Quyết định 1564/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân vùng tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: | 1564/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang | Người ký: | Bùi Văn Hạnh |
Ngày ban hành: | 24/08/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Dân tộc, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1564/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 24 tháng 08 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012-2016;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại tờ trình số /TTr-BDT ngày tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân vùng tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 24/08/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề án
Hội nghị lần thứ 7 ban Chấp hành trung ương khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 về Công tác dân tộc;
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012-2016.
2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Đề án
Bắc Giang là tỉnh miền núi, có diện tích 3.827,38 km2; toàn tỉnh có 9 huyện, 1 thành phố; với 230 xã, phường, thị trấn, trong đó có 188 xã, thị trấn miền núi; có 36 xã khu vực III, 94 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Dân số toàn tỉnh có trên 1,6 triệu người, bao gồm 21 thành phần dân tộc, trong đó có 20 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) với số dân là 200.538 người, chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các DTTS sống đan xen, hòa đồng tập trung ở 105 xã, thị trấn miền núi, vùng cao thuộc 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và xã Hương Sơn thuộc huyện Lạng Giang.
Những năm qua, công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Thực hiện quan điểm “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều chủ trương để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng dân tộc và miền núi như: Nghị quyết 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7, BCHTƯ Đảng khóa IX về công tác dân tộc; Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020; Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tế cuộc sống như: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Chương trình 135; các chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo, đời sống khó khăn, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân; các chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số và nhiều các chính sách cụ thể khác v.v...
Một số chính sách về tuyên truyền, vận động đã và đang thực hiện, phát huy hiệu quả đối với vùng DTTS và miền núi như: Chỉ thị 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào các DTTS trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 và Quyết định 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015.
Công tác tuyên truyền vận động đồng bào DTTS đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Giang tổ chức thực hiện với các hình thức đa dạng, phong phú đã thu được kết quả tích cực, cổ vũ, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, hướng dẫn đồng bào các dân tộc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, biểu dương và nhân rộng các tấm gương tiêu biểu, nhân tố mới, những gương điển hình tiên tiến là người DTTS trên các lĩnh vực, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, đóng góp không nhỏ vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tình hình vùng DTTS cơ bản ổn định, các công trình dự án lớn được triển khai trên địa bàn được đồng bào DTTS đồng tình ủng hộ như: Vận động thực hiện Dự án di dân TB1 huyện Lục Ngạn, Sơn Động; mở rộng, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 293 huyện Lục Nam - Sơn Động; Dự án cải tạo nâng cấp hồ sông Sỏi huyện Yên Thế, phong trào xây dựng nông thôn mới, các phong trào thi đua, các cuộc vận động tại địa phương. Do vậy, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS tiếp tục được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc được đảm bảo.
Mặc dù trên địa bàn các xã vùng DTTS đã được đầu tư, hỗ trợ thông qua các chương trình, chính sách như: Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ, các chính sách ưu tiên về văn hóa, Y tế, Giáo dục, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới; Chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với 13 xã có tỷ lệ nghèo trên 50% của huyện Lục Ngạn theo Nghị quyết số 19/2009/NQ-HĐND ngày 9/12/2009.v.v. Tuy nhiên, kinh tế vùng DTTS của tỉnh chủ yếu là thuần nông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; công tác giảm nghèo tuy đã đạt kết quả nhất định nhưng chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Theo số liệu điều tra năm 2014 tỷ lệ nghèo của cả tỉnh là 8,88%, trong đó hộ nghèo người DTTS là 14.900 hộ, chiếm 38,8% số hộ nghèo toàn tỉnh và chiếm 27,07% tổng số hộ DTTS toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS là 26,6%.
