Quyết định 10/2011/QĐ-UBND về Quy định kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
Số hiệu: | 10/2011/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An | Người ký: | Dương Quốc Xuân |
Ngày ban hành: | 08/04/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2011/QĐ-UBND |
Long An, ngày 08 tháng 4 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 306/TTr-STP ngày 05/4/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với ngành chức năng liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 07/8/2007 của UBND tỉnh.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND ngày 08 /4/2011 của UBND tỉnh Long An)
Điều 1. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
1. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là kiểm tra và xử lý văn bản) là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản, kịp thời đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ văn bản có nội dung không đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, kiến nghị xử lý trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc kỷ luật đối với cơ quan, người đã ban hành trái pháp luật, xem xét và xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền được giao đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chủ trì, tham mưu trong quá trình soạn thảo văn bản.
2. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật bao gồm hoạt động tự kiểm tra và kiểm tra văn bản.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Văn bản được kiểm tra, xử lý theo Quy định này gồm:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh trình và quyết định, chỉ thị do UBND tỉnh ban hành.
b) Các văn bản QPPL là nghị quyết, quyết định, chỉ thị do HĐND, UBND các huyện, thành phố (HĐND, UBND cấp huyện) ban hành.
c) Các văn bản QPPL là nghị quyết, quyết định, chỉ thị do HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn (HĐND, UBND cấp xã) ban hành.
d) Văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức và nội dung như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của cơ quan thông tin đại chúng cũng được kiểm tra, xử lý theo Quy định này, bao gồm:
- Các văn bản của HĐND, UBND có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức là nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND;
- Văn bản có thể thức và nội dung như văn bản QPPL (như: nghị quyết, quyết định, chỉ thị), văn bản có thể thức không phải là văn bản QPPL (như: công văn, thông báo, quy chế, điều lệ, chương trình, kế hoạch, hướng dẫn của ngành, lĩnh vực hoặc văn bản hướng dẫn của liên ngành và các hình thức văn bản khác) nhưng có chứa QPPL do cơ quan, cá nhân không có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL ban hành hoặc do Chủ tịch UBND, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện ban hành (bao gồm cả các văn bản có thể thức và nội dung như trên được ký thừa lệnh).
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra văn bản, xử lý văn bản trái pháp luật
1. Việc kiểm tra văn bản, xử lý văn bản trái pháp luật được tiến hành thường xuyên, toàn diện, kịp thời; khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
2. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng việc kiểm tra văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, người đã ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
3. Sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra văn bản phải có kết luận về việc kiểm tra và thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản được kiểm tra theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra, xử lý của mình; nếu quyết định xử lý trái pháp luật thì phải khắc phục hậu quả pháp lý do quyết định đó gây ra.
Điều 4. Nội dung kiểm tra và xử lý văn bản
Nội dung kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản theo các nội dung được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004.
Văn bản hợp hiến, hợp pháp là văn bản bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
1. Ban hành đúng căn cứ pháp lý.
Có căn cứ pháp lý cho việc ban hành và căn cứ pháp lý làm cơ sở ban hành văn bản QPPL là những văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua mà chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành nhưng có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành đó.
2. Ban hành đúng thẩm quyền.
Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm: thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung.
a) Thẩm quyền về hình thức: Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ được ban hành văn bản theo đúng hình thức (tên gọi) văn bản QPPL đã được quy định cho cơ quan thẩm quyền đó (HĐND ban hành nghị quyết, UBND ban hành quyết định, chỉ thị).
b) Thẩm quyền về nội dung: Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ban hành các văn bản có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình được pháp luật cho phép hoặc đã được phân công, phân cấp. Thẩm quyền này được xác định trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về phân công, phân cấp, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước cụ thể của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành đối với từng lĩnh vực.
3. Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
a) Nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định, nghị quyết liên tịch của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương); quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh còn phải phù hợp với nghị quyết của HĐND tỉnh.
b) Nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương, văn bản của HĐND, UBND tỉnh và quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện còn phải phù hợp với nghị quyết của HĐND cấp huyện.
c) Nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương, văn bản của HĐND, UBND tỉnh, HĐND, UBND cấp huyện và quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã còn phải phù hợp với nghị quyết của HĐND cấp xã.
d) Không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản QPPL khác và bảo đảm thống nhất giữa văn bản hiện hành với văn bản mới được ban hành của cùng một cơ quan;
4. Văn bản được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Văn bản được ban hành phải tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp kiểm tra phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải xem xét trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản để làm cơ sở cho việc xử lý văn bản và xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật đó, cũng như cơ quan, người có trách nhiệm tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
Điều 5. Cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra
Cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL (sau đây viết tắt là Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) và Điều 4, Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Thông tư số 20/2010/TT-BTP).
