Quyết định 07/2003/QĐ-UB ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị năm 2003 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 07/2003/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Vũ Hùng Việt |
Ngày ban hành: | 08/01/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2003/QĐ-UB |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UBND THÀNH PHỐ V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG KẸT XE NỘI THỊ NĂM 2003 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ ;
Căn cứ Quyết định số 90/2001/QĐ-UB ngày 05/10/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố;
Xét đề nghị của Sở Giao thông công chánh (công văn số 1578/GT-GT ngày 09/12/2002);
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
NÚT GIAO THÔNG CẦN CẢI TIẾN NHANH (25):
1/ Ngã 7 Nguyễn Thị Minh Khai – Nguyễn Văn Cừ
2/ Cải tiến giao thông cầu Chữ Y
3/ Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh – Phạm Ngũ Lão
4/ Nguyễn Trãi – Trần Phú
5/ Nguyễn Chí Thanh – Hùng Vương
6/ Châu Văn Liêm - Hùng Vương
7/ Bùi Thị Xuân - Cống Quỳnh
8/ Trần Quang Khải - Đinh Tiên Hoàng
9/ Phạm Viết Chánh – Cống Quỳnh – Cao Thắng – Nguyễn Thị Minh Khai
10/ Nguyễn Đình Chiểu – Nguyễn Thiện Thuật
11/ Nguyễn Đình Chiểu – Cao Thắng
12/ Phan Đăng Lưu – Đinh Tiên Hoàng – Nơ Trang Long
13/ Nguyễn Thị Minh Khai – Tôn Thất Tùng
14/ Lê Văn Sỹ – Trần Quang Diệu
15/ Tôn Thất Thiệp – Lãnh Binh Thăng
16/ Nguyễn Kiệm – Thích Quảng Đức
17/ Nguyễn Kiệm – Hồ Văn Huê
18/ Lý Thường Kiệt (khu vực trường Nguyễn Thái Bình và Nguyễn Gia Thiều)
19/ Phan Văn Trị – Nguyên Hồng
20/ Lê Văn Sỹ – Huỳnh Văn Bánh
21/ Tô Hiến Thành – Sư Vạn Hạnh nối dài
22/ Tô Hiến Thành – Đồng Nai
23/ Phạm Phú Thứ – Võ Thành Trang
24/ Lạc Long Quân – Đông Hồ
25/ Lý Thường Kiệt – Đông Hồ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG KẸT XE NỘI THỊ NĂM 2003
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-UB ngày 08/01/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Thực hiện Quyết định số 90/2001/QĐ-UB ngày 05/10/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005.
Ủy ban nhân dân thành phố đề ra Kế hoạch thực hiện chương trình chống kẹt xe nội thị năm 2003 để nhanh chóng giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố như sau:
- Nhanh chóng khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục đường chính, các giao lộ, tại những nơi tập trung người và phương tiện quá đông, đảm bảo giao thông bình thường và có trật tự.
- Giảm đến mức thấp về các sự cố tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Hạn chế lưu hành các loại xe cá nhân, phát triển nhanh các hình thức giao thông công cộng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giao thông, xử lý và ngăn chặn kịp thời tình trạng gia tăng các vụ vi phạm luật lệ giao thông.
- Tập trung thi công hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, thúc đẩy và đưa vào thực hiện nhanh các nghiên cứu về qui hoạch giao thông trên địa bàn thành phố.
II.- CÁC GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG CÔNG TÁC CỤ THỂ:
Có 9 giải pháp và nội dung công tác cụ thể được phân công tổ chức thực hiện như sau:
Giải pháp I: Hạn chế lưu hành các loại xe cá nhân.
- Tổ chức tổng kiểm tra “Giấy phép lái xe” xe 2 bánh gắn máy đối với học sinh tập trung tại các trường học.
- Tăng cường kiểm tra công tác đào tạo sát hạch và cấp “Giấy phép lái xe”. Kiên quyết xử lý thu hồi giấy phép đối với các cơ sở không đủ tiêu chuẫn đào tạo, quản lý lỏng lẻo hoặc có tiêu cực.
