Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đất Đỏ đến năm 2040, định hướng đến năm 2050
Số hiệu: 1258/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Lê Tuấn Quốc
Ngày ban hành: 19/05/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1258/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 19 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2040, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị đã được hợp nhất tại Văn bản số 11/VBHN-VPQH ngày 04/7/2019 của Văn phòng Quốc hội;

Căn cứ Luật Xây dựng đã được hợp nhất tại Văn bản số 10/VBHN-VPQH ngày 04/7/2019 của Văn phòng Quốc hội;

Căn cứ Nghị định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng đã được hợp nhất tại Văn bản số 06/VBHN-BXD ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định Quy định một số nội dung về quy hoạch xây dựng đã được hợp nhất tại văn bản số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo số 55/BC-SXD ngày 06/5/2020 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2040, định hướng đến năm 2050,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2040, định hướng đến năm 2050, với các nội dung chính như sau:

1. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Đất Đỏ hiện hữu, có tứ cận như sau:

- Phía Đông  : Giáp huyện Xuyên Mộc;
- Phía Tây    : Giáp huyện Long Điền và thành phố Bà Rịa;
- Phía Nam   : Giáp Biển Đông;
- Phía Bắc    : Giáp huyện Châu Đức.

2. Quy mô, tỷ lệ lập quy hoạch

Quy mô diện tích: 18.886 ha.
Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/25.000.

3. Tính chất, chức năng

- Là vùng chủ đạo phát triển các không gian dịch vụ du lịch biển và các vùng cảnh quan tự nhiên, khu bảo tồn, dịch vụ du lịch;
- Là vùng phát triển một số ngành công nghiệp đa ngành, công nghệ cao;
- Là vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng chuyên canh lớn cây lâu năm, vùng rừng phòng hộ và dự trữ phát triển, vùng nuôi trồng đánh bắt hải sản.

4. Các dự báo phát triển vùng

Dự báo phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế huyện Đất Đỏ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, nông lâm thủy sản. Trong đó, chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch: phát triển các không gian dịch vụ du lịch biển, du lịch sinh thái gắn với các vùng cảnh quan tự nhiên, các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển các trung tâm thương mại cấp vùng; hệ thống chợ xã, đáp ứng yêu cầu dịch vụ chất lượng cao và trao đổi hàng hóa, đóng vai trò là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế.

Bảng 1. Dự báo cơ cấu kinh tế huyện Đất Đỏ đến năm 2040

Stt

Hạng mục

Cơ cấu (%)

2018

2020

2030

2040

1

Nông nghiệp

23,27

15,00

10,00

8,00

2

Công nghiệp – Xây dựng

25,50

30,00

32,00

32,00

3

Thương mại – dịch vụ – du lịch

51,23

55,00

58,00

60,00

- Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa:

Dự báo dân số và tỷ lệ đô thị hóa huyện Đất Đỏ tuân thủ định hướng phát tại Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phê duyệt trên cơ sở xem xét hiện trạng dân số và phát triển đô thị của huyện Đất Đỏ.

Bảng 2. Dự báo dân số huyện Đất Đỏ đến năm 2040, định hướng đến năm 2050

Stt

Danh mục

Quy mô dân số

Hiện trạng
(2017)

Đến năm 2030

Đến năm 2040

Đến năm 2050

 

Tổng cộng

77.367

100.000

115.000

130.000

I

Đô thị

50.121

67.000

80.000

95.000

1.1

Thị trấn Đất Đỏ

20.787

26.000

32.000

35.000

1.2

Thị trấn Phước Hải

25.084

35.000

40.000

50.000

1.3

Thị trấn Lộc An

4.250

6.000

8.000

10.000

II

Nông thôn

27.246

33.000

35.000

35.000

2.1

Xã Long Tân

6.910

8.500

9.000

9.000

2.2

Xã Phước Long Thọ

3.126

4.500

5.000

5.000

2.3

Xã Láng Dài

6.300

7.500

8.000

8.000

2.4

Xã Phước Hội

6.690

7.500

8.000

8.000

2.5

Xã Long Mỹ

4.220

5.000

6.000

6.000

Bảng 3. Dự báo tỷ lệ đô thị hóa huyện Đất Đỏ đến năm 2040, định hướng đến năm 2050

Năm

Hiện trạng (2017)

2030

2040

2050

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

63

67

69

73

- Dự báo nhu cầu đất xây dựng và điểm dân cư nông thôn:

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị: 150 - 180 m2/người.
Chỉ tiêu đất xây dựng điểm dân cư nông thôn: 400 m2/hộ.