Điều 6. Trách nhiệm tự kiểm tra văn bản
1. Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là đầu mối (cơ quan đầu mối) giúp HĐND, UBND cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản ngay sau khi văn bản được ban hành, khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, các công chức chuyên trách cấp xã giúp UBND cùng cấp rà soát, tự kiểm tra thường xuyên các văn bản đã trình cho UBND ban hành theo ngành, lĩnh vực và các văn bản do chính mình ban hành theo Điểm d, Khoản 2, Điều 2 của Quy định này, trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
3. Kết quả tự kiểm tra văn bản, nếu văn bản do chính mình ban hành trái pháp luật hoặc không còn phù hợp thì tiến hành xử lý theo thẩm quyền, văn bản không thuộc thẩm quyền thì kiến nghị xử lý theo quy định.
4. Các cơ quan, đơn vị có liên quan phải kịp thời cung cấp thông tin, tư liệu, tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan đầu mối trong việc tự kiểm tra văn bản.
Điều 7. Quy trình thực hiện tự kiểm tra văn bản
1. Gửi văn bản tự kiểm tra: chậm nhất là 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành văn bản QPPL:
a) Văn phòng UBND tỉnh gửi văn bản đến Sở Tư pháp để thực hiện việc tự kiểm tra;
b) Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện gửi văn bản đến Phòng Tư pháp để thực hiện việc tự kiểm tra;
c) Văn phòng UBND cấp xã gửi văn bản cho công chức Tư pháp-Hộ tịch để thực hiện việc tự kiểm tra.
2. Nhận văn bản tự kiểm tra: Cơ quan làm đầu mối tự kiểm tra văn bản phải vào sổ “Sổ văn bản đến” để theo dõi việc gửi và nhận văn bản tự kiểm tra.
3. Tổ chức thực hiện tự kiểm tra: Khi nhận được văn bản, lãnh đạo cơ quan đầu mối tự kiểm tra văn bản phân công chuyên viên chuyên trách thực hiện hoặc giao cho cộng tác viên kiểm tra văn bản thực hiện.
a) Người được phân công kiểm tra có trách nhiệm đối chiếu nội dung văn bản được kiểm tra với văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật quy định tại Điều 4 của Quy định này; xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra.
b) Người được phân công kiểm tra văn bản phải ký tên và ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm tra vào góc trên của văn bản mà mình đã kiểm tra (để xác nhận việc kiểm tra, thời điểm kiểm tra) và lập báo cáo kèm theo danh mục những văn bản đã được phân công kiểm tra.
c) Nếu không phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra nộp kết quả kết luận văn bản không trái pháp luật và chuyển về bộ phận lưu trữ kết quả kiểm tra.
d) Nếu phát hiện có nội dung trái pháp luật hoặc không hợp lý của văn bản được kiểm tra, người kiểm tra phải tiến hành theo trình tự quy định tại Điều 10 của Quy định này.
4. Việc tự kiểm tra khi nhận được văn bản thông báo của Sở Tư pháp (đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện) Phòng Tư pháp (đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã) về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp phải được thực hiện trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, được quy định trong văn bản thông báo, đồng thời, phải thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp bằng văn bản và kèm theo văn bản đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý.
Điều 8. Thẩm quyền kiểm tra văn bản
1. Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức kiểm tra văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra văn bản do HĐND, UBND cấp xã ban hành.
3. Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp (sau đây gọi là cơ quan kiểm tra văn bản) giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 9. Quy trình thực hiện kiểm tra văn bản
1. Gửi văn bản để kiểm tra: Chậm nhất là 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành văn bản QPPL:
a) Văn phòng UBND tỉnh gửi văn bản cho Cục Kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Tư pháp và Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để kiểm tra văn bản theo ngành, lĩnh vực.
b) Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện gửi văn bản đến Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL của Sở Tư pháp để kiểm tra văn bản.
c) Văn phòng UBND cấp xã gửi văn bản cho Phòng Tư pháp để kiểm tra văn bản.
2. Nhận văn bản để kiểm tra: Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở sổ “Sổ văn bản đến” để tiếp nhận văn bản được gửi đến kiểm tra.
