Quyết định 11/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Số hiệu: 11/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Vũ Thị Bích Việt
Ngày ban hành: 31/05/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 11/2006/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 31 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 373/TTr-LĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2006 về việc phê duyệt Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (có Chương trình kèm theo).

Điều 2. Giao trách nhiệm Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tư pháp, Tài nguyên - Môi trường; Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em; Ban Dân tộc và Tôn giáo; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Cục Thống kê tỉnh; các cơ quan, ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo 2006 - 2010 theo quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo đạt được các mục tiêu về giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Bích Việt

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIẢM NGHÈO TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(Kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-UBND ngày 31/5/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO

I. Một số kết quả đạt được trong công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005

Trong những năm qua, công tác xoá đói giảm nghèo được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, sự điều hành cụ thể của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, có hiệu quả giữa các cấp chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân nên đã đạt được những kết quả tốt; đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo (theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng- Bộ lao động Thương binh và Xã hội) đã giảm từ 12,5% năm 2001 xuống còn 2,5% cuối năm 2005, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII.

Chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua có sự đồng thuận cao giữa cấp uỷ, chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân, nên đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia xoá đói giảm nghèo; làm chuyển biến một bước nhận thức của chính bản thân hộ nghèo tự cố gắng vươn lên thoát nghèo. Sự tham gia của cộng đồng, sự nỗ lực của các hộ nghèo đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình. Nổi bật là Chương trình làm nhà cho hộ nghèo, Tuyên Quang là một trong ba tỉnh đầu tiên trong toàn quốc được Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận hoàn thành chương trình xoá nhà dột nát cho hộ nghèo.

II. Khó khăn, tồn tại và thực trạng hộ nghèo hiện nay

1. Khó khăn, tồn tại

Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, các ngành kinh tế khác như dịch vụ, thương mại, công nghiệp chưa phát triển, hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa hình thành được các khu công nghiệp tập trung, do vậy chưa thu hút, tạo việc làm tại chỗ cho lao động của tỉnh.

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhưng một số nơi tình trạng thoát nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven sông suối hay bị ảnh hưởng bởi thiên tai lụt bão, mất mùa.

Nguồn lực huy động cho Chương trình còn hạn chế, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Nhận thức của một bộ phận người nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo.

2. Thực trạng và nguyên nhân nghèo hiện nay

Qua điều tra xác định hộ nghèo năm 2005 theo chuẩn mới quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 55.447 hộ, chiếm 35,64% tổng số hộ toàn tỉnh. Hộ nghèo chủ yếu ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (71,15% số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số). Huyện Na Hang có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với 49,61%; một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như xã Phúc Yên 94,58%, xã Xuân Lập 86,54% (Na Hang); xã Hùng Lợi 85,26%, xã Trung Minh 85,03% (Yên Sơn); xã Hồng Quang (Chiêm Hóa) 84,35%. Toàn tỉnh có 55 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; số hộ nghèo thuộc diện chính sách thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công là 409 hộ, chiếm 0,74% số hộ nghèo.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, song chủ yếu tập trung ở 2 nhóm nguyên nhân chính:

- Nhóm nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của người nghèo vươn lên thoát nghèo còn hạn chế, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước sự giúp đỡ của cộng đồng, bằng lòng với cuộc sống hiện tại chưa tích cực vươn lên thoát nghèo, một số hộ lười lao động, thiếu kinh nghiệm sản xuất và tổ chức đời sống, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu gây lãng phí trong sinh hoạt; trong gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội; đông con…

- Nhóm nguyên nhân khách quan: Thiếu vốn sản xuất; thiếu đất, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm; trong gia đình có người tàn tật, ốm đau thường xuyên; bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn;…

(Có biểu chi tiết về thực trạng hộ nghèo kèm theo)

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm

- Tập trung sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, coi giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân; đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hướng vào mục tiêu giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.

- Thực hiện giảm nghèo gắn với làm giàu, nâng cao nhận thức của người nghèo, tự vươn lên để có đời sống ổn định, thoát nghèo bền vững.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách để đạt mục tiêu giảm nghèo. Trong đó Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, nhân dân là nòng cốt trong công tác vận động nhân dân tham gia Chương trình giảm nghèo.