Bảng 4. Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn huyện Đất Đỏ đến năm 2040, định hướng đến năm 2050

Năm

2030

2040

2050

Đất xây dựng đô thị (ha)

1.000

1.200

1.400

Đất xây dựng khu dân cư nông thôn (ha)

330

350

350

5. Định hướng phát triển không gian vùng

5.1. Mô hình phát triển

Mô hình phát triển theo tuyến chuỗi: Phát triển các đô thị dọc theo các hành lang đô thị hóa dọc các tuyến lưu thông chính: QL.55, ĐT.996 (Tỉnh lộ 765), ĐT.994 (Đường ven biển), gồm đô thị Đất Đỏ, đô thị Phước Hải hiện hữu và đô thị mới Lộc An.
Đô thị phát triển dựa vào thiên nhiên: gắn vùng bảo tồn cảnh quan đặc trưng ven biển, vùng cảnh quan núi Minh Đạm, vùng sinh thái nông nghiệp.
5.2. Phân vùng phát triển kinh tế:

Toàn huyện được chia thành 04 phân vùng phát triển kinh tế dựa trên hiện trạng tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế và tiềm năng của từng phân vùng.

Bảng 5. Thống kê các phân vùng phát triển huyện Đất Đỏ

Stt

Phân vùng

Quy mô
(ha)

Vị trí

Động lực phát triển

1

Phân vùng đô thị - dịch vụ - công nghiệp

3.917,63

Gồm thị trấn Đất Đỏ và một phần phía Tây Nam xã Phước Long Thọ

- Thị trấn Đất Đỏ là huyện lỵ của huyện, là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của huyện.

- Khu công nghiệp Đất Đỏ 1 đóng vai trò chủ đạo phát triển công nghiệp đa ngành, công nghiệp hỗ trợ có công nghệ kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.

2

Phân vùng nông nghiệp

7.923,20

Gồm xã Long Tân, xã Láng Dài và phần còn lại của xã Phước Long Thọ

- Phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái, rau màu,…và nuôi thủy sản nước ngọt.

3

Phân vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch

3.569,59

Gồm 02 xã: Long Mỹ và Phước Hội

- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng dựa vào các khu vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các không gian cảnh quan núi, hồ.

4

Phân vùng đô thị - dịch vụ - du lịch – ngư nghiệp

3.475,58

Gồm thị trấn Phước Hải và xã Lộc An

- Thị trấn Phước Hải là đô thị dịch vụ du lịch biển, phát triển thương mại dịch vụ là chủ yếu.

- Phát triển các không gian dịch vụ du lịch biển và các vùng cảnh quan tự nhiên.

 

Tổng cộng

18.886,00

 

 

5.3. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

Đến năm 2040, định hướng đến năm 2050, huyện Đất Đỏ có 03 đô thị loại V: thị trấn Đất Đỏ (huyện lỵ), thị trấn Phước Hải hiện hữu và đô thị mới Lộc An.

a. Thị trấn Đất Đỏ

- Tính chất: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đất Đỏ.

- Quy mô dân số:

+ Năm 2030: Khoảng 26.000 người.

+ Năm 2040: Khoảng 32.000 người.

+ Năm 2050: Khoảng 35.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2030: Khoảng 390 ha.

+ Năm 2040: Khoảng 480 ha.

+ Năm 2050: Khoảng 525 ha.

b. Thị trấn Phước Hải

- Tính chất: Là đô thị du lịch có ý nghĩa khu vực ven biển Đông Nam Bộ, nằm trong quần thể du lịch duyên hải Đông Nam Bộ; là đô thị phát triển công nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Quy mô dân số:

+ Năm 2030: Khoảng 35.000 người.

+ Năm 2040: Khoảng 40.000 người.

+ Năm 2050: Khoảng 50.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2030: Khoảng 525 ha.

+ Năm 2040: Khoảng 600 ha.

+ Năm 2050: Khoảng 750 ha.

c. Thị trấn Lộc An

Tính chất: Là đô thị du lịch ven biển Đông Nam Bộ; là đô thị phát triển công nghiệp nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và dịch vụ du lịch.
- Quy mô dân số:

+ Năm 2030: Khoảng 6.000 người.

+ Năm 2040: Khoảng 8.000 người.

+ Năm 2050: Khoảng 10.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị:

+ Năm 2030: Khoảng 90 ha.

+ Năm 2040: Khoảng 120 ha.

+ Năm 2050: Khoảng 150 ha.

