Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2014
Số hiệu: 08/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Phạm Văn Ca
Ngày ban hành: 28/03/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 03 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN, QUẢN LÝ AN TOÀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU TRONG MÙA MƯA, LŨ, BÃO NĂM 2014.

Hiện nay, biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai, lụt, bão ngày càng có xu hướng phức tạp, bất thường, khó dự báo. Thái Bình là một tỉnh ven biển, có địa hình bằng phẳng và thấp hơn mực nước biển dâng từ 01 đến 03 mét nên nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nếu không làm tốt công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão.

Để chủ động phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, góp phần n định xã hội và thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, y ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chng, khc phục hậu quả mưa, lũ, bão, úng ngập, thiên tai năm 2013; xây dựng kế hoạch, phương án, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014 cụ th, sát với tình hình thực tế, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương; xác định phòng, chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên; lng ghép vào nội dung các đán, dự án và kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương;

- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn ở các cấp, các ngành, các địa phương bảo đảm hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về phòng chống lũ, bão, giảm nhẹ thiên tai; vận động nhân dân chuẩn bị, sẵn sàng phòng, chống cho gia đình và tích cực phòng chống lũ, bão, giảm nhẹ thiên tai của địa phương; tổ chức bổ túc kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai cho cán bộ mới được bổ nhiệm phụ trách lĩnh vực phòng chống thiên tai; tổ chức tập huấn, hiệp đồng, thực hành triển khai các phương án để xử lý kịp thời các sự cố do lũ, bão, thiên tai gây ra trên địa bàn quản lý; sẵn sàng chi viện cho các địa phương khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nghiêm Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn, bố trí sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra việc neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão, lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình”, Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy, Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải: Tập huấn phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực chủ động phòng tránh thiên tai cho nhân dân, đặc biệt là ngư dân và người nuôi trồng thủy, hải sản; giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn kiểm tra và ký cam kết với các chủ hộ nuôi trồng thủy, hải sản nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ và sơ tán người làm thuê nuôi trồng thủy, hải sản trên biển theo quyết định của Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão tỉnh và kiên quyết xử lý thu hồi diện tích nuôi trồng thủy, hải sản của các chủ hộ không nghiêm túc thực hiện.

- Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho đê, đặc biệt là các vị trí đê xung yếu theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ đạo, kiểm tra các phương án huy động, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện hộ đê, công tác chuẩn bị phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của các địa phương để có biện pháp xử lý, bổ sung, đm bảo đủ cơ số cần thiết khi cần huy động; chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch tu bổ đê sông, đê biển, dự án nạo vét các sông, xây cống tiêu úng nội đồng hoàn thành trước mùa mưa, bão theo quy định; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tổng diễn tập lực lượng, vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão và kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống lụt bão năm 2014 của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão tỉnh; xây dựng phương án đm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân sng trong vùng bi, bãi, vùng có nguy cơ không an toàn trong lũ, bão; thực hiện các chính sách xã hội, làm tốt công tác cứu trợ thiên tai và khắc phục hậu quả bão, lụt, ổn định đi sống nhân dân và khôi phục sn xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Khi có thiên tai, lụt, bão xảy ra phải chủ động ứng phó và nhanh chóng khc phục hậu quả theo phương châm "Bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ - lực lượng tại chỗ - vật tư, phương tiện tại chỗ - hậu cần tại chỗ); chủ động dự trữ lương thực, thuc men (bao gồm cả thuốc và hóa chất xử lý nguồn nước), nhu yếu phẩm đến từng thôn, xã, đặc biệt là những vùng có thể bị chia cắt; huy động các lực lượng sn sàng chi viện cho các địa phương để ứng phó với các tình huống khi bị thiên tai, lụt, bão; thc hiện các chính sách xã hội, làm tốt công tác cứu trợ thiên tai và khắc phục hậu quả bão, lụt, bảo vệ môi trường sinh thái sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân vùng bị thiên tai.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị trấn, các xã, phường ven đê chủ động, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời, kiên quyết ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các trường hp vi phạm Luật Đê điều, Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi từ khi mới phát sinh.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình, Trung tâm Khí tượng thủy văn, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo đảm mạng thông tin thường xuyên, kịp thời về tình hình diễn biến mưa, lũ, bão, sự chỉ đạo ca Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão tỉnh về các biện pháp phòng chống thiên tai, lụt, bão tới các cấp, các ngành và nhân dân trong mọi tình huống để thực hiện; chống tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với lũ, bão, thiên tai.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu các tình huống khẩn cấp về lụt, bão; cứu hộ đê, đập khi có sự cố; tham gia tìm kiếm cứu nạn; giúp địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, lụt, bão, bảo đảm quân đội là lực lượng chủ lực trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương ven biển kiểm tra chặt chẽ việc trang bị phương tiện đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển theo quy định, nhất là thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh; phối hợp với Đài thông tin Duyên Hải và chính quyền địa phương nắm chắc slượng, vị trí tàu thuyền trên biển, hướng dẫn di chuyển khi có bão, áp thấp nhiệt đới và phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra sự cố.

