Quyết định 1293/QĐ-UBND phê duyệt dự toán, cấp kinh phí và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: Thực hiện hỗ trợ sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP năm 2017
Số hiệu: 1293/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Chí Giang
Ngày ban hành: 28/04/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1293/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN, CẤP KINH PHÍ VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU GÓI THẦU: THỰC HIỆN HỖ TRỢ SẢN XUẤT RAU QUẢ HÀNG HÓA AN TOÀN THEO VIETGAP NĂM 2017

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuốc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 04/2/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt mức hỗ trợ đối với từng loại rau quả trong sản xuất hàng hóa an toàn theo VietGAP;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 277/TTr-HCSN ngày 17/4/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự toán, cấp kinh phí và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: Thực hiện hỗ trợ sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP năm 2017, cụ thể như sau:

I. Phê duyệt dự toán

1. Nội dung hỗ trợ kinh phí: Thực hiện hỗ trợ sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP năm 2017.

2. Đơn vị thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc).

3. Loại cây trồng, diện tích hỗ trợ

- Loại cây trồng hỗ trợ: Bí đỏ, Dưa chuột, Ớt, Cà chua, Khoai tây.

- Diện tích hỗ trợ: 1.098,5 ha.

Trong đó: Bí đỏ: 666,5 ha; Dưa chuột: 167 ha; Cà chua: 47 ha; Ớt: 143 ha; Khoai tây: 75 ha.

- Địa điểm triển khai: 09 huyện, thành, thị trong toàn tỉnh.

4. Mức hỗ trợ của từng loại cây trồng

Hỗ trợ tối đa không quá 4.570.000,đồng/ha/vụ đối với cây bí đỏ, 5.700.000,đồng/ha/vụ đối với cây dưa chuột, 10.050.000,đồng/ha/vụ đối với cây khoai tây, 8.100.000,đồng/ha/vụ đối với cây cà chua, 9.400.000,đồng/ha/vụ đối với cây ớt.

5. Tổng dự toán kinh phí triển khai thực hiện: 10.985.089.000 đồng, trong đó:

5.1. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ năm 2017: 6.999.656.000 đồng (Bằng chữ: Sáu tỷ, chín trăm chín mươi chín triệu, sáu trăm năm mươi sáu nghìn đồng chẵn). Bao gồm:

- Kinh phí hỗ trợ bằng giống, vật tư: 6.476.455.000 đồng;

- Kinh phí thuê CBKT: 199.378.000 đồng;

- Kinh phí QLCĐ 4%: 323.823.000 đồng.

5.2. Người sản xuất đóng góp: 3.985.433.000 đồng.

(Chi tiết theo hồ sơ Sở Tài chính thẩm định, trình)

II. Cấp kinh phí

Cấp ứng 70% dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật), số tiền: 4.900.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn tỷ chín trăm triệu đồng chẵn), để thực hiện hỗ trợ sản xuất rau, quả, hàng hóa an toàn theo VietGAP năm 2017 từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế trong dự toán năm 2017.

Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh cấp tiếp 30% kinh phí còn lại cho Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) sau khi có đầy đủ hồ sơ chứng từ, biên bản nghiệm thu theo quy định và văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

III. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua giống, phân bón thực hiện sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP

1. Tên gói thầu: Mua giống và phân bón năm 2017.

2. Đơn vị thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

3. Phần công việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu

STT

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Giá trị (đồng)

1

Hỗ trợ công quản lý chỉ đạo

 

323.823.000

 

Cơ quan quản lý kinh phí

VP Sở Nông nghiệp & PTNT

64.765.000

 

Đơn vị triển khai thực hiện

Chi cục Trồng trọt & BVTV

259.058.000

2

Thuê cán bộ chỉ đạo kỹ thuật

Chi cục Trồng trọt & BVTV

199.378.000

Tổng cộng

523.201.000

4. Phần phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Tên gói thầu

Giá gói thầu (1.000 đồng)

Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thu

Loại hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

Gói thầu 01: Mua giống bí đỏ F1-868

1.563.975

Chào hàng cạnh tranh trong nước

Tháng 6/2017

Trọn gói

90 ngày

Gói thầu 02: Mua giống bí đỏ Vino 07

535.500

Chỉ định thầu

Tháng 6/2017

Trọn gói

90 ngày

Gói thầu 03: Mua giống khoai tây Solara

1.200.000

Chào hàng cạnh tranh trong nước

Tháng 6/2017

Trọn gói

90 ngày

Gói thầu 04: Mua giống dưa chuột VL 106F1, giống dưa chuột VL 118 F1

1.052.100

Chào hàng cạnh tranh trong nước

Tháng 6/2017

Trọn gói

90 ngày

Gói thầu 05: Mua giống ớt hotchilli, giống ớt hiểm lai F1 Demon

1.004.800

Chào hàng cạnh tranh trong nước

Tháng 6/2017

Trọn gói

90 ngày

Gói thầu 06: Mua giống cà chua Savior

423.000

Chào hàng cạnh tranh trong nước

Tháng 6/2017

Trọn gói

90 ngày

Gói thầu 07: Mua phân hữu cơ sinh học

4.682.513

Đấu thầu rộng rãi

Tháng 6/2017

Trọn gói

90 ngày

Tổng cộng

10.461.888

 

 

 

 

(chi tiết các nội dung, số liệu xem tại Tờ trình của Sở Tài chính)

Điểu 2. Tổ chức thực hiện.

1. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn, đôn đốc và giám sát việc thực hiện trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả.

2. Sở Nông nghiệp & PTNT:

- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai tốt kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo quy trình VietGap đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả và đúng quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo quy trình VietGap, các biện pháp kỹ thuật thâm canh đảm bảo tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân. Công khai chính sách hỗ trợ của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để bà con nông dân trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện.

- Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện ở cơ sở.

- Chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả rà soát, thẩm định số lượng, quy mô, địa điểm, diện tích, chủng loại giống cây trồng sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGap; đối tượng hỗ trợ, giống cây trồng, điều kiện được hỗ trợ theo quy định. Chịu trách nhiệm chỉ đạo về thời vụ, cơ cấu, chủng loại, chất lượng giống; có kế hoạch cung ứng đủ giống, kịp thời vụ.

- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn, các HTX trong việc đăng ký nhu cầu sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGap, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGap đảm bảo thực hiện theo kế hoạch. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kịp thời với UBND tỉnh theo quy định.

3. UBND các huyện, thành, thị:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các cơ quan báo chí, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGap của tỉnh.

- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp & PTNT (kinh tế), UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với đơn vị triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ của tỉnh, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định.

4. Các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH tỉnh, Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở,...): Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo quy trình VietGAP của tỉnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả để bà con nông dân trong tỉnh biết, thực hiện.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Khoa học & công nghệ, Công thương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Tổng biên tập Báo Vĩnh Phúc; Giám đốc Đài phát thanh truyền hình tỉnh; Giám đốc Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CPCT, CPVP;
- Như điều 3;
- CV NN3;
- Lưu VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Vũ Chí Giang