Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin điện tử trên Internet và trò chơi trực tuyến (game online) trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
Số hiệu: | 04/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai | Người ký: | Phạm Thế Dũng |
Ngày ban hành: | 08/02/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Bưu chính, viễn thông, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2010/QĐ-UBND |
Pleiku, ngày 08 tháng 02 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT ngày 12/11/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/08/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với dịch vụ Internet;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/08/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 468/TTr-STTTT ngày 08 tháng 12 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này thay thế Quyết định số 31/2006/QĐ-UBND ngày 23/5/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET, THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET VÀ TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN (GAME ONLINE) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng02 năm 2010 của UBND tỉnh Gia Lai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin điện tử trên Internet và trò chơi trực tuyến (game online) trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mọi tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Internet trên địa bàn tỉnh Gia Lai phải thực hiện theo Quy định này.
Các từ ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
1. Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet (Internet Protocol - IP) và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.
2. Hoạt động trong lĩnh vực Internet trên địa bàn tỉnh là các hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin điện tử trên Internet và trò chơi trực tuyến trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
3. Hệ thống thiết bị Internet là tập hợp các thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và các thiết bị phụ trợ khác bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm được các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực Internet thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật để phục vụ trực tiếp cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
4. Mạng lưới thiết bị Internet là tập hợp các hệ thống thiết bị Internet của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông công cộng hoặc bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng.
5. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông:
a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet;
b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet trong nước giữa các tổ chức, doanh nghiệp đó;
c) Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng được cung cấp cho người sử dụng thông qua mạng lưới thiết bị Internet bao gồm: các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng; dịch vụ điện thoại Internet loại hình PC-to-PC trong nước và quốc tế, PC-to-Phone chiều đi quốc tế; dịch vụ gửi tin nhắn từ Internet vào mạng viễn thông di động và mạng viễn thông cố định.
6. Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao.
7. Người sử dụng dịch vụ Internet là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet hoặc với đại lý Internet để sử dụng dịch vụ Internet;
8. Thông tin điện tử trên Internet là thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng lưới thiết bị Internet.
9. Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.
10. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử trên Internet được dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cá nhân phục vụ nhu cầu lưu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm người hoặc với cộng đồng sử dụng dịch vụ Internet. Trang thông tin điện tử cá nhân được cá nhân đăng ký khởi tạo trên Internet.
11. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử trên Internet của tổ chức hoặc doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại thông tin từ nguồn chính thức của các cơ quan báo chí hoặc từ các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
12. Trò chơi trực tuyến là trò chơi trên mạng Internet có sự tương tác giữa những người chơi với hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và giữa người chơi với nhau. Trò chơi trực tuyến trong Quy định này là những trò chơi có nhiều người chơi, bao gồm: trò chơi trực tuyến nhập vai và trò chơi trực tuyến thông thường.
Điều 3. Chính sách quản lý và phát triển Internet
1. Khuyến khích việc ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
2. Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong các cơ quan Đảng, nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đưa Internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về Internet. Có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của Internet.
4. Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Khuyến khích tăng cường đưa thông tin tiếng Việt lên Internet.
6. Tên miền quốc gia “.vn”, địa chỉ Internet và số hiệu mạng Internet do Việt Nam quản lý là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, cần phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện để sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia “.vn” và thế hệ địa chỉ Internet IPv6.
7. Bí mật đối với các thông tin riêng trên Internet của tổ chức, cá nhân được bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc kiểm soát thông tin trên Internet phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
8. Internet Việt Nam là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin điện tử trên Internet là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng Internet nhằm mục đích:
a) Chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
b) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
c) Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của công dân;
d) Lợi dụng Internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
2. Gây rối, phá hoại hệ thống thiết bị và cản trở trái pháp luật việc quản lý, cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
3. Đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng của các tổ chức, cá nhân trên Internet.
4. Tạo ra và cài đặt các chương trình virus máy tính, phần mềm gây hại để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 Luật Công nghệ thông tin.
Điều 5. Điều kiện kinh doanh đại lý Internet
1. Có địa điểm và mặt bằng dành riêng làm đại lý Internet, có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm và mặt bằng này. Địa điểm, mặt bằng phải phù hợp với qui mô hoạt động kinh doanh của đại lý và bảo đảm các tiêu chuẩn:
a) Tất cả các màn hình máy tính, thiết bị nghe, nhìn làm dịch vụ phải bố trí lắp đặt đảm bảo cho người quản lý có khả năng quan sát dễ dàng;
b) Có trang bị các phương tiện về phòng cháy, chữa cháy theo qui định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
c) Có biện pháp bảo vệ môi trường, vệ sinh, âm thanh, ánh sáng và các điều kiện khác để bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ.
2. Đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
3. Ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh.
4. Trang bị hệ thống thiết bị Internet đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định.
5. Niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực Internet tại địa điểm kinh doanh đại lý Internet ở vị trí dễ nhìn nhất đối với người sử dụng dịch vụ. Nội quy phải ghi đầy đủ và rõ ràng giờ mở, đóng cửa của đại lý; giá cước sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet, ứng dụng Internet; các điều nghiêm cấm về dịch vụ trong lĩnh vực Internet, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực Internet được quy định tại Điều 4 và Điều 10 của Quy định này.
1. Các tổ chức, cá nhân là chủ các khách sạn, nhà hàng, văn phòng, sân bay, bến xe, quán cà phê ... khi cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet cho người sử dụng trong phạm vi địa điểm nêu trên bằng phương thức hữu tuyến hay vô tuyến đều phải ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet và phải thực hiện đầy đủ các quy định về đại lý Internet, trừ các quy định liên quan đến giá cước đối với người sử dụng dịch vụ và thời gian cung cấp dịch vụ được quy định tại Khoản 9, Điều 9 của Quy định này.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet được triển khai các điểm cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng tại văn phòng, điểm giao dịch của mình và tại các khu vực công cộng trên địa bàn. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định về đại lý Internet đối với các điểm cung cấp dịch vụ trên, trừ việc phải đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng đại lý và về thời gian cung cấp dịch vụ.
3. Điểm cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet tại các khu vực công cộng (khu du lịch, khu thương mại, khu triển lãm, khu văn hoá, sân bay, bến xe,...) trước khi triển khai phải được đồng ý bằng văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
2. Ký hợp đồng đại lý Internet và cung cấp dịch vụ Internet với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tạm ngừng cung cấp dịch vụ theo các điều khoản của hợp đồng hoặc theo văn bản yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi đại lý vi phạm các điều nghiêm cấm liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực Internet.
4. Xây dựng quy chế quản lý đại lý Internet và phổ biến đến các đại lý Internet của doanh nghiệp.
5. Ban hành mẫu hợp đồng đại lý Internet. Nội dung của hợp đồng mẫu ngoài việc tuân thủ các quy định chung về hợp đồng còn phải bao gồm các nội dung sau:
a) Cam kết của đại lý về việc tuân thủ quy chế quản lý đại lý và sử dụng phần mềm quản lý đại lý của doanh nghiệp;
b) Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp và đại lý khi phần mềm quản lý đại lý có sự cố.
6. Phải có chương trình và các trang thiết bị quản lý tập trung đặt tại doanh nghiệp và kết nối trực tuyến tới đại lý đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động đại lý Internet.
7. Cung cấp và hướng dẫn đại lý trong việc cài đặt, sử dụng và xử lý sự cố phần mềm quản lý đại lý. Phần mềm quản lý đại lý giao tiếp trực tuyến với chương trình phần mềm quản lý đại lý tập trung của doanh nghiệp, đảm bảo:
a) Quản lý, lưu trữ địa chỉ truy cập, loại hình dịch vụ và thời gian sử dụng dịch vụ của người sử dụng dịch vụ tại đại lý trong thời gian 30 ngày;
b) Ngăn chặn việc truy cập đến các trang thông tin trên Internet có nội dung thuộc các điều nghiêm cấm về hoạt động Internet.
8. Định kỳ 6 tháng một lần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đại lý Internet đã ký hợp đồng đại lý với mình về các quy định quản lý đối với dịch vụ Internet, các quy định về an toàn an ninh thông tin và các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đại lý thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ vào những mục đích lành mạnh; phát hiện, ngăn chặn kịp thời những khách hàng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet.
9. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, giám sát việc thực hiện hợp đồng của các đại lý Internet; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của đại lý Internet, người sử dụng dịch vụ liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực Internet.
10. Thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định và khi có yêu cầu; chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp trò chơi trực tuyến.
2. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và khi có yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của đại lý Internet
1. Thiết lập hệ thống thiết bị Internet tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực Internet cho người sử dụng theo đúng các thoả thuận trong hợp đồng đại lý.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về việc đảm bảo quyền lợi của người sử dụng các dịch vụ trong lĩnh vực Internet. Chỉ được cung cấp nội dung thông tin về người sử dụng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Thực hiện các quy định về cung cấp, bán lại các dịch vụ trong lĩnh vực Internet theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nghiêm các điều nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet.
5. Từ chối cung cấp dịch vụ đối với người sử dụng vi phạm nội quy sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực Internet hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chủ động giám sát, khi phát hiện các đối tượng lợi dụng Internet với mục đích xấu, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây mất an ninh trật tự xã hội phải nhanh chóng thông báo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan công an gần nhất để xử lý.
6. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
7. Cài đặt chương trình phần mềm quản lý đại lý Internet.
8. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet hướng dẫn, cung cấp thông tin để thực hiện hợp đồng, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý với mình.
9. Thực hiện thời gian mở, đóng cửa theo quy định cụ thể của từng địa phương và không được phép trước 07 giờ đến sau 23 giờ hằng ngày. Riêng đối với các điểm Internet quy định tại Điều 6 của Quy định này, được phép mở cửa 24/24 giờ hằng ngày.
10. Chỉ được phép cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online) ở các địa điểm cách cổng ra vào của các trường học (từ tiểu học đến trung học phổ thông) tối thiểu 200m.
11. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
1. Được sử dụng tất cả các dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực Internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng đã giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc đại lý Internet.
3. Cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, cho đại lý Internet các thông tin cá nhân trong việc xác định nhân thân. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cá nhân do mình cung cấp và các thông tin do mình đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên Internet, trên trang điện tử cá nhân của mình, bảo đảm không vi phạm các quy định của pháp luật.
4. Sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân chỉ để trao đổi, chia sẻ các thông tin phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy định của pháp luật Việt Nam, làm phong phú thêm đời sống xã hội và tinh thần gắn kết cộng đồng.
5. Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân, hệ thống thiết bị của mình và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh thông tin.
6. Không được cung cấp dịch vụ cho công cộng và kinh doanh lại các dịch vụ trong lĩnh vực Internet.
Điều 11. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet trên địa bàn tỉnh; có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý và làm đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin đối với thông tin trong lĩnh vực Internet của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan định hướng việc phát triển các điểm Internet trên địa bàn tỉnh; xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực Internet trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động trong lĩnh vực Internet đến với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
4. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xem xét, thống nhất địa điểm cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet tại các khu vực công cộng được quy định tại Điều 6, Khoản 3 của Quy định này.
5. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thị xã, thành phố trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm của đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực Internet tại địa phương theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo an ninh quốc gia và phòng, chống tội phạm đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet.
2. Hướng dẫn các chủ điểm cung cấp dịch vụ Internet thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
3. Chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh thông tin đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet.
4. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tại địa phương thực hiện công tác quản lý các hoạt động trong lĩnh vực Internet.
Điều 13. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên sử dụng các dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực Internet lành mạnh, hiệu quả.
2. Phối hợp với Tỉnh đoàn, chỉ đạo đưa các nội dung sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực Internet lành mạnh trong hoạt động đoàn, hội, đội tại nhà trường.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cung cấp, sử dụng dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực Internet đối với trường học, đối với cán bộ, giáo viên, học sinh.
4. Chỉ đạo các trường học chủ động phối hợp với UBND, Công an xã, phường, thị trấn nơi trường đứng chân và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường trong công tác quản lý, giáo dục, nâng cao ý thức sử dụng dịch vụ Internet lành mạnh, khai thác thông tin điện tử trên Internet phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập; có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học chơi trò chơi trực tuyến.
Điều 14. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng các giải pháp để thực hiện các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính để thúc đẩy việc sử dụng các ứng dụng trên Internet trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
2. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hoạt động Internet dưới hình thức đại lý đối với các loại hình doanh nghiệp, trừ hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường chủ trì hoặc phối hợp các đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về thương mại đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet.
Điều 16. UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet tại địa phương theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin điện tử trên Internet và trò chơi trực tuyến tại địa phương đảm bảo tất cả đại lý được thanh tra hoặc kiểm tra ít nhất 1 lần/năm.
3. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể theo các quy định về quản lý trong lĩnh vực Internet và các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện những quy định của Nhà nước về đăng ký kinh doanh trong hoạt động đại lý Internet.
4. Hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet tại địa phương.
Điều 17. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
Khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với công tác quản lý hoạt động trong lĩnh vực Internet.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và các quy định tại Quy định này trên địa bàn tỉnh Gia Lai được xem xét, khen thưởng theo quy định của nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet tại tỉnh như nghiên cứu, khai thác, ứng dụng dịch vụ Internet phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tích cực trong việc chủ động phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động Internet được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan xử phạt các hành vi vi phạm hành chính đối với hoạt động trong lĩnh vực Internet theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền xử phạt hành chính theo Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về hoạt động trong lĩnh vực Internet đều bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
Điều 20. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định hiện hành. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nghị định 28/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet Ban hành: 20/03/2009 | Cập nhật: 25/03/2009
Thông tư 07/2008/TT-BTTTT hướng dẫn hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet Ban hành: 18/12/2008 | Cập nhật: 25/12/2008
Thông tư 05/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số điều Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet đối với dịch vụ internet Ban hành: 12/11/2008 | Cập nhật: 18/11/2008
Nghị định 97/2008/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet Ban hành: 28/08/2008 | Cập nhật: 30/08/2008
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND bổ sung địa điểm cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tại quyết định 08/2006/QĐ-UBND Ban hành: 30/08/2006 | Cập nhật: 05/08/2013
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về trình tự giải quyết các văn bản hành chính, chế độ báo cáo của các đơn vị thuộc quận và Ủy ban nhân dân 15 phường do Ủy ban nhân dân Quận 5 ban hành Ban hành: 12/09/2006 | Cập nhật: 26/12/2007
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND bãi bỏ, bổ sung một số nội dung tại quyết định 108/2003/QĐ-UB Ban hành: 18/07/2006 | Cập nhật: 02/08/2013
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về trợ cấp xã hội đối với các đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 11/07/2006 | Cập nhật: 19/07/2010
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND Ban hành đơn giá đo đạc thành lập bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 30/06/2006 | Cập nhật: 06/09/2006
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 10/07/2006 | Cập nhật: 04/05/2013
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội quận 8 6 tháng cuối năm 2006 do Ủy ban nhân dân Quận 8 ban hành Ban hành: 31/08/2006 | Cập nhật: 26/12/2007
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND ban hành bổ sung giá đất ở cho từng lô thuộc Dự án đầu tư xây dựng Công viên Lạc Hồng - Khu lấn biển, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá Ban hành: 31/08/2006 | Cập nhật: 19/12/2014
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về bộ Đơn giá xây dựng công trình tỉnh An Giang - Phần xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 30/06/2006 | Cập nhật: 18/02/2011
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ban Thi đua - khen thưởng tỉnh Long An Ban hành: 20/07/2006 | Cập nhật: 24/07/2013
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành từ năm 1976-2005 qua rà soát còn và hết hiệu lực Ban hành: 22/06/2006 | Cập nhật: 02/02/2015
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về quy định phí phòng chống thiên tai Ban hành: 04/05/2006 | Cập nhật: 18/12/2017
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Khu công nghiệp cảng biển Hòn La do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 27/06/2006 | Cập nhật: 17/11/2007
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định số 4210/QĐ/UB về Quy định công tác phát triển phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký kinh doanh vận tải công cộng tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 16/05/2006 | Cập nhật: 26/05/2015
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về điều chỉnh, sửa đổi quy định thu tiền sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện tại quyết định số 141/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND tỉnh Bắc Giang Ban hành: 19/04/2006 | Cập nhật: 27/04/2015
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh chỉ tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2006 Ban hành: 18/04/2006 | Cập nhật: 25/06/2014
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND xếp hạng cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai và hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo ngành Kiểm lâm tỉnh Lào Cai Ban hành: 17/04/2006 | Cập nhật: 19/12/2012
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về chấm dứt việc tổ chức thu, nộp phí giao thông trên đường Huỳnh Tấn Phát do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 27/02/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 10/04/2006 | Cập nhật: 17/01/2011
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc kiến nghị của cá nhân tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính Ban hành: 15/02/2006 | Cập nhật: 28/07/2014
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND điều chỉnh về bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình kiến trúc, cây trái hoa màu trên đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 26/01/2006 | Cập nhật: 07/09/2010
Quyết định 31/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 10/01/2006 | Cập nhật: 20/12/2012