2. Mục tiêu

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh xuống dưới 15%.

- Không còn xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 35%.

- Hết năm 2007 không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công.

- Các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ để có nhà ở bền, chắc.

- Các hộ nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội về y tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo nghề.

II. Giải pháp thực hiện

1. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập

1.1. Hỗ trợ hộ nghèo đất sản xuất

- Thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo đã được phê duyệt tại Quyết định số 80/2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện đề án hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hướng dẫn các hộ nghèo khai hoang đất trống chưa sử dụng trên diện tích đã quy hoạch để tạo quỹ đất sản xuất.

- Rà soát, bố trí, sắp xếp lại dân cư, gắn với bố trí đất sản xuất

- Hoàn thành quy hoạch lại 3 loại rừng theo hướng tăng quỹ đất rừng sản xuất, ưu tiên giao đủ đất sản xuất cho các hộ nghèo, các hộ di dân tái định cư Thuỷ điện Tuyên Quang.

- Rà soát thu hồi đất từ các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể, đất thu hồi từ các cá nhân chiếm dụng để giao cho các hộ nghèo sản xuất.

- Vận động họ hàng, dòng tộc có nhiều đất chuyển nhượng cho các hộ nghèo còn thiếu hoặc chưa có đất sản xuất.

- Những nơi không có đất sản xuất, hoặc quỹ đất khó khăn cần có các giải pháp hỗ trợ phát triển ngành nghề, hoặc cho hộ nghèo vay vốn để chuyển đổi sản xuất.

1.2. Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo

- Các tổ chức đoàn thể, cán bộ tín dụng, cán bộ khuyến nông hướng dẫn hộ nghèo lập dự án và tổ chức thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh, giám sát việc sử dụng vốn vay, hạn chế tình trạng nợ đọng quá hạn và sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không có hiệu quả.

- Thực hiện cơ chế cho vay trực tiếp thông qua hình thức tín chấp của các tổ chức đoàn thể.

- Kết hợp cho vay vốn với hướng dẫn cách thức kinh doanh, sản xuất cho hộ nghèo, để vốn vay của hộ nghèo được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích phương thức cho vay bằng vật tư, cây giống, con giống theo nhu cầu của hộ nghèo.

- Có biện pháp ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi đối với các hộ nghèo ở nông thôn.

1.3. Hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống và thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

- Nâng cao chất lượng, bố trí, sử dụng và đãi ngộ hợp lý đội ngũ khuyến nông cơ sở, đặc biệt là khuyến nông thôn bản. Tập trung tập huấn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông thôn bản về phương pháp tiếp cận và hướng dẫn cộng đồng trong sản xuất.

- Đa dạng hoá các lực lượng tham gia công tác khuyến nông (cộng tác viên, giáo viên, sinh viên các trường nông lâm nghiệp…),

- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho hộ nghèo cách thức tổ chức sản xuất, kế hoạch chi tiêu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; hướng dẫn từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất cho đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện; tài liệu hướng dẫn phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, có thể sử dụng bằng tiếng dân tộc ở những nơi cần thiết.

- Khuyến khích và vận động những hộ khá, giàu biết tổ chức đời sống, có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh ở địa phương trao đổi, hướng dẫn các hộ nghèo.

- Kết hợp các loại hình sản xuất với phát triển vùng nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân theo phương thức doanh nghiệp đầu tư vốn, giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

- Hỗ trợ tổ chức thực hiện các mô hình trình diễn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; giảm dần hình thức trợ cấp cho không, tăng dần sự đóng góp của người dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật; hỗ trợ chi phí vật tư trình diễn cho người nghèo là dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường công tác khuyến công theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và Quyết định số 57/2005/QĐ-UBND ngày 08/7/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Chú trọng đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt quan tâm đến các ngành nghề truyền thống, những ngành nghề thủ công, chế biến có thế mạnh, nhằm tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

1.4. Dạy nghề cho người nghèo

- Tổ chức rà soát, đánh giá nhu cầu học nghề của người nghèo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức các lớp đào tạo nghề trung hạn, ngắn hạn tại Trường nghề của tỉnh, Trung tâm dạy nghề của huyện; ưu tiên các nghề dễ tìm việc làm, tham gia xuất khẩu lao động hoặc tạo được việc làm tại chỗ; tư vấn, giới thiệu người lao động đi học các Trường nghề ngoài tỉnh.

