Chỉ thị 29/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 29/2006/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Hữu Tín |
Ngày ban hành: | 14/09/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 30/09/2006 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2006/CT-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG RẦY NÂU, BỆNH VÀNG LÙN VÀ BỆNH LÙN XOẮN LÁ HẠI LÚA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ vụ đông xuân 2005 - 2006, rầy nâu đã bộc phát gây hại trên lúa tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và tiếp tục phát sinh gây hại lúa trong vụ hè thu 2006. Đặc biệt, các bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa do rầy nâu lan truyền đã gia tăng gây hại nặng trong vụ hè thu năm nay. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống rầy nâu các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các tỉnh miền Tây hiện nay tổng diện tích lúa hè thu và lúa mùa bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (loại bệnh do rầy nâu truyền bệnh và hiện chưa có thuốc trị) phát triển trên đồng ruộng khá lớn khoảng 60.000 ha (vàng lùn, lùn xoắn lá). Rầy nâu vẫn còn đang tiếp tục nở rộ vào khoảng giữa tháng 8 sẽ là nguồn rầy có khả năng mang mầm bệnh rất cao. Đặc biệt nghiêm trọng là phân bố bệnh không chỉ giới hạn tại đồng bằng sông Cửu Long mà đã lây lan do rầy theo hướng gió Tây Nam gây hại trên vụ lúa hè thu tại một số tỉnh miền Đông Nam bộ: Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Thực hiện Chỉ thị số 30/2006/CT-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và Thông báo số 3590/TB-BNN-VP ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/2006/CT-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn có sản xuất nông nghiệp và các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các việc sau đây:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá cấp thành phố và quận - huyện nhanh chóng hoàn chỉnh kế hoạch phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và xây dựng các biện pháp cấp bách nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/2006/CT-TTg , ngày 11 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
2.1. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và quận ven ngoại thành trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời, không để xảy ra dịch bệnh bộc phát trên địa bàn.
Trường hợp dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, khi được cơ quan chuyên môn phát hiện báo cáo, ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện có sản xuất lúa ra quyết định xử lý tiêu hủy các ruộng lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá theo công văn số 1912/BNN-BVTV ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khung chính sách phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá.
2.2. Chủ trì phối hợp với ngành nông nghiệp (Bảo vệ thực vật, Khuyến nông), chỉ đạo các phường - xã và các đơn vị liên quan rà soát toàn bộ tình hình rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại địa phương và thực hiện theo Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố và kế hoạch phòng, chống rầy nâu của Ban Chỉ đạo cấp thành phố.
2.3. Ủy ban nhân dân các huyện và quận ven ngoại thành có biện pháp tuyên truyền sâu rộng, đưa nội dung phòng, chống dịch rầy nâu - bệnh hại lúa vào sinh hoạt thường xuyên ở xã, ấp, tổ nhân dân; đảm bảo thông tin đến tận người dân để nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ sản xuất.
2.4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã - phường tích cực kiểm tra, vận động tiêu hủy hoặc chuyển đổi cây trồng khác nhằm hạn chế dịch bệnh hại lúa lây lan, báo cáo về Ban Chỉ đạo cấp thành phố vào thứ tư hàng tuần.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
3.1. Thông báo các địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng để người dân cung cấp thông tin khi phát hiện những ruộng lúa có mật số rầy nâu - bệnh hại lúa hoặc khai báo khi có dịch xảy ra.
3.2. Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật khẩn trương tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch rầy nâu - bệnh hại lúa như thực hiện công tác giám sát rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa; hướng dẫn cho người nông dân thường xuyên thăm đồng phát hiện rầy nâu - bệnh hại lúa và thực hiện qui trình phòng trừ; chuẩn bị đầy đủ bình bơm dự phòng dập dịch, tiêu hủy ruộng lúa khi bệnh nặng.
3.3. Đối với các cơ sở nhân giống lúa tích cực chuẩn bị nguồn giống kháng rầy, phục vụ gieo sạ bổ sung vụ đông xuân sớm trên những vùng chưa có điều kiện chuyển đổi cây trồng.
3.4. Chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Hội Nông dân thành phố, các sở - ngành liên quan và các quận - huyện kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, kinh phí hoạt động Ban Chỉ đạo huyện - quận, xã - phường và vận động nông dân chuyển đổi theo Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2006 và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2006 - 2010.
3.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật, theo dõi diễn biến rầy nâu - bệnh hại lúa tại thành phố, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ nhằm kịp thời đối phó với tình hình rầy nâu và dịch bệnh.
3.6. Vận động các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tham gia công tác phòng, chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên địa bàn thành phố.
