Nghị quyết 12/2009/NQ-HĐND quy hoạch sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đến năm 2015, có xét đến năm 2020.
Số hiệu: 12/2009/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Vũ Hoàng Hà
Ngày ban hành: 15/07/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2009/NQ-HĐND

Quy Nhơn, ngày 15 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY HOẠCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CỦA UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản;

Sau khi xem xét Tờ trình số 56/TTr-UBND ngày 02/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xin thông qua quy hoạch các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của UBND tỉnh đến năm 2015, có xét đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 17/BCTT-KT&NS ngày 11/7/2009 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đến năm 2015, có xét đến năm 2020 (có nội dung chủ yếu Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá X, kỳ họp thứ 15 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Vũ Hoàng Hà

 

NỘI DUNG CHỦ YẾU

QUY HOẠCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CỦA UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 15/7/2009 của HĐND tỉnh Bình Định)

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUY HOẠCH:

1. Quan điểm quy hoạch:

- Quy hoạch khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020; đồng thời phải phù hợp với các quy hoạch khoáng sản của Trung ương và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.

- Quy hoạch thăm dò các mỏ, điểm mỏ thuộc thẩm quyền của tỉnh phải được tiến hành trước một bước để có đầy đủ cơ sở dữ liệu tài nguyên tin cậy, phục vụ cho các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản hoạt động ổn định, lâu dài; tận dụng và tiết kiệm tối đa tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

- Phát triển công nghiệp khoáng sản trên địa bàn tỉnh phải gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản khai thác; đảm bảo hài hòa giữa lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân.

- Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo giữ vững quốc phòng- an ninh, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử.

2. Mục tiêu quy hoạch:

- Xác định số lượng và trữ lượng các mỏ, điểm mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quản lý; lựa chọn các mỏ, điểm mỏ có đủ điều kiện huy động vào quy hoạch.

- Phân kỳ công tác thăm dò, khai thác các mỏ, điểm mỏ theo từng thời kỳ đến năm 2010, 2015 và đến 2020 đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác, chế biến khoáng sản.

- Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành công nghiệp khoáng sản theo từng giai đoạn; tốc độ tăng trưởng bình quân cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2006-2010: 13,3%/năm

+ Giai đoạn 2011-2015: 14%/năm

+ Giai đoạn 2016-2020: 12%/năm.

II- NỘI DUNG QUY HOẠCH:

1. Các mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh:

Các mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh được quy định tại các Điều 15 và 16 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi, bổ sung); bao gồm:

a. Nhóm mỏ vật liệu xây dựng:

- Đá xây dựng: Có 59 mỏ phục vụ cho chế biến đá ốp lát và tận dụng làm đá chẻ, đá xây dựng xuất khẩu... với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 2.935,25 triệu m3.

- Đá xay nghiền: Có 25 mỏ, điểm mỏ với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 1.207,05 triệu m3.

- Đất san lấp: Có 42 mỏ, điểm mỏ với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 164,5 triệu m3.

- Sét gạch ngói: Có 18 mỏ, điểm mỏ với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 26,425 triệu m3.

- Cát xây dựng: Có 70 khu vực mỏ cát trên 4 sông lớn với tổng trữ lượng 12,355 triệu m3 (đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 15/10/2007).

b. Nhóm mỏ kim loại (Quặng sắt):

Trên địa bàn tỉnh có 5 điểm mỏ sắt phân bố ở Hoài Ân (2 điểm), các điểm còn lại thuộc địa bàn huyện Phù Mỹ, Phù Cát và Tây Sơn. Các tiền đề mỏ chưa rõ cần xúc tiến tìm kiếm đánh giá để định hướng sử dụng.

Theo Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến 2020; các điểm mỏ sắt tại Bình Định đều không thuộc phạm vi quy hoạch của Quyết định trên.

c. Nhóm mỏ khoáng chất công nghiệp (Than bùn):

Có 2 mỏ than bùn đã được khảo sát thăm dò gồm 01 mỏ tại khu vực Bàu Bàng, huyện Phù Mỹ và 01 mỏ tại Hội Thành, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn.

