Nghị quyết 27/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: | 27/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Lò Văn Muôn |
Ngày ban hành: | 14/10/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/NQ-HĐND |
Điện Biên, ngày 14 tháng 10 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác;
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;
Xét tờ trình số 3024/TTr-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc đề nghị thông qua Đề án Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 50/BC-HĐND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu, phạm vi của Đề án
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể cả về số lượng và chất lượng. Mở rộng phát triển mô hình hợp tác trong các ngành, lĩnh vực kinh tế nhất là trong nông thôn, nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ hợp lý giúp các tổ hợp tác, hợp tác xã nâng cao năng lực, tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể; nâng dần tỷ trọng của kinh tế tập thể trong cơ cấu của tỉnh, có những đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Cơ cấu kinh tế tập thể trong GRDP của tỉnh đến năm 2020 đạt 2% (bao gồm cả kinh tế của thành viên).
- Trong giai đoạn 2016-2020, thành lập mới: 100 hợp tác xã, 100 tổ hợp tác. Tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng và một số lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh khác... Tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi, đăng ký lại các hợp tác xã theo đúng quy định của Luật hợp tác xã 2012. Đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 223 hợp tác xã và khoảng 447 tổ hợp tác.
- Quy mô vốn của hợp tác xã bình quân đạt 1.850 triệu đồng/hợp tác xã, doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 1.876 triệu đồng/năm, lợi nhuận của hợp tác xã đạt 190 triệu đồng/năm.
- Doanh thu bình quân của tổ hợp tác đạt 150 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt 30 triệu đồng/năm.
- Tạo việc làm cho 24.178 lao động trong hợp tác xã, tổ hợp tác xã. Thu nhập bình quân của thành viên và lao động thường xuyên trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân của thành viên và lao động trong tổ hợp tác đạt 26 triệu đồng/người/năm (không tính thu nhập khác).
- 100% các xã nông thôn mới có mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, tập trung vào 35 xã dự kiến cơ bản đạt các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
- Nâng tỷ lệ hợp tác xã xếp loại khá, giỏi lên 40%, giảm tỷ lệ hợp tác xã xếp loại yếu kém xuống dưới 10%.
- Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo có trình độ sơ cấp đạt 25,6%, trình độ trung cấp đạt 48,8%; trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 15,5%; tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã được bồi dưỡng kiến thức về quản lý hợp tác xã đạt 100%.
- Toàn tỉnh hỗ trợ xây dựng 10 mô hình hợp tác xã điểm ở 10 huyện, thị, thành phố để nhân rộng.
- Đóng góp vào ngân sách năm 2020 đạt 5 tỷ đồng.
3. Phạm vi
Đề án được triển khai trong lĩnh vực kinh tế tập thể trên địa bàn 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh với các nội dung chính như: tuyên truyền thành lập và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; khuyến khích khởi nghiệp thông qua tham gia, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã điển hình; triển khai các nhóm chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác; tổ chức lại, đăng ký thay đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012; bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại; đất đai; tín dụng; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.
II. Nhiệm vụ chủ yếu
1. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể tới cán bộ cấp xã, thôn bản, các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh, doanh giỏi trên địa bàn, với nhiều hình thức: tổ chức các lớp tuyên truyền ở các xã, cụm xã; tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, Cổng thông tin điện tử của tỉnh tăng thời lượng, số lượng các phóng sự, chuyên đề, các tin, bài tuyên truyền về kinh tế tập thể. Tập trung vào các nội dung: mô hình hợp tác xã kiểu mới, các mô hình kinh tế hợp tác thành công, các hợp tác xã làm ăn có hiệu quả để nhân rộng. Khuyến khích lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo khởi nghiệp với các mô hình hợp tác xã. Thông qua các nội dung tuyên truyền nhằm chuyển biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về kinh tế tập thể, tích cực gia nhập hợp tác xã, tổ hợp tác.
2. Xây dựng mô hình hợp tác xã điển hình
Hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về hợp tác xã sản xuất kinh doanh có hiệu quả để nhân rộng và thu hút người lao động gia nhập hợp tác xã. Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn để triển khai hỗ trợ xây dựng 1 mô hình, đến năm 2020, có 10/10 huyện, thị xã, thành phố có hợp tác xã thực hiện mô hình điểm. Kết hợp việc thực hiện mô hình điểm với việc chú trọng xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, các hợp tác xã khởi nghiệp ở các vùng có tiềm năng, thế mạnh, có sản phẩm chiếm ưu thế. Căn cứ vào từng loại mô hình cụ thể và nhu cầu của hợp tác xã để hỗ trợ: xây dựng trụ sở, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, phương tiện; cây, con giống, phần mềm kế toán, vay vốn ưu đãi.
3. Triển khai nhóm chính sách hỗ trợ
3.1. Chính sách về đất đai: triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đất đai, ưu tiên và tạo điều kiện cho hợp tác xã được thuê đất theo quy định. Trường hợp chưa có đất, ưu tiên cho các hợp tác xã thuê đất từ nguồn đất công ích hoặc đất thu hồi. Riêng đối với hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, nhà kho... được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại điều 110 Luật đất đai 2013. Khuyến khích và tạo điều kiện cho thành viên hợp tác xã thực hiện dồn điền đổi thửa, góp ruộng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện cơ giới hóa có hiệu quả và liên kết trong sản xuất kinh doanh, nhằm sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn.
