xuất bên ngoài khu công nghiệp được cấp Chứng chỉ ISO 14001 hay các chứng chỉ khác về môi trường và đến năm 2020 nâng tỷ lệ trên tương ứng lên 70% và 50%.
4.5. Đối với các hoạt động ngành nông nghiệp
Từ năm 2011 trở đi, các hoạt động trong nông nghiệp cần phải:
- Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản nên áp dụng theo tiêu chuẩn sản xuất sạch, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu thụ an toàn các sản phẩm nông nghiệp.
- Hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản phải có hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng tỷ lệ thu hồi các bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật.
4.6. Đối với các hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại, y tế
Đến năm 2015 phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường: thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, cây xanh,....
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người.
- Tập trung xử lý các điểm, cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là các điểm, cơ sở, khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
- Lập và triển khai các quy hoạch: Khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh An Giang thích ứng biến đổi khí hậu; Khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020; Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; các khu - cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư đầy đủ các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và vành đai cây xanh.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
- Di dời các làng nghề ô nhiễm vào khu quy hoạch, hướng dẫn áp dụng các công nghệ, thiết bị xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Triển khai thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn kết hợp với việc cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải rắn. Xử lý dứt điểm các bãi rác quá tải, gây ô nhiễm và đầu tư nhà máy xử lý rác hiện đại
- Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm cả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã được duyệt.
- Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
- Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường. Chủ động phòng, chống và giảm thiểu các sự cố môi trường và các tai biến tự nhiên; khắc phục có hiệu quả các tác hại do sự cố môi trường và thiên tai gây ra
- Phát triển các hệ thống cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.
- Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư cho bảo vệ môi trường và xã hội hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường.
- Phát triển thể chế, chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện các các chương trình, dự án trọng điểm: Các dự án, nhiệm vụ cấp bách về bảo vệ tài nguyên - môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2010 - 2020 (Phụ lục 1); Các dự án cơ hội về bảo vệ tài nguyên - môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2010 - 2020 (Phụ lục 2); Các dự án xã hội hóa về bảo vệ tài nguyên - môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2010 - 2020 (Phụ lục 3).
6.1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
Xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục cho mọi người nhận thức và thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên; đóng góp nguồn lực và tài chính cho việc đầu tư và vận hành các hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn sinh hoạt cụ thể tiến tới thu phí xử lý rác thải, nước thải; Phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, chia ra theo các nhóm đối tượng tuyên truyền: học sinh, phụ nữ, thanh niên, nông dân, công nhân, doanh nghiệp, cán bộ công chức,... với nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau như:
- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, sổ tay, tập huấn; Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào hoạt động của các tổ dân phố, khu phố, họp dân.
- Triển khai các ngày lễ môi trường hàng năm, phổ cập thông tin môi trường bằng cách tăng cường đưa tin, hình ảnh, phóng sự, trò chơi về môi trường lên các phương tiện truyền thông tại địa phương,…
- Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng người dân, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng.
6.2. Phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm công nghiệp
- Các khu - cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung. Rà soát lại các hoạt động trong các khu - cụm công nghiệp hiện hữu, đến năm 2011 phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường. Đối với các dự án khu - cụm công nghiệp xây dựng mới phải có nội dung cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường, vành đai cây xanh xung quanh và hoàn thành trước khi tiếp nhận dự án đầu tư; thành lập tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường.
- Việc bố trí các công trình, các dự án đầu tư trong khu - cụm công nghiệp phải đảm bảo phù hợp và hài hòa với việc bố trí các công trình, hệ thống xử lý môi trường trong các khu - cụm công nghiệp.
- Tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nằm bên ngoài khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả các làng nghề) phải có hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường. Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xen kẻ khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn.
- Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và công tác hậu kiểm, tăng cường thanh tra định kỳ và đột xuất.
- Triển khai trình diễn và hỗ trợ sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, khuyến khích và hỗ trợ thí điểm Chứng nhận ISO 14001 cho một số cơ sở. Đến năm 2015 có ít nhất 20% số cơ sở sản xuất quy mô trung bình trở lên thực hiện chương trình Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp - Sản xuất sạch hơn và đến năm 2020 nâng tỷ lệ này lên tối thiểu 50%; có ít nhất 50% số dự án đầu tư trong khu công nghiệp và 30% số cơ sở sản xuất bên ngoài khu công nghiệp được cấp Chứng chỉ ISO 14001 hay các chứng chỉ khác về môi trường và đến năm 2020 nâng tỷ lệ trên tương ứng lên 70% và 50%.
6.3. Quản lý chất thải rắn
- Năm 2011 tiến hành điều tra, thống kê khối lượng, thành phần, nguồn phát sinh chất thải rắn, đánh giá tình hình thu gom xử lý để quy hoạch các khu vực xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Từ nay đến năm 2015 rà soát các bãi rác hiện hữu để xác định mức độ ô nhiễm, tình trạng xử lý. Lập kế hoạch đóng cửa bãi quá tải, ô nhiễm và chuyển sang các khu xử lý mới theo quy hoạch có đầy đủ kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường.
- Cải tạo, phục hồi môi trường các bãi rác cũ ngay sau khi đóng cửa và chuyển sang mục đích sử dụng khác thích hợp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất.
- Đầu tư nâng cấp, cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải rắn, tăng cường lực lượng thu gom, mở rộng địa bàn thu gom.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng lò đốt rác y tế, chất thải y tế của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế hiện đại theo hướng xã hội hóa.
- Tiến tới phân loại rác sinh hoạt tại nguồn: Tuyên truyền vận động và hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cùng với việc ban hành các chính sách, quy định cụ thể về phân loại chất thải rắn tại nguồn.
6.4. Công tác kiểm soát ô nhiễm, quan trắc, cảnh báo môi trường
- Tổ chức thực hiện Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện tăng cường công tác quan trắc môi trường xuyên biên giới.
- Xây dựng chương trình khảo sát, đo đạc, dự báo, cảnh báo tai biến thiên nhiên; tăng cường công tác thông tin, cảnh báo tình hình ô nhiễm môi trường; chuẩn hóa cơ sở dữ liệu GIS về tài nguyên - môi trường.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu phế liệu, máy móc đã qua sử dụng.
6.5. Phát triển các hệ thống cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn
- Tăng cường công tác truyền thông, vận động, hỗ trợ kỹ thuật với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, thực hiện thường xuyên liên tục, triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục tiêu nâng cao tỷ lệ người dân tích cực sử dụng nước sạch, các công trình vệ sinh, xem đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, mặt trận, đoàn thể.
- Huy động nhiều nguồn lực: vốn Trung ương, vốn tài trợ, ngân sách địa phương, vốn dân và xã hội hóa đầu tư lĩnh vực cấp nước để đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo các công trình cấp nước tập trung, các công trình vệ sinh trường học, chợ, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.
- Hỗ trợ hộ dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, hỗ trợ vay vốn, hình thành các Tổ vay vốn quay vòng để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại hợp vệ sinh nhằm kích thích tinh thần thi đua trong cộng đồng, hướng đến mỗi gia có một nhà tiêu hợp vệ sinh, mỗi hộ chăn nuôi đều có chuồng trại hợp vệ sinh.