2. Quy hoạch theo nhóm khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh:

Việc huy động các mỏ thuộc thẩm quyền UBND tỉnh vào Quy hoạch theo cơ chế “động”; theo đó các khu vực, điểm mỏ được đưa vào Quy hoạch là các tích tụ khoáng sản có triển vọng, trước hết cần được triển khai công tác điều tra, thăm dò đánh giá các dữ liệu địa chất- khoáng sản liên quan (chiều dày thân khoáng, trữ lượng- chất lượng khoáng sản, diện tích mỏ khoáng...); sau đó việc cấp phép khai thác sẽ căn cứ vào kết quả thăm dò của từng mỏ để xem xét cụ thể. Ngoài ra, nếu nhu cầu phát triển thực tế nhanh hơn và cao hơn các giai đoạn quy hoạch, cho phép huy động nguồn dự trữ hoặc mở rộng diện tích mỏ quy hoạch (kể cả chiều sâu khai thác mỏ, nếu có thể). Việc làm trên còn nhằm chuẩn bị tốt nguồn tài nguyên được điều tra thăm dò phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng khi cần thiết.

Vốn cho thực hiện công tác này chủ yếu do các doanh nghiệp đảm nhận; bên cạnh đó có sự đầu tư hỗ trợ của tỉnh đối với một số mỏ trọng điểm, nhằm chia xẻ rủi ro trong đầu tư thăm dò; nguồn vốn này sẽ được thu hồi sau khi các doanh nghiệp hưởng thụ quyền khai thác mỏ (được quy định trong Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung).

a. Nhóm mỏ vật liệu xây dựng:

* Đá xây dựng:

- Số lượng và trữ lượng mỏ huy động: Trong số 59 mỏ đá xây dựng đã được xác định, huy động 23 mỏ vào quy hoạch sử dụng:

Stt

Diễn giải

Tổng số huy động

2008 - 2020

Dự trữ

1

Số mỏ

23

23

 

2

Trữ lượng mỏ (triệu m3)

- 31,56 (đá ốp lát)

- 49,45 (đá chẻ, xây dựng xuất khẩu)

- 22,38 (đá ốp lát)

- 36,56 (đá chẻ, xây dựng xuất khẩu)

- 9,18 (đá ốp lát)

- 12,89 (đá chẻ, xây dựng xuất khẩu)

3

DT (ha)

681,36

497,46

183,9

- Quy hoạch thăm dò:

+ Giai đoạn đến năm 2010: Thăm dò 16 mỏ với diện tích 211 ha, trữ lượng đá sau khi thăm dò vào khoảng 9,45 triệu m3 (8,4 lần nhu cầu khai thác của giai đoạn: 1,125 triệu m3), như vậy đã có sẵn một phần trữ lượng đá được thăm dò phục vụ cho khai thác giai đoạn 2011-2015; thứ tự các mỏ trọng tâm cần thăm dò theo quy hoạch đính kèm.

+ Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục thăm dò các mỏ đá với diện tích 181,5ha, trữ lượng sau khi thăm dò khoảng 8,16 triệu m3. Như vậy sẽ có một phần trữ lượng đá được thăm dò phục vụ cho khai thác giai đoạn 2016-2020.

+ Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục thăm dò các mỏ với diện tích 104,96 ha, trữ lượng đá sau khi thăm dò vào khoảng 4,72 triệu m3 (nhu cầu khai thác của giai đoạn khoảng 3,8 triệu m3). Như vậy sẽ có một phần trữ lượng đá thăm dò phục vụ cho khai thác giai đoạn sau năm 2020.

- Kế hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn của kỳ quy hoạch:

Giai đoạn

2008 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

Tổng cộng

Sản lượng (m3)

1.125.150

2.765.000

3.800.000

7.690.150

Diện tích (ha)

211

181,5

104,96

497,46

* Đá xay nghiền:

- Số lượng và trữ lượng mỏ huy động: Trong số 25 mỏ đá xay nghiền đã được xác định, huy động 17 mỏ vào quy hoạch sử dụng.