5.4. Định hướng phát triển hệ thống các điểm dân cư nông thôn

Định hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn trên cơ sở các đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã đã được phê duyệt: triệt để tận dụng các điểm dân cư hiện hữu, khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, tiết kiệm và hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác, cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới, bảo vệ môi trường bền vững.

a. Xã Long Tân:

Tính chất: Chủ yếu phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Quy mô dân số: 9.000 người.
Quy mô mất xây dựng điểm dân cư nông thôn: 61ha.

b. Xã Phước Long Thọ:

Tính chất: Chủ yếu phát triển nông nghiệp và công nghiệp (KCN Đất Đỏ 1).
Quy mô dân số: 5.000 người.
Quy mô dất xây dựng điểm dân cư nông thôn: 210ha.

c. Xã Láng Dài:

Tính chất: Chủ yếu phát triển nông nghiệp.
Quy mô dân số: 8.000 người.
Quy mô đất xây dựng điểm dân cư nông thôn: 220ha.

d. Xã Phước Hội:

Tính chất: Chủ yếu phát triển nông nghiệp và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch.
Quy mô dân số: 8.000 người.
Quy mô đất xây dựng điểm dân cư nông thôn: 165ha.

e. Xã Long Mỹ:

Tính chất: Chủ yếu phát triển nông nghiệp và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch.
Quy mô dân số: 6.000 người.
Quy mô đất xây dựng điểm dân cư nông thôn: 200ha.

5.5. Định hướng phát triển công nghiệp

Phát triển khu công nghiệp Đất Đỏ I, cụm CN-TTCN Lộc An,...ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp đa ngành ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và tạo nhiều giá trị gia tăng; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm cho người lao động.

5.6. Định hướng phát triển không gian nông nghiệp

Không gian phát triển nông nghiệp phân bố chủ yếu tại các xã Long Tân, Phước Long Thọ, Láng Dài, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh cây ăn trái, rau màu,...nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi theo như Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 đã phê duyệt, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng các công trình chính gồm:

- Nâng cấp các hồ: Suối Môn, Suối Giàu, Đá Bàng và Lồ Ồ.
- Kiên cố hóa các hệ thống kênh chính gồm: kênh cấp I hồ Đá Bàng, kênh cấp I N7, kênh cấp I hồ Suối Giàu, kênh tiêu Bà Đáp.
- Hoàn thành kiên cố hóa hệ thống kênh thủy lợi nội đồng, nhất là khu vực tưới của hệ thống thủy lợi Sông Ray.

5.7. Định hướng các vùng du lịch, vùng cảnh quan, bảo tồn thiên nhiên

- Khai thác hiệu quả các tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn sự đa dạng sinh học,… thu hút các dự án phục vụ du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử,…
- Hạn chế xây dựng khu vực có nguy cơ sạt lở do ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại các khu vực ven biển, hồ có nguy cơ sạt lở, không ổn định nền đất.
- Các sản phẩm du lịch chính: Du lịch biển, Du lịch văn hóa lịch sử, Du lịch sinh thái.
6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

6.1. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt

- Giải pháp quy hoạch cao độ nền

Đối với các vùng có cao độ trên 3,00m, đề nghị giữ lại tối đa địa hình tự nhiên, chỉ san ủi khi thật cần thiết. Tổ chức nền xây dựng theo dạng giật cấp. Mạng lưới đường thiết kế bám sát địa hình tự nhiên với độ dốc dọc idọc ≤ 10%.
Đối với khu vực vùng trũng phía Đông Nam, đồng bằng ven sông chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ thủy triều và diễn biến mực nước biển dâng, cao độ xây dựng phải đảm bảo an toàn cho đô thị và các điểm dân cư, tần suất thiết kế phù hợp với cấp đô thị, tính chất khu vực xây dựng và phải tuân thủ QCXDVN 01:2008: đô thị loại V quy hoạch cao độ nền ứng với tần suất thiết kế là P=10%.
- Cao độ xây dựng được xác định theo công thức chung:

+ Đối với khu vực xây dựng dân dụng: Hxd ≥ HP% + 0,3(m).

+ Đối với khu vực xây dựng công nghiệp: Hxd ≥ HP% + 0,5(m).

+ Đường giao thông:

+ Độ dốc ngang:  2%.

+ Độ dốc dọc tối thiểu: 0,3%.

+ Độ dốc dọc tối đa: 10%.

+ Chiều cao bó vỉa: 0,20m.

+ Hướng đổ dốc: từ phía Bắc, Tây, Nam về phía Đông Nam.

- Giải pháp quy hoạch thoát nước mặt:

+ Ưu tiên nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới các hồ đập chứa nước để làm hồ điều tiết cho huyện trong mùa mưa lũ, ngăn chặn lũ về đồng bằng ngay từ vùng núi. Trong đó cần ưu tiên đầu tư: Nâng cấp các hồ đập hiện hữu như hồ Đá Bàng, hồ Suối Môn, hồ Lồ Ô, hồ Bút Thiền, hồ Sở Bông; xây dựng các hồ đập mới trong tương lai khi phát triển huyện, làm giảm diện tích tiêu thoát nước tự nhiên.
+ Đối với các vùng đồi núi sử dụng hệ thống mương xây đậy nắp đan kết hợp với mương mình thang phía chân núi và các cống qua đường chịu lực khi xây dựng hệ thống thoát nước mưa.
+ Đối với khu vực vùng trũng, đồng bằng, ưu tiên sử dụng hệ thống cống ngầm để tổ chức thoát nước mưa.
+ Xây dựng mới các tuyến cống thoát nước mưa để đảm bảo thoát nước mưa triệt để cho khu vực, tránh ngập úng cục bộ.
+ Mật độ cống: đô thị loại 5 đạt ≥ 60% đường có hệ thống thoát nước mưa.
+ Hướng thoát: từ giữa các tiểu khu ra chung quanh và về phía sông rạch gần nhất theo hướng có lợi nhất về mặt thủy lực.