- Gắn đào tạo nghề với việc cho vay vốn tạo việc làm, trợ giúp giới thiệu việc làm miễn phí.

- Hỗ trợ trang thiết bị cho các Trường nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm, các Trung tâm dạy nghề cấp huyện để nâng cao chất lượng, năng lực đào tạo.

- Miễn giảm học phí và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người nghèo theo quy định.

1.5. Xuất khẩu lao động

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn về thị trường lao động và công tác xuất khẩu lao động cho mọi người dân.

- Tạo điều kiện cho người nghèo được học nghề để tham gia xuất khẩu lao động.

- Liên kết với các công ty xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao.

- Có cơ chế ưu tiên về vốn vay, hỗ trợ giáo dục định hướng, khám sức khoẻ đối với lao động thuộc diện hộ nghèo tham gia xuất khẩu lao động.

1.6. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo

- Căn cứ thực trạng nghèo, các ngành chức năng phối hợp Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã rà soát, tổng hợp danh sách các xã nghèo trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt và báo cáo Hội đồng xét duyệt Trung ương.

- Lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư mới và sửa chữa, nâng cấp các công trình thiết yếu, ưu tiên các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, chợ, phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các xã nghèo.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế giao cho xã làm chủ đầu tư các công trình thuộc Chương trình 135; thôn, bản và người dân được tham gia lựa chọn đầu điểm xây dựng công trình, quản lý, duy tu và sử dụng công trình; ưu tiên sử dụng nhân công tại địa phương.

1.7. Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng mô hình tự lực vươn lên thoát nghèo, tuyên truyền và nhân rộng các mô hình có hiệu quả.

- Giám sát, đánh giá việc xây dựng và nhân rộng các mô hình.

1.8. Quỹ phát triển cộng đồng (từ nguồn ngân sách Trung ương)

- Xây dựng Dự án lập quỹ phát triển cộng đồng.

- Các huyện, thị xã, các ngành lựa chọn xã nghèo, thôn nghèo báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa vào danh mục thực hiện dự án; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án khi có chỉ đạo và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

1.9. Vận động xã hội, nhân dân tham gia Chương trình giảm nghèo

- Vận động nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các hội nghề nghiệp, dòng họ và bản thân hộ nghèo tích cực tham gia thực hiện Chương trình giảm nghèo.

- Tổ chức lực lượng thanh niên xung kích tình nguyện hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn.

- Tổ chức phát động quyên góp xây dựng Quỹ "Vì người nghèo" bằng nhiều hình thức để giúp đỡ hộ nghèo làm nhà ở và vốn phát triển sản xuất,…

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể hướng dẫn đoàn viên, hội viên cách thức tổ chức cuộc sống, sản xuất, tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Phấn đấu không còn hộ đoàn viên, hội viên nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng.

2. Thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo

2.1. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế

- Duy trì Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và tiếp tục thực hiện hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo; Quyết định số 80/2004/QĐ-UB ngày 29/11/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế Quản lý và điều hành Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo và các quy định khác về khám chữa bệnh cho người nghèo.

- Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện cả về vật chất và tổ chức cán bộ y tế cấp xã, thôn bản, để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế thuận lợi, tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khoẻ; tập trung thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình cho người nghèo; hướng dẫn người nghèo biết cách sử dụng thuốc nam.

2.2. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục

- Đối với học sinh nghèo, thực hiện chính sách miễn giảm học phí (đối với các cấp học và bậc học phải đóng học phí) và các khoản đóng góp theo quy định.

- Học sinh các xã đặc biệt khó khăn được mượn sách giáo khoa và cấp vở viết.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho các điểm trường để trẻ em dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện học tập thuận lợi.

