Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: | 13/2007/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên | Người ký: | Nguyễn Văn Vượng |
Ngày ban hành: | 14/12/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2007/NQ-HĐND |
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 12 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2008 CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008; Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 26/11/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2008; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến tham gia của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Phê chuẩn kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển - kinh tế xã hội năm 2007 đã được nêu trong báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của tỉnh với các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã được nêu trong báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:
I. Mục tiêu
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và từng sản phẩm; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tại và phát triển nguồn nhân lực, phát triển văn hoá, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh. Tổ chức triển khai thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lấy năm 2008 là “năm cải cách hành chính, thu hút đầu tư”.
II. Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2008
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12,5% trở lên;
2. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 22% trở lên;
3. Sản lượng lương thực có hạt 400 ngàn tấn;
4. Diện tích trồng rừng mới trên địa bàn 3.800 ha; diện tích chè trồng mới, cải tạo và phục hồi 600 ha;
5. Kim ngạch xuất khẩu tăng trên 15 %;
6. Thu ngân sách trong cân đối tăng từ 18% trở lên so với thực hiện năm 2007 (không bao gồm thu tiền cấp quyền sử dụng đất);
7. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) 10,2 triệu đồng/người/năm;
8. Mức giảm tỉ suất sinh thô trong năm 0,2 ‰;
9. Tạo việc làm mới cho 16.000 lao động. Trong đó, xuất khẩu lao động 2.500 lao động;
10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,7% so với năm 2007;
11. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 22%;
12. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 48%;
13. Đạt 78% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.
III. Các giải pháp chủ yếu
1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp cổ phần và các loại hình kinh tế dân doanh, tạo mọi thuận lợi để các doanh nghiệp này kinh doanh có hiệu quả, được tiếp cận bình đẳng về nhu cầu sử dụng đất và các nguồn vốn.
Thực hiện tốt đề án cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các giải pháp để đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Xây dựng quy định để thực hiện đầu tư một cửa, tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.
Xây dựng danh mục dự án chuẩn bị đầu tư cho cả giai đoạn 2008-2010 để làm cơ sở cho việc bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm.
Tiếp tục phân cấp quản lý nguồn vốn xây dựng cho địa phương; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho khu vực nông thôn bằng nguồn vốn các chương trình, vốn ngân sách địa phương các cấp, vốn huy động nhân dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Bám sát các Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động của Chính phủ, các Thông báo, Kết luận của các đoàn công tác của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 06/3/2007 của Văn phòng Chính phủ để xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành trung tâm của vùng.
Khai thác các lợi thế và hạn chế các mặt bất lợi do mở rộng hội nhập kinh tế phục vụ tăng trưởng, thực hiện tăng nhanh xuất khẩu; thu hút vốn, công nghệ cao từ bên ngoài. Huy động tốt các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện đề án về phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy, chế biến nông lâm sản, dệt may và bước đầu hình thành ngành công nghiệp phần mềm.
Tập trung chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hướng dẫn nông dân lựa chọn các giống cây, con phù hợp và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Chỉ đạo mùa vụ sản xuất, quản lý, sử dụng hiệu quả các công trình thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ. Tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến nông, lâm sản. Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, không để dịch bệnh tái phát, lan rộng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển trồng rừng; cải tạo, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, giúp người trồng rừng tăng được thu nhập từ rừng.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tăng cường đầu tư để khai thác thêm các nguồn vốn đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ trên cơ sở quy hoạch được duyệt.
Duy trì tốc độ phát triển cao, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp để giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có thị trường, sức cạnh tranh và các sản phẩm công nghiệp có thị trường xuất khẩu.
2. Tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Xây dựng và nâng cao chất lượng quy hoạch các đô thị, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các khu đô thị và kinh doanh bất động sản; quản lý chặt chẽ công tác đầu tư, xây dựng, kiên quyết xử lý tình trạng xây dựng trái phép. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước và phải được quản lý chặt chẽ.
Bố trí một khoản ngân sách hợp lý và huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác để đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch và các dự án phát triển khu du lịch hồ Núi Cốc, khu ATK vào khu du lịch trọng điểm quốc gia, quy hoạch chi tiết thành phố Thái Nguyên để làm cơ sở cho đầu tư phát triển. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, trước hết là các giải pháp về quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính trong xây dựng để khắc phục tình trạng giải ngân chậm, tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Hoàn thành dự án đầu tư mở rộng khu công nghiệp Sông Công, một số khu công nghiệp nhỏ đã được phê duyệt quy hoạch. Triển khai lập các thủ tục đầu tư 2 khu công nghiệp Nam Phổ Yên và Điềm Thụy nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu về mặt bằng cho sản xuất của các nhà đầu tư. Cân đối hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp và hỗ trợ đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, thiết yếu phát huy nhanh tác dụng phục vụ cho sản xuất và phát triển, như: dự án Mỏ đa kim Núi Pháo, Trung tâm Văn hoá vùng Việt Bắc, Trung tâm Thương mại, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3, đường tránh thành phố Thái Nguyên, các tuyến tỉnh lộ và giao thông nông thôn, đường quốc lộ 3 mới, Hồ điều hoà Xương Rồng, Nhà máy Xi măng Thái Nguyên.
