Quyết định 1014/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu: 1014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Trí Thanh
Ngày ban hành: 23/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1014/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 23 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 (sau đây gọi là Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá);

Căn cứ Quyết định số 3449/QĐ-BNN-KH ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát trin bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 68/TTr SNN&PTNT ngày 21 /3/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT TU, H
ĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
-
UBMTTQVN, các đoàn thể nhân dân tnh;
- CPVP;
- Lưu VT, TH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trí Thanh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 23/3/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm kịp thời theo dõi tiến độ và kết quả thực hiện Đề án và có giải pháp điều chỉnh về cơ chế, chính sách kịp thời nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Đề án.

- Cụ thể hóa các hoạt động triển khai Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm triển khai hiệu quả Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả triển khai Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá; kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách nhằm triển khai hiệu quả Đề án/Chương trình hành động Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án tái cơ cấu ngành).

2. Mc tiêu cthể:

- Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá đến năm 2020 và tiếp tục hoàn thiện tài liệu.

- Nâng cao năng lực về giám sát đánh giá cho cán bộ triển khai Bộ Tiêu chí cấp tỉnh.

- Hoàn thiện bộ chỉ số giám sát, đánh giá các tiểu ngành và của một số vùng đặc thù địa phương.

- Tiến hành đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát đánh giá Đề án Tái cơ cu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, vai trò và ý nghĩa của việc triển khai Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá và các văn bn, chính sách có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; kịp thời phát hiện những mô hình hoạt động hiệu quả trong việc thực hiện các giải pháp triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong việc triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, tài liệu thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát đánh giá Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Thông qua triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá, kịp thời đề xuất, điều chỉnh và ban hành các chính sách để triển khai hiệu quả Đề án đến năm 2020.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Công tác truyền thông

a) Nội dung tuyên truyền:

- Đẩy mạnh tuyên truyền nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của từng tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí giám sát đánh giá nhằm hướng đến đạt các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường đối với từng vùng của tỉnh.

- Thống nhất cách hiểu chung cho tng tiêu chí, cách tính và ý nghĩa theo dõi đánh giá của từng tiêu chí gắn với từng mục tiêu, định hướng, nội dung và giải pháp của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các tiu ngành.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp các cấp và của người dân trong việc giám sát, đánh giá kết quả triển khai Đề án theo các mục tiêu của từng cấp đã được xác định.

- Tăng cường sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong việc triển khai Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá nhằm kịp thời đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện Bộ tiêu chí, cũng như đề xuất cơ chế, chính sách triển khai hiệu quả Đề án Tái cơ cấu.

b) Hình thức tuyên truyền:

- Tuyên truyền dưới nhiều hình thức: Tài liệu tuyên truyền, báo viết, báo nói và truyền hình.

- Tổ chức các Hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại trao đổi về những kết quả đạt được, các tồn tại, kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong việc triển khai hoạt động giám sát đánh giá thực hiện Đán Tái cơ cấu ngành.

2. Nâng cao năng lực về giám sát, đánh giá

a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn giám sát, đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020: Trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện:

- Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn về cách tính, thu thập số liệu cho từng tiêu chí thuộc Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cấp tỉnh.

- Hoàn thiện tài liệu tập huấn cán bộ làm công tác giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành của tỉnh.

b) Đào tạo, tập huấn

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ trin khai hoạt động giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp cấp tỉnh, huyện.

- Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực giám sát, đánh giá thực hiện chương trình ở cấp huyện, xã.

3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát, đánh giá

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cơ cấu lại ngành nông nghiệp; xây dựng bộ chỉ số giám sát các tiểu ngành và địa phương phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành.

- Thu thập số liệu theo Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cấp tỉnh.

4. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình

- Đánh giá giữa kỳ: Tổ chức thu thập số liệu, tổng hợp báo cáo của các địa phương xây dựng báo cáo đánh giá giữa kỳ triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 nhằm xem xét tiến độ và kết quả thực hiện, đề xuất các điều chỉnh cần thiết.

- Đánh giá cuối kỳ: Tổ chức thu thập số liệu, tổng hợp báo cáo của các địa phương xây dựng báo cáo đánh giá cuối kỳ kết quả triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 nhằm xem xét, đánh giá các kết quả đạt được và đề xuất các nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo.

- Tổ chức các Hội nghị sơ kết 5 năm và Hội nghị tổng kết giai đoạn đến năm 2020 về thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

V. KINH PHÍ

- Kinh phí thực hiện hoạt động giám sát đánh giá Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm theo phân cấp hiện hành và huy động từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Hằng năm căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của các địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện xây dựng dự toán ngân sách cho hoạt động giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gửi cơ quan thm quyn xem xét, quyết đnh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Là đơn vị chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương tổ chức. triển khai các nội dung của Kế hoạch này.