Stt

Diễn giải

Tổng số huy động

2008-2020

Dự trữ

1

Số mỏ

17

17

 

2

Trữ lượng mỏ (triệu m3)

87,5

35,16

52,34

3

Diện tích (ha)

500,45

201

299,45

- Quy hoạch thăm dò:

+ Giai đoạn đến năm 2010: Thăm dò 7 mỏ với diện tích 30 ha, trữ lượng khoảng 5,25 triệu m3, không tính hiện có khoảng 32ha mỏ đã và đang được thăm dò trên địa bàn tỉnh

+ Giai đoạn 2011 - 2015: Tiếp tục thăm dò các mỏ với diện tích 87,5 ha, trữ lượng khoảng 15,3 triệu m3.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục thăm dò các mỏ với diện tích 83,5 ha, trữ lượng khoảng 14,6 triệu m3 .

- Kế hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn của kỳ quy hoạch:

Giai đoạn

2008-2010

2011-2015

2016-2020

Tổng cộng

Sản lượng (m3)

5.250.000

(m3/3 năm)

15.300.000

(m3/5 năm)

14.600.000

(m3/5 năm)

35.150.000

(m3/5 năm)

Diện tích (ha)

30

87,5

83,5

201

* Cát xây dựng:

- Số lượng và trữ lượng mỏ huy động: Có 70 khu vực mỏ đã được phê duyệt tại Quyết định số 688/QĐ-UB ngày 15/10/2007 của UBND tỉnh với tổng trữ lượng 12,355 triệu m3 được huy động vào quy hoạch.

Stt

Diễn giải

Tổng số huy động

2008 - 2020

Dự trữ

1

Số mỏ

70

70

 

2

Trữ lượng (triệu m3)

12,355

 

 

3

Phương án chọn (triệu m3)

12,355

6,250

6,105

- Quy hoạch thăm dò: Tất cả các mỏ cát đều phải được thăm dò để có các số liệu, dữ liệu phục vụ cho thiết kế khai thác không làm ảnh hưởng đến dòng chảy và sạt lở bờ sông.

* Sét gạch ngói:

- Số lượng và trữ lượng mỏ huy động: Trong số 18 mỏ sét đã được xác định, huy động 12 mỏ vào quy hoạch sử dụng.

Stt

Diễn giải

Tổng số huy động

2008 - 2020

Dự trữ

1

Số mỏ

18

12

6

2

Trữ lượng mỏ (triệu m3)

26,425

21,435

4,99

3

Diện tích (ha)

1.361

1.300

61

- Quy hoạch thăm dò:

+ Giai đoạn đến năm 2010: Thăm dò khoảng 8 mỏ với diện tích 103ha; thứ tự các mỏ thăm dò như đã nêu trong tài liệu quy hoạch.

+ Giai đoạn 2011 - 2015: Tiếp tục thăm dò mở rộng diện tích các mỏ trên để chuẩn bị sẵn một phần trữ lượng được thăm dò phục vụ cho khai thác giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

- Kế hoạch sử dụng đất của các giai đoạn quy hoạch:

Giai đoạn

2008 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

Tổng cộng

Sản lượng (m3)

3.640.000

6.370.000

6.900.000

16.910.000

Diện tích (ha)

153

318

375

846

* Đất san lấp:

- Số lượng và trữ lượng mỏ huy động: Trong số 42 mỏ đã được xác định, huy động 28 mỏ vào quy hoạch sử dụng.

Stt

Diễn giải

Tổng số huy động

2008 - 2020

Dự trữ

1

Số mỏ

42

28

14

2

Trữ lượng mỏ (triệu m3)

164,5

113

51,5

3

Diện tích (ha)

1.645

1.258

387

- Quy hoạch thăm dò: Đất san lấp không bắt buộc phải thăm dò (trừ trường hợp đặc biệt), doanh nghiệp khai thác đất san lấp chịu trách nhiệm đền bù, phục hồi môi trường sau khai thác, ký quỹ môi trường…

- Kế hoạch sử dụng đất của các giai đoạn quy hoạch:

Giai đoạn

2008 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

2008 - 2020

Trữ lượng (m3)

5.940.000

13.700.000

13.050.000

113.000.000

Diện tích (ha)

66

153

145

1.258

Nhu cầu (m3)

3.000.000

(m3/3 năm)

8.600.000

(m3/5 năm)

11.000.000

(m3/5 năm)

22.600.000

b. Nhóm mỏ khoáng chất công nghiệp và kim loại:

* Than bùn:

- Số lượng và trữ lượng mỏ huy động: Trong số 2 mỏ than bùn đã được xác định, huy động mỏ Bàu Bàng vào quy hoạch sử dụng.

