Quyết định 90/2001/QĐ-UB về Kế hoạch thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 90/2001/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Vũ Hùng Việt |
Ngày ban hành: | 05/10/2001 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2001/QĐ-UB |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG KẸT XE NỘI THỊ GIAI ĐOẠN 2001-2005
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Chỉ thị số 02/2001/CT-UB ngày 16/3/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai tổ chức thực hiện 12 chương trình, công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2001-2005 và “Năm trật tự đô thị 2001”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông công chánh (công văn số 218/GT-TCCB ngày 31/7/2001) về việc xét duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005;
Điều 2. Thủ trưởng tất cả các cơ quan Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, Lực lượng vũ trang thành phố, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của đơn vị mình và nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005 nêu tại điều 1 mà xây dựng chương trình và kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện kế hoạch chung, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị của thành phố Hồ Chí Minh.
Nơi nhận : |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2001 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG KẸT XE NỘI THỊ GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Ban hành kèm theo quyết định số /2001/QĐ-UB ngày /10/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ VII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp lần thứ 4, khóa VI về 12 chương trình, công trình trọng điểm và “Năm trật tự đô thị 2001" nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước để giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị;
- Thực hiện Chỉ thị số 02/2001/CT-UB ngày 16/3/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai tổ chức thực hiện 12 chương trình, công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2001-2005 và “Năm trật tự đô thị 2001”;
Ủy ban nhân dân thành phố tập hợp những nội dung chính để lập kế hoạch, bao gồm những mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung thực hiện về Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005 như sau :
I.- MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Giữ gìn trật tự an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng, chống ùn tắc giao thông và kẹt xe nội thị, tạo môi trường tốt cho đầu tư phát triển trên địa bàn, từng bước xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, làm tiền đề giải quyết các mục tiêu chính và lâu dài của giao thông đô thị thành phố.
- Hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng các công trình xây dựng giao thông, thực hiện có hiệu quả các dự án điều khiển và quản lý giao thông.
- Vận động mọi tầng lớp nhân dân chấp hành tốt luật giao thông đường bộ, tích cực góp phần giữ gìn và bảo vệ hệ thống các công trình giao thông công cộng của thành phố.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư (vốn Ngân sách tập trung, vốn ODA, vốn vay WB, ADB..v.v.) cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải công cộng trên địa bàn thành phố.
a) Các giải pháp về quản lý giao thông và kỹ thuật:
1/- Phân luồng giao thông đô thị.
2/- Điều khiển giao thông.
3/- Cải tạo, mở rộng các nút giao thông.
4/- Xây dựng hệ thống bến bãi và phát triển m¹ng líi vận tải hành khách công cộng.
5/- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình h¹ tÇng giao th«ng trọng điểm.
b) Các giải pháp về hành chánh quản lý và xã hội:
1/- Tuyªn truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và những quy tắc về quản lý trật tự đô thị trong cộng đồng dân cư.
2/- Giải quyết nạn ùn tắc giao thông tại các khu vực đông người qua lại trong giờ cao điểm.
3/- Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, các đường đầu cầu làm nơi họp chợ. Qui hoạch sử dụng vỉa hè, sắp xếp lại và tổ chức quản lý các bãi giữ xe phù hợp với nếp sống văn minh đô thị.
4/- Tăng cường hiệu lực cưỡng chế của các lực lượng bảo vệ pháp luật về an toàn giao thông và trật tự đô thị.
5/- Thực hiện các biện pháp cấp thiết về quản lý đô thị ngay trong quá trình phân bố lại các khu vực dân cư, các cơ sở kinh tế, cơ quan, xí nghiệp, trường học theo qui hoạch chung.
(Xem chi tiết trong phụ lục đính kèm)
III.- NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA TỪNG ĐƠN VỊ:
1/- Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, Huyện chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc triển khai lập chương trình hành động và biện pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề liên quan đến từng Ngành, từng địa phương, từng đơn vị đã nêu trong 10 giải pháp của Chương trình chống kẹt xe nội thị. Kế hoạch và chương trình hành động của các đơn vị phải thiết thực, hiệu quả, khắc phục cho được các khuyết nhược điểm tồn tại của đơn vị mình và phù hợp với điều kiện tổ chức của từng ngành, từng cấp, từng nơi.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác và các công trình thuộc Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005, chuẩn bị tốt các dự án đầu tư cho hạ tầng giao thông đô thị trong những năm tiếp theo (đến giai đoạn 2010-2020), phù hợp với quy hoạch chung của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2/- Sở Văn hóa thông tin phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các đoàn thể quần chúng, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, Đài Truyền hình thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong trường học, ở đoàn thể, phường-xã, khu phố, ấp; vận động nhân dân tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ. Nội dung tuyên truyền phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, tầng lớp dân cư nhân dân dễ tiếp thu và thực hiện.