- Tiến hành nghiên cứu về giải pháp hạn chế các loại xe cá nhân, phấn đấu kéo giảm tỷ lệ gia tăng dưới 10%. Trong đó, cần lưu ý đến các biện pháp về hành chính, biện pháp về kinh tế, biện pháp về quản lý giao thông, biện pháp tuyên truyền giáo dục.
- Nghiên cứu xây dựng phân tuyến các đường song hành cho xe 2 bánh lưu thông trên các trục giao thông trọng điểm :
+ Các tuyến đã có đường dành riêng cho xe 2 bánh cần được kiểm tra, bắt buộc lưu thông như : Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Điện Biên Phủ (đoạn quận Bình Thạnh), Nguyễn Hữu Cảnh, Xa lộ Hà Nội, Ngô Gia Tự, Châu Văn Liêm và Vạn Kiếp.
+ Các tuyến đã có đường dành riêng cho xe đạp cần kiểm tra, bắt buộc lưu thông như : Pasteur (quận 1), Nguyễn Văn Cừ và Trần Hưng Đạo.
- Ban hành quy định tạm thời về hạn chế các loại xe cá nhân, xe 2 bánh từ tháng 3/2003.
- Xây dựng thêm đường song hành dành riêng cho xe 2 bánh. Kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp lưu thông không đúng đường dành riêng cho xe 2 bánh.
+ Xây dựng thêm hành lang dành riêng cho người đi bộ trên các đưòng Nguyễn Trung Trực-Lưu Văn Lang (quận 1), khu nhà hát thành phố, khu nhà thờ Đức Bà.
+ Hoàn chỉnh qui hoạch xây dựng các bãi đậu xe và ban hành quy định cấm đậu xe trên các đường thuộc khu vực trung tâm quận 1.
+ Xây dựng, bố trí đậu xe trên vỉa hè và dưới lòng đường ở các đường:
* Trên vỉa hè các đường Nguyễn Văn Cừ, Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Phạm Ngũ Lão, Lê Lai và Chu Mạnh Trinh.
* Dưới lòng đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Hàm Nghi.
Giải pháp 2: Tăng cường xử phạt nghiêm các vi phạm luật giao thông để đảm bảo giao thông cho các công trình, đồng thời tăng cường công tác giáo dục về trật tự an toàn giao thông.
- Công an thành phố phối hợp với Công an các quận-huyện để thực hiện các chương trình:
+ Tăng cường kiểm tra, xử phạt xe 2 bánh lưu thông trên làn dành riêng cho xe ôtô.
+ Tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông công cộng như :
* Đậu xe tại khu vực đã có biển báo hiệu cấm, đặc biệt trên các đường Võ Thị Sáu-3 tháng 2, Điện Biên Phủ, Trường Chinh, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Kiệm, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, Lũy Bán Bích, âu Cơ, xa lộ Hà Nội, Bạch Đằng-Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Quốc lộ 1A.
* Đậu xe trong khu vực giao lộ, vòng xoay, đặc biệt tại các giao lộ có lưu lượng thông xe cao.
+ Tăng cường lực lượng điều chỉnh phân luồng giao thông và xử phạt các trường hợp vi phạm lưu thông trên đường tại các khu vực mới được tổ chức giao thông một chiều như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh, Ngã tư Bảy Hiền, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Minh Giám, Hồ Văn Huê, Lê Thánh Tôn (quận 1).
+ Từ tháng 2/2003, kiểm tra, xử phạt toàn diện trên các đường cấm xe tải nhẹ lưu thông trong giờ cao điểm, các trường hợp xe tải nặng lưu thông và dừng đậu trên các đường cấm vào ban ngày.
3- Giải pháp 3: Cải tạo nhanh các điểm đang ùn tắc giao thông:
- Thực hiện cấm rẽ trái tại 17 nút giao thông (phụ lục 4 đính kèm).