6.2. Định hướng quy hoạch giao thông

Định hướng phát triển hệ thống giao thông huyện Đất Đỏ tuân thủ Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt. Hệ thống giao thông vùng huyện Đất Đỏ xác định đầy đủ hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường nối với các khu vực sản xuất theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải và Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011.

a. Giao thông đường bộ

- Trục QL.55 kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu – Bình Thuận: Cấp hạng kỹ thuật đường cấp III, 2 làn xe.
- Các đường tỉnh gồm:

+ Đường tỉnh ĐT.996 (Tỉnh lộ 765): Điểm đầu giao ĐT. 994 tại huyện Đất Đỏ, điểm cuối giáp ranh huyện Cẩm Mỹ của tỉnh Đồng Nai. Chiều dài toàn tuyến 28,3km.

+ Đường tỉnh ĐT.994 (Đường ven biển): Điểm đầu giao với đường Vành đai 4 tại thị xã Phú Mỹ, điểm cuối giao với Quốc lộ 55 tại huyện Xuyên Mộc. Chiều dài toàn tuyến 78,5km.

+ Đường tỉnh ĐT.997 (Tỉnh lộ 992C – Lộc An – Xuân Sơn): Điểm đầu giao với ĐT.994 tại huyện Đất Đỏ, điểm cuối giáp ranh huyện Cẩm Mỹ tại tỉnh Đồng Nai. Chiều dài toàn tuyến 27,7km.

+ Đường tỉnh ĐT.993 (Hòa Long – Long Tân – Phước Tân): Điểm đầu giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, điểm cuối giao ĐT.998 tại huyện Xuyên Mộc. Chiều dài toàn tuyến 20,8km.

+ Đường tỉnh ĐT.996B (Tỉnh lộ 44A mới và Tỉnh lộ 44A cũ): Điểm đầu giao với Quốc lộ 55 tại huyện Long Điền, điểm cuối giao với ĐT.994 tại huyên Long Điền. Chiều dài toàn tuyến 14,5km.

+ Đường tỉnh ĐT.996C (Tỉnh lộ 44B): Điểm đầu giao với Quốc looj 55 cũ tại huyện Long Điền, điểm cuối giao với ĐT.996 tại huyện Đất Đỏ. Chiều dài toàn tuyến 8,6km.

- Các đường huyện gồm:

Đường Tam Phước – Phước Hải (ĐH.41): Điểm đầu tại ranh huyện Long Điền (xã Long Mỹ), điểm cuối giao với đường ĐT.994 tại thị trấn Phuớc Hải. Chiều dài toàn tuyến 3,2km.

Đường Đất Đỏ - Phước Hội – Lộc An (ĐH.42): Điểm đầu giao ĐT.996C tại thị trấn Đất Đỏ, điểm cuối giao với ĐH.43 (đường Láng Dài – Lộc An) tại xã Lộc An. Chiều dài toàn tuyến 12km.

Đường Láng Dài – Lộc An (ĐH.43): Điểm đầu giao ĐT.993 tại xã Láng Dài, điểm cuối giao ĐT.994 tại xã Lộc An. Chiều dài toàn tuyến 8,2km.

- Công trình phục vụ giao thông: Xây dựng mới các bến xe đạt tiêu chuẩn quy định. Tập trung xây dựng bến xe khách tại thị trấn Đất Đỏ, thị trấn Phước Hải.

Bảng 6. Quy hoạch hệ thống bến xe khách, bãi đỗ xe trên địa bàn huyện Đất Đỏ.

Stt

Tên bến xe

Quy mô

Loại bến xe khách

Vị trí

I

Bến xe khách

1

Bến xe huyện Đất Đỏ

0,5 ha

Loại IV

Gần khu vực cống Dầu, xã Phước Long Thọ, cách ngã tư Đất Đỏ khoảng 2km, sát quốc lộ 55

2

Bến xe Phước Hải

0,63 ha

Loại III

Giáp Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Phước Hải và chợ Phước Hải

3

Bến xe Đất Đỏ

0,88 ha

Loại IV

 

4

Bến xe Lộc An

0,5 ha

Loại IV

Tại thị trấn Lộc An, sát đường ven biển ĐT.994

II

Bãi đậu xe ô tô

1

Bãi số 1

0,36 ha

 

Gần công viên Võ Thị Sáu và chợ Đất Đỏ

2

Bãi số 2

0,33 ha

 

Trong công viên lễ hội Đền Cá Ông

3

Bãi số 3

1,92 ha

 

Trong khu trung tâm thương mại Đất Đỏ

b. Đường hàng không

Hình thành sân bay Đất Đỏ tại xã Láng Dài có diện tích khoảng 250ha, cấp 4C (Sân bay chuyên dùng phục vụ cho phát triển du lịch, do Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm tự huy động vốn đầu tư).

c. Đường thủy

Huyện Đất Đỏ có cảng cá tại xã Lộc An được khởi công xây dựng ngày 29/12/1999 và đưa vào sử dụng năm 2000, là cảng cá hiện đại với chiều dài cầu cảng 200m.