3. Tổ chức thực hiện kiểm tra: Khi nhận được văn bản, lãnh đạo cơ quan kiểm tra văn bản phân công chuyên viên chuyên trách thực hiện hoặc giao cho cộng tác viên kiểm tra văn bản thực hiện.
a) Người được phân công kiểm tra có trách nhiệm đối chiếu nội dung văn bản được kiểm tra với văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật quy định tại Điều 4, của Quy định này; xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra.
b) Người được phân công kiểm tra văn bản phải ký tên và ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm tra vào góc trên của văn bản mà mình đã kiểm tra (để xác nhận việc kiểm tra, thời điểm kiểm tra) và lập báo cáo kèm theo danh mục những văn bản đã được phân công kiểm tra.
c) Nếu không phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra nộp kết quả kết luận văn bản không trái pháp luật và chuyển về bộ phận lưu trữ kết quả kiểm tra.
d) Nếu phát hiện có nội dung trái pháp luật hoặc không hợp lý của văn bản được kiểm tra, người kiểm tra phải tiến hành theo trình tự quy định tại Điều 10 của Quy định này.
Điều 10. Kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
1. Khi phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản phải báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý thông qua "Phiếu kiểm tra văn bản" theo mẫu (mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTP .
Phiếu kiểm tra văn bản bao gồm các nội dung: tên người kiểm tra văn bản; tên văn bản được kiểm tra và văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra; nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra hoặc nội dung không hợp lý của văn bản; ý kiến nhận xét của người kiểm tra về nội dung trái pháp luật hoặc về nội dung không hợp lý của văn bản kiểm tra; đề xuất hướng xử lý nội dung trái pháp luật hoặc không hợp lý (đình chỉ, bãi bỏ, hủy bỏ, đính chính văn bản); các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành, thực hiện văn bản trái pháp luật gây ra và đề xuất việc xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, trình, thông qua, ký, ban hành văn bản trái pháp luật.
2. Lập hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật trình Lãnh đạo cơ quan. Hồ sơ bao gồm: Văn bản được kiểm tra, văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, phiếu kiểm tra văn bản và các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
3. Lãnh đạo cơ quan kiểm tra văn bản thông báo theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để thông báo nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản được kiểm tra để cơ quan, người đã ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý, thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật.
a) Văn bản thông báo cần phải có các nội dung cơ bản sau đây: Tên văn bản được kiểm tra; tên và nội dung văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; yêu cầu cơ quan, người đã ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý và thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp khi kiểm tra phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành hoặc không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thì trong văn bản thông báo cũng kiến nghị cơ quan, người đã ban hành văn bản đó nghiên cứu, rà soát xử lý các nội dung không còn phù hợp đó theo quy định của pháp luật.
Mục 3. XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT
Điều 11. Thời hạn xử lý văn bản
1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, được quy định trong văn bản thông báo, cơ quan, người đã ban hành văn bản nhận thông báo về việc văn bản có dấu hiệu trái pháp luật phải tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản.
2. Hết thời hạn xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu cơ quan, người đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không tự kiểm tra, xử lý hoặc cơ quan kiểm tra văn bản không nhất trí với kết quả xử lý của cơ quan, người đã ban hành văn bản thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, cơ quan kiểm tra văn bản phải báo cáo UBND cùng cấp xem xét, xử lý theo Điều 13 của Quy định này.
Hồ sơ báo cáo gồm có: Báo cáo của cơ quan kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; phiếu kiểm tra văn bản; ý kiến của các cơ quan (nếu có); các công văn thông báo của cơ quan kiểm tra văn bản; các văn bản giải trình, thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở "Sổ theo dõi xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật" để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản của các cơ quan theo mẫu (mẫu số 02) được ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTP .
Điều 12. Các hình thức xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
1. Xử lý văn bản do chính cơ quan, người ban hành văn bản tự xử lý
Văn bản QPPL do HĐND, UBND ban hành chỉ được sửa đổi, bổ sung, đính chính, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ bằng văn bản của chính HĐND, UBND đã ban hành văn bản đó.
2. Các hình thức xử lý văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý
a) Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản;
b) Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
3. Văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, đính chính, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Điều 13. Thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật
1. Chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ việc thi hành và hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND cấp huyện; đình chỉ thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp tỉnh hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ việc thi hành và hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND cấp xã; đình chỉ thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
3. Việc HĐND xử lý nghị quyết do mình ban hành có dấu hiệu trái pháp luật phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất của HĐND.