- Lắp đặt thêm dảy phân cách tại 20 giao lộ (phụ lục 5 đính kèm).
- Lắp đặt 12 hệ thống đèn tín hiệu cho người đi bộ tại nơi đông người như trước cổng trường, cửa chợ, siêu thị, bệnh viện (phụ lục 2 đính kèm).
- Lắp đặt thêm 20 hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các giao lộ có mật độ xe cao và đang thiếu đèn (phụ lục 6 đính theo).
- Giải quyết tạm thời tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu Chữ Y.
- Thực hiện cấm dừng, đậu xe lên xuống hàng hóa trên một số tuyến đường.
- Xây dựng phương án cải tạo mở rộng các nút giao thông và các điểm “thắt cổ chai” trên các đường:
+ Giao lộ Trường Chinh-Cộng Hòa-Phạm Văn Bạch.
+ Xử lý cục bộ các điểm nút phục vụ phân luồng một chiều cho 3 khu vực.
+ Đường dọc kênh Nhiêu Lộc-Thị nghè ra đường Nguyễn Văn Trỗi.
+ Đầu đường Trường Sa-Điện Biên Phủ.
- Xây dựng cải tạo các nút để giảm ùn tắc giao thông: Nút Âu Cơ-Lạc Long Quân (quận 11), nút Phan Đăng Lưu-Thích Quảng Đức (Phú Nhuận), nút Phan Đăng Lưu-Phan Xích Long (Phú Nhuận), nút Phan Đăng Lưu-Hồ Văn Huê (Phú Nhuận), nút Ngã tư Hàng Xanh, nút Hùng Vương-Châu Văn Liêm, nút Cao Thắng-Nguyễn Thị Minh Khai, nút Cống Quỳnh-Bùi Thị Xuân và 14 nút giao thông thuộc Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh” vay vốn Ngân hàng Thế giới.
- Xây dựng 3 cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nơ Trang Long (trước bệnh viện Ung Bướu Gia Định), trên đường Cống Quỳnh (trước bệnh viện phụ sản Từ Dũ, trên đường Nguyễn Trãi (trước bệnh viện Nguyễn Tri Phương).
- Xây dựng thêm 3 đường chui tại Khu Công nghiệp Linh Trung 1, Khu Công nghiệp Tân Tạo và Khu du lịch Suối Tiên.
Giải pháp 4: Phân luồng điều chỉnh lưu thông một chiều.
+ Tổ chức giao thông một chiều trên một số cặp đường song song như đường Đinh Bộ Lĩnh và Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh), đường Nguyễn Kiệm-Hoàng Minh Giám-Hồ Văn Huê-Nguyễn Kiệm-Nguyễn Thái Sơn-Phạm Ngũ Lão (Phú nhuận-Gò Vấp), các đường quanh khu vực Ngã tư Bảy Hiền (Trường Chinh-Hoàng Văn Thụ-Xuân Hồng-Xuân Diệu), đường Lê Thánh Tôn-Đinh Tiên Hoàng-Bùi Hữu Nghĩa (Bình Thạnh), đường Lê Quang Định-Phan Văn Trị (Bình Thạnh), các đường dọc kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, đường Nguyễn Đình Chiểu.
Giải pháp 5: Hạn chế lưu thông xe tải ở nội đô thành phố
- Thực hiện cấm xe tải nặng lưu thông ban ngày (từ 6 giờ 00 đến 21 giờ 00) và cấm xe tải dưới 2,5 tấn lưu thông trên một số đường trong giờ cao điểm theo quyết định 4554/QĐ-UB ngày 06/10/2002 của Ủy ban nhân dân thành phố. Từ ngày 01/3/2003 sẽ ban hành thêm một số khu vực và trục đường cấm xe tải nặng lưu thông vào ban ngày.
Từ tháng 7/2003, thực hiện cấm xe tải nặng lưu thông ban ngày trên địa bàn thành phố, ngoại trừ các đường trên hành lang ra vào cảng (xa lộ Hà Nội-Nguyễn Hữu Cảnh-Tôn Đức Thắng-Nguyễn Tất Thành-LTL.15-Nguyễn Văn Linh-QL.1A).