6.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước

a. Chỉ tiêu và nhu cầu dùng nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị: 100 lít/người/ngày.
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt nông thôn: 80 lít/người/ngày.
-  Tiêu chuẩn cấp nước dịch vụ công cộng: 10%Qsh.
- Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp: 30 m3/ha.
- Lượng nước rò rỉ dự phòng chiếm 20% tổng lượng nước cấp.

Bảng 7. Thống kê nhu cầu cấp nước sinh hoạt đô thị và điểm dân cư nông thôn.

Stt

Tên đô thị/ xã

Dân số (người)

Nhu cầu dùng nước (m3/ngày)

Năm 2030

2040

2050

2030

2040

2050

1

Thị trấn Đất Đỏ

26.000

32.000

35.000

3.100

3.800

4.200

2

Thị trấn Phước Hải

35.000

40.000

50.000

4.200

4.800

5.900

3

Thị trấn Lộc An

6.000

8.000

10.000

700

1.000

1.200

4

Xã Long Tân

8.500

9.000

9.000

800

900

900

5

Xã Phước Long Thọ

4.500

5.000

5.000

400

500

500

6

Xã Láng Dài

7.500

8.000

8.000

700

800

800

7

Xã Phước Hội

7.500

8.000

8.000

700

800

800

8

Xã Long Mỹ

5.000

5.000

6.000

500

500

500

Tổng lượng nước cấp (m3/ngày)

11.100

13.100

14.800

- Ngoài ra, theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, cần phải đảm bảo một lượng nước chữa cháy cho từng khu vực: với 01 đám cháy (qcc= 15l/s) liên tục trong 03 giờ, Qccmax= 162m3.

- Lượng nước cấp cho các cụm công nghiệp phân bố theo từng khu vực, tùy thuộc vào quy mô sản xuất với tổng lượng nước cấp 4.700 m3/ngày.

b. Nguồn nước cấp

- Theo quy hoạch cấp nước vùng tỉnh, khu vực huyện Đất Đỏ sẽ được cấp nước từ nhà máy nước Đá Bàng (Long Tân), công suất 20.000 m3/ngày.
- Trong giai đoạn ngắn hạn, huyện Đất Đỏ sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước ngầm Long Tân, công suất 7.000 m3/ngày, đáp ứng nhu cầu dùng nước của huyện.
- Trong giai đoạn dài hạn, nguồn nước cấp cho huyện Đất Đỏ lấy từ nhà máy nước Sông Ray, công suất 450.000 m3/ngày.
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung nằm trong đô thị thì được cấp nước chung với mạng lưới cấp nước đô thị. Những nhà máy, xí nghiệp nhỏ nằm rải rác trong vùng (không thuộc đô thị), tùy thuộc vào tiềm năng nguồn nước của từng khu vực mà lựa chọn nguồn nước cấp cho từng khu công nghiệp một cách thích hợp và an toàn.

c. Mạng lưới cấp nước

- Mạng lưới cấp nước cho từng khu vực thiết kế theo mạng vòng, kết hợp mạng cụt, đảm bảo cấp nước an toàn và linh động.
- Tuyến ống cấp nước được bố trí dưới hè đường, nằm phía trước các công trình để thuận tiện cho việc cung cấp nước.
- Các tuyến ống cấp nước sử dụng ống nhựa HDPEÆ114 - Æ300.
- Bố trí các trụ cứu hỏa Æ100 - Æ150 dọc theo mạng đường ống cấp nước, tại các vị trí ngã 3, ngã 4 đường, với bán kính phục vụ 100 -150m, đảm bảo cho việc lấy nước chữa cháy dễ dàng. (thể hiện chi tiết trong các bản đồ quy hoạch cấp thấp hơn).