Phát triển các dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; chú trọng mở rộng các dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
3. Phát triển văn hoá, xã hội; đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng công tác quản lý tài nguyên môi trường
Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hoá, xã hội. Thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo dạy thật, học thật để có chất lượng thật. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, thực hiện có hiệu quả chương trình, đề án về phát triển giáo dục - đào tạo, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Từng bước hoàn thiện hệ thống các trường đào tạo, các trung tâm dạy nghề trong tỉnh để thu hút người học trên cơ sở xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đào tạo dạy nghề để đạt kết quả đào tạo được cao hơn.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và ngồi nhầm lớp”.
Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống của các ngành và nhân dân trong tỉnh là chủ yếu. Tổng kết đánh giá các đề án, dự án khoa học và công nghệ để đưa vào nghiệm thu, ứng dụng, định hướng các đề tài nghiên cứu cho các năm tiếp theo đạt hiệu quả thiết thực.
Tổ chức thực hiện tốt các Chương trình y tế quốc gia. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Làm tốt công tác y tế dự phòng, nâng cao khả năng ngăn ngừa dịch bệnh và chuẩn bị sẵn sàng đẩy lùi, dập tắt khi dịch bệnh xảy ra. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án thực hiện chuẩn y tế quốc gia về y tế cấp xã, giai đoạn 2006-2010.
Nâng cao chất lượng các hoạt động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao hiệu quả cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa” tại các địa phương trong tỉnh. Quản lý và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch. Xây dựng và quản lý tốt các công trình văn hóa, các nhà văn hóa tại các khu dân cư ở các xã, phường.
Giải quyết tốt vấn đề việc làm, tạo thêm việc làm. Xây dựng định hướng đào tạo nghề cho các trung tâm và kiểm tra được chất lượng đào tạo nghề, hướng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm và tăng mức thu nhập của dân cư. Phát triển thị trường lao động trên cơ sở có đầy đủ thông tin cho người lao động. Tăng cường xuất khẩu lao động gắn với đào tạo nghề.
Triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục và y tế theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ để có thêm điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng chăm sóc sức khoẻ và thực hiện công bằng xã hội cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh thực hiện đề án ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý giai đoạn 2006-2010.
Quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý đất đai, khoáng sản gắn với bảo vệ tốt môi trường. Có các giải pháp khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có biện pháp xử lý thích đáng, ngăn chặn dứt điểm việc khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản, lâm sản trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt đề án quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; đề án bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4. Tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí
Xây dựng kế hoạch để làm rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện năm “Cải cách hành chính, thu hút đầu tư”, trong đó tập trung vào rà soát các quy trình, thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp, cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư, cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục cấp đất, giải phóng mặt bằng. Quy định rõ việc giải phóng mặt bằng và tổ chức tái định cư là trách nhiệm Chính quyền địa phương nơi có dự án; tổ chức xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp để tăng cường năng lực và trách nhiệm đối với phát triển doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện rà soát các cơ chế chính sách do địa phương ban hành, đặc biệt là chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài nguyên khoáng sản và công tác quản lý quy hoạch, xác định rõ việc cần thiết phải lập các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Phân công và làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư.
Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp và kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 144/2006/QĐ-TTg về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2007-2010 và Quyết định số 93/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Triển khai thực hiện đồng bộ các Bộ luật và Nghị quyết của Chính phủ về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao hiệu quả và chủ động ngăn ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra. Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng.
5. Tăng cường công tác quốc phòng - an ninh và đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Củng cố quốc phòng và an ninh, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập, đẩy mạnh trấn áp các hoạt động tội phạm, đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội.
Mở rộng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, góp phần tăng cường nền pháp chế trong đời sống xã hội. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Làm tốt công tác giáo dục quốc phòng nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, nắm chắc tình hình, có phương án sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, kiên trì các giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông, kiểm điểm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp nếu để tình trạng tai nạn giao thông gia tăng.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 theo Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2007./.
|
CHỦ TỊCH |
Thông báo 38/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đại học Huế Ban hành: 24/01/2018 | Cập nhật: 27/01/2018
Thông báo 38/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với tỉnh Cao Bằng Ban hành: 21/01/2013 | Cập nhật: 23/01/2013
Thông báo 38/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Ban hành: 03/03/2011 | Cập nhật: 10/03/2011
Thông báo 38/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về thu xếp vốn cho các dự án điện trong quy hoạch điện VI Ban hành: 05/02/2010 | Cập nhật: 06/04/2010
Thông báo số 38/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 06/03/2007 | Cập nhật: 14/06/2008
Chỉ thị 32/2006/CT-TTg về biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 13/09/2006
Quyết định 144/2006/QĐ-TTg áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Ban hành: 20/06/2006 | Cập nhật: 28/06/2006
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao Ban hành: 18/04/2005 | Cập nhật: 09/12/2008
Thông báo 38/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 05/03/2021 | Cập nhật: 06/03/2021