Các cơ quan thông tin, báo chí cần có kế hoạch thường xuyên cung cấp các thông tin sinh động và thiết thực để hướng dẫn dư luận xã hội đi vào các vấn đề trọng tâm, cấp bách cần quan tâm trong lĩnh vực an toàn giao thông và trật tự đô thị.
Các chương trình thông tin, truyền thanh truyền hình cần được thực hiện thường xuyên và có chất lượng để giáo dục và vận động người dân có thói quen thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông và các quy tắc về trật tự đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và an toàn.
3/- Kiến trúc sư Trưởng thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông công chánh và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện qui hoạch địa điểm xây dựng các bãi đậu xe ôtô con, ôtô tải trên địa bàn thành phố, đặc biệt là ở các cửa ngõ ra vào.
4/- Sở Thương mại chủ trì thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống chợ đêm và các chợ đầu mối. Tổ chức xây dựng các chợ đầu mối theo theo nguyên tắc Ngân sách thành phố đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà lồng chợ, quầy sạp .v.v.. và quản lý khai thác.
5/- Công an thành phố có kế hoạch thực hiện thường xuyên chương trình đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị, giữ gìn đường thông hè thoáng. Đồng thời có kế hoạch phối hợp với Sở Giao thông công chánh trong việc nghiên cứu tổ chức giao thông, phân luồng phân tuyến, lắp đặt bổ sung hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hệ thống camera kiểm soát, quản lý phòng tránh ùn tắc giao thông; tăng cường quản lý trật tự tại các bến xe, bến tàu, các nơi công cộng đông người qua lại .v.v...
6/- Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Thương mại nghiên cứu xây dựng các chợ đêm, qui hoạch xây dựng các chợ đầu mối; vận động hướng dẫn nhân dân buôn bán đúng nơi đúng chổ, giải tỏa các chợ tự phát.
Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc sắp xếp và giữ gìn trật tự lòng lề đường, vỉa hè; quản lý các bãi giữ xe hai bánh và kế hoạch chuyển đổi nghề đối với những cư dân địa phương còn đang hành nghề vận chuyển hàng cồng kềnh bằng xe 3 bánh trong nội thành.
7/- Sở Kế hoạch và đầu tư tập trung hướng dẫn, giải quyết nhanh thủ tục đầu tư, thường xuyên theo dỏi và đề xuất kịp thời để Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định cấp đủ vốn đối với những dự án, công trình, công tác phục vụ cho Chương trình chống kẹt xe nội thị theo tiến độ yêu cầu.
8/- Sở Tài chính-Vật giá có kế hoạch cấp phát đủ và kịp thời về kinh phí cho các đơn vị chủ đầu tư các dự án, công trình, công tác thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị.
1.- Sở Giao thông công chánh, Sở Kế họach và đầu tư là hai cơ quan đồng thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo chương trình; có kế hoạch phối hợp với các Sở, Ban, Ngành khác của Thành phố, với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức, đoàn thể, với Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đồng bộ Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn thành phố; đồng thời thường xuyên kiểm tra, tổng hợp tình hình, định kỳ hàng tháng có báo cáo kết quả và đề xuất các biện pháp để Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của từng đơn vị trong quá trình thực hiện.
2/- Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì họp giao ban định kỳ với các đơn vị liên quan để kiểm điểm tình hình thực hiện. Tổ chức sơ kết hàng qúy và tổng kết đánh giá tình hình hàng năm, báo cáo với Thành Ủy và Hội đồng nhân dân thành phố.
yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, đoàn thể, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận-Huyện, Phường-Xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng nơi, từng đơn vị và nội dung Kế hoạch này để xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể, hưởng ứng bằng hành động thiết thực đối với Chương trình chống kẹt xe nội thị của Thành phố, định kỳ hàng tháng có báo cáo kết quả và chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc trước Ủy ban nhân dân thành phố.
3/- Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện có trách nhiệm triển khai ngay Kế hoạch này, lập dự toán chi tiết các chi phí cần thiết, trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt cho thực hiện; đồng thời lập tiến độ chi tiết đối với từng dự án, công trình, công việc cụ thể trong năm 2001 và cho những năm tiếp theo, gởi về Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và đầu tư và Sở Giao thông công chánh để tiện kiểm tra, đôn đốc thực. Hàng quý có báo cáo sơ kết, nêu rõ các khó khăn, vướng mắc phát sinh và các đề xuất để Văn phòng HĐND-UBND Thành phố tổng hợp, trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, giải quyết ./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG KẸT XE NỘI THỊ GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Ban hành kèm theo kế hoạch thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005 - Quyết định số 90/2001 /QĐ-UB ngày 05/10/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố)
A.- NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ GIAO THÔNG:
1/- Phân luồng giao thông đô thị:
Nghiên cứu, tổ chức phân luồng và quản lý giao thông một cách khoa hoùc trên mạng lưới đường hiện hửu phòng tránh tối đa nạn ùn tắc với chi phí thấp nhất. Những công việc chủ yếu là:
1.1 Phân lại luoàng giao thông ở những nơi chưa hợp lý, trong đó chú trọng đến việc qui hoạch lại các luồng tuyến xe buýt và sự kết hợp giữa các phương thức vận chuyển (đường bộ, đường thuỷ và đường sắt) trên địa bàn.