Công tác tuyên truyền vận động đồng bào DTTS đã đạt được kết quả nhất định nhưng chưa đi vào chiều sâu, trình độ dân trí không đồng đều, nhiều cán bộ đảng viên chưa nhận thức rõ về công tác dân tộc. Tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, nhất là tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp kéo dài giữa đồng bào dân tộc thiểu số với các công ty lâm nghiệp trên địa bàn. Nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật, hiểu biết về các quan điểm, đường lối của Đảng và các chính sách pháp luật của Nhà nước ở một bộ phận người DTTS còn hạn chế. Theo thống kê chưa đầy đủ, gần đây mỗi năm có hàng chục nghìn lượt người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê, trong đó có trên 70% là người dân tộc thiểu số, tập trung ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, để lại hậu quả trước mắt, lâu dài, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Các thế lực thù địch, phản động vẫn tiếp tục tăng cường hoạt động “diễn biến hòa bình” và thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta trên các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật có chiều hướng gia tăng trên địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm gần đây. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án tài trợ nhân đạo, từ thiện của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) đã và đang triển khai trên địa bàn vùng đồng bào DTTS, trong đó còn những hoạt động chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Cơ sở hạ tầng thiết yếu mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng giáo dục, y tế, nguồn nhân lực, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ về phương pháp công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, sự hiểu biết về tiếng dân tộc, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào DTTS có mặt còn hạn chế. Nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chưa phù hợp. Một số cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở chưa quan tâm đến công tác tranh thủ, phát huy vai trò của người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào ở vùng DTTS.
Các chính sách dân tộc của Nhà nước ban hành nhiều, nhưng mới được phổ biến chủ yếu cho đội ngũ cán bộ, còn người dân là các đối tượng thụ hưởng chính sách trực tiếp thì chưa được thông tin, tiếp cận một cách đầy đủ, hệ thống; những thành tích, điển hình tiên tiến hoặc những vấn đề phức tạp phát sinh ở từng địa phương, từng dân tộc chưa được tuyên truyền, vận động để phát huy mặt mạnh, hạn chế tiêu cực và giải quyết những vấn đề phát sinh một cách kịp thời. Việc phân loại đối tượng và tổ chức tuyên truyền vận động trực tiếp, tuyên truyền miệng, kết hợp hướng dẫn, thao tác trực tiếp còn nhiều hạn chế.
Việc bố trí kinh phí cho công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, tranh thủ và phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS còn ở mức thấp, chưa có cơ chế đảm bảo các điều kiện vật chất để người uy tín thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương và cơ chế động viên, khuyến khích, phát huy vai trò người uy tín, đặc biệt là những người có phạm vi ảnh hưởng rộng. Các huyện miền núi có đông đồng bào DTTS như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế hầu như chưa bố trí kinh phí dành riêng cho công tác này.
Trước tình hình thực tế trên, để tiếp tục góp phần nâng cao dân trí, xây dựng và củng cố sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo bền vững, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, đòi hỏi công tác tuyên truyền, vận động cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Do đó, việc xây dựng Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020” là hết sức cần thiết.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Quan điểm
Việc xây dựng, triển khai thực hiện Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền, vận động và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kết hợp có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước với thu hút sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Tăng cường ứng dụng, phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ, các phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại, đặc biệt là truyền hình, phát thanh và Internet tạo sự tác động sâu, rộng, kịp thời đến đồng bào.
2. Mục tiêu
2.1 Mục tiêu chung
- Tạo điều kiện để đồng bào các DTTS nâng cao nhận thức về pháp luật từng bước vận dụng pháp luật có hiệu quả vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình, giám sát việc thi hành luật pháp của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp ở địa phương. Tạo bước phát triển mới trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hệ thống cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và cơ quan công tác dân tộc phù hợp đặc điểm tình hình từng vùng, địa phương và dân tộc góp phần nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật của hệ thống chính trị.
- Trang bị những kiến thức, nâng cao hiểu biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật cho đồng bào DTTS, sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước.
- Hướng các hoạt động tuyên truyền, vận động về cơ sở: Xã, thôn, bản, từng hộ dân. Tạo sự tác động mạnh mẽ của công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong việc thực hiện các chính sách để: Ổn định chính trị, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS; đấu tranh đẩy lùi các tập tục lạc hậu, luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động; xây dựng nông thôn mới và thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.
- Đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan và tổ chức chính trị-xã hội trong việc: Xây dựng, củng cố, tăng cường lực lượng làm công tác tuyên truyền, vận động và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động ở vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016-2020 và thời kỳ tiếp theo. Chú trọng củng cố, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên cấp huyện, xã là người DTTS, người có uy tín trong cộng đồng, để tạo ra mạng lưới tuyên truyền sâu rộng, gắn bó với đồng bào.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Từ 90-95% đồng bào DTTS và miền núi độ tuổi từ 16 trở lên được tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới v.v...
- 100% đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động được tập huấn, bồi dưỡng hàng năm để nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động; được cung cấp tài liệu phù hợp (sách, báo, tạp chí, tờ gấp, băng, đĩa...) phục vụ cho công tác tuyên truyền vận động thường xuyên.
- 90% xã, thôn, bản vùng DTTS và miền núi được nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựng mới hệ thống thông tin và trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động và các hoạt động truyền thông ở địa phương.
- 100% cán bộ, công chức trong hệ thống công tác dân tộc được nâng cao năng lực quản lý, tuyên truyền, vận động quần chúng ở cơ sở.
3. Phạm vi thực hiện đề án
Đề án đặt trọng tâm vào vấn đề: Tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi tích cực thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Các nội dung khác được đưa vào có tính chất bổ sung, làm hoàn chỉnh tính tổng thể của Đề án.
Đề án được triển khai ở tất cả các xã vùng đồng bào DTTS (các xã có số lượng người DTTS đang sinh sống chiếm từ 30% trở lên so với tổng số dân của xã), tập trung ưu tiên các xã, thôn (bản) đặc biệt khó khăn.
1. Tổ chức khảo sát xác định nhu cầu
Tổ chức khảo sát, xác định rõ nhu cầu cụ thể về nội dung và hình thức thích hợp làm cơ sở lập kế hoạch hàng năm triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, các trình tự, thủ tục về thực hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công dân trong chấp hành pháp luật, thực hiện chính sách dân tộc cho đồng bào DTTS.
- Đối tượng khảo sát: cán bộ xã, Chi bộ thôn, bản; người có uy tín, đại diện người dân là DTTS.
- Địa bàn, quy mô và nội dung khảo sát:
+ Các xã vùng khó khăn thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, mỗi huyện lựa chọn 02 xã đại diện cho các khu vực II, III.
+ Khảo sát thực trạng nhận thức và tình hình chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc tại các địa bàn được lựa chọn.
2. Biên soạn các tài liệu, phát hành Bản tin để tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS
- Biên soạn tài liệu giới thiệu tóm tắt những nội dung, hướng dẫn chi tiết, hỏi đáp pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đồng bào các DTTS; hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật dành cho cán bộ công tác dân tộc địa phương và đồng bào DTTS; biên soạn tờ gấp; sổ tay tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Phát hành Bản tin Dân tộc (02 tháng/số) để cập nhật một số văn bản, quy định của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, các chính sách đối với đồng bào DTTS, tình hình thực hiện các chính sách dân tộc tại địa phương, cách làm hay, mô hình điểm, gương người DTTS tiêu biểu trên các lĩnh vực, các hoạt động văn hóa văn nghệ trong vùng dân tộc, công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cấp cho người có uy tín trong đồng bào DTTS, các cơ quan ký chương trình phối hợp về công tác dân tộc, cơ quan công tác dân tộc cấp huyện, 369 thôn ĐBKK và 116 xã vùng dân tộc.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền về khoa học-kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến, gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
Biên tập, phát hành các ấn phẩm thông tin khoa học hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, thiên tai, xây dựng mô hình điểm, tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm thực tế để đồng bào ứng dụng làm theo.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc huyện, xã và trưởng thôn bản, người có uy tín để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
4. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho đồng bào DTTS bằng hình thức sân khấu hóa
Định kỳ hàng năm tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho đồng bào DTTS bằng hình thức sân khấu hóa, thông qua Hội thi nhằm cung cấp những thông tin về các chính sách dân tộc đang thực hiện trên địa bàn, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy nội lực, giáo dục ý thức tự vươn lên, hạn chế tâm lý ỷ lại trông chờ vào đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, tích cực tham gia vào phong trào xây dựng nông thôn mới, các phong trào thi đua, cuộc vận động tại địa phương.