6.6. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Năm 2011 tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. Trong đó, có 14 khu đất ngập nước với diện tích khoảng 4.500ha trên địa bàn tỉnh, chú trọng 4 khu đất ngập nước đã được UBND tỉnh phê duyệt bao gồm: Khu đất ngập nước Rạch cỏ lao; Khu đất ngập nước Lâm trường Bưu Điện; Khu đất ngập nước Lâm trường Tỉnh Đội; Khu đất ngập nước Búng Bình Thiên lớn.
- Tiếp tục duy trì và phát động rộng rãi phong trào trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh, huy động mọi tầng lớp nhân dân, tận dụng các tuyến đường giao thông, kênh, rạch, các khu đô thị và khu dân cư, tận dụng quỹ đất của các cơ quan, đơn vị, các hộ gia đình và mọi quỹ đất có thể để trồng cây phân tán, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cả về kinh tế và cảnh quan môi trường.
6.7. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu các giải pháp tận dụng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới từ các chất thải trong nông nghiệp, rác thải sinh hoạt,....
- Nghiên cứu lai tạo và phát triển giống loài, cây con phục vụ công tác duy trì bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước.
- Nghiên cứu các loại vật liệu xây dựng không nung thay thế dần cho gạch ngói thủ công như hiện nay.
- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải đặc thù đối với một số loại hình điển hình của tỉnh gây ô nhiễm môi trường thành các sản phẩm ứng dụng mang lại hiệu quả cao.
- Ứng dụng các công nghệ khoa học tiến bộ vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu như mô hình mô phỏng khả năng chịu tải tác động mưa, bão, nước biển dâng của các đô thị và vùng ven đô thị.
6.8. Phát triển nguồn nhân lực, chính sách, xã hội hóa về bảo vệ môi trường
- Phát triển các cơ chế, chính sách: cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phổ biến và chia sẻ thông tin môi trường; định giá tài nguyên và môi trường,...
- Các quy định: phân loại chất thải rắn tại nguồn; kiểm toán môi trường đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại; tiêu chuẩn tạm thời về bùn thải ao nuôi cá, bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải; bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Quy chế về tổ chức và hoạt động đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển rác dân lập” nhằm khuyến khích và hỗ trợ phát triển các đội thu gom, vận chuyển rác dân lập; Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ tự quản về bảo vệ môi trường.
- Nâng số lượng và năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã cùng với việc phối hợp sức mạnh của hệ thống chính trị theo từng cấp; Đào tạo cán bộ nguồn đáp ứng nhu cầu quản lý môi trường tại địa phương; Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với các cán bộ hiện hữu.
- Xúc tiến thành lập Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh để trong năm 2011 tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp và ủy thác hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án đầu tư cấp nước sạch quy mô nhỏ các vùng khó khăn bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; Đẩy mạnh việc quảng bá, tiếp thị, xúc tiến mời gọi đầu tư vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường như các khu xử lý chất thải rắn tập trung, các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt,…
6.9. Tập trung xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Hàng năm điều tra, khảo sát các điểm, cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để lập danh sách phân loại các cơ sở ô nhiễm, cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình giảm thiểu, hỗ trợ xử lý các điểm, cơ sở, khu vực ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các các điểm, cơ sở, khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
6.10. Khai thác, sử dụng kết hợp bảo tồn hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao
- Đến năm 2011, tất cả các quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Tất cả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển ngành/lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh đều phải cân nhắc thận trọng các vấn đề về tài nguyên và môi trường liên quan đến ngành/lĩnh vực được phát triển và phải có đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch ngành trước khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Năm 2011 hoàn thành và triển khai thực hiện Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh An Giang thích ứng biến đổi khí hậu.
- Năm 2011 triển khai thực hiện Quy hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020. Chú trọng phục hồi cảnh quan môi trường và chuyển mục đích sử dụng đất tại các khu vực khai thác đá trên địa bàn ngay sau khi kết thúc việc khai thác.
- Nâng tỷ lệ sử dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo: Xử lý các chất thải trong nông nghiệp (trấu, rơm rạ,...), chất thải chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi và chế biến thủy sản, các chất thải công nghiệp. Tận dụng các chất thải trên để làm các nguồn năng lượng sinh học, giải quyết các vấn đề môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch,…
6.11. Đối với các hoạt động ngành nông nghiệp
- Từ năm 2011 trở đi, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản nên áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP; có sổ tay trồng trọt hoặc chăn nuôi; nuôi thủy sản, nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp an toàn sinh học.
- Tất cả các hộ chăn nuôi phải có hệ thống xử lý nước thải, biogas, bùn thải đạt quy chuẩn. Chất thải rắn phát sinh từ các bè cá trên sông, từ các hộ nuôi cá ao hầm phải được thu gom triệt để và có biện pháp xử lý hợp lý.
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong nông nghiệp, thay thế bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học dễ phân hủy và tăng cường áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình 1 phải 5 giảm, tiếp cận chương trình giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất lúa,... Gia tăng tỷ lệ thu hồi các bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật.
6.12. Quản lý nước thải sinh hoạt
- Năm 2011 tiến hành điều tra, thống kê nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt, đánh giá tình hình xử lý để quy hoạch các hệ thống cống thu gom và xử lý.
- Từ nay đến năm 2015 cải tạo, nâng cấp các hệ thống thoát nước và xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt các đô thị của thị xã Châu Đốc, Tân Châu và thành phố Long Xuyên.
- Từ năm 2015 đến năm 2020 tiếp tục mở rộng cho các thị trấn, các cụm tuyến dân cư và trung tâm của các xã.
- Từ năm 2011 tăng cường phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng.
6.13. Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
- Rà soát, cập nhật bổ sung các đối tượng phải nộp phí, thuế môi trường và tài nguyên.
- Tăng cường công tác kiểm soát, thẩm định và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, lệ phí thu gom và xử lý chất thải rắn, ký quỹ phục hồi môi trường và các loại phí môi trường khác.
6.14. Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra
- Tập trung vào các đối tượng chính là các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp phân tán và các làng nghề; các hoạt động nuôi trồng thủy sản, các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn, chất thải nguy hại; các hoạt động giao thông, khai thác khoáng sản, du lịch.
- Các hoạt động chính bao gồm: rà soát, kiểm kê, thống kê tình hình cấp phép môi trường; kiểm tra việc thực thi các cam kết về bảo vệ môi trường theo giấy phép; cải tiến thủ tục và chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường; lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải, khí thải từ các cơ sở; kiểm tra các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các phương tiện vận tải, phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại, các cơ sở xử lý chất thải rắn, các lò đốt chất thải y tế.
6.15. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Cần đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trên nhiều lĩnh vực như: hợp tác kỹ thuật, viện trợ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bằng nguồn vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ không hoàn lại; nâng cao năng lực, thể chế, hỗ trợ theo dự án, hỗ trợ cho hộ nghèo, vùng nghèo…
6.16. Giải pháp về vốn
Để có đủ nguồn vốn triển khai thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường theo quy hoạch cần phải huy động tối đa vốn từ mọi nguồn khác nhau, bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước (cả ngân sách địa phương lẫn ngân sách Trung ương); Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển đô thị,…; Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Vốn ODA đầu tư cho việc xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Vốn ngân sách nhà nước (cả ngân sách địa phương lẫn ngân sách Trung ương) đầu tư xử lý các khu vực, cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Vốn xã hội hóa, kêu gọi của các tổ chức cá nhân đầu tư cho xử lý rác thải sinh hoạt, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải khu công nghiệp, xử lý chất thải nguy hại.