- Có chính sách khuyến khích, động viên học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên.

- Trợ giúp người nghèo học bổ túc văn hoá thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông.

- Có chế độ ưu đãi đối với giáo viên nhận nhiệm vụ tại các xã đặc biệt khó khăn.

2.3. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt

- Kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước và huy động nguồn lực cộng đồng, sự cố gắng của chính hộ nghèo để đảm bảo nơi ở cho các hộ nghèo. Giải quyết những bức xúc về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo trong điều kiện cho phép, để hộ nghèo ổn định đời sống, phát triển sản xuất.

- Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt đã được phê duyệt tại Quyết định số 80/2005/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện đề án hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số nghèo theo quy định tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

- Huy động nguồn lực hỗ trợ sửa chữa và làm mới nhà ở cho các hộ nghèo chưa có nhà hoặc nhà ở dột nát; Xã hội hoá hoạt động hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, với phương châm Nhà nước hỗ trợ một lần, phần còn lại huy động cộng đồng giúp đỡ và tự lực của hộ nghèo.

2.4. Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế

- Thực hiện việc trợ cấp thường xuyên và khuyến khích các hoạt động từ thiện nhân đạo giúp đỡ đối tượng là người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; trợ cấp đột xuất cho các đối tượng gặp rủi ro bất khả kháng theo Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.

- Xây dựng phương án giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa trên diện rộng trong địa bàn toàn tỉnh. Tăng khả năng tự phòng chống thiên tai, dịch bệnh cho hộ nghèo bằng các biện pháp tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ di dời nhà ở, phương tiện sản xuất khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; hướng dẫn hộ nghèo biện pháp phòng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

- Mở rộng và tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đa dạng hoá các mô hình trợ giúp, tạo điều kiện cho người nghèo dễ dàng tiếp cận với dịch vụ pháp lý miễn phí.

3. Nâng cao năng lực và nhận thức

3.1. Hoạt động truyền thông

- Các ngành chức năng, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh.

- Các cơ quan báo chí, văn hoá - thông tin xây dựng chuyên trang, chuyên mục về giảm nghèo; thực hiện tiếp sóng chương trình VTV2 để người nghèo được tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật; đa dạng hoá hình thức thông tin với nội dung phong phú, thiết thực; thường xuyên giới thiệu những kinh nghiệm hay, mô hình giảm nghèo thành công của các địa phương và của chính người nghèo, đặc biệt cần chọn những gương vượt nghèo cụ thể, sát thực tế tại địa phương.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng viên, Bí thư chi bộ, trưởng thôn bản, giáo viên, những người có uy tín trong dòng họ…trong việc vận động thực hiện Chương trình giảm nghèo.

3.2. Đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo

- Kiện toàn đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, bố trí cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện và tỉnh.

- Các địa phương, các tổ chức đoàn thể, các ngành đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình thực tế.

- Mở các lớp đào tạo, tập huấn tại huyện, thị xã với các tài liệu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội biên soạn và một số nội dung khác phù hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ các tổ chức đoàn thể các cấp và trưởng thôn bản. Nội dung chủ yếu về các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về công tác giảm nghèo; kỹ năng xây dựng và lập kế hoạch dự án, tổ chức thực hiện các chính sách, dự án; kỹ năng huy động nguồn lực ở cộng đồng; khảo sát thu thập thông tin và xây dựng dữ liệu về nghèo đói cấp cơ sở. Ngoài ra cán bộ giảm nghèo cần được nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm để tập huấn, vận động nhân dân, giúp đỡ hộ nghèo lập kế hoạch sản xuất và chi tiêu, kỹ năng theo dõi, giám sát, tiếp cận và đánh giá Chương trình giảm nghèo.

- Huy động nguồn lực đào tạo, kỹ thuật từ các tổ chức trong nước và quốc tế; khuyến khích các huyện, thị xã, các tổ chức đoàn thể tự huy động nguồn lực tổ chức đào tạo cán bộ của địa phương, của tổ chức mình.

3.3. Hoạt động giám sát, kiểm tra, báo cáo

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu báo cáo từ cấp thôn đến tỉnh.