+ Nghiên cứu phân luồng một số đường phố chỉ cho phép lưu thông một chiều.
+ Đối với những đường có bề rộng chỉ đủ cho 2 làn xe (7m): Cấm lưu thông đối với xe tải nặng trên 3,5 tấn và cấm đậu xe trên lòng đường vào ban ngày (chỉ cho phép xe vận tải nhẹ dừng xe để bốc xếp hàng hóa từ 20 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau).
+ Đối với những đường có bề rộng đảm bảo lưu thông được từ 3 làn xe trở lên mà lưu lượng xe nhỏ hơn 5.000 xe các loại/giờ thì cắm biển báo cho phép đậu xe ngày chẵn, ngày lẻ xen kẻ.
+ Nghiên cứu cho phép xe được quẹo phải hoặc ưu tiên quẹo trái tại một số giao lộ trọng điểm. Thiết kế đèn rẽ trái và đi thẳng riêng biệt tại các giao lộ thường bị nghẽn và sơn khu vực dừng cho làn xe chờ rẽ trái.
+ Nghiên cứu phân luoàng cho loại xe vận tải từ 2,5 tấn trở xuống và loại trên 2,5 tấn một cách toàn diện. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải xác lập, nâng cấp các tuyến đường vành đai xe tải quanh thành phố (hoạt tải H.30), nhằm có đủ điều kiện tiến dần đến việc cấm xe tải có tải trọng trên 2,5 tấn lưu thông trong nội thành vào ban ngày (từ 6 giờ đến 20 giờ), bên cạnh việc đầu tư xây dựng hệ thống các bến bải xe xe tải tại các cửa ngõ ra vào thành phố.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh và Công an TP.
1.2 Thực hiện việc cấm các loại xe ba bánh chở hàng cồng kềnh lưu thông trong nội thành vào giờ cao điểm.
Trong tháng 10/2001 thực hiện trên 30 tuyến đường trọng điểm tại khu vực trung tâm thành phố. Sở Lao động Thương binh-Xã hội cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phổ biến, hướng dẫn và hổ trợ vốn chuyễn đổi ngành nghề cho những người hành nghề vận chuyển bằng các loại xe 3 bánh để đến ngày 01/01/2002 ban hành qui định cấm các loại xe 3 bánh chở hàng lưu thông trong nội thành (ngoại trừ các loại xe do người tàn tật sử dụng).
Đơn vị thực hiện : Công an thành phố, Sở Lao động Thương binh-Xã hội và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện.
1.3 Nghiên cứu cấm các loại xe 2,3 bánh lưu thông trên một số tuyến đường và cấm các loại xe ôtô lưu thông trên một số tuyến khác.
Đơn vị thực hiện : Công an TP và Sở Giao thông công chánh.
Kết hợp sử dụng có hiệu quả hệ thống đèn hiệu giao thông hiện hữu với các trung tâm điều khiển và hệ thống đèn tín hiệu giao thông mới được xây dựng nhằm tổ chức điều khiển giao thông một cách khoa học, hạn chế tối đa nạn ùn tắc giao thông bằng sự điều tiết kịp thời và hợp lý về mật độ xe lưu thông trên các tuyến đường.
2.1 Bổ sung và hoàn thiện hệ thống biển báo giao thông, tín hiệu sơn đường và hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên đường phố.
Tập trung thực hiện tốt công tác này trên 103 tuyến đường do Thành phố quản lý trong năm 2001 (đã có danh mục).
- Thiết lập hệ thống báo hiệu các vị trí đang bị ùn tắc giao thông để điều tiết bớt lưu lượng xe đi hướng khác (do Trung tâm điều khiển giao thông báo về các chốt đèn quanh khu vực đang bị ùn tắc).
- Xây dựng các chốt đèn tín hiệu giao thông có báo hiệu thời gian thông qua (số lùi) và phát ra tín hiệu còi khi tín hiệu đèn chuyển đổi màu.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh và Công an TP.
2.2- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đưa vào sử dụng có hiệu quả Trung tâm điều khiển giao thông và các hệ thống đèn tín hiệu giao thông thuộc các dự án vay vốn ODA của Cộng hòa Pháp và Tiểu dự án “Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị TP.HCM” vay vốn của Ngân hàng thế giới.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh và Công an TP.
2.3 Thực hiện chương trình thông tin nhanh về ùn tắc giao thông và kẹt xe trên sóng FM của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố.
Đơn vị thực hiện: Công an thành phố và Ban An toàn giao thông thành phố.