4. Sở Văn hóa và Thông tin:
Phối hợp Ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, tuyên truyền để nông dân nhận thức đúng về dịch rầy nâu - bệnh hại lúa, nâng cao tính chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ có hiệu quả.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức phổ biến tuyên truyền đến các học sinh ở khu vực các huyện ngoại thành thông qua các hình thức hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tại lớp học, nhà trường để tăng cường cảnh giác với rầy nâu và dịch bệnh hại lúa.
6. Sở Tài chính:
6.1. Bố trí đủ kinh phí, kịp thời để mua trang thiết bị an toàn lao động, bình bơm, dụng cụ và các hoạt động phòng, chống dịch khác theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo phòng trừ rầy nâu - bệnh hại lúa đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
6.2. Hướng dẫn các sở - ngành, quận - huyện lập dự toán kinh phí phòng, chống dịch; tổ chức thực hiện cấp phát, thanh quyết toán và kiểm tra việc thực hiện kinh phí, đảm bảo các yêu cầu công tác hoạt động phòng, chống dịch rầy nâu - bệnh hại lúa theo kế hoạch đã được phê duyệt.
7. Sở Thương mại:
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường khẩn trương phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, lực lượng Công an, tăng cường lực lượng kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật, xử phạt nghiêm các trường hợp tăng giá thuốc, mua bán thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc giả, thuốc kém chất lượng…
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các Đoàn thể thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân quán triệt và thực hiện tốt kế hoạch hành động đối phó với dịch rầy nâu - bệnh hại lúa theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố. Việc quán triệt và triển khai kế hoạch hành động phòng, chống dịch rầy nâu - bệnh hại lúa được xác định là một nhiệm vụ cấp bách góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện khi có công bố dịch.
Để ngăn chặn, xử lý kịp thời và phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn, các doanh nghiệp khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Thông báo 3590/TB-BNN-VP về ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp triển khai Công điện 1120/CĐ-TTg và công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp Ban hành: 14/07/2011 | Cập nhật: 27/07/2011
Quyết định 105/2006/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chư Ty huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đến năm 2020 Ban hành: 08/12/2006 | Cập nhật: 16/03/2015
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND về điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu hỗ trợ đầu tư y tế - giáo dục từ nguồn thu xổ số kiến thiết năm 2006 theo Quyết định 78/2006/QĐ-UBND Ban hành: 07/12/2006 | Cập nhật: 25/06/2014
Quyết định 105/2006/QĐ-UBND về Quy định giá đất tỉnh Bình Thuận Ban hành: 22/12/2006 | Cập nhật: 18/06/2012
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND về Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai đến năm 2020 Ban hành: 07/11/2006 | Cập nhật: 16/03/2015
Quyết định 105/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận, huyện theo Quyết định 06/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 04/12/2006 | Cập nhật: 31/12/2009
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Thư viện tỉnh Bình Phước Ban hành: 03/10/2006 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của Sở Giao thông Vận tải Nghệ An Ban hành: 02/10/2006 | Cập nhật: 21/07/2014
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND Quy định về công tác bàn giao công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 23/10/2006 | Cập nhật: 26/01/2011
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND về phí dự thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 04/04/2015
Quyết định 105/2006/QĐ-UBND quy định về xuất bản phẩm được Nhà nước tài trợ, trợ giá, đặt hàng, hỗ trợ mua bản quyền trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 19/10/2006 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 10/08/2006 | Cập nhật: 13/04/2011
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 10/07/2006 | Cập nhật: 22/07/2006
Quyết định 105/2006/QĐ-UBND về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 17/07/2006 | Cập nhật: 22/07/2006
Quyết định 105/2006/QĐ-UBND về việc chuyển đổi Công ty Giống gia súc Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 23/06/2006 | Cập nhật: 11/09/2009
Chỉ thị 30/2006/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn,lùn xoắn lá trên lúa Ban hành: 11/08/2006 | Cập nhật: 23/08/2006
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND về Điều lệ Quản lý Xây dựng theo Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Trung tâm Giao lưu hàng hoá và Khu công viên, cây xanh, hồ điều hoà tại huyện Đông Anh, Hà Nội tại xã: Kim Chung, Hải Bối và Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 12/06/2006 | Cập nhật: 04/09/2009
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thư viện tỉnh Bình Dương Ban hành: 11/04/2006 | Cập nhật: 03/08/2013
Quyết định 105/2006/QĐ-UBND ban hành bảng giá thu một phần viện phí cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 26/04/2006 | Cập nhật: 18/01/2010