4. Văn bản do Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện ban hành có dấu hiệu trái pháp luật, đã được thông báo về việc văn bản có dấu hiệu trái pháp luật mà không tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản đó thì cơ quan kiểm tra văn bản đề xuất UBND cùng cấp tiến hành xử lý văn bản theo quy định.
5. Căn cứ vào nội dung trái pháp luật của văn bản, tính chất và mức độ thiệt hại trên thực tế do văn bản trái pháp luật gây ra, cơ quan kiểm tra văn bản kiến nghị: cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành trái pháp luật gây ra, cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định, đồng thời xem xét trách nhiệm kỷ luật cán bộ, công chức đối với người tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật.
Điều 14. Công bố việc xử lý văn bản trái pháp luật
1. Kết quả xử lý văn bản trái pháp luật phải được công bố công khai, đưa tin trên báo Long An, trang thông tin điện tử tỉnh và đăng công báo tỉnh (đối với văn bản của HĐND, UBND tỉnh); niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành hoặc các địa điểm khác do Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định (đối với văn bản do cấp huyện và cấp xã ban hành), chậm nhất là sau 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật.
2. Đối với văn bản có chứa QPPL và văn bản do cơ quan không có thẩm quyền ban hành thì kết quả xử lý phải gửi cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi và đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành (nếu có).
Điều 15. Lưu trữ hồ sơ về kiểm tra văn bản trái pháp luật.
1. Kết thúc quá trình kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật, người kiểm tra phải lập hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật. Hồ sơ này bao gồm: văn bản được kiểm tra, văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra, phiếu kiểm tra văn bản, thông báo, biên bản các cuộc họp giữa các bên, kết quả xử lý cuối cùng đối với văn bản và các tài liệu có liên quan khác.
2. Hồ sơ về kiểm tra văn bản đã được xử lý cuối cùng được chuyển đến bộ phận cơ sở dữ liệu nhằm xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản.
3. Hệ cơ sở dữ liệu bao gồm các nội dung:
a) Các văn bản QPPL đã được rà soát để xác lập cơ sở pháp lý xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra.
b) Kết quả kiểm tra và xử lý văn bản (bao gồm văn bản QPPL và văn bản quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 2 của Quy định này).
c) Các thông tin về nghiệp vụ kiểm tra; các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản.
d) Hệ cơ sở dữ liệu bao gồm các tài liệu bằng văn bản, được phân loại, sắp xếp một cách khoa học và từng bước tin học hóa theo khả năng và điều kiện kinh phí cho phép để tiện quản lý, tra cứu, sử dụng.
đ) Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có trách nhiệm tập hợp rà soát, xử lý văn bản để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định pháp luật.
Mục 4. KIỂM TRA VĂN BẢN THEO CHUYÊN ĐỀ, ĐỊA BÀN; KIỂM TRA KHI CÓ YÊU CẦU, KIẾN NGHỊ, KHIẾU NẠI
Điều 16. Kiểm tra và xử lý văn bản theo chuyên đề
1. Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực tại địa phương; nhằm đảm bảo thực hiện công tác quản lý nhà nước ở địa phương bằng pháp luật hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra phải có kế hoạch và thông báo nội dung, thời gian, địa điểm làm việc cho cơ quan được kiểm tra văn bản. Sau khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra có văn bản thông báo kết luận, kiến nghị về hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản cho cơ quan được kiểm tra văn bản.
3. Đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra văn bản tại cơ quan ban hành văn bản, đồng thời tập hợp các văn bản về cơ quan kiểm tra văn bản để phân công thực hiện kiểm tra văn bản.
4. Việc kiểm tra và xử lý văn bản của đoàn kiểm tra được tiến hành theo Quy định này.
Điều 17. Kiểm tra và xử lý văn bản khi có yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại
1. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tiến hành kiểm tra và xử lý các văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, các cơ quan thông tin đại chúng và của cá nhân, công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc do cơ quan, người kiểm tra văn bản tự kiểm tra phát hiện trong quá trình kiểm tra văn bản.
2. Khi có văn bản thông báo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc các cơ quan khác ở Trung ương kiểm tra, phát hiện văn bản do các cơ quan ở địa phương ban hành có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp; Sở Tư pháp tiếp nhận tổ chức tự kiểm tra và trình UBND tỉnh xử lý để thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý cho các cơ quan Trung ương trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày.