- Vốn của các tổ chức, doanh nghiệp dùng để phòng ngừa ô nhiễm, hạn chế tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; Dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, công nghiệp và dịch vụ về môi trường.
- Vốn tự có trong nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải cục bộ tại hộ gia đình như: bể tự hoại, hầm biogas,… và trang bị các phương tiện lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu về phân loại rác tại nguồn.
- Vốn vay ưu đãi và tài trợ từ các quỹ bảo vệ môi trường của quốc gia, địa phương; các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác.
- Vốn 1% chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường cho các kế hoạch, đề án, dự án về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đổi mới phương thức huy động nguồn tài chính từ cộng đồng, lấy xã hội hoá nguồn lực tài chính làm trọng tâm: vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường; phát huy nội lực, người sử dụng đóng góp một phần chi phí xây dựng công trình và toàn bộ chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng và quản lý công trình; vận động các nhà tài trợ để thu hút thêm vốn đầu tư cho công trình nếu có thể được.
- Cần có kinh phí hỗ trợ khởi đầu (ví dụ như chi phí tư vấn), bên cạnh những hướng dẫn kỹ thuật và hệ thống văn bản pháp quy phù hợp, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư về bảo vệ môi trường được hình thành và thực thi. Kinh phí xây dựng có thể kết hợp từ các nguồn kể trên.
Trên cơ sở Quy hoạch Bảo vệ môi trường này các sở, ban ngành và UBND huyện, thị, thành phố xây dựng chương trình bảo vệ môi trường đến năm 2020 của ngành và địa phương mình, hàng năm có kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả.
Các Sở, ban ngành và UBND huyện, thị, thành phố khi xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển ngành, lĩnh vực, kinh tế - xã hội đều phải cân nhắc thận trọng các vấn đề về tài nguyên và môi trường, có đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt.
7.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn các các Sở, ngành, UBND huyện, thị, thành phố xây dựng Chương trình bảo vệ môi trường đến năm 2020, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm, đôn đốc thực hiện và tổng kết chung báo cáo UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành tìm giải pháp xử lý ngay các vấn đề, khu vực, điểm ô nhiễm môi trường đang tồn tại và bức xúc từ trước đến nay trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, xã hội hóa môi trường.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Xúc tiến thành lập Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh, đội đặc nhiệm phản ứng nhanh để sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường.
- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, sổ tay, tài liệu nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
7.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu tìm các nguồn vốn, các cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường như: đầu tư xử lý nước thải, tái chế xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại,...
- Lồng ghép chặt chẽ, hợp lý và hài hòa các yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư trong thời gian tới.
- Trong hoạt động xúc tiến đầu tư cần chú ý ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
7.3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, bố trí kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đầu tư trọng điểm về bảo vệ môi trường, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
- Triển khai và đẩy mạnh công tác thu phí môi trường, thuế tài nguyên,... Hướng dẫn sử dụng nguồn thu từ phí này để sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường.
- Chủ động tham gia đề xuất việc thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đề xuất chính sách tiến tới thu phí xử lý chất thải rắn,…
7.4. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải y tế, lò đốt rác y tế của các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh và huyện, thị, thành phố; triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý nước thải, rác thải y tế.
- Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường; bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường.
7.5. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm đối với hoạt động sản xuất các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng quy chế cụ thể để quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện di dời và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Hướng dẫn quy hoạch các khu sản xuất tập trung tại các làng nghề nhằm giảm thiểu ô nhiễm song song với việc bảo tồn nét đẹp văn hóa của các làng nghề.
- Tổ chức tổng kiểm tra tình hình nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, phế liệu.
- Hướng dẫn thực hiện sản xuất sạch hơn, áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi trường; Kiểm toán môi trường, khuyến khích và hỗ trợ thí điểm Chứng nhận ISO 14001 cho một số cơ sở.
7.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường và hướng dẫn xử lý môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Phối hợp thực hiện điều tra, lập và triển khai quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đầu tư bảo tồn, phục hồi và phát triển Khu bảo vệ cảnh quan rừng, khu đất ngập nước, đa dạng sinh học,....
- Triển khai ký quỹ thu hồi chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp (chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật quá hạn,...), xử lý các sự cố môi trường trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Thực hiện các chỉ tiêu nông thôn mới về nước sạch và vệ sinh môi trường, nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại hợp vệ sinh.
7.7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với nội dung về bảo vệ môi trường cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công nhân viên công tác trong ngành du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch về bảo vệ môi trường; Đưa tiêu chí về môi trường vào việc xét tiêu chuẩn của các cơ sở kinh doanh du lịch.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện thu gom rác, nước thải, gắn với xử lý hoặc phối hợp xử lý cùng cơ quan chức năng các khu nhà vệ sinh công cộng trong các khu, điểm du lịch.
7.8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới từ các chất thải trong nông nghiệp, rác thải sinh hoạt; Các loại vật liệu xây dựng không nung thay thế cho gạch ngói thủ công như hiện nay,…
- Hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng các giải pháp công nghệ trong bảo vệ môi trường theo ISO 14000.
7.9. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện lập quy hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn; thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện chức năng quản lý và thẩm định hồ sơ các dự án xây dựng đảm bảo có các công trình bảo vệ môi trường, kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải.
- Tổ chức thực hiện ứng dụng các loại vật liệu không nung thay thế dần cho gạch ngói sản xuất thủ công.
- Điều tra, đánh giá mức độ chịu tải của các sông kênh rạch trong nội ô các đô thị để có giải pháp xử lý, bố trí quy hoạch cho phù hợp.
- Khi quy hoạch các khu đô thị mới, Khu công nghiệp mới phải đảm bảo việc bố trí các “vành đai xanh” bao quanh, thoát nước và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn; Từng bước đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
7.10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên trong việc triển khai nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường như: trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.
- Chỉ đạo các trường học phải có nhà vệ sinh cho học sinh, trồng cây xanh và tổ chức thực hiện thu gom chất thải rắn trong sân trường.
7.11. Sở Tư pháp
Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trình UBND tỉnh ban hành theo quy định.
7.12. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng Công an toàn tỉnh áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm và hủy hoại tài nguyên môi trường; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ rò rỉ, phát tán chất thải gây ô nhiễm môi trường; kiểm tra, xử lý các loại phương tiện cơ giới đã hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông, các loại phương tiện cơ giới vận chuyển vật liệu xây dựng, phế phẩm thủy sản, các loại chất thải không đúng quy định làm rơi vải trên đường gây ô nhiễm môi trường.
7.13. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh
- Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo chức năng. Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.
- Từng bước hoàn thiện mạng lưới thoát nước mưa, tách riêng với mạng lưới thoát nước thải; phải có trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải sản xuất đạt các tiêu chuẩn môi trường; Nâng tỷ lệ diện tích cây xanh trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường theo quy định trong các khu công nghiệp; Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường định kỳ theo quy định.