- Lập sổ bộ quản lý hộ nghèo ở 3 cấp: thôn, xã, huyện.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện tin học hoá việc quản lý dữ liệu về công tác giảm nghèo; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý người nghèo, hộ nghèo ở cấp huyện và tỉnh.

- Tăng cường kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện ở cơ sở, đảm bảo duy trì tiến độ thực hiện Chương trình; đảm bảo các chính sách, dự án tác động tích cực đến đời sống của hộ nghèo.

- Thường xuyên rà soát, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình định kỳ 6 tháng, 1 năm.

- Đánh giá giữa kỳ vào năm 2008 với việc rà soát lại mức sống dân cư với quy mô nhỏ bằng phiếu loại trừ hộ nghèo và hộ chắc chắn không nghèo, điều tra nhóm hộ còn lại.

- Tổ chức đánh giá, báo cáo cuối kỳ vào cuối năm 2010.

4. Nguồn vốn để thực hiện Chương trình

- Huy động từ nhiều nguồn tham gia thực hiện Chương trình, gồm:

+ Ngân sách Trung ương là trọng tâm, hỗ trợ trực tiếp cho các thôn, các xã đặc biệt khó khăn và xã nghèo, hộ dân tộc thiểu số nghèo.

+ Ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và xã, trừ các xã đặc biệt khó khăn và xã nghèo): bố trí 0,5% tổng chi ngân sách hàng năm.

+ Huy động từ các doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân.

­+ Vận động tài trợ của các tổ chức quốc tế trên 3 phương diện: kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính.

- Tổng kinh phí cần có để thực hiện Chương trình, dự kiến khoảng: 1.053,641 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Nguồn tín dụng: 469,500 tỷ đồng.

+ Nguồn ngân sách Trung ương, dự kiến: 538,195 tỷ đồng (từ các Chương trình mục tiêu quốc gia; hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương).

+ Nguồn ngân sách địa phương, dự kiến: 26,396 tỷ đồng

+ Huy động cộng đồng, dự kiến: 19,550 tỷ đồng.

III. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức bộ máy, hệ thống chỉ đạo các cấp

Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp từ tỉnh đến xã trong năm 2006, đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban giảm nghèo cấp xã, phường, thị trấn, tránh tình trạng hoạt động hình thức, chung chung. Phân công thành viên Ban chỉ đạo các cấp phụ trách, theo dõi cơ sở; tại cấp xã ngoài việc phân công thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các thôn bản, khu vực, cần phân công các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo và cán bộ khuyến nông cấp xã, khuyến nông thôn bản, Trưởng thôn bản, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính mục tiêu của Chương trình và đưa các chính sách, dự án vào cuộc sống.

2. Phân công trách nhiệm

2.1. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan Thường trực Chương trình giảm nghèo. Chủ trì phối hợp với các huyện, thị xã, các ngành có liên quan xác định đối tượng hỗ trợ, xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình; chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình; phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn kiện toàn đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp đặc biệt là cấp cơ sở; trực tiếp theo dõi, hướng dẫn thực hiện một số chính sách, dự án: Đào tạo cán bộ giảm nghèo, dạy nghề cho người nghèo, an sinh xã hội và các dự án, chính sách thuộc ngành.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối bố trí nguồn lực cho Chương trình, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình. Trực tiếp triển khai, theo dõi dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo; Chủ trì phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số và rà soát bổ sung để tiếp tục bổ sung đề án theo Quyết định số 80/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Sở Tài chính: Cấp phát, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo đúng quy định của Nhà nước. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn và củng cố đội ngũ khuyến nông các cấp; thực hiện chính sách hướng dẫn người nghèo kinh nghiệm sản xuất, các dự án khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và một số chính sách, dự án khác.

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các ngành chỉ đạo, hướng dẫn huyện, thị xã thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với người nghèo.

- Sở Y tế: Chủ trì phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã triển khai thực hiện chính sách về y tế đối với người nghèo.

- Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh: Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai hướng dẫn huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách dân tộc khác đối với hộ nghèo.

- Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em: Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách đối với trẻ em nghèo; phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo hướng dẫn, thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và chỉ đạo thực hiện công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình gắn với giảm nghèo.

- Sở Tư pháp: Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo.

- Các cơ quan thông tin tuyên truyền (Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Tuyên Quang): Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình giảm nghèo; tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo và kết quả hoạt động của Chương trình..., phổ biến các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về giảm nghèo.

- Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Chỉ đạo cấp cơ sở tổ chức vận động hội viên, đoàn viên tham gia giảm nghèo, vận động xây dựng Quỹ "Vì người nghèo", xây dựng mạng lưới tổ, nhóm "Tín dụng - Tiết kiệm", giúp nhau phát triển sản xuất; vận động và triển khai hỗ trợ người nghèo về nhà ở, giám sát việc thực hiện Chương trình ở các cấp.

2.2. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã

- Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, thị xã; phân công nhiệm vụ cho các ngành chuyên môn phụ trách, giúp đỡ hộ nghèo theo từng nhóm nguyên nhân dẫn đến nghèo.

- Thực hiện lập danh sách và quản lý chặt chẽ hộ nghèo bằng sổ theo dõi 3 cấp (thôn, xã, huyện).

- Huy động nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình tại địa phương theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách, dự án theo phân cấp của tỉnh. Định kỳ báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh.

2.3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Thường xuyên quản lý, nắm chắc diễn biến nghèo trên địa bàn, đặc biệt nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ nghèo cụ thể để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời và thiết thực.

Phân công thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo cùng cấp phụ trách các thôn nghèo, hộ nghèo, đặc biệt tập trung vào các thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Chỉ đạo thôn bản phân công các chi hội đoàn thể, cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo cụ thể. Giúp đỡ hộ nghèo tăng khả năng giao tiếp xã hội, tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản của xã hội bằng cách: giúp đỡ vay vốn; vận động và giúp đỡ, tạo cơ hội cho người nghèo được tham gia học tập văn hoá, học nghề; cải thiện và nâng cao chất lượng, khả năng cung cấp các dịch vụ y tế, kế hoạch hoá gia đình ở cấp xã, vận động bà con khi ốm đau đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

2.4. Trách nhiệm của thôn bản, tổ nhân dân

Chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm. Nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ nghèo, phân công cán bộ, đảng viên, các chi hội đoàn thể giúp đỡ từng hộ theo từng nguyên nhân cụ thể.

Vận động dòng họ giúp đỡ, động viên hộ nghèo phát triển sản xuất, khuyến khích, đôn đốc hộ nghèo tự lực vươn lên, thoát nghèo bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, góp phần xây dựng thôn bản, tổ nhân dân văn hoá, đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"./.


TỔNG HỢP THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO NĂM 2006

Số TT

Huyện, thị xã

Tổng số hộ gia đình

Hộ nghèo

Nguyên nhân chính dẫn đến nghèo

Tổng số hộ

Trong đó

Tổng số hộ

Tỷ lệ (%)