- Cấm dừng, đậu xe lên xuống hàng hóa trên 60 tuyến đường (phụ lục 3 đính kèm).
- Mở rộng khu vực và đường cấm các loại xe thô sơ lưu thông.
- Cấm xe tải nhẹ lưu thông trong giờ cao điểm trong khu vực nội đô từ ngày 01/3/2003.
- Hoàn thành đưa vào sử dụng toàn bộ các bến bãi xe tải ở các cửa ngõ thành phố.
Giải pháp 6: Đầu tư phát triển giao thông công cộng (chiếm tỷ trọng >10% nhu cầu đi lại).
- Hoàn thành việc nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ cho hoạt động xe buýt.
- Thực hiện thí điểm một số bãi đậu xe trong khu vực trung tâm thành phố.
- Triển khai nhanh kế hoạch đầu tư xe buýt giai đoạn năm 2003.
- Tổ chức mở rộng thêm 20-25 tuyến xe buýt thể nghiệm, nâng tổng số lên tối thiểu 60 luồng tuyến. Đầu tư mới 1500 xe buýt, trong đó có 1300 xe thay thế xe cũ (hoàn thành vào tháng 6/2003).
- Thí điểm sản xuất 300 xe buýt đầu tiên theo chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, giao cho Công ty Xe khách Sài Gòn thực hiện mô hình tổ chức vận tải mới.
- Thí điểm đường ưu tiên dành cho xe buýt trên một số tuyến đường: Những tuyến nào trong tương lai bố trí cho xe điện đi thì bố trí ưu tiên cho xe buýt ngay (có thể đặt dãy phân cách hoặc tôn cao đường tạo chỗ đi riêng cho xe buýt.
- Có kế hoạch thực hiện đưa đón 10.000 học sinh, công nhân đi lại bằng xe buýt.
Để đạt được các mục tiêu cơ bản trên, cần ban hành cơ chế, chính sách thí điểm để phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong quí I/2003 như:
+ Trợ giá cho vận chuyển hành khách công cộng và các hoạt động đưa đón học sinh, sinh viên, công chức, công nhân bằng xe buýt.
+ Tiếp tục nghiên cứu và đưa vào thực hiện hệ thống bến bãi đậu xe nội đô thành phố.
+ Tạo quỹ đất để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giao thông công cộng thành phố (như bãi đậu xe, nhà xưởng bảo dưỡng sửa chữa).
+ Lập qũy hỗ trợ phát triển giao thông công cộng (nghiên cứu các nguồn thu, điều tiết ngân sách …).
+ Nghiên cứu qui hoạch và các dự án tiền khả thi, khả thi cho yêu cầu đầu tư đợt 1 cho phương tiện giao thông công cộng có sức chở lớn (dự kiến khởi công trong năm 2004).
Giải pháp 7: Tổ chức phương án lệch giờ đi làm và đi học.
- Hoàn chỉnh Báo cáo tổ chức thực hiện phương án lệch giờ đi làm và đi học, báo cáo Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố thông qua để thực hiện thí điểm vào tháng 3/2003.
Giải pháp 8: Tăng cường hiệu quả điều hành các công trình giao thông trọng điểm.
- Tập trung chỉ đạo giải quyết vướng mắc trong đầu tư xây dựng. Hàng tuần, Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì họp kiểm điểm, chỉ đạo kịp thời đối với các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm và giải quyết ùn tắc giao thông.
- Ủy nhiệm cho đồng chí Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố kiêm Giám đốc Sở Giao thông công chánh xem xét quyết định các vấn đề về phát triễn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ngăn chặn tai nạn giao thông.
- Tập trung chỉ đạo để hoàn thành các dự án xây dựng đường trục Bắc-Nam thành phố từ Cầu Ông Lãnh đến Khu Công nghiệp Hiệp Phước, cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài, cầu và đường Bình Triệu 2, cầu Nhị Thiên Đường 2 và cầu Tân Thuận 2.
- Tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng các dự án mở rộng nâng cấp đường Trường Chinh, đường Nguyễn Văn Trỗi-Nam Kỳ Khởi Nghĩa, xây dựng đường vành đai phía Đông thành phố và cầu Phú Mỹ, đường nối sân bay Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài.
- Hoàn thành các nghiên cứu qui hoạch giao thông đô thị thành phố, qui hoạch hệ thống bến bãi nội đô, qui hoạch xây dựng hệ thống đường trên cao, đường sắt trên cao, metro ..., tàu buýt đường sông, nhà ga trung tâm, Hòa Hưng, Bình Triệu, sân bay Tân Sơn Nhất, di dời cảng biển thành phố.
Giải pháp 9: Tăng cường quản lý và kiểm soát giao thông bằng hệ thống biển báo, quan sát.
- Tập huấn, đào tạo và đưa vào hoạt động Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông đã được xây dựng.
- Triển khai lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông theo dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới.
- Lắp đặt và đưa vào sử dụng 33 camera quan sát giao thông.
- Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh ITC cho Thành phố.
III.- NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA TỪNG ĐƠN VỊ:
1- Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố, Mặt trận, các đoàn thể và Ủy ban nhân dân các quận-huyện, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch này.
2- Công an thành phố tập trung kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm luật lệ giao thông (các giải pháp 1 và 2), phối hợp với Sở Giao thông công chánh tổ chức phân luồng giao thông (các giải pháp 3, 4, 5 và 9).
3- Sở Giao thông công chánh chịu trách nhiệm triển khai công tác cải tạo, tổ chức giao thông công cộng trên địa bàn thành phố (các giải pháp 3, 4, 5, 6, 7 và 8).
4- Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Sở Văn hoá-Thông tin và các đoàn thể, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền về nội dung kế hoạch, về luật lệ giao thông, về chủ trương chính sách của Thành phố trong việc hạn chế lưu thông các loại xe cá nhân nhằm giảm bớt ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
5- Sở Lao động-Thương binh-Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục-đào tạo hoàn chỉnh Báo cáo tổ chức phương án lệch giờ đi làm và đi học (giải pháp 7).
6- Sở Giáo dục-đào tạo vận động và tổ chức cho học sinh đi học bằng xe đưa đón tập thể, bằng phương tiện giao thông công cộng (hạn chế đi lại bằng xe cá nhân) và phối hợp với Sở Giao thông công chánh, chính quyền địa phương sở tại giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường.
7- Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp với Sở Giao thông công chánh, Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các quận- huyện thực hiện các biện pháp phòng tránh ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trước cổng các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung đông người và phương tiện lưu thông.
8- Sở Thương mại và Sở Y tế tổ chức kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giải quyết, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các chợ, siêu thị, bệnh viện …
9- Viện Kinh tế và Kiến trúc sư trưởng thành phố tập trung thực hiện nhanh các công trình nghiên cứu về qui hoạch đô thị, qui hoạch giao thông và quản lý trật tự đô thị thành phố.
10- Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chánh-Vật giá giải quyết nhanh các thủ tục và đề xuất bố trí đủ vốn cho những chương trình, công trình, dự án có tính cấp bách để thực hiện tốt kế hoạch này.
11- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện chịu trách nhiệm chính về tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự lòng lề đường trên địa bàn do mình phụ trách, đặc biệt ở các chợ, siêu thị, trường học, nhưng nơi tập trung đông người và phương tiện lưu thông.
12- Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên theo dỏi, giúp Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch này.
1- Sở Giao thông công chánh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố có kế hoạch phối hợp các Sở, Ban, Ngành khác của thành phố, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức, đoàn thể, với Ủy ban nhân dân các quận-huyện triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch Chương trình chống kẹt xe nội thị năm 2003 trên địa bàn thành phố. Thường xuyên kiểm tra, báo cáo định kỳ hàng tháng, đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của từng đơn vị trong quá trình thực hiện.
2- Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố, các tổ chức đoàn thể, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình và nội dung kế hoạch này để xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch Chương trình chống kẹt xe nội thị năm 2003 chung của Thành phố. Trên cơ sở kế hoạch cụ thể, lập dự toán chi tiết về các công việc cụ thể của đơn vị mình, trình cơ quan thẩm quyền xét duyệt cho thực hiện.
Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc cần báo cáo ngay với Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố để được giải quyết kịp thời.
3- Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì họp giao ban định kỳ với các đơn vị để kiểm điểm tình hình thực hiện, tổ chức sơ tổng kết hàng qúy, năm, đề xuất báo cáo với Thường trực Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố về kế hoạch thực hiện chương trình cho những năm tiếp theo./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
ĐỀ XUẤT CÁC VỊ TRÍ ĐẶT ĐÈN TÍN HIỆU BĂNG QUA ĐƯỜNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ
A. SIÊU THỊ: 2 |
||
1. Co-op Mart Đinh Tiên Hoàng |
127 Đinh Tiên Hoàng, P1, Q.BT |
|
2. Siêu thị Miền Đông |
202B Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận |
|
C. BỆNH VIỆN: 5 |
||
3.Nhân dân 115 |
520 Nguyễn Tri Phương, P2, Q10 |
|
4.Nhi đồng 1 |
532 Lý Thái Tổ, P10, Q10 |
|
5.Trung Tâm cấp cứu Trưng Vương |
355 Tô Hiến Thành, P14, Q10 |
|
6.TT chấn thương chỉnh hình |
929 Trần Hưng Đạo, P1, Q5 |
|
7. Bệnh viện Bình Dân |
Điện Biên Phủ |
|
D. CHỢ: 2 |
||
8. An Lạc |
Kinh Dương Vương |
|
9. Vị trí cách ngã ba 3/2 và đường vô chợ Nguyễn Tri Phương 5m |
|
|
E. TRƯỜNG HỌC: 3 |
||
10. Trường Đại học Bách khoa |
268 Lý Thường Kiệt, Q10 |
|
11. Trường THCS Hai Bà Trưng |
295 Hai Bà Trưng, Q3 |
|
12. Trường PTTH Hùng Vương |
124 Hùng Vương, P12, Q5 |
|
|
|
|
ĐƯỜNG CẤM DỪNG ĐẬU LÊN XUỐNG HÀNG HÓA
STT |
TÊN ĐƯỜNG |
1 |
3 Tháng 2 |
2 |
Âu Cơ |
3 |
An Dương Vương |
4 |
Bạch Đằng |
5 |
Bà Hom |
6 |
Cao Thắng |
7 |
Cách Mạng Tháng 8 |
8 |
Cống Quỳnh |
9 |
Hàm Nghi |
10 |
Hậu Giang |
11 |
Hai Bà Trưng |
12 |
Phan Đình Phùng |
13 |
Nguyễn Kiệm |
14 |
Hoàng Văn Thụ |
15 |
Hòa Bình |
16 |
Hùng Vương |
17 |
Lạc Long Quân-Phú Thọ |
18 |
Lãnh Binh Thăng |
19 |
Lê Đại Hành |
20 |
Lê Quang Định |
21 |
Lê Văn Sỹ |
22 |
Lữ Gia |
23 |
Lũy Bán Bích |
24 |
Lý Thái Tổ |
25 |
Lý Thường Kiệt |
26 |