3/- Cải tạo, mở rộng các nút giao thông hay bị ùn tắc giao thông:
3.1 Cải tạo, mở rộng một số nút giao thông thường bị ách tắc và một số đường hẹp.
Ngoài việc thực hiện các dự án cải tạo một số giao lộ đã bố trí kế hoạch năm 2001, phối hợp chặt chẻ với các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải để triển khai xây dựng các nút giao giữa đường nội đô với QL.1A (sử dụng vốn dư sau đấu thầu của dự án đường Xuyên á). Trong năm 2001 thiết kế phân làn, cải tạo thêm 30/78 giao lộ và 44 điểm thường xuyên bị ún tắc giao thông.
Trong các năm tới, phải lập kế hoạch cụ thể cho việc cải tạo mở rộng đối với từng tuyến đường, từng nút giao thông để xác định kinh phí và tiến độ.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh, Sở Kế hoạch và đầu tư và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện.
3.2 Xây dựng một số caàu hoặc hầm vượt dành riêng cho xe 2 bánh và ngươì đi bộ tại những đoạn đường (giao lộ) thường bị tắc nghẽn giao thông và trên các trục đường lưu thông với tốc độ cao (đường phố chính cấp I).
Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giao thông công chánh và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện.
3.3 Tổ chức nghiên cứu và đưa vào ứng dụng có hiệu quả các đề tài khoa học:
+ Đề tài “Các giải pháp trước mắt ®Ĩ giảm kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh“.
Chủ nhiệm đề tài : Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố và Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ.
+ Đề tài “Nghiên cứu toàn diện về việc việc cấm xe tải trên 2,5 tấn lưu thông ban ngày trong nội thành).
Chủ nhiệm đề tài: Viện Kinh tế thành phố.
4/- Đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi và phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng:
4.1 Đầu tư xây dựng 6 bãi đậu xe vận tải tại c¸c cửa ngõ ra vào thành phố.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện.
4.2 Qui hoạch xây dựng các bãi chứa, các ga ra nhiều tầng để đậu xe ôtô 4 chỗ ngồi; bến bãi đậu xe vận tải nhẹ, bãi để xe hai bánh ở nội đô.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện.
4.3 Đầu tư phát triển mạng lưới vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Nghiên cứu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải hành khách công cộng có tiến độ kế hoạch thực hiện theo từng năm.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi về tài chính của Nhà nước để đến năm 2005 có được tối thiểu 3.000 xe buýt mới. Mục tiêu đến năm 2010 phát triễn số lượng xe buýt ở thành phố lên 10.000 xe 10.000 xe, đủ sức đảm nhận khoảng 25% nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình thay thế 2.000 xe lam bằng việc chuyển đổi xe xe vận tải nhẹ 4 bánh thành xe 12 chổ ngồi trong hai năm 2001-2002, trong đó kế hoạch đến cuối năm 2001 thay thế được 400 xe.
- Tích cực tìm nguồn vốn đầu tư đổi mới 1.700 xe buýt thuộc dự án “Phát triển vận tải hành khách công cộng và cải thiện môi trường thành phố”.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh.
4.4 Đầu tư xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng đường thuỷ nhằm khai thác tiềm năng về sông rạch của thành phố phục vụ vận tải và du lịch, chia bớt áp lực giao thông trên đường bộ.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh.
4.5 Nghiên cứu khả thi các dự án đầu tư xây dựng các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đi trên cao và đi ngầm dưới đất (metro) từ các nguoàn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh và Sở Kế hoạch-đầu tư.
5/- Đẩy m¹nh tiến độ thi công các công trình h¹ tÇng giao thông trọng điểm:
- Đại lộ Đông-Tây thành phố;
- Đường trục Bắc-Nam thành phố;
- Đường Nguyễn hửu Cảnh (Lê thánh Tôn nối dài);
- Cầu và đường Nguyễn tri Phương;
- Liên tỉnh lộ 15 (giai đoạn 2);
- Liên tỉnh lộ 25 Cát Lái;
- Cầu và đường Bình Triệu 2;
- Cầu và đường Nguyễn văn Cừ;
- Trục đường nối sân bay Tân sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài..v.v.
Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giao thông công chánh và các đơn vị liên quan.
B.- NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ VÀ XÃ HỘI:
1.1 Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về những qui định cụ thể của pháp luật và các quy tắc trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung tuyên truyền cần thiết thực, gắn liền với những tình huống cụ thể trong cuộc sống để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ để thực hiện. Đồng thời, cung cấp các thông tin cần thiết nhằm hướng dẫn dư luận xã hội vào những vấn đề cấp bách cần quan tâm trong lĩnh vực an toàn giao thông và trật tự đô thị.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hoá-Thông tin chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng, Đài Phát thanh, Truyền hình thành phố và các cơ quan thông tin, báo chí.
1.2 Phổ biến các tài liệu về luật lệ giao thông (Luật giao thông đường bộ, các Nghị định 36, 39, 40/CP của Chính phủ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông vµ trật tự đô thị..v.v.) đến sinh hoạt trong trong từng tổ dân phố. Xây dựng các Tổ dân phố kiểu mẫu về an toàn giao thông và trật tự đô thị, tiến tới việc giao cho từng tổ dân phố tự quản về vấn đề này.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hoá-Thông tin chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân các Quận, Huyện.