6.4. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn

a. Quy hoạch thoát nước thải

Bảng 8. Dự báo lượng nước thải sinh hoạt đô thị và điểm dân cư nông thôn

Stt

Tên đô thị/ xã

Dân số (người)

Lượng nước thải (m3/ngày)

Năm 2030

2040

2050

2030

2040

2050

1

Thị trấn Đất Đỏ

26.000

32.000

35.000

2.100

2.500

2.800

2

Thị trấn Phước Hải

35.000

40.000

50.000

2.800

3.200

4.000

3

Thị trấn Lộc An

6.000

8.000

10.000

500

600

800

4

Xã Long Tân

8.500

9.000

9.000

500

600

600

5

Xã Phước Long Thọ

4.500

5.000

5.000

300

300

300

6

Xã Láng Dài

7.500

8.000

8.000

500

500

500

7

Xã Phước Hội

7.500

8.000

8.000

500

500

500

8

Xã Long Mỹ

5.000

5.000

6.000

300

300

300

Tổng lượng nước thải (m3/ngày)

7.500

8.500

9.800

- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng cho khu vực các đô thị mới.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải đô thị Đất Đỏ Q=3.000 m3/ngày, diện tích 2ha;

- Đô thị Lộc An và xã Phước Hội Q = 1.000 m3/ngày; diện tích 1ha.

- Đô thị Phước Hải và một phần xã Long Mỹ, nước thải được đưa về trạm xử lý nước thải thị trấn Phước Hải Q = 4.500 m3/ngày, diện tích khoảng 2ha.

- Nước thải từ nhà dân, các công trình công cộng phải được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra cống gom. Sau đó, nước thải được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung để xứ lý theo tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường.
- Các điểm dân cư nông thôn, nước thải thoát theo hệ thống mương rãnh thoát nước mưa. Các hộ dân xa trung tâm xã, không có hệ thống thoát nước mưa, nước thải thoát theo hình thức tự thấm. Quy định mỗi hộ dân đều có bể tự hoại thiết kế đúng tiêu chuẩn để hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Các cụm công nghiệp xây dựng hệ  thống thoát nước thải riêng. Xử lý theo đúng quy trình quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Mạng lưới đường cống thoát nước thải sử dụng cống bê tông cốt thép D300 và D400.Các tuyến cống thoát nước thải được đi dưới vỉa hè.

b. Xử lý chất thải rắn, nghĩa trang

- Rác thải

+ Tiêu chuẩn thải rác thải sinh hoạt: 0,8 kg/người.ngày.

+ Tỷ lệ thu gom rác thải: 85%.

+ Tổng lượng rác thải: 84 tấn/ngày.

+ Rác thải được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của huyện tại xã Láng Dài, diện tích quy hoạch 52ha. Đầu tư dây chuyền công nghệ xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường theo hướng tái sử dụng, chế biến phân vi sinh và sản xuất năng lượng điện.

+ Do vị trí khu xử lý chất thải rắn nằm trong địa bàn của huyện, khoảng cách đến các đô thị và điểm dân cư từ 5-10km, nên rác thải được thu gom vận chuyển trực tiếp bằng các xe tải chuyên dụng về khu xử lý rác.

+ Chất thải rắn các khu công nghiệp được thu gom vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tại xã Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ.

+ CTR tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện được thu gom xử lý tại khu xử lý chất thải rắn Tóc Tiên.

- Nghĩa trang:

+ Với tiêu chuẩn đất nghĩa trang: 0,06 ha/1000 người. Nhu cầu đất nghĩa trang là: 8 ha.Người chết được chôn cất tại nghĩa trang tập trung của huyện tại xã Phước Hội, diện tích 19ha (theo quy hoạch vùng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

+ Các nghĩa trang trong đô thị hoặc gần khu dân cư cần di dời về nghĩa trang tập trung của Huyện, tách biệt khu dân cư, quản lý tốt về quy hoạch, không ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng mỹ quan và xây dựng hình ảnh thân thiện cho nghĩa trang. Khuyến khích người dân bỏ dần hình thức hung táng truyền thống, chuyển sang hình thức hỏa táng và cát táng.

6.5. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng

- Phụ tải điện:

Bảng 9. Tổng hợp phụ tải điện vùng huyện Đất Đỏ.

Stt

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

2030

2040

1

Công suất điện dân dụng

MW

19,89

21,32

2

Công suất điện công nghiệp

MW

83,20

83,20

3

Điện năng dân dụng

triệu kWh/năm

50,70

18,59

4

Điện năng công nghiệp

triệu kWh/năm

332,80

332,80

5

Hệ số đồng thời

 

0,65

0,65

6

Mức tổn hao và dự phòng

%

15

15

7

Tổng công suất điện yêu cầu

MW

77,06

78,13

8

Tổng điện năng yêu cầu

triệu kWh/năm

286,67

262,66

- Nguồn điện:

+ Hiện nay vùng huyện Đất Đỏ chưa có trạm biến áp 110/22kV, nguồn cấp điện chủ yếu cho huyện Đất Đỏ được cấp điện bởi nguồn điện lưới quốc gia qua tuyến 22kV từ các trạm biến áp 110/22kV Xuyên Mộc và trạm biến áp 110/22kV Long Đất cấp tới thông qua các đường như QL 55, ĐT.44A, ĐT.52, đường Ven Biển,…
+ Với quy mô dân số đô thị, các xã nông thôn và các khu công nghiệp dự kiến đến năm 2030, 2040 vùng huyện Đất Đỏ cần xây dựng mới trạm biến áp 110kV để đảm bảo cung cấp điện cho huyện, dự kiến xây dựng trạm 110kV Đất Đỏ là 2x25MVA (đến năm 2025) và sau năm 2025 nâng cấp công suất trạm biến áp Đất Đỏ lên 2x63MVA để đủ cung cấp điện cho các khu thị trấn, các khu đô thị xây dựng mới, nông thôn và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện.