Stt

Diễn giải

Tổng số huy động

2008 - 2020

Dự trữ

1

Số mỏ

1

1

 

2

Trữ lượng mỏ (m3)

892.000

397.000

495.000

3

Diện tích (ha)

75

35

40

- Quy hoạch thăm dò: Mỏ Bàu Bàng đã được thăm dò, đủ cơ sở phục vụ thiết kế mỏ.

* Sắt:

Có 5 điểm mỏ khoáng sản sắt, trong đó điểm mỏ tại sườn phía Tây núi Chà Răng, huyện Tây Sơn hiện đang được khảo sát, thăm dò trên diện tích 32 ha; 4 điểm dấu hiệu khoáng sản sắt được phát hiện trong quá trình lập bản đồ Địa chất (2 điểm ở Hoài Ân, các điểm còn lại ở Phù Mỹ, Phù Cát); các mỏ này không nằm trong quy hoạch của Trung ương.

Dự kiến giai đoạn 2008 - 2010 sẽ tập trung triển khai tìm kiếm chi tiết, thăm dò các điểm mỏ sắt trên. Nếu tiền đề mỏ tốt, công tác khai thác sẽ triển khai vào giai đoạn tiếp theo.

3. Quy hoạch theo nhóm khoáng sản thuộc thẩm quyền của Trung ương, trình Chính phủ giao cho UBND tỉnh quản lý sử dụng:

a. Nhóm kim loại:

- Bauxit: Trên địa bàn các huyện Vĩnh Thạnh, An Lão và Hoài Nhơn.

- Chì, kẽm: Trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

- Thiếc sa khoáng: Trên địa bàn huyện Phù Cát.

b. Nhóm khoáng chất công nghiệp:

- Felspat: Trên địa bàn các huyện Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân và dọc hai bờ Sông Kôn.

- Kaolin: Trên địa bàn các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn và thành phố Quy Nhơn.

- Cát thủy tinh: Trên địa bàn các huyện Phù Cát và Hoài Nhơn.

- Graphit: Trên địa bàn huyện Hoài Ân.

- Fluorit: Trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

- Puzơlan: Trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

- Silimanit: Trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

c. Nhóm nước khoáng, nước nóng: Trên địa bàn các huyện Phù Cát, Vĩnh Thạnh và thành phố Quy Nhơn.

4. Quy hoạch diện tích sử dụng đất thăm dò, khai thác mỏ:

Stt

Huyện, TP

Loại khoáng sản

Diện tích (ha)

2008 -2010

2011 -2015

2016 - 2020

1

An Lão

 

38,6

4

18

16,6

 

1

Đá xây dựng

26,6

3

13

10,6

 

2

Đá xay nghiền

7

0

3

4

 

3

Đất san lấp

5

1

2

2

2

Hoài Ân

 

117

17

63

 37

 

1

Đá xây dựng

21

5

10

6

 

2

Đá xay nghiền

6

2

3

1

 

3

Đất san lấp

60

8

25

27

 

4

Sét gạch ngói

30

2

25

3

 

5

2 điểm Sắt (huy động đất sau khi thăm dò)

 

 

 

 

3

Hoài Nhơn

 

30,2

9

13

8,2

 

1

Đá xây dựng

5

0

3

2

 

2

Đá xay nghiền

10,2

2

4

4,2

 

3

Đất san lấp

5

2

1

2

 

4

Sét gạch ngói

10

5

5

Thăm dò mở rộng

4

Phù Mỹ

 

116,5

29

35,5

52

 

1

Đá xây dựng

34,5

13

14,5

7

 

2

Đá xay nghiền

9

0

4

5

 

3

Đất san lấp

13

3

5

5

 

4

Sét gạch ngói

25

10

5

10

 