Lý Tự Trọng |
27 |
Minh Phụng |
28 |
Minh Phụng |
29 |
Nam Kỳ Khởi Nghĩa |
30 |
Ngô Gia Tự |
31 |
Nguyễn Tri Phương |
32 |
Nguyễn Văn Cừ |
33 |
Nguyễn Chí Thanh |
34 |
Nguyễn Đình Chiểu |
35 |
Nguyễn Tất Thành |
36 |
Nguyễn Thị Minh Khai |
37 |
Nguyễn Trãi |
38 |
Nguyễn Tri Phương |
39 |
Nguyễn Văn Đậu |
40 |
Nguyễn Văn Trỗi |
41 |
Nguyễn Xí |
42 |
Đinh Tiên Hoàng |
43 |
Nơ Trang Long |
44 |
Phạm Ngọc Thạch |
45 |
Phạm Thế Hiển |
46 |
Phạm Viết Chánh |
47 |
Phan Đăng Lưu |
48 |
Sư Vạn Hạnh |
49 |
Tân Kỳ Tân Quý |
50 |
Tôn Đức Thắng |
51 |
Tân Hòa Đông |
52 |
Tháp Mười |
53 |
Tô Hiến Thành |
54 |
Trần Hưng Đạo |
55 |
Trần Xuân Soạn |
56 |
Trường Chinh |
57 |
Trục đường Điện Biên Phủ |
58 |
Ung Văn Khiêm |
59 |
Quốc lộ 50 |
60 |
Xô Viết Nghệ Tĩnh |
STT |
ĐƯỜNG LƯU THÔNG |
CẤM RẼ TRÁI VÀO ĐƯỜNG |
HƯỚNG LƯU THÔNG KHÁC |
01 |
Âu Cơ |
Hương Lộ 2 |
Đi theo đường Đồng Đen |
02 |
Bến Vân Đồn |
Nguyễn Tất Thành |
Đi theo đường Hoàng Diệu hoặc cầu Calmette |
03 |
Bùi Thị Xuân |
Cống Quỳnh |
Đi theo đường Nam Quốc Cang, Tôn Thất Tùng |
04 |
Cách Mạng Tháng Tám |
Bắc Hải |
Đi theo đường Trường Sơn |
05 |
Cộng Hoà |
Aỏp Bắc |
Đi theo đường Bình Giã |
06 |
Kỳ Đồng |
Nguyễn Thông |
Đi theo đường Bà Huyện Thanh Quan ra Võ Thị Sáu hoặc quẹo phải Nguyễn Thông ra đường Rạch Bùng Binh |
07 |
Lạc Long Quân |
Lê Minh Xuân |
Đi theo đường Lý Thường Kiệt |
08 |
Lê Quý Đôn |
Nguyễn Thị Minh Khai |
Đi theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. |
09 |
Nguyễn Tất Thành |
Đoàn Như Hài (xe tải) |
Đi theo đường Hoàng Diệu |
10 |
Nguyễn Tất Thành |
Bến Vân Đồn |
Đi theo đường Hoàng Diệu |
11 |
Đoàn Như Hài |
Nguyễn Tất Thành |
Đi theo đường Hoàng Diệu hoặc cầu Calmet |
12 |
Trần Hưng Đạo |
Luỹ Bán Bích |
Đi theo đường Trương Vĩnh Ký |
13 |
Trường Chinh (TP ra) |
đường 27/3 |
Đi theo đường Cộng Hoà |
14 |
Trường Chinh (TP ra) |
Aõu Cơ |
Đi theo đường Trương Định |
15 |
Trường Chinh (vào TP) |
Nguyễn Thái Bình |
Đi theo vòng xoay Bảy Hiền |
16 |
Nguyễn Thiện Thuật |
Nguyễn Thị Minh Khai |
Đi theo đường Lý Thái Tổ – Vòng Xoay – Nguyễn Thị Minh Khai. |
17 |
Tôn Đức Thắng |
Lê Thánh Tôn |
Đi thẳng quay đầu |
DANH SÁCH CÁC GIAO LỘ ĐẶT DẢY PHÂN CÁCH
STT |
GIAO LỘ |
1 |
An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ |
2 |
Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh |
3 |
Cống Quỳnh-Bùi Thị Xuân |
4 |
Hai Bà Trưng -Võ Thị Sáu |