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện kiểm tra, xử lý đối với văn bản có chứa QPPL hoặc văn bản có thể thức và nội dung như văn bản QPPL do Giám đốc Sở Tư pháp ban hành.
4. Chánh Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện kiểm tra, xử lý đối với văn bản có chứa QPPL hoặc văn bản có thể thức và nội dung như văn bản QPPL do Trưởng phòng Tư pháp ban hành.
5. Các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp tại khoản 1, 2 Điều này.
6. Việc kiểm tra và xử lý văn bản khi có yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại được tiến hành theo Quy định này.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN
Điều 18. Nghĩa vụ và quyền của cơ quan, người ban hành văn bản
1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản có văn bản được kiểm tra có nghĩa vụ:
a) Gửi văn bản đã ban hành đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra theo quy định; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết; tạo điều kiện cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản. Giải trình về nội dung văn bản theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
b) Kịp thời tổ chức tự kiểm tra để phát hiện và xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo quy định; thông báo về việc xử lý văn bản trái pháp luật cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
c) Thực hiện nghiêm túc các quyết định, yêu cầu trong việc kiểm tra và xử lý văn bản; thực hiện việc đăng công báo, niêm yết, đưa tin các văn bản đã được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản có văn bản được kiểm tra có quyền:
a) Được thông báo về kế hoạch, nội dung kiểm tra, nội dung được yêu cầu.
b) Từ chối trả lời, cung cấp thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc những thông tin thuộc bí mật nhà nước không được phép cung cấp theo quy định của pháp luật.
c) Trình bày ý kiến liên quan đến nội dung văn bản được kiểm tra. Giải trình và đề nghị xem xét lại thông báo văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo (trừ những văn bản quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 2 của Quy định này).
d) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, nếu cơ quan kiểm tra văn bản không trả lời hoặc cơ quan có văn bản được kiểm tra không nhất trí với trả lời thì có quyền báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật về kiểm tra và xử lý văn bản.
đ) Khi thực hiện các điểm c, d khoản này, cơ quan ban hành văn bản phải chứng minh được văn bản do mình ban hành hoặc đề xuất xử lý là đúng pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về tính trung thực, đúng đắn về nội dung báo cáo, đề nghị.
Điều 19. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật
1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.
2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật.
b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.
c) Trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được thông báo, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý văn bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp giúp UBND cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản như sau:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản; đôn đốc, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở địa phương.
2. Phối hợp và tạo điều kiện để các cơ quan kiểm tra văn bản thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền.
3. Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản ở địa phương.
4. Tổ chức mạng lưới thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản.
5. Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của địa phương. Khen thưởng, kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật các cán bộ, công chức và cộng tác viên kiểm tra văn bản ở địa phương mình; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền.
Điều 21. Báo cáo công tác kiểm tra và xử lý văn bản
1. Các Sở, ngành tỉnh và HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác báo cáo thường xuyên 6 tháng và 01 năm về tổ chức và hoạt động công tác tự kiểm tra, kiểm tra, xử lý văn bản cùng với thời điểm báo cáo công tác 6 tháng và 01 năm của đơn vị, địa phương hoặc báo cáo theo chuyên đề, đột xuất cho UBND tỉnh (đồng gửi Sở Tư pháp), UBND cấp huyện (đồng gửi Phòng Tư pháp).
2. Nội dung báo cáo nêu rõ kết quả và những kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm tra và xử lý văn bản; kèm theo số liệu văn bản đã kiểm tra, xử lý và đề xuất xử lý.
3. Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp định kỳ, chuyên đề, đột xuất theo yêu cầu về công tác kiểm tra và xử lý văn bản trên địa bàn tỉnh.
Điều 22. Kiện toàn tổ chức và hoạt động kiểm tra văn bản
1. Các Sở ngành tỉnh bảo đảm về tổ chức, biên chế, cán bộ pháp chế chuyên trách theo quy định pháp luật; phân công và giao nhiệm vụ cho tổ chức pháp chế hoặc cán bộ pháp chế giúp Thủ trưởng thực hiện tự kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định này.
2. UBND cấp huyện bảo đảm về tổ chức, biên chế, cán bộ kiểm tra văn bản chuyên trách và cộng tác viên kiểm tra văn bản cấp huyện để thực hiện việc kiểm tra và xử lý văn bản theo thẩm quyền.