4. Công an tỉnh chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai, lụt, bão xảy ra; phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền đa phương trong việc sơ tán nhân dân khi thiên tai xảy ra, tham gia cứu hộ, cứu nạn và giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai; bố trí lực lượng, phối hợp với thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường ngập lụt.

5. Sở Giao thông và Vận tải chuẩn bị phương tiện, lực lượng đảm bảo giao thông trong mọi tình huống khi xảy ra thiên tai, lụt, bão; bố trí vật tư dự phòng ở những vùng trọng điểm trên các tuyến giao thông chính, quan trọng để kịp thời ứng cứu và thay thế khi cầu, đường, bến cảng,... bị hỏng do thiên tai; xây dựng phương án phân luồng giao thông cho từng địa bàn cụ thể; chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở, các địa phương làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý phương tiện vận tải thủy (bao gồm cả tàu du lịch); hướng dẫn kỹ thuật neo đậu tàu, thuyn khi có bão, lũ; chỉ đạo nắm chắc số lượng, hướng dẫn hoạt động của phương tiện vận tải thủy khi có bão, áp thấp nhiệt đới.

6. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão; các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão tỉnh; các cp, các ngành phải thường xuyên theo dõi, nm tình hình diễn biến của lũ, bão, thiên tai để có các quyết định kịp thời; chủ động phòng, chống và chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão, lũ, thiên tai gây ra trong phạm vi ngành mình, địa phương mình phụ trách.

Nhận Chỉ thị này, yêu cu Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành ph khn trương trin khai thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo PCLB TW;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCHPCLB tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh;
- Chủ tịch UBND huyện, thành phố;
- Lưu VT
, NN,TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Ca

 

THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO TỈNH NĂM 2014

1. Đồng chí Phạm Văn Sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban;

2. Đồng chí Phạm Văn Ca, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó Trưởng ban, phụ trách Tiểu ban Tiền phương;

3. Đồng chí Phạm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó Trưởng ban, phụ trách Tiểu ban Cứu hộ, cứu nạn;

4. Đồng chí Cao Thị Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó Trưởng ban, phụ trách Tiểu ban Hậu phương;

5. Đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban Thường trực;

6. Đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Phó Trưởng ban, phụ trách lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ cứu hộ đê, phòng, chống lụt bão;

7. Đồng chí Giám đốc Công an tỉnh - Phó Trưởng ban, phụ trách công tác bảo vệ an ninh, trật tự;

8. Đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Phó Trưởng ban, phụ trách cân đối nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, phụ trách huyện Thái Thụy;

9. Đồng chí Lê Văn Thăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ủy viên;

10. Đồng chí Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ủy viên;

11. Đồng chí Đặng Đình Bình, Phó Giám đc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ủy viên;

12. Đồng chí Chánh Thanh tra tỉnh - y viên, phụ trách huyện Hưng Hà;

13. Đồng chí Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - y viên, phụ trách huyện Đông Hưng;

14. Đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng - Ủy viên, phụ trách huyện Quỳnh Phụ;

15. Đồng chí Giám đốc Sở Công thương - Ủy viên, phụ trách huyện Vũ Thư;

16. Đồng chí Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Ủy viên, phụ trách huyện Kiến Xương;

17. Đồng chí Giám đốc Sở Nội vụ - Ủy viên, phụ trách huyện Tin Hải;

18. Đồng chí Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch - Ủy viên, phụ trách thành phố Thái Bình;

19. Đồng chí Giám đốc Sở Giao thông Vận tải - Ủy viên;

20. Đồng chí Giám đốc Sở Tài chính - Ủy viên;

21. Đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ Chhuy Bộ đội Biên phòng tnh - Ủy viên;

22. Đồng chí Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Ủy viên;

23. Đồng chí Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông - Ủy viên;

24. Đồng chí Giám đốc Công ty Điện lực Thái Bình - Ủy viên;

25. Đồng chí Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh - Ủy viên;

26. Đồng chí Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh - Ủy viên;

27. Đồng chí Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Thái Bình - Ủy viên;

28. Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão - Ủy viên;

29. Các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố - Ủy viên.