7.14. Đài phát thanh truyền hình An Giang, Báo An Giang
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường; nêu gương những tổ chức, cá nhân làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
7.15. Sở Nội vụ
- Chủ trì kiện toàn, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên môi trường cấp tỉnh, huyện, xã; Hướng dẫn xây dựng bộ máy quản lý môi trường trong các tổ chức doanh nghiệp nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý môi trường về nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đáp ứng theo mục tiêu và các chỉ tiêu phấn đấu cải thiện chất lượng môi trường theo quy hoạch được phê duyệt.
7.16. Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố
- Trên cơ sở quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường này, năm 2011 Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố xây dựng Chương trình bảo vệ tài nguyên và môi trường đến năm 2020, trong đó có phân kỳ giai đoạn thực hiện cho phù hợp.
- Tổ chức thực hiện các tiêu chí môi trường trong chương trình hành động thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.
- Hàng năm cập nhật danh sách các cơ sở, khu vực, điểm ô nhiễm trên địa bàn và đưa ra lộ trình để khắc phục; Lập kế hoạch đóng cửa và phục hồi môi trường bãi rác quá tải, ô nhiễm; Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải khu dân cư.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm môi trường theo thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; vận động và hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn.
- Phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng; Nghiên cứu xây dựng ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ tự quản về Bảo vệ môi trường phù hợp với địa phương; Rà soát tìm nguồn vốn xây dựng lò thiêu đạt tiêu chuẩn môi trường cho các địa bàn có người dân tộc sinh sống.
7.17. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Tích cực tham gia cùng Nhà nước đầu tư các dự án phục vụ bảo vệ môi trường. Tham gia thực hiện đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch này.
- Thành lập bộ phận chuyên môn quản lý môi trường tại đơn vị mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2010 của UBND tỉnh An Giang)
Mã số |
Tên dự án/nhiệm vụ ưu tiên (Nhóm dự án) |
Địa bàn triển khai |
Cơ quan chịu trách nhiệm chính |
Khung thời hạn |
Kinh phí dự kiến (Triệu đồng) |
A. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
|||||
A.01 |
Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, tài liệu nâng cao nhận thức; các cẩm nang, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2010-2020 |
900 (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
A.02 |
Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư (dự kiến 11 chương trình) |
Các cơ quan Ban, ngành, Đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp |
Sở TNMT |
2010-2015 |
1.000 (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
A.03 |
Tổ chức các sự kiện hưởng ứng các ngày lễ, chiến dịch về môi trường |
Các khu vực công cộng, khu dân cư |
Sở TNMT |
2010-2020 |
Mỗi năm khoảng 300 (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
A.04 |
Dự án giáo dục về môi trường cho học sinh phổ thông các cấp |
Toàn tỉnh |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
2011–2015 |
Mỗi năm khoảng 200 (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
B.01 |
Dự án hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng |
Tại các cơ sở được lựa chọn (do Sở Công thương quyết định) |
Sở Công thương |
2011–2015 |
3.000 (30%Vốn SN BVMT, 70%Doanh nghiệp) |
B.02 |
Dự án hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống ISO 14001 |
Tại các cơ sở được lựa chọn (do Sở Công thương quyết định) |
Sở Công thương |
2011–2015 |
2.000 (30 %Vốn SN BVMT + 70% Doanh nghiệp) |
B.03 |
Nhân rộng mô hình kiểm toán môi trường ra toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang |
Các cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh |
Sở Công thương |
2012–2020 |
Mỗi năm khoảng 300 (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
C. CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM – CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG |
|||||
Nhóm Dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị |
|||||
C.01 |
Dự án đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TX. Châu Đốc |
Thị xã Châu Đốc |
UBND TX. Châu Đốc |
Giai đoạn I (2009-2015) Giai đoạn II (2016-2020) |
Giai đoạn I: 205.000 Giai đoạn II: 225.000 (Vốn ODA Chính phủ Na Uy) |
C.02 |
Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP. Long Xuyên |
Thành phố Long Xuyên |
UBND TP. Long Xuyên |
2010–2011 |
947.000 (Vốn ODA Chính phủ Hàn Quốc) |
C.03 |
Dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Tân Châu
|
Thị xã Tân Châu |
UBND thị xã Tân Châu |
2012-1015 |
551.000 (29 triệu USD) (Vốn ODA Chính phủ Hàn Quốc) |
Nhóm Dự án xử lý chất thải rắn |
|||||
C.04 |
Dự án đóng cửa bãi rác và xây dựng khu xử lý rác sinh hoạt huyện An Phú. |
Huyện An Phú |
UBND huyện An Phú |
2011-2012 |
31.654 (Vốn TW + tỉnh) |
C.05 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác Bình Đức – thành phố Long Xuyên |
Bình Đức, TP. Long Xuyên |
UBND TP.Long Xuyên |
2010–2011 |
35.000 (Vốn TW + tỉnh) |
C.06 |
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang |
Xã Bình Hòa, huyện Châu Thành |
UBND TP. Long Xuyên |
2010-2011 |
90.000 GĐ1: 42.000; GĐ2: 48.000. (Vốn TW + tỉnh) |
C.07 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác Kênh 4 – Thị xã Châu Đốc |
Bãi rác Kênh 4, thị xã Châu Đốc |
UBND Thị xã Châu Đốc |
2010–2012 |
13.000 (Vốn TW) |
C.08 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác Phú Mỹ, huyện Phú Tân |
Bãi rác TT. Phú Mỹ |
UBND huyện Phú Tân |
2011-2012 |
4.000 (50% Vốn TW, 50% tỉnh) |
C.09 |
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Phú Tân- thị xã Tân Châu, 100 tấn/ngày |
Xã Phú Thành, Phú Tân |
UBND huyện Phú Tân |
2011-2012 |
361.000 (19 triệu USD) (Vốn ODA Hàn Quốc) |
C.10 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác TX. Tân Châu |
Bãi rác TX. Tân Châu |
UBND thị xã Tân Châu |
2011-2012 |
4.000 (50% Vốn TW, 50% tỉnh) |
C.11 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác huyện Thoại Sơn |
Thị trấn Núi Sập |
UBND huyện Thoại Sơn |
2013-2014 |
4.000 (50% Vốn TW, 50% tỉnh) |
C.12 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú |
thị trấn Cái Dầu , huyện Châu Phú |
UBND huyện Châu Phú |
2014-2015 |
4.000 (50% Vốn TW, 50% tỉnh) |
C.13 |
Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn cụm Châu Phú – Châu Đốc – Tịnh Biên |
Huyện Châu Phú |
Ban CTCC huyện Châu Phú |
2010-2012 |
1.900 (50% Vốn TW, 50% tỉnh) |
C.14 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường các bãi rác huyện Chợ Mới |
Bãi rác thị trấn Chợ Mới và Mỹ Luông |
UBND huyện Chợ Mới |
2011–2012 |
4.000 (50% Vốn TW, 50 % tỉnh) |
C.15 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Chợ Mới, 70 tấn/ngày |
Huyện Chợ Mới |
UBND huyện Chợ Mới |
2011-2012 |
25 .000 (Vốn TW-Trái phiếu Chính phủ) |
C.16 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường bãi rác huyện Châu Thành |
Bình Hòa |
UBND huyện Châu Thành |
2013-2014 |
4.000 (50% VốnTW, 50% tỉnh) |
C.17 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường các bãi rác huyện Tinh Biên |
Bãi rác xã An Cư |
UBND huyện Tịnh Biên |
2014-2015 |
3.000 (50% VốnTW, 50 % tỉnh) |
C.18 |
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Tịnh Biên |
Xã Tân Lợi |
Công ty CP phát triển du lịch An Giang |
2010-2011 |
10.000 (Vốn ODA) |
C.19 |
Dự án đóng cửa và cải tạo, phục hồi môi trường các bãi rác huyện Tri Tôn |
Bãi rác xã An Tức |
UBND huyện Tri Tôn |
2016-2020 |
3.000 (50% TW, 50% tỉnh) |
C.20 |
Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, 70 tấn/ngày |
Huyện Tri Tôn |
UBND huyện Tri Tôn |
2012-2013 |
25.000
|
C.21 |
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu liên hợp xử lý chất thải rắn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
Huyện Tri Tôn |
UBND huyện Tri Tôn |
2012-2013 |
12.000 (Vốn XDCB) |
Nhóm Dự án xử lý chất thải ao/hầm nuôi trồng thủy sản |
|||||
C.22 |
Dự án hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải ao/hầm nuôi thủy sản cho các cơ sở nuôi |
Toàn tỉnh |
Sở NNPTNT |
2011–2013 |
2.000 |
Nhóm Dự án xử lý chất thải công nghiệp |
|||||
C.23 |
Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Bình Hòa |
KCN Bình Hòa (huyện Châu Thành) |
Ban Quản lý KKT tỉnh |
2010–2011 |
10.000 (Vốn TW) |
C. 24 |
Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Xuân Tô |
KCN Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) |
Ban Quản lý KKT tỉnh |
2011-2012 |
5.500 (Vốn TW) |
C.25 |
Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Bình Long |
KCN Bình Long (huyện Châu Phú) |
Ban Quản lý KKT tỉnh |
2010-2011 |
9.000 (Vốn TW) |
C.26 |
Dự án đầu tư xây dựng các mô hình quản lý rác thải nông thôn (Quy mô 30 xã); |
Toàn tỉnh |
UBND huyện |
2010-2012 |
1.000/xã 50% Vốn SNBVMT, 50% XDCB |
C.27 |
Dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi tỉnh An Giang trong hai năm 2010-2011 |
Toàn tỉnh |
UBND huyện, thị, thành phố |
2010-2011 |
1.000 (Vốn TW, tỉnh) |
C.28 |
Dự án xây dựng mô hình cộng đồng BVMT nông thôn (Thành lập các Tổ tự quản về BVMT cấp xã) |
9 huyện, thị |
UBND huyện, thị |
2015-2020 |
2.000/huyện (Vốn NN+ Xã hội hóa) |
C.29 |
Dự án xử lý chất thải theo cơ chế CDM điện trấu |
Xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn |
UBND huyện Thoại Sơn |
2010-2012 |
|
Nhóm Dự án phục hồi môi trường khu vực khai thác khoáng sản |
|||||
C.30 |
Dự án phục hồi môi trường đối với các khu khai thác đá sau khi kết thúc việc khai thác. |
Tại khu vực các mỏ đá |
Các Doanh nghiệp |
2010–2020 |
Quỹ phục hồi môi trường |
Nhóm Dự án phát triển hệ thống vệ sinh công cộng |
|||||
C.31 |
Quy hoạch các khu nghĩa trang toàn tỉnh (Kinh phí lập Quy hoạch) |
Toàn tỉnh |
Sở Xây dựng |
2010-2011 |
800 (Vốn TW, tỉnh) |
C.32 |
Dự án phát triển nhà vệ sinh công cộng khu vực thành phố Long Xuyên (10 cụm) |
Các khu vực công cộng ở Tp. Long Xuyên |
UBND TP. Long Xuyên |
2010–2015 |
1.500 (Vốn XDCB) |
C.33 |
Dự án phát triển nhà vệ sinh công cộng khu vực thị xã Châu Đốc (6 cụm) |
Các khu vực công cộng ở thị xã Châu Đốc |
UBND thị xã Châu Đốc |
2010–2015 |
900 (Vốn XDCB) |
Nhóm Dự án kiểm soát ô nhiễm công nghiệp |
|||||
D.01 |
Dự án xử lý nước thải các khu lò mổ tập trung của huyện Khu lò mổ tập trung của huyện (Công ích); Khu lò mổ tập trung của huyện (Doanh nghiệp) |
Toàn tỉnh |
Sở TN&MT |
2011-2012 |
5.000 - 100% Vốn tỉnh- SN BVMT - (30% Vốn SN BVMT; 70 % Doanh nghiệp) |
D.02 |
Lắp đặt các thiết bị đo liên tục, tự động lưu lượng và chất lượng nước thải ở cuối miệng xả của các KCN, cụm công nghiệp tập trung |
Các KCN Vàm Cống, Bình Long, Bình Hòa và các cụm CN mới |
Ban QL KKT tỉnh |
2011–2015 |
5.000 (Vốn TW) |
Nhóm Dự án kiểm soát ô nhiễm khu nuôi trồng thủy sản |
|||||
D.03 |
Xây dựng đề án bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản |
Toàn tỉnh |
Sở NN&PTNT |
2011-2012 |
300 (Vốn TW) |
Nhóm Dự án kiểm soát ô nhiễm đối với chất thải nguy hại |
|||||
D.04 |
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống XLNT bệnh viện |
Toàn tỉnh |
Sở Y tế |
2010-2015 |
22.000 (Vốn TW, tỉnh) |
D.05 |
Xây dựng mô hình XLNT trạm y tế xã |
Toàn tỉnh |
Sở Y tế |
2015-2020 |
150/xã (Vốn TW, tỉnh) |
D.06 |
Đầu tư xe phun nước chống bụi, rửa đường giao thông khu vực đô thị |
Tp. Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu |
Ban CTCC thành phố, thị xã |
2010 |
2.100 (Vốn XDCB) |
D.07 |
Phát triển hệ thống cây xanh dọc các tuyến đường nội ô đô thị |
Tp. Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu |
Ban CTCC thành phố, thị xã |
2010–2012 |
2.700 (Vốn XDCB) |
Nhóm Dự án kiểm soát ô nhiễm do hoạt động khai thác KS |
|||||
D.08 |
Dự án đo đạc đáy sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao chỉnh trị dòng chảy và quy hoạch khai thác cát toàn tỉnh |
sông Tiền,sông Hậu, sông Vàm Nao |
Sở TNMT |
2010 |
1.600 (Vốn TW, tỉnh) |
D.09 |
Dự án sắp xếp hoạt động khai thác đá, vật liệu xây dựng thông thường và chuyển đổi nghề cho lao động nghề đá trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020. (Kinh phí lập dự án ) |
HuyệnTri Tôn, Tịnh Biên |
Sở TNMT |
Bắt đầu từ khi phê duyệt dự án đến 2020 |
193 (Vốn tỉnh) |
Nhóm Dự án kiểm soát ô nhiễm do du lịch |
|||||
D.10 |
Xây dựng Mô hình cộng đồng tham gia BVMT khu du lịch Núi Cấm (Kinh phí lập đề cương) |
Xã An Hảo-Tịnh Biên |
Sở TNMT |
2009-2010 |
195 (Vốn tỉnh) |
D.11 |
Xây dựng Mô hình cộng đồng tham gia BVMT khu du lịch Núi Sam (Kinh phí lập đề cương) |
TX. Châu Đốc |
Sở TN&MT |
2011-2012 |
200 (Vốn tỉnh) |
D.12 |
Xây dựng Mô hình cộng đồng tham gia BVMT Mỹ Hòa hưng, TP. Long Xuyên (Kinh phí xây dựng đề cương) |
Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên |
Sở TN&MT |
2009-2010 |
160 (Vốn tỉnh) |
E.01 |
Quan trắc môi trường hằng năm |
Toàn tỉnh |
Sở TN&MT |
2010–2020 |
1.000 (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