6.6. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc

- Dự báo nhu cầu máy điện thoại:

Bảng 10. Dự báo nhu cầu máy điện thoại huyện Đất Đỏ đến năm 2040

Stt

Hạng mục

Số lượng (người, ha)

Dự kiến thuê bao (người-thuê bao/ha)

Số thuê bao cần thiết

 

 

Năm 2030

Năm 2040

 

Năm 2030

Năm 2040

1

Dân số

83.000

87.000

4 người/ 1 thuê bao

20.750

21.750

2

Đất khu công nghiệp

640

640

10 thuê bao/ha

6.400

6.400

3

Tổng thuê bao

 

27.150

28.150

4

Dự phòng 10%

2.715

2.815

5

Thuê bao cần thiết

29.865

30.965

- Hệ thống thông tin liên lạc

+ Phát triển hệ thống thông tin liên lạc huyện Đất Đỏ theo định hướng chung của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ thống thông tin liên lạc huyện Đất Đỏ đồng bộ với hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Dự kiến xây dựng mới các tổng đài bưu điện ở các khu công nghiệp lớn, trung tâm các xã  xây dựng mới để phục vụ người dân trong khu quy hoạch và các khu vực lân cận, đồng bộ với hệ thống đang khai thác trên mạng, bao gồm cả các trang thiết bị phụ trợ như: trạm BTS, máy phát điện dự phòng, hệ thống tiếp đất và chống sét, trạm điện, hệ thống báo cháy,…
+ Nâng cấp dung lượng các tổng đài bưu điện hiện hữu để phục vụ người dân trong khu vực được tốt hơn.

6.7. Hệ thống thủy lợi

Huyện Đất Đỏ được hưởng lợi từ 7 hồ chứa, một đập dâng, một hệ thống kênh tiêu và một số công trình nhỏ. Một số thông số kỹ thuật chính các công trình hồ đập như sau:

Bảng 11. Thống kê các công trình hồ đập có liên quan đến huyện Đất Đỏ.

Stt

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Dung tích nước (triệu m3)

DT tưới thiết kế (ha)

DT tưới thực tế (ha)

CSTT/CSTK (%)

1

Hồ sông Ray

Châu Đức, Xuyên Mộc

196,00

9.157

 

 

2

Đập sông Ray

Láng Dài

 

800

620

77,50

3

Hồ Suối Giàu

Suối Rao

11,30

1.000

300

30,00

4

Hồ Lồ ồ

Long Tân, Láng Dài

5,00

300

100

33,33

5

Hồ Đá Bàng

Long Tân, Long Phước

11,05

1.300

650

50,00

6

Hồ Suối Môn

Long Tân

1,40

350

100

28,57

7

Hồ Bút Thiền

Long Mỹ, An Ngãi

2,30

250

60

24,00

8

Hồ Sở Bông

Phước Hải

0,68

20

20

100,00

9

Tổng cộng

 

227,73

13.177

1.850

 

- Hệ thống kênh quan trọng trên địa bàn huyện Đất Đỏ gồm các kênh cấp I: kênh hồ Đá Bàng, kênh hồ Suối Giàu, kênh N7, kênh Bà Đáp.
- Trong thời gian tới, cần hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi theo như Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 đã phê duyệt, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng các công trình chính gồm:
- Nâng cấp các hồ: Suối Môn, Suối Giàu, Đá Bàng và Lồ Ồ.
- Kiên cố hóa các hệ thống kênh chính gồm: kênh cấp I hồ Đá Bàng, kênh cấp I N7, kênh cấp I hồ Suối Giàu, kênh tiêu Bà Đáp.
7. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư cho phát triển vùng trong giai đoạn tới liên quan đến công tác quy hoạch gồm:

Bảng 12. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.

Chương trình phát triển

Các dự án ưu tiên đầu tư

Nguồn vốn

Phát triển đô thị

Lập Đề án thành lập thị trấn Lộc An

Ngân sách

Xác định các vùng dự án khu đô thị mới

Ngân sách

Điều chỉnh QHC thị trấn Đất Đỏ

Ngân sách

Điều chỉnh QHC thị trấn Phước Hải

Ngân sách

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Dự án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với kỹ thuật cao và ứng dụng công nghệ sinh học cho việc nuôi tôm.