3. Sở Tư pháp bảo đảm về tổ chức, biên chế, cán bộ kiểm tra văn bản thuộc Sở Tư pháp và cộng tác viên kiểm tra văn bản cấp tỉnh.
4. Sở Nội vụ bảo đảm công tác quản lý, bố trí về tổ chức, biên chế, cán bộ pháp chế, cán bộ kiểm tra văn bản theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
Điều 23. Kinh phí thực hiện kiểm tra và xử lý văn bản
1. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tự kiểm tra văn bản được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, địa phương.
2. Kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản được thực hiện theo quy định hiện hành của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.
3. Sở Tài chính chủ trì phối hợp cơ quan có chức năng liên quan hướng dẫn, bảo đảm kinh phí phục vụ kịp thời cho các hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định pháp luật hiện hành nhằm thực hiện tốt công tác này trên địa bàn tỉnh.
Điều 24. Khen thưởng, xử lý vi phạm
Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và cộng tác viên kiểm tra văn bản hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì được khen thưởng theo quy định hiện hành. Nếu có những hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra và xử lý văn bản thì căn cứ vào tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 25. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo cơ quan, cán bộ kiểm tra văn bản và cơ quan, cán bộ có văn bản được kiểm tra trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; khi có căn cứ cho rằng có hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp.
2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản được tiến hành theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này và định kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp tình hình báo cáo kết quả cho UBND tỉnh./.
Thông tư 20/2010/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 30/11/2010 | Cập nhật: 08/12/2010
Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 12/04/2010 | Cập nhật: 15/04/2010
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 17/07/2009
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả giai đoạn 2008 - 2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 27/12/2007 | Cập nhật: 15/12/2012
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 10/12/2007 | Cập nhật: 14/01/2008
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 26/11/2007 | Cập nhật: 11/12/2007
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về lệ phí cấp biển số nhà Ban hành: 10/12/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản do Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành đến nay đã hết hiệu lực pháp luật Ban hành: 12/12/2007 | Cập nhật: 20/08/2014
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 13/11/2007 | Cập nhật: 04/12/2007
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về cho vay vốn từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã Ban hành: 22/10/2007 | Cập nhật: 17/04/2014
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về Quy định phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 01/10/2007 | Cập nhật: 21/06/2012
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND quy định mức phí qua phà Cổ Chiên do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 01/10/2007 | Cập nhật: 08/11/2007
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND điều chỉnh giá đất tại khu vực xây dựng Chợ Buôn Ma Thuột và Cụm công nghiệp Ea Đa, huyện Ea Kar của tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 19/10/2007 | Cập nhật: 09/01/2013
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về Quy định lập, sử dụng và quản lý Quỹ việc làm dành cho người tàn tật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 04/10/2007 | Cập nhật: 13/07/2015
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định lập dự toán kiên cố hóa kênh mương loại III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 13/09/2007 | Cập nhật: 19/10/2007
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND hủy bỏ các quyết định về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục kiểm lâm Ban hành: 21/08/2007 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định mức thu, quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ban hành kèm theo Quyết định 62/2006/QĐ-UBND Ban hành: 24/07/2007 | Cập nhật: 28/06/2014
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 09/07/2007 | Cập nhật: 26/05/2015
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND quy định tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 14/08/2007 | Cập nhật: 22/10/2009
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND ban hành phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 01/08/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định giá tối thiểu để tính lệ phí trước bạ, truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh các loại xe hai bánh gắn máy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 20/08/2007 | Cập nhật: 22/07/2008
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về quy định trình tự, thủ tục, thời hạn kiểm tra và xử lý văn bản Quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An Ban hành: 07/08/2007 | Cập nhật: 06/03/2013
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND quy định về thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 13/08/2007 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 172/2005/QĐ-UBND về thẩm quyền địa hạt công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 11/07/2007 | Cập nhật: 17/11/2010
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về điều chỉnh, bổ sung Quyết định 267/2006/QĐ-UBND ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 12/04/2007 | Cập nhật: 29/08/2013
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về bổ sung kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 các công trình khắc phục hậu quả bão số 9 Ban hành: 11/06/2007 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 phần còn lại khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội (phục vụ dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung khu vực) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 30/03/2007 | Cập nhật: 01/12/2007
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND về Quy định tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Ban hành: 09/04/2007 | Cập nhật: 03/07/2012
Quyết định 39/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch Hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 06/03/2007 | Cập nhật: 17/04/2007