Trong đó

Thiếu đất sản xuất

Thiếu vốn sản xuất

Thiếu thông tin, kiến thức

Có người tàn tật, bị ốm thường xuyên

Có nhiều người ăn theo

Có người mắc tệ nạn xã hội

Rủi ro, thiên tai

Không tìm được việc làm

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

1

Na Hang

10.783

1.203

9.580

5.349

49,61

32

0,30

5.317

49,31

1.356

25,35

2.355

44,03

965

18,04

246

4,60

252

4,71

23

0,43

135

2,52

17

0,32

2

Chiêm Hóa

28.546

1.810

26.736

14.145

49,55

128

0,45

14.017

49,10

1.940

13,72

6.556

46,35

3.721

26,31

860

6,08

816

5,77

25

0,18

116

0,82

111

0,78

3

Hàm Yên

23.003

2.272

20.731

10.494

45,62

214

0,93

10.280

44,69

2.429

23,15

5.650

53,84

1.092

10,41

593

5,65

573

5,46

27

0,26

33

0,31

97

0,92

4

Sơn Dương

37.291

3.373

33.918

12.255

32,86

390

1,05

11.865

31,82

2.789

22,76

6.089

49,69

1.846

15,06

723

5,90

548

4,47

35

0,29

43

0,35

182

1,49

5

Yên Sơn

41.248

1.058

40.190

12.493

30,29

12

0,03

12.481

30,26

3.877

31,03

5.351

42,83

1.392

11,14

812

6,50

757

6,06

68

0,54

80

0,64

156

1,25

6

TX Tuyên Quang

14.714

7.070

7.644

711

4,83

208

1,41

503

3,42

55

7,74

124

17,44

149

20,96

208

29,25

81

11,39

24

3,38

5

0,70

65

9,14

 

Cộng toàn tỉnh

155.585

16.786

138.799

55.447

35,64

984

0,63

54.463

35,01

12.446

22,45

26.125

47,12

9.165

16,53

3.442

6,21

3.027

5,46

202

0,36

412

0,74

628

1,13

 

KẾ HOẠCH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Số TT

HUYỆN, THỊ XÃ

Số hộ nghèo đầu năm 2006

Kế hoạch năm 2006

Kế hoạch năm 2007

Kế hoạch năm 2008

Kế hoạch năm 2009

Kế hoạch năm 2010

T.số hộ gia đình

Trong đó

Số hộ nghèo giảm

Số hộ nghèo phát sinh

Tổng số hộ gia đình

Trong đó

Số hộ nghèo giảm

Số hộ nghèo phát sinh

Tổng số hộ gia đình

Trong đó

Số hộ nghèo giảm

Số hộ nghèo phát sinh

Tổng số hộ gia đình

Trong đó

Số hộ nghèo giảm

Số hộ nghèo phát sinh

Tổng số hộ gia đình

Trong đó

Số hộ nghèo giảm

Số hộ nghèo phát sinh

Tổng số hộ gia đình

Trong đó

Số hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5=4/3

6

7

8

9=4+6+7

10=9/8

11

12

13

14=9+11+12

15=14/13

16

17

18

19=14+16+17

20=19/18

21

22

23

24=19+21+22

25=24/23

26

27

28

29=24+26+27

30=29/28

1

Na Hang

10.783

5.349

49,61

754

51

11.000

4.646

42,24

573

70

11.114

4.143

37,28

498

41

11.228

3.686

32,83

416

18

11.344

3.288

28,98

402

16

11.460

2.902

25,32

2

Chiêm Hóa

28.546

14.145

49,55

1.866

141

29.115

12.420

42,66

1.705

186

29.418

10.901

37,06

1.710

107

29.721

9.298

31,28

1.640

45

30.027

7.703

25,65

1.630

36

30.333

6.109

20,14

3

Hàm Yên

23.003

10.494

45,62

1.958

105

23.463

8.641

36,83

1.400

130

23.707

7.371

31,09

1.150

76

23.951

6.297

26,29

960

33

24.198

5.370

22,19

950

29

24.445

4.449

18,20

4

Sơn Dương

37.291

12.255

32,86

2.001

123

37.983

10.377

27,32

1.371

156

38.378

9.162

23,87

1.280

92

38.773

7.974

20,57

1.020

40

39.172

6.994

17,85

1.006

35

39.572

6.023

15,22

5

Yên Sơn

41.248

12.493

30,29

1.991

7

42.073

10.627

25,26

1.462

159

42.511

9.324

21,93

1.470

92

42.949

7.946

18,50

1.421

39

43.391

6.564

15,13

1.415

32

43.834

5.181

11,82

6

TXTQ

14.714

711

4,83

142

552

15.008

576

3,84

143

5

15.164

438

2,89

129

 

15.320

309

2,02

121

 

15.478

188

1,21

111

 

15.636

77

0,49

 

Toàn tỉnh

155.585

55.447

35,64

8.712

 

158.642

47.287

29,81

6.654

706

160.292

41.339

25,79

6.237

408

161.942

35.510

21,93

5.578

175

163.610

30.107

18,40

5.514

148

165.280

24.741

14,97

 





Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội Ban hành: 09/03/2000 | Cập nhật: 09/12/2009