Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 1143/2000/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 01/11/2000 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 1143/2000/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHUẨN HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001-2005

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ vào Nghị định số 96/CP ngày 07 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về viêc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Sau khi có ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố, 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng, cụ thể như sau:

- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, 960.000 đồng/năm;

- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/tháng, 1.200.000 đồng/năm;

- Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng, 1.800.000 đồng/năm.

Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định nêu trên được xác định là hộ nghèo.

Điều 2: Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, các tỉnh, thành phố có thể nâng chuẩn hộ nghèo cao hơn so với quy định tại điều 1 với 3 điều kiện là:

- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, thành phố cao hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước;

- Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, thành phố thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước;

- Có đủ nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa phù hợp đề nghị phản ánh với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, xem xét điều chỉnh. 

 

Nơi nhận:
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Lưu VT, BTXH, XĐGN.

BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.