E.02 |
Chương trình cảnh báo sạt lỡ bờ sông |
Toàn tỉnh |
Sở TN&MT |
2010–2020 |
260/năm (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
E.03 |
Dự án chuẩn hóa cơ sở dữ liệu GIS về tài nguyên – môi trường tỉnh An Giang |
Cấp tỉnh và cấp huyện, thị, thành phố |
Sở TN&MT và các Phòng TN&MT |
2010–2011 |
4.000 (Vốn TW) |
E.04 |
Dự án xây dựng 5 trạm quan trắc liên tục tự động |
Khu vực biên giới và khu vực nhạy cảm |
Sở TN&MT |
2010–2020 |
36.400 (1,4 triệu EUR) (Vốn 35% ORIO Chính phủ Hà Lan; 65% NS nhà nước) |
F.01 |
Dự án hỗ trợ kỹ thuật phát triển hệ thống nhà tiêu hợp vệ sinh cho khu vực dân cư nông thôn tỉnh An Giang |
Khu vực nông thôn toàn tỉnh |
Sở NNPTNT |
2010–2020 |
20.000 (Vốn ODA) |
F.02 |
Dự án phát triển hệ thống cung cấp nước sạch cho các khu vực dân cư nông thôn tỉnh An Giang |
Khu vực nông thôn toàn tỉnh |
Sở NNPTNT |
2010–2020 |
Mỗi năm khoảng 30.000 |
G.01 |
Dự án bảo tồn phục hồi rừng, đất ngập nước và đa dạng sinh học toàn tỉnh An Giang (14 khu) |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2010–2015 |
1.060.000
|
H. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
|||||
H.01 |
Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải bền vững của hệ thống thủy vực tỉnh An Giang phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững |
Toàn tỉnh |
Sở KHCN |
2010–2011 |
1.800 |
H.02 |
Đánh giá các yếu tố về môi trường và tình trạng sức khỏe cộng đồng các vùng đê bao |
Các huyện |
Sở KHCN |
2011-2012 |
2.000 (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
I. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
|||||
I.01 |
Chương trình phát triển chính sách về bảo vệ môi trường |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2010–2020 |
500 (Vốn TW, tỉnh) |
I.02 |
Chương trình phát triển khung pháp lý về BVMT |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2010–2020 |
500 (Vốn TW, tỉnh) |
I.03 |
Dự án “Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường cấp xã trên địa bàn tỉnh An Giang” |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2010–2015 |
19.250 (Vốn tỉnh- SN BVMT) |
I.04 |
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với các cán bộ hiện hữu ngắn hạn và dài hạn |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2010–2020 |
Mỗi năm khoảng 500 |
K.01 |
Thành lập quỹ BVMT tỉnh An Giang |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2010–2011 |
20.000 (Vốn TW, tỉnh) - hằng năm bổ sung vốn từ các nguồn thu phí về BVMT |
Nhóm dự án đầu tư |
|||||
L.01 |
Dự án bao đê bảo vệ đô thị Thành phố Long xuyên trong điều kiện nước biển dâng |
Thành phố Long xuyên |
Sở NNPTNT |
2012- 2020 |
500.000 (Vốn TW) |
L.02 |
Dự án đê bao bảo vệ khu đô thị trung tâm thị xã Tân Châu trong điều kiện nước biển dâng. |
Thị xã Tân Châu |
Sở NNPTNT |
2012-2020 |
400.000 |
L.03 |
Dự án đê bao bảo vệ khu đô thị thị xã Châu Đốc trong điều kiện nước biển dâng. |
Thị xã Châu Đốc |
Sở NNPTNT |
2012-2020 |
400.000 |
L.04 |
Dự án nạo vét chỉnh trị dòng chảy sông Tiền, sông Hậu kết hợp với tái định cư các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang |
Huyện An Phú |
Sở TNMT |
2012 - 2020 |
240.000 (Vốn TW) |
L.05 |
Dự án kiểm soát lũ bờ Đông sông Hậu thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang bảo vệ vùng sản xuất lúa |
Huyện An Phú |
Sở NNPTNT |
2012- 2020 |
300.000 (Vốn TW) |
L.06 |
Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao huyện Tri Tôn và Tịnh Biên vùng thích ứng với biến đổi khí hậu. |
Toàn tỉnh |
Sở NNPTNT |
2012- 2020 |
100.000 (Vốn TW) |
L.07 |
Xây dựng mô hình hồ chứa nước vùng khô hạn cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân vùng núi, thuộc huyện Tri Tôn. |
Huyện Tri Tôn |
Sở Xây dựng |
2012- 2020 |
19.000 (Vốn TW) |
Nhóm các dự án xây dựng mô hình và hỗ trợ kỹ thuật |
|||||
L.09 |
Dự án xây dựng mô hình quản lý hiệu quả các công trình thủy lợi cho vùng miền núi Tịnh Biên, Tri Tôn. |
Huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
Sở NNPTNT |
2012- 2020 |
19.000 (Vốn TW) |
L.10 |
Dự án “Sử dụng hiệu quả năng lượng từ việc chuyển đổi công nghệ lò nung cho 1600 lò gạch trên địa bàn tỉnh An Giang”. |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2012- 2020 |
480.000 (Vốn TW) |
L.11 |
Dự án quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh An Giang thích ứng với biến đổi khí hậu. |
Toàn tỉnh |
Sở Xây dựng |
2010 - 2030 |
3.800 (Vốn TW) |
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN CƠ HỘI VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG ĐẦU TƯ TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2010 của UBND tỉnh An Giang)
Mã số |
Tên dự án/nhiệm vụ ưu tiên (Nhóm dự án) |
Địa bàn triển khai |
Cơ quan chịu trách nhiệm chính |
Khung thời hạn |
Kinh phí dự kiến (Triệu đồng) |
A. CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN, CẢI TIẾN HỆ THỐNG THU GOM – VẬN CHUYỂN RÁC |
|||||
A.01 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác Tp. Long Xuyên |
Thành phố Long Xuyên |
UBND thành phố Long Xuyên |
2015-2020 |
10.000 (Vốn TP. Long Xuyên) |
A.02 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác thị xã Châu Đốc |
Thị xã Châu Đốc |
UBND thị xã Châu Đốc |
2015-2020 |
6.000 (Vốn thị xã Châu Đốc) |
A.03 |
Dự án phân loại rác tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác huyện Châu Thành |
Huyện Châu Thành |
UBND huyện Châu Thành |
2015-2020 |
4.000 (Vốn huyện Châu Thành) |
A.04 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác huyện Châu Phú |
Huyện Châu Phú |
UBND huyện Châu Phú |
2015-2020 |
4.000 (Vốn huyện Châu Phú) |
A.05 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác thị xã Tân Châu |
Thị xã Tân Châu |
UBND Thị xã Tân Châu |
2015-2020 |
4.000 (Vốn thị xã Tân Châu) |
A.06 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác huyện Phú Tân |
Huyện Phú Tân |
UBND huyện Phú Tân |
2015-2020 |
4.000 (Vốn huyện Phú Tân) |
A.07 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác huyện Chợ Mới |
Huyện Chợ Mới |
UBND huyện Chợ Mới |
2015-2020 |
4.000 (Vốn huyện Chợ Mới) |
A.08 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác huyện Tịnh Biên |
Huyện Tịnh Biên |
UBND huyện Tịnh Biên |
2015-2020 |
4.000 (Vốn huyện Tịnh Biên) |
A.09 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác huyện Tri Tôn |
Huyện Tri Tôn |
UBND huyện Tri Tôn |
2015-2020 |
4.000 (Vốn huyện Tri Tôn) |
A.10 |
Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác huyện Thoại Sơn |
Huyện Thoại Sơn |