5 |
Hoàng Văn Thụ - Hồ Văn Huê |
6 |
Hoàng Văn Thụ - Hoàng Việt |
7 |
Hoàng Văn Thụ - Trầõn Huy Liệu |
8 |
Liên tỉnh lộ 15 - Nguyễn Văn Linh, Q.7 |
9 |
Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Trãi |
10 |
Nơ Trang Long - Phan Đăng Lưu |
11 |
Ông ích Khiêm - Bình Thới |
12 |
Phan Đăng Lưu - Nguyễn Văn Đậu |
13 |
Phan Đăng Lưu - Phan Xích Long |
14 |
Phan Đăng Lưu - Thích Quảng Đức |
15 |
Quang Trung - Lê Văn Thọ |
16 |
Quang Trung - Phạm Văn Chiêu |
17 |
Dọc tuyến Bạch Đằng - Phan Đăng Lưu - Hoàng Văn Thụ - Lý Thường Kiệt |
18 |
Trần Quang Khải-Đinh Tiên Hoàng |
19 |
Nguyễn Văn Luông - Hậu Giang |
20 |
Bùng binh lăng Cha Cả |
PHỤ LỤC 6
CÁC GIAO LỘ ĐỀ XUẤT LẮP ĐẶT ĐÈN TÍN HIỆU
STT |
Giao lộ |
Địa điểm |
Ghi chú |
1 |
Nguyễn Hồng Đào – Đồng Đen |
Q.TB |
Ngã tư |
2 |
Đồng Đen-Bàu Cát |
Q.TB |
Ngã tư |
3 |
Đường 37 – Lâm Văn Bền |
Q.7 |
Ngã tư |
4 |
Ký Hòa – Triệu Quang Phục |
Q.5 |
Ngã tư |
5 |
Nguyễn Duy Dương – Hùng Vương |
Q.5 |
Ngã tư |
6 |
Phan Huy ích-Trường Chinh |
Q.TB |
Ngã tư |
7 |
Nguyễn Văn Quá-Trường Chinh |
Q.12 |
Ngã ba |
8 |
Âu Cơ – Huỳnh Văn Chính |
Q.6 |
Ngã tư |
9 |
Hồ Bá Kiện – Tô Hiến Thành |
Q.10 |
Ngã ba |
10 |
Hồ Bá Kiện – Trường Sơn |
Q.10 |
Ngã ba |
11 |
Gia Phú – Bình Tây |
Q.6 |
Ngã tư |
12 |
Gia Phú – Mai Xuân Thưởng |
Q.6 |
Ngã tư |
13 |
Gia Phú – Ngô Nhân Tịnh |
Q.6 |
Ngã tư |
14 |
Phan Chu Trinh – Bạch Đằng |
Q.BT |
Ngã tư |
15 |
Phạm Văn Xảo – Vườn Lài |
Q.TB |
Ngã tư |
16 |
Tây Thạnh – Đường số 2 |
Q.TB |
Ngã tư |
17 |
Tỉnh lộ 7 – Tỉnh lộ 15 |
H.CC |
Ngã 4 An Nhơn Tây |
18 |
Huơng lộ 2- Nguyễn Thị Rành |
H.CC |
Ngã 4 Trung Lập Hạ |
19 |
Võ Thành Trang – Phạm Phú Thứ |
Q.TB |
Ngã tư |
20 |
Hai đầu cầu Trần Quang Diệu và đường dọc kênh |
Q.TB |
Tương tự cầu ông Tạ |
Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông Ban hành: 19/11/2002 | Cập nhật: 28/09/2011
Quyết định 90/2001/QĐ-UB quy định mức thu và sử dụng nguồn thu phí tham quan di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Đền Cổ Loa và các di tích lịch sử, Văn hoá khác thuộc Thành phố Hà Nội quản lý Ban hành: 15/10/2001 | Cập nhật: 08/04/2013
Quyết định 90/2001/QĐ-UB quy định hạn mức đất ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 11/10/2001 | Cập nhật: 01/08/2012
Quyết định 90/2001/QĐ-UB về Kế hoạch thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/10/2001 | Cập nhật: 03/12/2012