Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước
Số hiệu: | 06/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước | Người ký: | Nguyễn Văn Trăm |
Ngày ban hành: | 21/04/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khiếu nại, tố cáo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2015/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 21 tháng 04 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng năm 2007 và năm 2012;
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 06/TTr-T.Tr ngày 05/3/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chánh Thanh tra tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
2. Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thị xã.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật.
c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Giám đốc sở, ban, ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thị xã, Thanh tra sở.
6. Về thanh tra:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thị xã, Thanh tra sở;
b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thị xã khi cần thiết;
e) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thị xã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
g) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;
b) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
d) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;
đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
8. Về phòng, chống tham nhũng:
a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
c) Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ;
d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
9. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
12. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
14. Phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Thanh tra; tham gia ý kiến thỏa thuận về việc điều động, luân chuyển Thanh tra viên thuộc Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thị xã.
15. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 3. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.
2. Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Việc miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
3. Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp việc Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
Việc miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
4. Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh
1. Các Phòng được thành lập thuộc Thanh tra tỉnh bao gồm:
a) Văn phòng
Văn phòng có chức năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh về công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh, công tác tổ chức cán bộ, thi đua - khen thưởng, pháp chế, tiếp dân đến liên hệ công tác.
b) Có 04 Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo gồm:
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2 (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2);
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3);
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 4);
Các Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực và địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi được phân công phụ trách. Riêng Phòng nghiệp vụ 4 ngoài chức năng trên còn tham mưu, giúp Chánh Thanh tra thực hiện chức năng tiếp công dân và xử lý đơn thư.
c) Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng
Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng có chức năng giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.
d) Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra
Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra có chức năng giúp Chánh Thanh tra tỉnh giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra do đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh soạn thảo; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và của Thanh tra tỉnh.
2. Văn phòng có Chánh Văn phòng và có không quá 02 Phó Chánh Văn phòng. Mỗi phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. Chức vụ Chánh Văn phòng, Trưởng phòng do Chánh Thanh tra tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có văn bản thỏa thuận của Giám đốc Sở Nội vụ, chức vụ Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng do Chánh Thanh tra tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Biên chế của Thanh tra tỉnh
1. Biên chế công chức của Thanh tra tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Thanh tra tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chánh Thanh tra tỉnh quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh được quy định trong Quy chế này và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra Chính phủ về các lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh và trước pháp luật. Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp việc Chánh Thanh tra, được Chánh Thanh tra tỉnh phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh; đồng thời cùng Chánh Thanh tra tỉnh liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần việc được phân công phụ trách, khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy quyền điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
2. Các phòng làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi công việc của phòng trước Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Phó Chánh Thanh tra phụ trách lĩnh vực công tác được Chánh Thanh tra giao. Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một số mặt công tác và được ủy quyền điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
3. Thanh tra tỉnh đảm bảo chế độ họp giao ban hàng tuần để đánh giá kết quả công tác và đề ra chương trình công tác cho tuần kế tiếp. Khi cần thiết tổ chức họp đột xuất để triển khai các nhiệm vụ đột xuất do Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 7. Mối quan hệ công tác của Thanh tra tỉnh
1. Đối với Thanh tra Chính phủ
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn của ngành tại địa phương với Thanh tra Chính phủ theo định kỳ và yêu cầu đột xuất.
2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chánh Thanh tra tỉnh thường xuyên báo cáo công tác với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định và yêu cầu đột xuất. Trước khi thực hiện chủ trương, chính sách của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình công tác, kế hoạch chung của tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh phải xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Đối với các sở, ngành
Thanh tra tỉnh có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có quyền đề nghị các sở, ngành báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực mà Thanh tra tỉnh quản lý để triển khai thực hiện nhiệm vụ được Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
4. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
Thanh tra tỉnh tăng cường mối quan hệ với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực ngành quản lý, cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp có những vấn đề chưa thống nhất, các bên xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Đối với Thanh tra sở, ngành và Thanh tra huyện, thị xã
Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với Thanh tra sở, ngành, huyện, thị xã; được quyền yêu cầu Thanh tra sở, ngành, huyện, thị xã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất; kiểm tra về chuyên môn và các mặt công tác thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Thanh tra tỉnh.