UBND huyện Thoại Sơn |
2015-2020 |
4.000 (Vốn huyện Thoại Sơn) |
A.11 |
Kiểm tra, tổng kết, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn ở các huyện, thị, thành phố và đề xuất giải pháp cải tiến, khắc phục |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT kết hợp UBND các huyện, thị, thành phố |
Định kỳ hàng năm từ 2015-2020 |
Mỗi năm khoảng 50 (Vốn tỉnh - SN BVMT) |
A.12 |
Dự án thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại |
Toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2015-2020 |
5.000 (Vốn tỉnh- SN BVMT+ DN) |
A.13 |
Dự án thu gom chất thải rắn làng bè |
Dọc sông Hậu và Tiền |
Sở TNMT phối hợp Ban CTCC các huyện |
2015-2020 |
500 (Vốn tỉnh–SN BVMT+DN) |
B.CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM – CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG |
|||||
Nhóm Dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị |
|||||
B.01 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn An Châu |
Thị trấn An Châu |
UBND H. Châu Thành |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.02 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Cái Dầu |
Thị trấn Cái Dầu |
UBND H. Châu Phú |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.03 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Tịnh Biên |
Thị trấn Tịnh Biên |
UBND H. Tịnh Biên |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.04 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Long Bình |
Thị trấn Long Bình |
UBND H. An Phú |
2015-2020 |
100.000 (Vốn ODA) |
B.05 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn An Phú |
Thị trấn An Phú |
UBND H. An Phú |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.06 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Phú Mỹ |
Thị trấn Phú Mỹ |
UBND H. Phú Tân |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.07 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Chợ Vàm |
Thị trấn Chợ Vàm |
UBND H. Phú Tân |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.08 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Chợ Mới |
Thị trấn Chợ Mới |
UBND H. Chợ Mới |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.09 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Mỹ Luông |
Thị trấn Mỹ Luông |
UBND H. Chợ Mới |
2015-2020 |
100.000 (Vốn ODA) |
B.10 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Nhà Bàng |
Thị trấn Nhà Bàng |
UBND H. Tịnh Biên |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.11 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Chi Lăng |
Thị trấn Chi Lăng |
UBND H. Tịnh Biên |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.12 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Tri Tôn |
Thị trấn Tri Tôn |
UBND H. Tri Tôn |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.13 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Ba Chúc |
Thị trấn Ba Chúc |
UBND H.Tri Tôn |
2015-2020 |
100.000 (Vốn ODA) |
B.14 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Núi Sập |
Thị trấn Núi Sập |
UBND H.Thoại Sơn |
2015-2020 |
200.000 (Vốn ODA) |
B.15 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Phú Hòa |
Thị trấn Phú Hòa |
UBND H. Thoại Sơn |
2015-2020 |
100.000 (Vốn ODA) |
B.16 |
Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Óc Eo |
Thị trấn Óc Eo |
UBND H. Thoại Sơn |
2015-2020 |
100.000 (Vốn ODA) |
Nhóm Dự án xử lý chất thải công nghiệp |
|||||
B.17 |
Dự án đầu tư nhà máy điện từ trấu 10MW cụm công nghiệp xay xát Vọng Thê – Thoại Sơn |
Vọng Thê – Thoại Sơn |
Doanh nghiệp |
2010-2015 |
380.000 (20 triệu USD) (Vốn: kêu gọi đầu tư) |
B.18 |
Dự án đầu tư nhà máy điện từ trấu 10MW cụm công nghiệp xay xát Hòa An – Chợ Mới |
Hòa An – Chợ Mới |
Doanh nghiệp |
2010-2015 |
380.000 (20 triệu USD) (Vốn: kêu gọi đầu tư) |
B.19 |
Dự án đầu tư 10 nhà máy phát điện từ trấu trên địa bàn tỉnh |
Toàn tỉnh |
Doanh nghiệp |
2010-2015 |
76.000 (4 triệu USD) (Vốn ORIO Chính phủ Hà Lan) |
Nhóm Dự án cải thiện môi trường cụm/tuyến dân cư (nông thôn) |
|||||
B.20 |
Dự án thoát nước và xử lý nước thải tại các cụm tuyến dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp khắc phục. |
Toàn tỉnh |
Sở Xây dựng |
2012-2020 GĐ I (2012-2015): 50 cụm TDC; GĐ II (2015-2020):còn lại |
1.000/cụm (Vốn TW- Trái phiếu Chính phủ) |
B.21 |
Dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sinh thái và đô thị nông thôn |
|
Sở Công thương |
2015-2020 |
700.000 (Vốn TW, tỉnh) |
Nhóm Dự án cải tạo cảnh quan môi trường kênh rạch và chỉnh trang đô thị |
|||||
B.22 |
Dự án “Di dời nhà trên sông, kênh, rạch đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020” |
Khu vực nông thôn toàn tỉnh |
Sở TNMT |
2010–2020 GĐI: LX, CĐ(2015-2016); GĐ II: TC, CM(2016-2017) GĐ III: huyện còn lại (2017-2020) |
GĐ I: 30.000 GĐ II: 30.000 GĐIII: 50.000 (Vốn 50% XDCB , 50 % TW- nguồn Chương trình cụm tuyến dân cư giai đoạn II) |
B.23 |
Dự án cải tạo và tôn tạo cảnh quan môi trường ven các ao/hồ nước tự nhiên trong khu vực Tp. Long Xuyên |
Thành phố Long Xuyên |
UBND TP. LX phối hợp Sở Xây dựng |
2010–2015 |
|
B.24 |
Dự án cải tạo và phát triển hành lang bảo vệ ven sông, kênh rạch khu vực thị xã Châu Đốc: |
Thị xã Châu Đốc |
UBND TX. Châu Đốc phối hợp Sở Xây dựng |
2011–2015 |
|
B.25 |
Tiểu dự án cải tạo và phát triển hành lang bảo vệ ven sông Hậu đoạn từ cầu Cồn Tiên đến công viên bờ kè hiện hữu (khoảng 820m) |
Thị xã Châu Đốc |
UBND TX. Châu Đốc phối hợp Sở Xây dựng |
2011–2013 |
|
B.26 |
Tiểu dự án cải tạo và phát triển hành lang bảo vệ ven sông Hậu đoạn từ cầu Cồn Tiên đến cửa kênh Vĩnh Tế và vòng vào cầu Vĩnh Tế (khoảng 685m) |
Thị xã Châu Đốc |
UBND TX. Châu Đốc phối hợp Sở Xây dựng |
2014–2015 |
|
B.27 |
Dự án cải tạo và tôn tạo cảnh quan môi trường ven các ao/hồ nước tự nhiên trong khu vực thị xã Châu Đốc |
Thị xã Châu Đốc |
UBND TX. Châu Đốc phối hợp Sở Xây dựng |
2011–2015 |
|
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN XÃ HỘI HÓA VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG ĐẦU TƯ TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2010 của UBND tỉnh An Giang)
Mã số |
Tên dự án/nhiệm vụ (Nhóm dự án) |
Địa bàn triển khai |
Cơ quan chịu trách nhiệm chính |
Khung thời hạn |
Kinh phí dự kiến (Triệu đồng) |
|
|||
A. CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN, CẢI TIẾN HỆ THỐNG THU GOM – VẬN CHUYỂN RÁC |
|||||||||
A.01 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn thành phố Long Xuyên |
Thành phố Long Xuyên |