1.3 Phát động Đoàn viên thanh niên cộng sản và học sinh, sinh viên các trường tham gia những hoạt động tuyên truyền ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong cộng đồng bằng nhiều hình thức:
+ Lập các Tổ thanh niên, học sinh xung kích tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện luật giao thông.
+ Huy động thanh niên, học sinh tham gia chương trình Ngày chủ nhật, Ngày lễ tất cả vì trật tự an toàn giao thông. Tổ chức lực lượng Thanh niên xung phong phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại những giao lộ trọng điểm và 78 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông …
Đơn vị thực hiện: Thành đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố phối hợp với Công an thành phố và Ban An toàn giao thông thành phố.
1.4 Khẩn trương hoàn chỉnh chương trình giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhà trường, đưa vào giảng dạy chính khoá ở tất cả các cấp học. Trong năm học 2001-2002 tiếp tục thực hiện thí điểm giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh cấp tiểu học.
Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo
2.1- Tổ chức cho phụ huynh học sinh đưa đón con em đi học một cách trật tự an toàn theo theo chương trình “Cổng trường em sạch đẹp an toàn“,không để ùn tắc giao thông trước các cổng trường.
Giao trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn giao thông thường xuyên tại khu vực cổng trường cho Hiệu trưởng các trường ven đường giao thông. Yêu cầu các trường học mở cổng trường cho phụ huynh học sinh đưa rước con em đi học để chống nạn ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, hướng dẫn phụ huynh nơi dừng đậu xe, không để xe dưới lòng đường.
Đối với những trường học không có sân cho phụ huynh đậu xe thì phải hướng dẫn sắp xếp tạm, có trật tự trên lề đường, không được đậu xe tập trung dưới lòng đường; đồng thời, vận động phụ huynh cho con em đi học bằng các loại xe công cộng.
Ban Giám hiệu các trường học kiên quyết xử lý nghiêm minh những học sinh, sinh viên tham gia hoặc cổ vũ đua xe trái phép.
- Nghiêm cấm học sinh dưới 16 tuổi điều khiển các loại xe gắn máy, đặc biệt là các loại xe gắn máy có phân khối lín. Giáo viên chủ nhiệm các lớp học phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để vận động thực hiện tốt yêu cầu này.
- Ban Giám hiệu các trường học nghiên cứu bố trí giờ học của từng khối lớp chênh nhau từ 15 đến 20 phút và tổ chức Đội cờ đỏ hướng dẫn học sinh khi ra khỏi cổng trường học đi theo lớp, giữ gìn trật tự và an toàn giao thông.
- Ban Giám hiệu thường xuyên phối hợp với Cảnh sát giao thông vµ Cảnh sát trật tự để bảo vệ, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông khu vực chung quanh trường.
Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an thành phố.
2.2 Tổ chức đưa đón học sinh, sinh viên đi học bằng xe buýt:
Chuẩn bị trong năm học 2001-2002 thực hiện thí điểm việc đưa rước 2.000 học sinh ở 14 trường phổ thông ở các khu vực thường xuyên bị tắc nghẽn giao thông vào giờ tan trường (trường Phan Văn Trị, Lương Định Của, Hồng Hà, Nguyễn Du, Trần Văn Ơn, Đức Trí, Lê Quí Đôn, Lê Lợi, Hồng Bàng, Tân Bình, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Quyền, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thượng Hiền).
Tiến đến việc xây dựng chương trình cụ thể để mở rộng việc đưa đón học sinh, sinh viên trong những năm sau.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh, Sở Giáo dục và đào tạo.
2.3 Giải quyết nạn ùn tắc giao thông trước cửa các bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi, giải trí :
- Giám đốc, Thủ trưởng các bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi, giải trí phải bố trí bãi để xe cho khách hàng, cho người nhà của bệnh nhân và có lực lượng bảo vệ của đơn vị mình làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực chung quanh ( kể cả việc sắp xếp trật tự cho các loại xe vận chuyển hành khách công cộng đi, đến đơn vị mình), không để xảy ra tình trạng mất trật tự, ùn tắc giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Trong năm 2001, các Ngành, các cấp phối hợp thực hiện triệt để nhiệm vụ này trên 103 tuyến đường trọng điểm do Thành phố quản lý. Mỗi Quận, Huyện chọn ra 2 tuyến đường do quận, huyện quản lý để thực hiện).
Đơn vị thực hiện: Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện.
3.1- Nghiên cứu xây dựng, tổ chức các chợ đêm; quy hoạch xây dựng hệ thống chợ đầu mối để có điều kiện giải tỏa các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường. Buộc các hộ kinh doanh phải có nơi để xe cho khách hàng.