5

Than bùn

35

3

7

25

 

6

1 điểm Sắt (huy động đất sau khi thăm dò)

 

 

 

 

5

Phù Cát

 

723,2

141

236

346,2

 

1

Đá xây dựng

131,7

68

37

26,7

 

2

Đá xay nghiền

16,5

3

5

8,5

 

3

Đất san lấp

10

5

4

1

 

4

Sét gạch ngói

565

65

190

310

 

6

Kaolin (mỏ đã cấp)

 

 

 

 

 

7

1 điểm Sắt (huy động đất sau khi thăm dò)

 

 

 

 

6

An Nhơn

 

298,25

83

100

115,25

 

1

Đá xây dựng

43

25

11

7

 

2

Đá xay nghiền

72,25

19

35

18,25

 

3

Đất san lấp

43

9

9

25

 

4

Sét gạch ngói

140

30

45

65

7

Tuy Phước

 

169

52

61

56

 

1

Đá xây dựng

100

45

35

20

 

2

Đá xay nghiền

69

7

26

36

 

3

Nước khoáng (mỏ đã cấp)

 

 

 

 

8

Quy Nhơn

 

88

44

33

11

 

1

Đá xây dựng

52

32

20

0

 

2

Đá xay nghiền

8

2

3

3

 

3

Đất san lấp

28

10

10

8

9

Tây Sơn

 

136

38

75

23

 

1

Đất san lấp

28

3

12

13

 

2

Sét gạch ngói

108

35

63

10 – Thăm dò mở rộng

10

Vân Canh

 

129,66

10,66

66

53

 

1

Đá xây dựng

66,66

3,66

34

29

 

2

Đá xay nghiền

4

0

2

2

 

3

Đất san lấp

59

7

30

22

11

VĩnhThạnh

 

26

3

9

14

 

1

Đá xay nghiền

8

0

2

6

 

2

Đất san lấp

18

3

7

8

5. Quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản

a. Khai thác, chế biến đá xay nghiền

- Giai đoạn đến 2010 (1 triệu m3/năm): Năng lực chế biến đá xay hiện nay đủ đáp ứng yêu cầu phát triển cho giai đoạn quy hoạch; cần mở rộng thị trường để phát huy hết năng lực sản xuất hiện có.

- Giai đoạn 2011 - 2015 (1,5 triệu m3/năm): Đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới nâng thêm 500.000m3/năm (đầu tư khoảng 6 trạm nghiền xay đá công suất 50 m3/h/trạm với tổng vốn đầu tư khoảng 27 tỷ đồng); dự kiến các trạm xay nghiền đầu tư trong giai đoạn này xây dựng tại các huyện An Lão, Phù Cát, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, An Nhơn, Tuy Phước (khu vực núi Sơn Triều).

- Giai đoạn 2016 - 2020 (2 triệu m3/năm): Đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới nâng thêm 500.000 m3/năm (đầu tư khoảng 6 trạm nghiền xay đá công suất 50 m3/h/trạm với tổng vốn đầu tư khoảng 27 tỷ đồng); dự kiến các trạm xay nghiền đầu tư trong giai đoạn này được xây dựng tại các huyện An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ.

b. Khai thác đá, chế biến đá ốp lát:

- Khai thác đá khối phục vụ chế biến ốp lát: Năng lực khai thác hiện nay của các doanh nghiệp đã đáp ứng đảm bảo nhu cầu đến năm 2020 (công suất thiết bị khai thác hiện đạt 76.120 m3/năm, tương đương 2 triệu đến 2,2 triệu m2 đá ốp lát/năm), do vậy cần đầu tư thăm dò các mỏ đá gốc để sản xuất ổn định, lâu dài, phát huy hết năng lực khai thác.

- Chế biến đá ốp lát:

+ Giai đoạn đến năm 2015: Năng lực hiện có của các nhà máy chế biến đá ốp lát tại Bình Định là 1,34 triệu m2/năm nên đến năm 2015 chưa đầu tư mới cho chế biến ốp lát.