Ngân sách + doanh nghiệp

Phát triển thương mại, du lịch

Xây dựng Trung tâm thương mại - dịch vụ cấp huyện tại thị trấn Đất Đỏ

Doanh nghiệp

Du lịch sinh thái nông nghiệp xã Phước Hội, Long Mỹ

Doanh nghiệp

Thúc đẩy phát triển các dự án khu du lịch ven biển Phước Hải, Lộc An

Doanh nghiệp

Phát triển công nghiệp

Dự án di dời các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

Ngân sách + doanh nghiệp

Thúc đẩy triển khai hoàn thiện hạ tầng và thu hút đầu tư vào KCN Đất Đỏ I và cụm CN-TTCN Lộc An.

Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Đầu tư xây dựng quốc lộ 55 (đoạn tránh thị trấn Đất Đỏ)

Ngân sách

Nâng cấp đường ven biển Phước Hải – Lộc An

Ngân sách

Xây dựng đường Lộc An – Láng Dài nối dài

Đầu tư BOT, BT

Xây dựng đường tỉnh ĐT.992C (Lộc An -Suối Rao)

Ngân sách + xã hội hóa

Hạ tầng kỹ thuật thị trấn Đất Đỏ

Ngân sách + xã hội hóa

Hạ tầng kỹ thuật thị trấn Phước Hải

Ngân sách + xã hội hóa

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải thị trấn Đất Đỏ

Ngân sách

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải thị trấn Phước Hải

Ngân sách

Bãi chứa rác thải và nhà máy xử lý rác thải xã Láng Dài

Ngân sách

Bảo vệ môi trường

Tăng cường các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

Ngân sách+ doanh nghiệp

Tăng cường kiểm soát, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại trong KCN, cụm CN.

Ngân sách + doanh nghiệp

Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản

Ngân sách

8. Giải pháp thực hiện quy hoạch

- Các cơ chế chính sách phát triển vùng: Huyện Đất Đỏ được quản lý đầu tư phát triển theo các định hướng của vùng tỉnh BR - VT, trong đó liên kết chặt chẽ với các đô thị cùng thuộc tiểu vùng đô thị Trung tâm tỉnh BR - VT.

- Các cơ chế ưu đãi khuyến khích

+ Phát huy nội lực, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài; tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội; hỗ trợ thúc đẩy các nguồn lực đầu tư về giao thông, các khu kinh tế, du lịch, đô thị.

+ Để vận hành hiệu quả theo quy hoạch vùng, cần có các cơ chế ưu đãi khuyến khích thu hút phát triển điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật, hỗ trợ thúc đẩy các nguồn lực đầu tư về giao thông, các khu đô thị mới, các công trình dịch vụ đào tạo, văn hóa giải trí.

- Về quản lý nhà nước

+ Có cơ chế để vận hành lồng ghép các quy hoạch ngành trên địa bàn huyện thống nhất trong thể không gian để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và đất đai.

+ Quản lý đô thị theo phân cấp và có sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên môn để lựa chọn đầu tư, đặc biệt đối với các khu đặc thù hoặc quy mô lớn.

- Lập kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch vùng.

+ Gồm các chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư và các hoạt động đầu tư cần được thống nhất tuân thủ các vùng chức năng đã được xác lập trong quy hoạch vùng.

+ Những hạng mục quan trọng như các tuyến giao thông chính, đầu mối hạ tầng kỹ thuật cần bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện đồng thời có cơ chế phù hợp để đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư.

+ Thực hiện điều chỉnh các quy hoạch ngành theo các mục tiêu và chương trình của quy hoạch xây dựng vùng; đồng thời, định kỳ 5 năm cần theo dõi cập nhật, bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng cho phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh.

9. Quy dịnh quản lý theo quy hoạch vùng: Được ban hành kèm theo, quy dịnh cụ thể nguyên tắc phát triển, quản lý kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan, khu vực đô thị và nông thôn, khu vực đặc thù… trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Đất Đỏ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- UBND huyện Đất Đỏ có trách nhiệm:

+ Tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện theo quy định;

+ Tổ chức rà soát, điều chỉnh, cập nhật bổ sung các nội dung quy hoạch trong các đồ án quy hoạch và quy định quản lý liên quan đã ban hành phù hợp với nội dung Đồ án và Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt;

+ Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan nghiên cứu xây dựng kế hoạch để thực hiện quy hoạch theo tiến độ và trình tự ưu tiên.

- Các Sở, Ngành liên quan căn cứ quy hoạch được duyệt, phối hợp với UBND huyện Đất Đỏ triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng của địa phương đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Quốc

 

 

 





Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Tố cáo Ban hành: 15/07/2020 | Cập nhật: 17/11/2020

Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật giá Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 30/01/2015