Tổ chức hướng dẫn cho nhân dân có thói quen mua bán trong chợ và ở các siêu thị. Nghiên cứu nhiều loại hình chợ thích hợp cho nhân dân mua bán.
- Giao cho Ủy ban nhân dân các Quận-Huyện, Phường-Xã trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bµn mình quản lý, không để phát sinh thêm các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè.
Đối với 216 chợ có giấy phép hoạt động, Ủy ban nhân dân các Quận-Huyện, Phường-Xã cần tổ chức cải thiện điều kiện mua bán trong chợ (trật tự, thông thoáng, vệ sinh ...), không để lấn chiếm ra vỉa hè, lòng đường, buôn bán quanh chợ. Nghiên cứu biện pháp khả thi, hợp lý để khai thác diện tích thừa ở các tầng trên của các chợ.
Cục Thuế thành phố nghiên cứu, điều chỉnh mức thuế đóng góp của các tiểu thương có sạp, quầy hàng trong chợ hợp lý để thu hút, khuyến khích tiểu thương tiểu chủ kinh doanh trật tự trong trong nhà lồng chợ.
Sở Tài chánh-Vật giá rà soát lại việc thu, nép và quản lý sử dụng lệ phí, hoa chi tại các chợ tự phát của Ủy ban nhân dân các phường, xã.
Đối với 147 chợ tự phát hiện hữu: Giao cho Sở Thương mại phối hợp với Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện tổ chức phân loại và cả kế hoạch giải toả, di dời, khai thác sử dụng các nhà lồng chợ hiện đang bỏ trống. Trong năm 2001 phải giải toả ngay những chợ tự phát ở những đoạn đường trọng điểm có mật độ giao thông cao, việc họp chợ buôn bán gây ùn tắc giao thông và ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan đô thị. Mỗi Quận, Huyện lËp kế hoạch giải toả từ 2 đến 3 chợ tự phát.
Đơn vị thực hiện: Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Kiến trúc sư trưởng thành phố và Ủy ban nhân dân các Quận Huyện.
3.2- Tổng kiểm tra giấy phép hoạt động của các cửa hàng, các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ; Rà soát các tơ điểm buôn bán, kinh doanh, họp chợ lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, ®êng đầu cầu. Các đơn vị được tiếp tục cấp phép kinh doanh phải bố trí nơi để xe cho khách hàng, không lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè.
Giải tán ngay những tụ điểm họp chợ, buôn bán, kinh doanh làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Khuyến khích những hộ dân có mặt bằng cho thuê giữ xe hai bánh và xe ôtô.
Xây dựng kế hoạch dài hạn và có tiến độ tổ chức thực hiện từng năm; trong năm 2001 giải quyết trước một số trọng điểm.
Đơn vị thực hiện: Sở Thương mại phối hợp với Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các Quận Huyện.
3.3 Tổ chức kiểm tra hoạt động của xe xích lô, xe đẩy tay buôn bán dưới lòng lề đường, vỉa hè, trước cổng trường học và các loại xe ba bánh chở hàng cồng kềnh. Kiểm tra các cơ sở sản xuất, đóng mới xe các loại xe 3 bánh bán hàng.
Đơn vị thực hiện: Công an thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các Quận Huyện.
3.4 Qui hoạch sử dụng hệ thống vỉa hè và tăng cường quản lý các bãi giữ xe hai bánh.
Đơn vị thực hiện: Công an thành phố, Kiến trúc sư trưởng thành phố và Ủy ban nhân dân các Quận Huyện.
3.5 Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn thành phố Xanh - Sạch - Đẹp.
- Qui hoạch, bố trí lại các vị trí đặt các bô rác ép kín, mạng lưới các nhà vệ sinh và thùng rác công cộng trên đường phố .
- Nghiên cứu điều chỉnh thời gian và định mức quét dọn, thu gom rác trên các đường phố chính có khối lượng rác thải nhiều. Trang bị đồng phục có phản quang cho công nhân quét rác.
- Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo thành phố luôn luôn Xanh - Sạch - Đẹp .
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh, Kiến trúc sư trưởng thành phố, Ủy ban nhân dân các Quận Huyện và các tổ chức đoàn thể quần chúng (đặc biệt là thanh niên, học sinh phải đi đầu trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh và bảo vệ môi trường).
3.6 Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải yêu cầu cán bộ, công nhân viên thuộc quyền gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông và có biện pháp nhắc nhở, xử lý đối với nhửừng người vi phạm.
3.7 Thực hiện chương trình chống ngập nội thị trong mùa mưa. Đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án thoát nước trong kế hoạch năm 2001 để xoá dần các điểm ngập, đặc biệt phải khắc phục hiệu quả các khu vực ngập khi triều cường.
Thường xuyên nạo vét, khai thông các cống rãnh hiện hữu và hoàn thành các công trình lắp đặt cống thoát nước theo kế hoạch đang triển khai. Nghiên cứu lắp đặt hệ thống van một chiều tại các cửa xả ra sông Sàigòn.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện.