3.2. Chính sách tín dụng: các hợp tác xã, tổ hợp tác có dự án sản xuất kinh doanh khả thi được xét duyệt cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của tỉnh. Tùy thuộc vào khả năng ngân sách của địa phương, hàng năm tỉnh sẽ xem xét bổ sung cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã khi có nhu cầu; đồng thời Liên minh hợp tác xã tỉnh tăng cường huy động vốn lồng ghép các nguồn: từ các thành viên, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, vốn ủy thác của Trung ương, vốn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP , ngày 09/6/2015 của Chính phủ, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn... để tăng thêm nguồn vốn cho Quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hợp tác xã, tổ hợp tác.
3.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã nông nghiệp xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã bao gồm: Trụ sở, nhà kho, xưởng chế biến...theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.
3.4. Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: đối với hợp tác xã khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh được thực hiện theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh...
3.5. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công: các hợp tác xã có sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài được hỗ trợ theo Quy chế sử dụng và quản lý quỹ xúc tiến thương mại được ban hành tại quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 của UBND tỉnh. Ngoài ra, hỗ trợ các hợp tác xã đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, tạo điều kiện nâng cao năng lực và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các hợp tác xã.
3.6. Hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực: hàng năm, tỉnh hỗ trợ kinh phí từ nguồn đào tạo cán bộ, công chức để tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ đoàn thể ở cấp tỉnh và cấp huyện, người đại diện theo pháp luật quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, nhằm làm tốt công tác tham mưu, quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Hỗ trợ kinh phí tổ chức cho thành viên quản lý hợp tác xã tham quan học tập mô hình tại các tỉnh, thành có mô hình hợp tác xã phát triển, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, chuyên môn kỹ thuật của thành viên quản lý hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác.
3.7. Hỗ trợ tổ chức lại, thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác: hỗ trợ tổ chức lại hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012, thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác dự kiến trong 5 năm: thành lập mới 100 hợp tác xã và 100 tổ hợp tác, tổ chức lại, đăng ký thay đổi 82 hợp tác xã.
III. Các giải pháp chủ yếu
1. Xây dựng và cụ thể hóa cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ
UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, xây dựng và trình UBND tỉnh cụ thể hóa cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tập thể.
2. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác và xây dựng mô hình hợp tác xã điểm
Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa về các hình thức tuyên truyền: báo hình, báo ảnh, phát thanh, đĩa hình... Đa dạng hóa về nội dung tuyên truyền: mô hình điển hình tiên tiến, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, mô hình hợp tác xã điểm, các mô hình kinh tế hợp tác thành công trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để nhân diện rộng. Qua công tác tuyên truyền, nhằm thống nhất nhận thức trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước và nhân dân về bản chất, vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, để người lao động thấy được lợi ích và tự nguyện tham gia thành lập và xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác
3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Các cấp, các ngành cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; tăng cường bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về kinh tế tập thể ở cấp tỉnh và cấp huyện nhằm kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể theo quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, hỗ trợ, tư vấn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế hợp tác xã; tham mưu xây dựng, cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế tập thể; rà soát, giải quyết những vấn đề tồn đọng, củng cố hoặc giải thể những hợp tác xã hoạt động không hiệu quả.
4. Huy động, bố trí nguồn lực
Bố trí ngân sách địa phương hàng năm kết hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020, thực hiện lồng ghép với nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia; các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để triển khai thực hiện đề án. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án là 37.310,915 triệu đồng.
5. Tổ chức, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020
5.1. Bồi dưỡng nguồn nhân lực: tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, chuyên môn kỹ thuật của hợp tác xã; khuyến khích, hỗ trợ để thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ nhất là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành kinh tế, kỹ thuật vào làm việc trong hợp tác xã.
5.2. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công: bố trí kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa cho hợp tác xã, hỗ trợ hợp tác xã tham gia các Hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm. Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước kết hợp với vốn của các tổ chức, hộ kinh doanh và vốn vay để xây dựng các chợ dân sinh tại địa bàn xã, giao cho các hợp tác xã quản lý, kinh doanh và khai thác.
5.3. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới: bố trí một phần kinh phí từ chương trình khuyến nông, quỹ khoa học công nghệ cho nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án hỗ trợ hợp tác xã đưa giống mới, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; xây dựng mô hình trình diễn tại hợp tác xã. Hỗ trợ từ quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia, tạo điều kiện cho các hợp tác xã xây dựng đề án, dự án ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
5.4. Thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã: trên cơ sở kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm, bố trí kinh phí để hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn cho sáng lập viên hợp tác xã; tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã; tư vấn thực hiện các thủ tục tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã; tư vấn, lựa chọn các lĩnh vực sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương và của hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng các mô hình điểm về hợp tác xã sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
5.5. Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: trên cơ sở nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã. Đối với các mô hình hợp tác xã điển hình đủ điều kiện hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh như trụ sở, nhà kho, xưởng chế biến...Các cơ quan có thẩm quyền tạo mọi điều kiện về trình tự thủ tục để các Hợp tác xã, tổ hợp tác được hỗ trợ từ Ngân sách trung ương, mức hỗ trợ tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư của dự án, hợp tác xã đóng góp tối thiểu 20% vốn đầu tư theo quy định của Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.