UBND Tp. Long Xuyên |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.02 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn thị xã Châu Đốc |
Thị xã Châu Đốc |
UBND thị xã Châu Đốc |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.03 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Châu Thành |
Huyện Châu Thành |
UBND huyện Châu Thành |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.04 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Châu Phú |
Huyện Châu Phú |
UBND huyện Châu Phú |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.05 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn thị xã Tân Châu |
Thị xã Tân Châu |
UBND Thị xã Tân Châu |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.06 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Phú Tân |
Huyện Phú Tân |
UBND huyện Phú Tân |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.07 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Chợ Mới |
Huyện Chợ Mới |
UBND huyện Chợ Mới |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.08 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Tịnh Biên |
Huyện Tịnh Biên |
UBND huyện Tịnh Biên |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.09 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Tri Tôn |
Huyện Tri Tôn |
UBND huyện Tri Tôn |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
A.10 |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Thoại Sơn |
Huyện Thoại Sơn |
UBND huyện Thoại Sơn |
2012–2020 |
Theo dự án đầu tư được duyệt |
|
|||
B. CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM – CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG |
|||||||||
Nhóm Dự án phát triển hệ thống vệ sinh công cộng |
|||||||||
B.01 |
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu nghĩa địa Tp. Long Xuyên (10 ha) |
Phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên |
Nhà đầu tư |
2012-2015 |
30.000 (Vốn Xã hội hóa) |
|
|||
B.02 |
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu nghĩa địa thị xã Châu Đốc (4 ha) |
Ngoại ô thị xã Châu Đốc |
Nhà đầu tư |
2012-2015 |
12.000 (Vốn Xã hội hóa) |
|
|||
B.03 |
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các khu nghĩa địa cho huyện. Quy mô 3 ha/huyện. |
Ngoại ô các huyện |
Nhà đầu tư |
2015-2020 |
5.000/huyện (Vốn Xã hội hóa) |
|
|||
Nhóm Dự án kiểm soát ô nhiễm thuốc BVTV |
|||||||||
C.01 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học |
Các huyện |
UBND huyện |
2011-2015 |
15.000 (Vốn xã hội hóa) |
||||
C.02 |
Xây dựng mô hình nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ sinh học |
Các huyện |
UBND huyện |
2015-2020 |
15.000 (Vốn xã hội hóa) |
||||
C.03 |
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn GLOBALGAP hoặc các tiêu chuẩn mà thị trường cần |
Toàn tỉnh |
Sở NNPTNT |
2010-2015 |
– |
||||
C.04 |
Xây dựng dự án phí hoàn trả bao, bì hóa chất thuốc BVTV |
Phú Tân, Chợ Mới |
Sở TNMT |
2011-2013 Phú Tân;
2013-2015 Chợ Mới |
5.000 (PhúTân:2.000; ChợMới: 3.000 (Vốn:30% SNBVMT, 70% Doanh nghiệp) |
||||
Nhóm Dự án kiểm soát ô nhiễm đối với chất thải nguy hại |
|||||||||
C.05 |
Dự án lò thêu đốt rác y tế và phương tiện vận chuyển cho toàn tỉnh |
Toàn tỉnh |
Sở Y tế |
2011-2013 |
15.000 (Vốn xã hội hóa) |
||||
C.06 |
Dự án Xử lý chất thải rắn nông thôn tỉnh An Giang |
30 điểm xử lý nhỏ lẻ khu vực nông thôn, giao thông hạn chế |
Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương liên quan |
2011–2015 |
24.000 (Vốn xã hội hóa) |
||||
C.07 |
Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác tỉnh An Giang (công suất 300 tấn/ngày) |
|
Nhà đầu tư |
2011-2012 |
475.000 (25 triệu USD) (Vốn xã hội hóa) |
||||
Nhóm Dự án xử lý chất thải ao/hầm nuôi trồng thủy sản |
|||||||||
C.08 |
Dự án trình diễn XLNT và bùn thải ao/hầm nuôi thủy sản (11 mô hình trình diễn tại 11 huyện, thị) |
Tại các cơ sở lựa chọn ở từng huyện, thị |
Sở NNPTNT |
2010–2011 |
Hỗ trợ mỗi cơ sở 50 |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 27/04/2020 | Cập nhật: 28/04/2020
Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2018 điều chỉnh nội dung Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 Ban hành: 02/07/2018 | Cập nhật: 05/07/2018
Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án bồi duỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014-2020 Ban hành: 22/04/2014 | Cập nhật: 23/04/2014
Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2011 về xuất thuốc sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Quảng Trị Ban hành: 26/05/2011 | Cập nhật: 27/05/2011
Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Ban hành: 04/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học Ban hành: 11/06/2010 | Cập nhật: 17/06/2010
Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 Ban hành: 28/04/2010 | Cập nhật: 03/05/2010
Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND về trích ngân sách tỉnh hỗ trợ cho quỹ bảo vệ môi trường Ban hành: 28/12/2009 | Cập nhật: 19/06/2013
Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND về cho vay vốn đối với hộ gia đình có người sau cai nghiện ma túy, mại dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy, mại dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 15/12/2009 | Cập nhật: 24/09/2015
Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND điều chỉnh tăng tỷ lệ phần trăm (%) để lại cho đơn vị thu lệ phí hộ khẩu, lệ phí chứng minh nhân dân do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 26/01/2010
Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 12/12/2009 | Cập nhật: 20/06/2013
Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND quy định chế độ đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, huyện thực hiện do Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 08/12/2009 | Cập nhật: 08/03/2010
Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND sửa đổi chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Định kèm theo Nghị quyết 35/2007/NQ-HĐND Ban hành: 11/12/2009 | Cập nhật: 11/07/2013
Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường Ban hành: 14/01/2009 | Cập nhật: 21/01/2009
Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2008 về việc phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc Ban hành: 24/06/2008 | Cập nhật: 27/06/2008
Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2008 cử thành viên Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Ban hành: 16/05/2008 | Cập nhật: 21/05/2008
Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước Ban hành: 23/09/2003 | Cập nhật: 10/12/2009