3.8 Xây dựng qui chế và tổ chức kiểm tra về trật tự xây dựng ở thành phố.
Đơn vị thực hiện: Sở Xây dựng và Kiến trúc sư trưởng thành phố.
3.9 Xây dựng qui chế quản lý hoạt động vận tải công cộng, qui chế quản lý bến bải và qui chế quản lý hoạt động xe taxi.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh và Công An TP.
4.1 Xây dựng kế hoạch thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự lề đường, vỉa hè:
Có kế hoạch và tổ chức lập lại trật tự, giải toả lấn chiếm vỉa hè, lề đường, chống ùn tắc giao th«ng trên 103 tuyến đường trọng điểm do Thành phố quản lý; mỗi quận huyện chọn 2 tuyến trọng điểm của mình để thực hiện.
Trong năm 2001, Công an thành phố và Sở Giao thông công chánh thực hiện trên 35 đường chính sau: Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Pasteur, Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Hưng Đạo, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Thảo, Lê Văn Sỹ, Ba Tháng Hai, Hùng Vương, An Dương Vương, Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Văn Cừ, Lý Thái Tổ, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Tri Phương, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Tất Thành, Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ, Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm.
+ Bố trí đủ cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông đường bộ tại các chốt giao thông và 78 điểm thường bị ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm để điều hành và kiểm soát, xử lý các tình huống vi phạm luật giao thông và ùn tắc giao thông.
+ Tăng cường số lượng, biên chế và phương tiện, trang thiết bị cưỡng chế và xử lý điều hành giao thông, quản lý trật tự đô thị cho lực lượng Cảnh sát Giao thông đường bộ và Cảnh sát Trật tự làm nhiện vụ tại các nút giao thông, các điểm thường bị ùn tắc giao thông và tại các nơi họp chợ trái phép.
+ Chuẩn bị các phương tiện cần thiết như xe cẩu, xe kéo để giải tỏa ngày các trường hợp có sự cố gây tắc nghẽn giao thông.
+ Tăng cường hoạt động của các Đoàn kiểm tra thực hiện Nghị định 36, 39 và 40/CP để thực hiện hiệu quả công tác lập lại an toàn giao thông và trật tự đô thị.
+ Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
+ Cảnh sát trật tự phối hợp với Chính quyền địa phương xử lý nghiêm những vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, đường đầu cầu để họp chợ hoặc làm nơi buôn bán, gây cản trở giao thông và mất trật tự đô thị.
+ Tăng cường năng lực cưỡng chế của Cảnh sát giao thông đường bộ: Mua sắm xe cơ giới, thiết bị trợ giúp điều tra tai nạn, huấn luyện, đào tạo … (dự án vốn vay WB “Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị”).
Đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng thì tạm giữ phương tiện (có thời hạn). Người vi phạm phải viết kiểm điểm có xác nhận của cơ quan (đối với cán bộ, công nhân viên), trường học (đối với học sinh, sinh viên) hoặc Chính quyền địa phương nơi cư trú. Công an có trách nhiệm thông báo vi phạm về cơ quan, trường học, địa phương nơi người vi phạm sinh hoạt, cư trú.
Đơn vị thực hiện: Công An thành phố .
4.2 Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc đào đường lắp đặt, sữa chữa các công trình ngầm:
Lực lượng Thanh tra giao thông công chính xử phạt nghiêm những vi phạm về qui định thi công đào đường lắp đặt công trình ngầm, các trường hợp vận chuyển quá khổ, quá tải lưu thông trên đường.
Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông công chánh và Công An thành phố.
4.3- Nghiên cứu thực hiện các hình thức, bộ máy thu phạt nhanh, gọn đối với những vi phạm hành chánh về trật tự an toàn giao thông.
Đơn vị đề xuất: Sở Tài chánh-Vật-giá, Kho bạc Nhà nước và Công An thành phố.
4.4 Qui hoạch xây dựng thêm các kho, bãi tạm giữ phương tiện lưu thông vi phạm luật giao thông.
Đơn vị thực hiện: Công An thành phố.
4.5- Nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm ngoài giờ cho phù hợp, động viên các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Thanh niên trật tự giao thông hoàn thành tèt nhiệm vụ.
Nghiên cứu cơ chế xây dựng lực lượng “Cảnh sát đô thị“của Thành phố nhằm tăng cường lực lượng giữ gìn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Trước mắt tổ chức Đội Thanh niên trật tự giao thông thuộc Lực lượng Thanh niên Xung phong thành phố hỗ trợ lâu dài cho các lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc giữ gìn an toàn giao thông và trật tự đô thị.
Đơn vị tham mưu: Ban Tổ chức Chính quyền thành phố và Công an thành phố.
4.6 Chế tài, xử phạt nghiêm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các trường hợp đua xe trái phép, ch¹y lạng lách, đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông theo hướng tịch thu phương tiện đua xe trái phép, tùy mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính nặng, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây tai nạn giao thông làm chết hoặc bị thương nặng người đi đường.