5. Tổ chức biểu dương điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS
Định kỳ hàng năm tổ chức biểu dương học sinh người DTTS đạt giải cao trong các kỳ thi; định kỳ 02 năm/lần tổ chức biểu dương tấm gương người DTTS có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng DTTS.
6. Triển khai hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các chính sách dân tộc cho cán bộ cơ sở, cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và đồng bào DTTS
Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp với đời sống của đồng bào DTTS, cung cấp thông tin về lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tập trung ưu tiên vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các thôn bản đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao; tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác tuyên truyền, vận động cho cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc huyện, xã, trưởng thôn bản, người có uy tín; phổ biến hướng dẫn đồng bào dân tộc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; gắn với thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động tại địa phương.
7. Tổ chức khảo sát, đánh giá tác động, hiệu quả và hội nghị sơ kết, tổng kết Đề án
- Khảo sát thực trạng nhận thức và tình hình chấp hành các quy định pháp luật, các trình tự, thủ tục về thực hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công dân trong chấp hành pháp luật, thực hiện chính sách dân tộc của đồng bào DTTS tại thời điểm chuẩn bị kết thúc Đề án so với trước khi triển khai.
- Đánh giá hiệu quả, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, các trình tự, thủ tục về thực hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công dân trong chấp hành pháp luật, thực hiện chính sách dân tộc cho đồng bào DTTS.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền, vận động. Gắn công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào DTTS với việc thực hiện Quy ước, Hương ước của thôn, bản. Thực hiện ký cam kết gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật.
- Thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS với các nội dung, hoạt động của chương trình, dự án khác đang triển khai tại địa phương.
2. Củng cố, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS; tăng cường phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị.
- Tiếp tục xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động từ tỉnh đến cơ sở đủ về số lượng, có trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, cụ thể là đội ngũ: Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế, phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí, cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý. Huy động sự tham gia của các đối tượng khác như: Cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, trưởng thôn, bí thư chi bộ ở các thôn (bản)...
- Rà soát, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS; tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án. Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng xử lý tình huống cho các Báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm tuyên truyền, vận động. Bồi dưỡng, cung cấp kiến thức pháp luật về chính sách dân tộc, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức các khóa học theo chương trình đào tạo về tuyên truyền, vận động; đào tạo, bồi dưỡng về tiếng dân tộc cho những người thực hiện.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tổ chức một số hình thức tuyên truyền miệng pháp luật: Mở các lớp tập huấn hoặc lồng ghép các cuộc họp để giới thiệu, diễn thuyết, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép nội dung pháp luật vào các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, xây dựng các tiểu phẩm, thơ, ca...
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở và thông tin trên mạng Internet.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các hoạt động: Sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, xử lý các vi phạm pháp luật. Sử dụng tối đa các loại phương tiện truyền thanh, truyền hình của cấp huyện, xã; đa dạng hóa các tài liệu tuyên truyền bao gồm: Sách, băng, đĩa hình, pa nô, áp phích, các ấn phẩm pháp luật... tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng tài liệu từ tủ sách pháp luật xã, điểm bưu điện xã. Từng bước xây dựng tủ sách pháp luật ở các thôn, bản.
4. Đảm bảo kinh phí và các điều kiện cho công tác tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc và miền núi
- Thực hiện lồng ghép, đảm bảo đủ kinh phí từ ngân sách Nhà nước, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền, vận động. Huy động sự tham gia, xã hội hóa của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân cho hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc và miền núi.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện đề án.
1. Tiến độ thực hiện Đề án
1.1 Năm 2016:
Hoàn thành công tác khảo sát xác định nhu cầu; biên soạn các tài liệu, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, báo cáo viên, tuyên truyền viên; tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách dân tộc, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.
1.2 Năm 2017
- Xây dựng một số mô hình thí điểm về hoạt động tuyên truyền chính sách dân tộc, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.
- Tiếp tục thực hiện các nội dung của Đề án; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, báo cáo viên, tuyên truyền viên; tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách dân tộc, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.
- Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án.