5.6. Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác và dự phòng ngân sách Trung ương thực hiện hỗ trợ hợp tác xã để bù đắp thiệt hại, khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh.
5.7. Hỗ trợ chế biến sản phẩm: được thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
6. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể
Theo chức năng nhiệm vụ, các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, kịp thời giúp đỡ hợp tác xã hoạt động đúng luật; quan tâm củng cố, khắc phục những yếu kém của các hợp tác xã, tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển, mở rộng quy mô, đa dạng hình thức hoạt động, thành lập mới, xây dựng và phát triển kinh tế tập thể trên tất cả các lĩnh vực, ngành, nghề; đặc biệt chú trọng phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh liên doanh, liên kết tăng hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã.
7. Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng đối với hợp tác xã
Các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức phát động các phong trào thi đua thiết thực gắn với phát triển sản xuất kinh doanh của hợp tác xã; trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh 2 phong trào thi đua "Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã", "hợp tác xã tiên phong trong xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới".
Bên cạnh triển khai phát động các phong trào thi đua phải gắn với công tác khen thưởng; cá nhân và hợp tác xã có nhiều thành tích xuất sắc, các cấp, các ngành cần khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng để biểu dương, khích lệ kịp thời; đồng thời gắn việc phát động các phong trào thi đua với việc phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến; gắn việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua với việc tổng kết rút ra những cách làm hay, bài học quý của hợp tác xã điển hình tiên tiến, qua đó nhằm tuyên truyền phổ biến về những mô hình hợp tác xã điển hình, mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả để nhân rộng.
8. Nâng cao vai trò của Liên minh hợp tác xã tỉnh
Tiếp tục củng cố, kiện toàn công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh hợp tác xã. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Liên minh hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Đổi mới phương thức, lề lối làm việc phù hợp với yêu cầu, tính chất của tổ chức Liên minh hợp tác xã. Tăng cường mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ, sâu sát với cơ sở, tạo mọi điều kiện cho kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển.
Điều 2. Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh và Đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Điện Biên khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 11 tháng 10 năm 2016./.
|
CHỦ TỊCH |
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Phú Thọ Ban hành: 10/06/2019 | Cập nhật: 27/11/2019
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc phạm vi quản lý và giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 31/07/2018 | Cập nhật: 05/10/2018
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị Ban hành: 14/06/2018 | Cập nhật: 14/08/2018
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp; thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, tỉnh Bình Dương Ban hành: 22/05/2018 | Cập nhật: 11/12/2018
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên Ban hành: 25/07/2017 | Cập nhật: 12/10/2017
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 705/QĐ-TTg Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 13/07/2017 | Cập nhật: 28/07/2017
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 26/05/2017 | Cập nhật: 19/11/2018
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đầy tỉnh Bắc Giang Ban hành: 19/08/2016 | Cập nhật: 17/10/2016
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động in được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 15/08/2016 | Cập nhật: 01/11/2016
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ thuộc thẩm giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn Ban hành: 17/05/2016 | Cập nhật: 26/07/2016
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 30/05/2016 | Cập nhật: 07/12/2019
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 25/2013/QĐ-UBND Ban hành: 09/05/2016 | Cập nhật: 21/06/2016
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 08/09/2015 | Cập nhật: 16/09/2015
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 16/06/2015 | Cập nhật: 09/07/2015
Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 09/06/2015 | Cập nhật: 10/06/2015
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 16/04/2015 | Cập nhật: 12/08/2015
Quyết định 2261/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 15/12/2014 | Cập nhật: 16/12/2014
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 12/06/2014 | Cập nhật: 21/06/2014
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch đào tạo Lớp Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở khóa 7, niên học 2014 - 2016 Ban hành: 29/04/2014 | Cập nhật: 15/05/2014
Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp Ban hành: 14/11/2013 | Cập nhật: 18/11/2013
Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã Ban hành: 21/11/2013 | Cập nhật: 14/12/2013
Quyết định 1309/QĐ-UBND điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013 (Lần 1) do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 05/08/2013 | Cập nhật: 11/12/2013
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2011 về thành lập và Quy chế sử dụng và quản lý quỹ xúc tiến thương mại tỉnh Điện Biên Ban hành: 23/12/2011 | Cập nhật: 04/04/2017
Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh Ban hành: 31/12/2009 | Cập nhật: 06/01/2010
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Chương trình xây dựng và phát triển khoa học công nghệ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 03/06/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác Ban hành: 10/10/2007 | Cập nhật: 13/10/2007
Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế phối hợp liên ngành thỏa thuận địa điểm xây dựng mới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo cơ chế “một cửa” Ban hành: 30/05/2007 | Cập nhật: 03/08/2012