Đơn vị thực hiện: Công an thành phố và các đơn vị liên quan.
5.1 Tổ chức thực hiện từng phần những công việc cần thiết từ nay đến năm 2005 của dự án điều chỉnh chung qui hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
+ Hạn chế phát triển các cảng nước sâu trong nội thành, chuyển dần các cảng này thành bến tàu khách du lịch.
+ Phân bố lại mật độ dân cư, xây dựng các đô thị vệ tinh, phát triển bán đảo Thủ Thiêm thành trung tâm đô thị mới.
+ Chuyển dần các nhà máy, xí nghiệp, kho hµng ra vành đai ngoại thành. Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung; khu dân cư, khu hành chính tập trung.
+ Có kế hoạch chuyển daàn các trường đại học ở nội thành ra các vùng ven. Xây dựng các Làng Đại học.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Kiến trúc sư trưởng chủ trì, các Sở Địa chính-Nhà đất, Sở Công nghiệp, Viện Kinh tế thành phố và Đại học quốc gia thành phố.
5.2 Nghiên cứu thay đổi và phân bố giờ giấc làm việc của các cơ quan trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố, đảm bảo có sự chênh lệch: Giờ vào học ở các trường sớm hơn và giờ tan trường không trùng lắp giờ cao điểm để giảm mật độ lưu thông trên đường.
Đơn vị tham mưu: Sở Lao động Thương binh-Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo.
5.3 Tập trung các đối tượng sống lang thang, ăn xin, hút chích xìke ma tuý vào các trường giáo dưỡng, trường cai nghiện, trại cải tạo …
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động Thương binh-Xã hội
5.4 Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa-Thông tin
5.5 Vận động tài trợ bổ sung cho Qũy “xoá đói giảm nghèo” của Thành phố để giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho những người nghèo chưa có việc làm ỗn định, đang phải bươn chải kiếm sống trên đường phố.
Trong kế hoạch lập lại trật tự đô thị có nhiều việc liên quan đến c¸c vấn đề an sinh xã hội như giải tỏa các chợ lấn chiếm lòng lề đường, các xe đẩy hàng rong, buôn gánh bán bưng, vận chuyển cồng kềnh bằng xe 2, 3 bánh, các bãi giữ xe 2 bánh trên vỉa hè, lòng đường … phải có kế hoạch lâu dài, có bước đi hàng năm thích hợp và có sự đầu tư lớn về kinh phí mới có thể giải quyết được. Để thực hiện được tốt kế hoạch này, ngoài trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và các Sở Ban Ngành chức năng, cần có sự lãnh đạo của cấp Ủy, của Hội đồng nhân dân các cấp, sự phối hợp của UÛy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và tổ chức đoàn thể các cấp từ thành phố đến quận-huyện, phường-xã.
Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các cấp và các Sở Ban ngành thành phố.
5.6 Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc ở các ngành, các cấp, các đơn vị đã được giao nhiệm vụ chủ trì và phối hợp thực hiện từng công việc cụ thể trong 10 giải pháp chống ùn tắc giao thông và chấn chỉnh trật tự đô thị. Trong tháng 8/2001, các đơn vị phải xây dựng kế hoạch cụ thể, có mục tiêu định lượng cho năm 2001 của đơn vị mình và cho những năm tiếp theo đến 2005.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch phân công, phân cấp, trách nhiệm phối hợp giữa các lực lượng của Thành phố và của địa phương Quận-Huyện, Phường-X·.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Tổ chức Chính quyền thành phố chuẩn bị.
5.7 Kiến nghị Nhà nước có chủ trương, biện pháp hạn chế nhập khẩu và phát triển thêm xe gắn máy 2 bánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đơn vị thực hiện: Sở Thương mại chuẩn bị.
5.8 Kiến nghị Nhà nước sớm ban hành Luật quản lý đô thị.
Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chuẩn bị.
5.9 Nghiên cứu xây dựng Qũy hổ trợ phát triễn cơ sở hạ tầng giao thông giao thông đô thị và phát triễn vận tải hành khách công cộng.
Nguồn thu tạo Qũy có thể từ thu phí đậu xe trên đường, phí môi trường, vùng hạn chế xe vào nội thị, phí đăng ký xe mới, phí sử dụng vùng đất, vùng nước công cộng ..v.v.
Đơn vị thực hiện: Sở Tài chánh-Vật giá.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Chỉ thị 02/2001/CT-UB thực hiện 12 Chương trình và Công trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001 - 2005 và kế hoạch thực hiện “Năm trật tự đô thị” trong năm 2001 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 16/03/2001 | Cập nhật: 08/12/2009
Chỉ thị 02/2001/CT-UB về hoàn thành công tác xác nhận Người có công đối với cách mạng trong 3 thời kỳ Ban hành: 14/03/2001 | Cập nhật: 10/03/2015
Chỉ thị 02/2001/CT-UB về tổ chức thực hiện Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực Ban hành: 09/04/2001 | Cập nhật: 18/07/2014