+ Giai đoạn 2016 - 2020 (1,95 triệu m2/năm): Đầu tư nâng công suất thêm 600.000 m2/năm. Dự kiến tổng vốn đầu tư bổ sung cho các nhà máy chế biến đá ốp lát khoảng 168 tỷ đồng; địa điểm đầu tư chủ yếu tại các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch như cụm công nghiệp Bồng Sơn- Hoài Nhơn, Bình Dương- Phù Mỹ, Phú An- Tây Sơn; KCN Nhơn Hòa…

c. Sản xuất gạch ngói nung: Định hướng phát triển chung của ngành sản xuất gạch ngói là cải tiến, ứng dụng công nghệ sản xuất gạch ngói nhằm loại bỏ nhanh số lò nung thủ công.

- Giai đoạn đến năm 2010: Đầu tư mới 4-5 lò gạch nung liên tục kiểu đứng công suất 5 triệu viên/lò/năm; nâng công suất gạch nhóm là tuy nen và kiểu đứng lên 70-75 triệu viên/năm; tổng đầu tư khoảng 3,75 tỷ đồng; địa điểm dự kiến xây dựng tại các cụm công nghiệp các huyện Hoài Ân, An Nhơn, Tây Sơn.

- Giai đoạn 2011 - 2015: Được dự báo phát triển rầm rộ mô hình lò gạch nung liên tục kiểu đứng; dự kiến sẽ có khoảng 40 lò gạch nung liên tục kiểu đứng công suất 5 triệu viên/lò/năm được xây dựng; nâng công suất gạch nhóm là tuy nen và kiểu đứng lên 270-275 triệu viên/năm; tổng đầu tư khoảng 30 tỷ đồng; địa điểm dự kiến xây dựng tại các cụm công nghiệp các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước, Tây Sơn.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục phát triển mô hình lò gạch nung liên tục kiểu đứng; dự kiến có khoảng 30 lò gạch nung liên tục kiển đứng công suất 5 triệu viên/lò/năm tiếp tục được xây dựng; nâng công suất gạch nhóm là tuy nen và kiểu đứng lên 420-425 triệu viên/năm; tổng đầu tư cho các lò gạch trên khoảng 22,5 tỷ đồng; địa điểm dự kiến xây dựng tại các cụm công nghiệp các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn…

d. Khai thác, chế biến than bùn:

- Giai đoạn đến 2015: Chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất các loại phân vi sinh, DAP của Công ty Cổ phần Phân bón Vi sinh Biffa; sản lượng khai thác vào khoảng 15.500 m3/năm.

- Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư nâng công suất chế biến các loại phân vi sinh, DAP của Công ty Cổ phần Phân bón Vi sinh Biffa; sản lượng khai thác giai đoạn này khoảng 60.000 m3/năm; xem xét việc chuyển hướng trong ứng dụng công nghệ Nano sử dụng than bùn Bàu Bàng.

6. Nhu cầu vốn đầu tư:

- Vốn đầu tư cho thăm dò khoáng sản theo các giai đoạn quy hoạch (đá xây dựng, đá xay, đất san lấp, sét gạch ngói, cát xây dựng, cát khác):

+ Giai đoạn 2008-2010: 12,8 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2011-2015: 17,9 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2016-2020: 16,5 tỷ đồng

- Đất san lấp: Không bắt buộc phải thăm dò (trừ trường hợp đặc biệt), doanh nghiệp khai thác tự chi phí đền bù, đóng các khoản phí phục hồi môi trường, ký quỹ môi trường… theo quy định.

- Sét: Có nhiều mỏ đã được thăm dò, do đó chỉ đầu tư thăm dò các mỏ mở rộng tại các vùng có thể cho phép.

- Cát sông: Có nhiều mỏ nhỏ, không bắt buộc phải thăm dò (trừ trường hợp đặc biệt), doanh nghiệp khai thác tự chịu chi phí đền bù, đóng các khoản phí phục hồi môi trường, ký quỹ môi trường… Riêng các mỏ có quy mô trung bình từ 300.000m3 trở lên đều bắt buộc phải thăm dò theo quy định.

- Cát khác: Cát có nguồn gốc biển được rửa ngọt, cát có nguồn gốc sông biển, loại này có chiều dày lớn, quy mô rộng nên phải thăm dò./.