1.3 Giai đoạn 2018-2020
- Tiếp tục thực hiện các nội dung của Đề án, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách dân tộc, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá tác động, hiệu quả của Đề án.
- Hội nghị tổng kết Đề án: Thực hiện vào quý IV/2020
2. Phân công trách nhiệm
2.1 Ban Dân tộc
Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, có nhiệm vụ tham mưu công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền vận động ở địa phương đồng bộ theo chỉ đạo, định hướng từ Trung ương; xây dựng kế hoạch công tác và chương trình hành động đối với từng cấp đảm bảo thông tin tuyên truyền thông suốt, kịp thời; tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo quy định.
2.2 Sở Tư pháp
Tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi; phối hợp với các cơ quan thực hiện việc biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi; đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt là người DTTS.
2.3 Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện; các Cổng, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền và thực hiện các nội dung của Đề án.
- Phối hợp với Ban Dân tộc, các cơ quan, tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án.
2.4 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở (nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng lưu động,...) phối hợp với Ban Dân tộc, các cơ quan, tổ chức trong Đề án thực hiện các nội dung của Đề án; tham gia xây dựng tài liệu tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng nếp sống văn hóa vùng đồng bào DTTS.
2.5 Công an tỉnh
- Phối hợp với cơ quan chủ trì và các cơ quan liên quan, tham gia xây dựng tài liệu tuyên truyền, vận động về lĩnh vực chuyên môn, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ công an viên cấp cơ sở. Thực hiện các biện pháp vận động, tranh thủ, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu hoạt động tuyên truyền trái pháp luật của các thế lực thù địch, phản động chống đối, nhất là hoạt động tuyên truyền tư tưởng, chia rẽ, ly khai, phá hoại chủ trương, chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng.
- Tham gia, phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS.
2.6 Sở Tài chính
- Tổng hợp kinh phí chung cho việc thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua để thực hiện.
- Phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện các nội dung của Đề án.
2.7 Các sở, ngành liên quan
Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân tộc, các cơ quan, tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án.
2.8 Ủy ban nhân dân các huyện
- Chỉ đạo Phòng Dân tộc (cơ quan làm công tác dân tộc) phối hợp với các phòng, ban chuyên môn tiến hành khảo sát về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, điều kiện trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, kinh phí hoặc các nội dung khác có liên quan làm căn cứ cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương;
- Bố trí lực lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách dân tộc và giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS trên địa bàn.
- Chủ động đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai các hoạt động của Đề án trong phạm vi địa phương.
- Thực hiện lồng ghép nội dung của Đề án với các chương trình, đề án có liên quan đang thực hiện tại địa phương; có chính sách khuyến khích, thu hút, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS.
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án trước ngày 15 tháng 11 hàng năm về Ban Dân tộc (cơ quan chủ trì) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2.9 Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh
Phối hợp với các ngành, cơ quan của tỉnh trong thực hiện Đề án. Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện, cấp xã chủ động phối hợp với chính quyền cùng cấp thực hiện Đề án; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên người DTTS thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động đồng bào dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo. Chú trọng sơ kết, tổng kết, nhân rộng những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, các mô hình sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo có hiệu quả trong đồng bào DTTS. Đồng thời, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới, đẩy mạnh các phong trào thi đua và các cuộc vận động tại địa phương.
- Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách địa phương cấp theo phân cấp hiện hành và huy động, lồng ghép các chính sách khác, được ghi vào dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm trình HĐND, UBND quyết định.
+ Đối với cấp tỉnh: Căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện Đề án cả giai đoạn và hàng năm, chế độ tài chính hiện hành, giao Ban Dân tộc lập dự toán kinh phí chi tiết gửi Sở Tài chính, đưa vào kế hoạch ngân sách trình HĐND, UBND tỉnh quyết định, bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan để tổ chức thực hiện.
+ Đối với cấp huyện: Căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện Đề án cả giai đoạn và hàng năm, chế độ tài chính hiện hành, UBND huyện chỉ đạo phòng Dân tộc (cơ quan công tác dân tộc) lập dự toán kinh phí gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định và đưa vào kế hoạch ngân sách địa phương hàng năm trình HĐND, UBND huyện quyết định.
