Hướng dẫn 3708/HD-BNN-TY năm 2019 về biện pháp khẩn cấp quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Số hiệu: 3708/HD-BNN-TY Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 28/05/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3708/HD-BNN-TY

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2019

 

HƯỚNG DẪN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP VỀ QUẢN LÝ GIẾT MỔ LỢN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ LỢN KHI CÓ BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh. Từ tháng 02/2019 đến nay, bệnh đã xuất hiện và lây lan nhanh trên nhiu tỉnh, thành phố của nước ta, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưng lớn đến môi trưng. Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh và lây lan tại địa bàn các tỉnh, thành phố là rt cao. Cảnh báo trong thời gian ti tình hình dịch bệnh có thể phát triển theo 03 hướng sau: (i) dịch bệnh dễ dàng phát tán, lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa bị; (ii) tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày và (iii) đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Thực hiện Thông báo số 192/TB-VPCP ngày 17/5/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chng bệnh DTLCP; Đgiảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ đó giảm slượng lợn bệnh phải tiêu hủy, góp phần giảm thiểu tổn tht về kinh tế và ô nhim môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hướng dẫn một số biện pháp khẩn cp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP dưới sự giám sát của cơ quan thú y như sau:

I. CƠ SỞ ĐƯỢC PHÉP GIẾT MỔ LỢN

Cơ sở được phép giết mổ lợn bao gồm:

1. Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN 01 -150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ NN&PTNT).

2. Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật thú y.

II. VẬN CHUYỂN, GIẾT MỔ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ LỢN

1. Cơ sở giết mổ lợn tập trung trong vùng dịch

- Được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khỏe và có kết quả xét nghiệm âm tính với mm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch, ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh.

- Lợn được đưa vào cơ sở giết mổ phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Lợn được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03/7/2012 của Bộ NN&PTNT) từ cơ sở chăn nuôi đến trực tiếp cơ sở giết mổ lợn; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh.

- Đối với lợn xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP trước khi vận chuyển đến cơ sở giết mổ. Cơ sở thu gom được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần thu gom; chất thải, nước thải được xử lý đảm bảo không lây lan mầm bệnh.

- Trường hợp lợn có nguồn gốc từ tỉnh khác vận chuyển đến cơ sở giết m, ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh DTLCP, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT.

- Ln phải được kiểm soát giết mổ theo quy định tại Điều 65 Luật thú y và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT.

- Sản phẩm từ lợn sau giết mổ phải xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP và được vận chuyn bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật thú y, đtiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh.

- Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn.

2. Cơ sở giết mổ lợn tập trung ngoài vùng dịch

- Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc từ vùng dịch: thực hiện theo khoản 1 mục II nêu trên.

- Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc ngoài vùng dịch: thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.

3. Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch

- Được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khoẻ và có kết quả xét nghiệm âm tính với mm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn trong vùng dịch và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh.

- Lợn được đưa vào giết mổ phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định vkiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Lợn được vận chuyển bằng phương tiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật thú y, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y từ cơ sở chăn nuôi trực tiếp đến cơ sở giết mổ; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để gim thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh.

- Lợn phải được kiểm soát giết mổ theo quy định tại Điều 65 Luật thú y và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT.

- Sản phẩm từ lợn sau giết mổ được vận chuyển bằng phương tiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật thú y và phải lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh.

- Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn.

4. Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ngoài vùng dịch

- Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc từ vùng dịch: thực hiện theo khoản 3 mục II nêu trên và phải lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch.

- Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc ngoài vùng dịch: thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.

III. LẤY MẪU VÀ XÉT NGHIỆM MẪU

1. Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu phải tuân thủ theo QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ NN&PTNT).

2. Cơ quan thú y địa phương tổ chức thực hiện việc giám sát, lấy mẫu và gửi mẫu đến phòng thử nghiệm có thẩm quyền để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP.

3. Trước khi vận chuyển lợn đến cơ sở giết mổ, chủ cơ sở chăn nuôi lợn phải báo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh DTLCP:

a) Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển dưới 100 con lợn: Lấy mẫu máu của 05 con lợn để gộp thành 01 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ schăn nuôi có dưới 05 con lợn, thì phải lấy mẫu tất cả lợn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm;

b) Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển từ 100 đến 300 con: Lấy mẫu máu của 15 con lợn để gộp thành 03 mẫu xét nghiệm;

c) Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển trên 300 con: Lấy mẫu máu của 30 con lợn để gộp thành 06 mẫu xét nghiệm.