6. Đối với Ban Tiếp công dân tỉnh
Thanh tra tỉnh có quan hệ phối hợp chặt chẽ với Ban tiếp công dân tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc:
a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã;
b) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn đến nhân dân, công chức, viên chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.
Điều 8. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai Quy chế này. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ban hành: 08/09/2014 | Cập nhật: 16/09/2014
Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ban hành: 04/04/2014 | Cập nhật: 07/04/2014
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành bảng quy định giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 21/12/2009 | Cập nhật: 26/01/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 23/12/2009 | Cập nhật: 31/12/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 29/12/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Đơn giá đo đạc theo đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 28/12/2009 | Cập nhật: 08/07/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành đơn giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 15/01/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Ban hành: 31/12/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận 9 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 28/12/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 06/01/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định quản lý giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Ban hành: 03/11/2009 | Cập nhật: 24/11/2011
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Quảng Trị Ban hành: 06/11/2009 | Cập nhật: 09/04/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND vận động đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng, an ninh trên địa bàn 10 phường thực hiện thí điểm tổ chức lực lượng Dân quân thường trực do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 19/11/2009 | Cập nhật: 06/06/2012
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Lào Cai Ban hành: 02/10/2009 | Cập nhật: 20/07/2012
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về tổ chức, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn do Nhà nưóc đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 27/11/2009 | Cập nhật: 21/12/2015
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 26/09/2009 | Cập nhật: 05/03/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Hà Nam Ban hành: 02/10/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Biên tập và quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 21/09/2009 | Cập nhật: 15/07/2015
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy chế tài chính và quản lý xây dựng công trình kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 21/09/2009 | Cập nhật: 24/05/2011
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về miễn lệ phí hộ tịch đối với người Lào áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 26/08/2009 | Cập nhật: 15/05/2020
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phát ngôn, cung cấp và đăng phát, xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 06/10/2009 | Cập nhật: 09/03/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 16/09/2009 | Cập nhật: 12/03/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về mức hỗ trợ nghỉ hưu, thôi việc đối với cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và Trưởng, phó trưởng khóm, ấp trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 03/08/2009 | Cập nhật: 13/08/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 21/08/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ban hành mới và sửa đổi, bổ sung một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Ban hành: 11/08/2009 | Cập nhật: 06/11/2009
Quyết định 29/2009QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước Ban hành: 16/07/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Xây dựng; Trưởng, Phó phòng Quản lý đô thị, Phòng Công thương thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố của tỉnh Sơn La Ban hành: 10/06/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 36/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 21/07/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế và mối quan hệ công tác của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận Ban hành: 22/05/2009 | Cập nhật: 12/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về mức thu, nộp và chế độ quản lý sử dụng phí vào cổng tham quan tại Công viên Hoa - Đà Lạt - Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 09/06/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai Ban hành: 23/04/2009 | Cập nhật: 18/06/2015
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tiêu chuẩn chức danh, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý kèm theo Quyết định 50/2007/QĐ-UBND Ban hành: 18/06/2009 | Cập nhật: 11/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ và truy thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 22/04/2009 | Cập nhật: 01/10/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục, điều kiện và thứ tự ưu tiên trong việc xét duyệt đối tượng thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 13/05/2009 | Cập nhật: 26/06/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum Ban hành: 28/04/2009 | Cập nhật: 15/11/2012
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 05/06/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ kèm theo Quyết định 98/2008/QĐ-UBND Ban hành: 15/04/2009 | Cập nhật: 09/04/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về chế độ phụ cấp đối với bảo vệ dân phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 07/04/2009 | Cập nhật: 11/04/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An Ban hành: 25/02/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND hợp nhất Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm Khuyến ngư thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 16/01/2009 | Cập nhật: 09/04/2013
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về giá của các cơ quan Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 12/03/2009 | Cập nhật: 15/10/2009
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm rên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 19/01/2009