- Hằng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động khi cần thiết.

- Phối hợp tổ chức hoạt động tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực giám sát, đánh giá.

- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tham gia các nội dung tập huấn, nâng cao năng lực cho các địa phương về giám sát, đánh giá theo Bộ Tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu và tổng hợp báo cáo theo yêu cầu.

- Tổ chức đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ về thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành.

- Theo dõi, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

2. Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh

- Chủ trì công tác tổ chức hoạt động tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực giám sát, đánh giá.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị có liên quan và các địa phương thu thập số liệu, tổng hợp báo cáo và tổ chức các Hội nghị tổng kết đánh giá 5 năm, đánh giá tổng kết Đề án tái cơ cấu ngành.

3. Các Sở, Ban, ngành liên quan: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương thu thập số liệu, tng hp các tiêu chí giám sát đánh giá của tiu ngành, lĩnh vực có liên quan.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Bộ tiêu chí giám sát đánh giá ở cấp huyện, phối hợp và hướng dẫn tổng hợp và tính toán chỉ số giám sát đánh giá tại cấp xã.

(Phân công nhiệm vụ cụ thể theo Phụ lục đính kèm).

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để tổng hợp xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 23/3/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)

TT

Nội dung/Hoạt động

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Truyền thông nâng cao nhận thức về scần thiết của việc giám sát, đánh giá thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp; nội dung, ý nghĩa và cách tính của Bộ Tiêu chí

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Xây dựng NTM tỉnh

Báo Quảng Nam, Đài PTTH tỉnh

Từ tháng 4/2018

2

Tổ chức Hội nghị phố biển và thảo luận về nội dung, cách thức tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành liên quan

Tháng 6/2018

3

Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn về cách tính, thu thập số liệu cho từng tiêu chí thuộc Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cấp tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Cục Thống kê

Từ tháng 3/2018 - 6/2018

4

Hoàn thiện tài liệu tập huấn cán bộ làm công tác giám sát đánh giá thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành của Tỉnh

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Xây dựng NTM tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Thống kê

Từ tháng 6 - 7/2018

5

Tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cấp tỉnh/huyện về giám sát đánh giá theo Bộ Tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu và tng hp báo cáo theo yêu cầu.

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Xây dựng NTM tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Từ tháng 7/2018- 9/2018

6

Tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện/xã về giám sát đánh giá theo Bộ Tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu và tng hp báo cáo theo yêu cầu.

UBND các huyện, TX, TP

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Xây dựng NTM tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT

Từ tháng 9/2018- 10/2018

7

Tính toán số liệu nền năm 2016 và năm 2013

Sở Nông nghiệp và PTNT

Cục Thống kê

Từ tháng 7/2018- 8/2018

8

Cập nhật tình hình thực hiện, tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu. Tổng hợp, xây dựng báo cáo định kỳ và hằng năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Xây dựng NTM tỉnh

Thường xuyên

9

Đánh giá giữa kỳ về thực hiện cơ cấu lại ngành

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các chuyên gia, đơn vị tư vấn độc lập

Các Sở, ngành, UBND các huyện, TX, TP

Tháng 8/2018

10

Hội nghị kết 5 năm về thực hiện cơ cấu lại ngành

Sở Nông nghiệp và PTNT

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Xây dựng NTM tỉnh,

Các Sở, ngành, UBND các huyện, TX, TP

Tháng 01 - 02/2019

11

Đánh giá cuối kỳ về thực hiện cơ cấu lại ngành

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các chuyên gia, đơn vị tư vấn độc lập

Các Sở, ngành, UBND các huyện, TX, TP

Tháng 6/2020

12

Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành giai đoạn đến năm 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG Xây dựng NTM tỉnh, Các Sở, ngành, UBND các huyện, TX, TP

Tháng 6/2020

 

PHỤ LỤC 2

BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định s: 1014/QĐ-UBND ngày 23/3/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)

TT

Tên và nội dung tiêu chí

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

1

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản

%/năm

4

2

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất trồng trọt

%/năm

3

3

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi

%/năm

5

4

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản

%/năm

5

5

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất

%/năm

5

6

Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản

%/năm

5

7

Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản

%/năm

4

8

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết

%

20

9

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương

%

10

10

Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước.

%

20

11

Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận

%

20

12

Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề

%

50

13

Tỷ lệ nữ trong lao động nông thôn được đào tạo nghề

%

40

14

Tỷ lệ cơ Sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch

%

80