Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về mức thù lao cho lực lượng tuần tra, canh gác đê trong mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số hiệu: 10/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 11/04/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2019/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 11 tháng 4 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC THÙ LAO CHO LỰC LƯỢNG TUẦN TRA, CANH GÁC ĐÊ TRONG MÙA MƯA LŨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đê điều năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng chng thiên tai năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2014 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chng thiên tai;

Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ;

Căn cứ Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;

Căn cứ Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai thảm họa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thù lao và nguồn kinh phí chi trả cho lực lượng tuần tra, canh gác đê trong mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hải Dương với các nội dung sau:

1. Đối tượng áp dụng

Lực lượng lao động theo quyết định thành lập và huy động của UBND cấp xã tham gia nhiệm vụ tuần tra, canh gác đê khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh (thuộc đối tượng không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước).

2. Mức thù lao và nguồn kinh phí chi trả

a. Mức thù lao chi trả cho một người tham gia tuần tra, canh gác đê trong một ca (tính bằng 12 giờ đồng hồ) tuần tra canh gác là 126.000 đồng.

Đối với người tham gia tuần tra canh gác vào ban đêm (từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau) được tính bằng 150% mức thù lao chi trả nêu trên.

b. Nguồn kinh phí chi trả thù lao cho lực lượng tuần tra, canh gác đê: Sử dụng từ sự nghiệp phòng chống thiên tai hàng năm của các huyện, thành phố, thị xã. Trong trường hợp kinh phí chi trả lớn, nguồn sự nghiệp phòng chống thiên tai hàng năm của huyện, thành phố, thị xã không đủ, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp, đề nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định chi trả phần kinh phí còn thiếu từ Quỹ phòng, chống thiên tai của tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Hướng dẫn việc tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê; hướng dẫn hoạt động và trách nhiệm quản lý lực lượng tuần tra, canh gác đê theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của các xã, phường, thị trấn có đê;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đê tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng tuần tra, canh gác đê trước và trong mùa mưa lũ hàng năm; đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác tuần tra, canh gác đê theo quy định.

2. Sở Tài chính: Hướng dẫn việc chi trả thù lao, thanh quyết toán kinh phí cho lực lượng tuần tra, canh gác đê.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đê:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê: Thành lập lực lượng tuần tra, canh gác đê trong mùa mưa lũ; hướng dẫn các đội tuần tra, canh gác đê thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, chế độ tuần tra canh gác, chế độ thông tin báo cáo theo quy định;

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc phối hợp với cơ quan chuyên trách quản lý đê điều tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng tuần tra, canh gác đê;

c) Trang bị dụng cụ, sổ sách cho đội tuần tra, canh gác đê và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng;

d) Cấp kinh phí cho Ủy ban nhân dân cấp xã để chi trả thù lao cho lực lượng tuần tra, canh gác đê; kiểm tra, giám sát việc chi trả thù lao cho lực lượng tuần tra, canh gác đê và thực hiện nghiêm túc chế độ thanh, quyết toán theo quy định.

đ) Kiểm tra, đôn đốc công tác tuần tra, canh gác đê trên địa bàn.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê:

a) Quyết định thành lập lực lượng tuần tra, canh gác đê trong mùa mưa lũ ở các tuyến đê thuộc địa bàn quản lý;

b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các đội tuần tra, canh gác đê trên địa bàn;

c) Quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí được cấp phát, tổ chức chi trả thù lao cho lực lượng tuần tra, canh gác đê theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019 và thay thế Quyết định số 2308/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Hải Dương về quy định mức thù lao được hưởng của lực lượng tuần tra canh gác đê trong mùa mưa lũ.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy; HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm CNTT- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT (40b)
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊC
H





Nguyễn Dương Thái

 





Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều Ban hành: 28/06/2007 | Cập nhật: 04/07/2007