4. Trước khi vận chuyển lợn đến cơ sở giết mổ, chủ cơ sở thu gom, kinh doanh phải báo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh DTLCP:

a) Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển dưới 100 con lợn: Lấy mẫu máu của 10 con lợn để gộp thành 02 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ sở thu gom, kinh doanh có dưới 10 con lợn, thì phải lấy mẫu tất cả lợn và gộp 5 mẫu thành 01 mẫu xét nghiệm;

b) Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển từ 100 đến 300 con: Lấy mẫu máu của 30 con lợn để gộp thành 06 mẫu xét nghiệm;

c) Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển trên 300 con: Lấy mẫu máu của 60 con lợn để gộp thành 12 mẫu xét nghiệm.

5. Đối với cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở bảo quản sản phẩm lợn sau giết mổ: cơ quan thú y có thẩm quyền tổ chức lấy ngẫu nhiên 15 mẫu sản phẩm từ lợn để gộp thành 03 mẫu xét nghiệm từ mỗi lô sản xuất.

6. Đối với cơ sở giết mổ nhlẻ: cơ quan thú y có thẩm quyền tổ chức lấy ngẫu nhiên 05 mẫu sản phẩm từ lợn để gộp thành 01 mẫu xét nghiệm từ mỗi lô sản xuất.

7. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị với lô hàng đã đăng ký vận chuyn đ giết mvà có giá trị trong vòng 10 ngày ktừ ngày trả lời kết quả.

8. Chủ cơ sở chăn nuôi lợn, chủ cơ sở có sản phẩm từ lợn chi trả chi phí ly mu, gửi mẫu và xét nghiệm theo quy định.

IV. XỬ LÝ LỢN VÀ SẢN PHẨM TỪ LỢN DƯƠNG TÍNH VỚI MẦM BỆNH DTLCP

1. Tiêu hủy ngay toàn bộ lợn tại ô chuồng nuôi, cơ sở thu gom, khu vực cách ly dương tính với mầm bệnh DTLCP; đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý dịch, phòng, chng dịch bệnh theo đúng quy định.

2. Cơ sở giết mổ lợn, cơ sở bảo quản sản phẩm từ lợn có kết quả dương tính với mm bệnh DTLCP phải thực hiện việc tiêu hủy lợn, sản phẩm từ lợn của lô sản xuất dương tính với mầm bệnh DTLCP; ngừng sản xuất và thực hiện việc tổng vệ sinh, sát trùng liên tục trong vòng 05 ngày trước khi giết mổ, kinh doanh trở lại.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ văn bản hướng dẫn này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm không lây lan dịch bệnh.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi văn bản về Bộ NN&PTNT (Cục Thú y, địa chỉ số 15/78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) để phối hợp giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (đ b/c);
- PTTg Trịnh Đình Dũng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Các thành viên BCĐQG phòng, chống bện
h DTLCP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục;
- Sở NN&PTNT, CCCN&TY các t
nh, TP;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

Điều 69. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật

1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung:

a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;

b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;

c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

Xem nội dung VB
Điều 69. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
...
2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:

a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;

c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;

d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

Xem nội dung VB
Điều 4. Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ

1. Động vật đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm được phép giết mổ trước.

2. Có nguồn gốc rõ ràng.

Xem nội dung VB
Điều 70. Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật

1. Phương tiện vận chuyển động vật:

a) An toàn kỹ thuật để bảo vệ động vật trong quá trình vận chuyển;

b) Bảo đảm không để thoát nước thải và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển;

c) Dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

d) Đối với phương tiện vận chuyển kín phải có hệ thống cung cấp dưỡng khí hoặc thông khí thích hợp.

Xem nội dung VB
Điều 65. Nội dung kiểm soát giết mổ động vật trên cạn

1. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật giết mổ.

2. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 69 của Luật này.

3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật.

4. Kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường.

5. Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

6. Đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

Xem nội dung VB
Điều 70. Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
...
2. Phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:

a) An toàn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng xấu trong quá trình vận chuyển;

b) Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

c) Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài và ngược lại;

d) Đáp ứng yêu cầu nhiệt độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.

Xem nội dung VB
Điều 4. Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ

1. Động vật đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm được phép giết mổ trước.

2. Có nguồn gốc rõ ràng.

Xem nội dung VB
Điều 70. Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật

1. Phương tiện vận chuyển động vật:

a) An toàn kỹ thuật để bảo vệ động vật trong quá trình vận chuyển;

b) Bảo đảm không để thoát nước thải và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển;

c) Dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

d) Đối với phương tiện vận chuyển kín phải có hệ thống cung cấp dưỡng khí hoặc thông khí thích hợp.

Xem nội dung VB
Điều 65. Nội dung kiểm soát giết mổ động vật trên cạn

1. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật giết mổ.

2. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 69 của Luật này.

3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật.

4. Kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường.

5. Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

6. Đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

Xem nội dung VB
Điều 70. Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
...
2. Phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:

a) An toàn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng xấu trong quá trình vận chuyển;

b) Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

c) Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài và ngược lại;

d) Đáp ứng yêu cầu nhiệt độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.

Xem nội dung VB