- Việc lập dự toán chi tiết hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trên cơ sở các nội dung của Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Quyết định 1212/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư Ban hành: 10/08/2020 | Cập nhật: 13/08/2020
Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 24/03/2020 | Cập nhật: 25/03/2020
Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 Ban hành: 06/12/2016 | Cập nhật: 09/12/2016
Quyết định 975/QĐ-TTg năm 2016 về thành lập Ban Điều phối thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 Ban hành: 31/05/2016 | Cập nhật: 06/06/2016
Quyết định 1211/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 24/07/2014 | Cập nhật: 25/07/2014
Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 21/03/2014 | Cập nhật: 24/03/2014
Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 Ban hành: 04/12/2013 | Cập nhật: 05/12/2013
Quyết định 449/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 Ban hành: 12/03/2013 | Cập nhật: 14/03/2013
Quyết định 1211/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 - 2015 Ban hành: 05/09/2012 | Cập nhật: 07/09/2012
Quyết định 1212/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2015 Ban hành: 05/09/2012 | Cập nhật: 10/09/2012
Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW Ban hành: 09/04/2012 | Cập nhật: 12/04/2012
Quyết định 2472/QĐ-TTg năm 2011 về cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 Ban hành: 28/12/2011 | Cập nhật: 30/12/2011
Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc Ban hành: 14/01/2011 | Cập nhật: 15/01/2011
Quyết định 975/QĐ-TTg năm 2010 chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Ban hành: 25/06/2010 | Cập nhật: 05/07/2010
Quyết định 449/QĐ-TTg năm 2010 phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2004 – 2011 Ban hành: 08/04/2010 | Cập nhật: 10/04/2010
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND ban hành quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Bạc Liêu do Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 27/01/2010
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND ban hành Quy định về chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa X, kỳ họp thứ 22 ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 24/03/2010
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008 Ban hành: 15/12/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND quy định chế độ khen thưởng cho học sinh, sinh viên giỏi, giáo viên và cán bộ quản lý có học sinh giỏi Ban hành: 28/12/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% của huyện Lục Ngạn đến năm 2015 Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 21/06/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về đặt tên đường và tên công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 21/06/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ mai táng phí cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đảng, đoàn thể và các đối tượng chính sách khi từ trần do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 14/12/2009 | Cập nhật: 09/03/2010
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai khóa XIII, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 17/12/2009 | Cập nhật: 25/03/2010
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 21/05/2015
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND phê duyệt giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Ban hành: 17/12/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về dự toán và phương án phân bổ ngân sách tỉnh Bến Tre năm 2010 Ban hành: 08/12/2009 | Cập nhật: 21/06/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 của tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 12/12/2009 | Cập nhật: 20/06/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về chương trình hoạt động giám sát chuyên đề năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 Ban hành: 16/12/2009 | Cập nhật: 15/09/2015
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND bảng giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa IX, kỳ họp thứ 13 ban hành Ban hành: 11/12/2009 | Cập nhật: 29/01/2010
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về bố trí và quy định mức trợ cấp đối với công tác viên hoạt động công tác xã hội ở các thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 11/12/2009 | Cập nhật: 20/06/2013
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về đặt tên đường, công trình công cộng và điều chỉnh độ dài một số đường thuộc địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 05/10/2009 | Cập nhật: 26/06/2015
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn từ năm 2010 - 2014 Ban hành: 15/07/2009 | Cập nhật: 24/09/2015
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về thành lập Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội tỉnh Quảng Trị Ban hành: 30/07/2009 | Cập nhật: 30/09/2015
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2020 Ban hành: 16/07/2009 | Cập nhật: 18/09/2015
Quyết định 449/QĐ-TTg năm 2008 về tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 28/04/2008 | Cập nhật: 06/05/2008
Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 9 cá nhân đoạt Giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2007 Ban hành: 21/04/2008 | Cập nhật: 24/04/2008
Quyết định 975/QĐ-TTg năm 2006 về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn Ban hành: 20/07/2006 | Cập nhật: 02/08/2006