Công văn 9723/BNN-TCTS năm 2016 hướng dẫn bổ sung phương pháp tính thiệt hại và xác định định mức bồi thường thiệt hại
Số hiệu: 9723/BNN-TCTS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 16/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9723/BNN-TCTS
V/v hướng dẫn bổ sung phương pháp tính thiệt hại và xác định định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2016

 

Kính gửi: Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Thực hiện Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp lần thứ 3 Ban chỉ đạo. Được sự thống nhất của các Bộ: Tài chính, Công Thương, Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn bổ sung phương pháp tính thiệt hại và xác định định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, như sau:

1. Bổ sung định mức còn thiếu theo Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ

1.1. Nuôi trồng thủy sản

Chủ cơ sở sản xuất ương dưỡng giống ốc hương, giống cá mặn, lợ; nuôi ốc hương, trồng rong câu, nuôi trồng thủy sản mặn, lợ xen ghép khác bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

1.2. Khai thác thủy sản

Chủ tàu và người lao động trên tàu khai thác thủy sản không lắp máy hoặc có lắp máy khai thác thủy sản trong đầm phá bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

1.3. Cơ sở thu mua tạm trữ thủy sản

Chủ cơ sở thu mua tạm trữ hàng thủy sản tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển còn lưu kho các sản phẩm thủy sản được thu mua trước ngày 30/8/2016.

1.4. Lao động có tính chất đơn giản, không thường xuyên, có thu nhập chính thuộc nhóm đối tượng được quy định tại điểm c, mục 1; điểm c, mục 2; điểm c, mục 4; mục 5; mục 6 và điểm b, mục 7 của Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Phương pháp xác định thiệt hại

2.1. Nuôi trồng thủy sản

Phương pháp xác định thiệt hại của chủ cơ sở được quy định tại điểm 1.1 mục 1 của Công văn này được áp dụng theo mục 2, phần I, Phụ lục II của Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016).

2.2. Khai thác thủy sản trong đầm phá

Phương pháp xác định thiệt hại do giảm giá bán sản phẩm thủy sản khai thác trong đầm phá:

H = S x (G1 - G2) x 6 (tháng)

Trong đó:

H: Là giá trị thiệt hại của chủ tàu và lao động trên tàu;

S: Là sản lượng khai thác thủy sản trung bình 01 tháng (tính từ tháng 4/2016 đến tháng 9/2016).

G1: Là giá bán bình quân (tính từ ngày 01/4/2015 đến ngày 30/9/2015).

G2: Là giá bán bình quân (tính từ ngày 01/4/2016 đến ngày 30/9/2016).

2.3. Phương pháp xác định giá trị thiệt hại của chủ cơ sở thu mua tạm trữ thủy sản lưu kho

a) Giá trị sản phẩm thủy sản lưu kho

H = [(S1 x G1)+ (S2 x G2)+...+(Sn x Gn)] x Q%

Trong đó:

H: Là giá trị bồi thường, hỗ trợ cho chủ cơ sở thu mua tạm trữ

Sn: Là khối lượng từng loại thủy sản lưu kho tính đến thời điểm kiểm kê, nhưng tổng khối lượng hàng thủy sản lưu kho không lớn hơn khối lượng thủy vào mua vào tính đến 30/8/2016.

Gn: Là giá thu mua sản phẩm thủy sản trung bình từ tháng 4/2016 đến ngày 30/8/2016 của từng loại thủy sản, nhưng không vượt quá giá mua vào trung bình của tháng 10/2016.

Q: Là tỷ lệ phần trăm bồi thường, hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Giá trị tiền điện bảo quản sản phẩm thủy sản; kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay để thu mua tạm trữ sản phẩm thủy sản được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2.4. Giá trị thiệt hại của đối tượng quy định tại điểm 1.4 mục 1 của Công văn này được xác định tương đương 50% lương bình quân tháng của lao động làm công ăn lương trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo số liệu Niên giám thống kê Quý II, Quý III năm 2015 được công bố theo quy định của Luật Thống kê) nhân với 6 tháng.

3. Trình tự thực hiện và biểu mẫu kê khai

Trình tự thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 6851/BNN-TCTS ; việc kê khai, thống kê thiệt hại cho nhóm đối tượng theo các biểu mẫu sau:

a) Các đối tượng quy định tại mục 1.1 được kê khai theo mẫu I.2 Phụ lục I công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

b) Các đối tượng quy định tại mục 1.2 được kê khai theo mẫu I.1 Phụ lục I công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

c) Các đối tượng quy định tại mục 1.3 được kê khai theo mẫu I.9 Phụ lục I công văn này.

d) Các đối tượng quy định tại mục 1.4 được kê khai theo mẫu I.5 Phụ lục I công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

đ) Bãi bỏ mẫu I.9, mẫu IV.14, mẫu IV.15, mẫu IV.16 của Công văn 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay thế bằng các mẫu III.1, mẫu III.2 tại Phụ lục III của Công văn này.

Căn cứ nội dung hướng dẫn, phương pháp xác định thiệt hại tại công văn này và tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Cục Thống kê và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh xây dựng định mức/đơn giá thiệt hại được quy định tại mục 1 của Công văn này, tổng hợp theo Phụ lục II công văn này và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 22/11/2016 để tổng hợp, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khẩn trương triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, CT, VHTT&DL, LĐTB&XH, TP, TN&MT, TT&TT, KH&ĐT;
- S
NN&PTNT các tỉnh HT, QB, QT, TTH;
- Lưu: VT, TCTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

Phụ lục I

Mẫu I.9

KÊ KHAI SỐ LƯỢNG HÀNG THỦY SẢN LƯU KHO
(Ban hành kèm theo Công văn số 9725/BNN-TCTS ngày 16/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Kính gửi: UBND ……………………………………………………………..

Tên tôi là: ……………………………………………………………………… Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………….

Số chứng minh nhân dân ………………………………………………….. do Công an …………………………… cấp ngày ……./ ……/ ……………

Là chủ cơ sở/doanh nghiệp: …………………………………………………………………….

Địa điểm kho ………………………………………………………………………………………

Tôi xin kê khai khối lượng, các loại hàng thủy sản lưu kho được thu mua trước ngày 30/8/2016 như sau:

TT

Tên loại thủy sản

Khi lượng hàng thủy sản (kg)

Tng s(kg)

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Không đảm bảo an toàn thực phẩm

1

Cá Thu

 

 

 

2

Cá nục

 

 

 

3

Cá ngừ

 

 

 

4

Mực

 

 

 

....

Loại khác

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin đã kê khai (Kèm theo Biên bản Kiểm kê hàng lưu kho)

 

 

…….... ngày       tháng     năm 2016
Chủ cơ sở
(Ký tên và đóng dấu)
……………………………..

 


Phụ lục I

Mẫu I.10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ HÀNG THỦY SẢN LƯU KHO

(Ban hành kèm theo Công văn số 9723/BNN-TCTS ngày 16/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 2016 tại …………………………………………………

Chúng tôi gồm:

1. Đại diện chủ cơ sở ………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………, Số đăng ký kinh doanh: …………………

Ông/bà …………………………………………………… Chức vụ: ………………………………

Ông/bà …………………………………………………… Chức vụ: ………………………………

2. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ………………………………………

Ông/bà …………………………………………………… Chức vụ: ………………………………

3. Đại diện Sở Công Thương tỉnh …………………………………………………………………

Ông/bà …………………………………………………… Chức vụ: ………………………………

4. Đại diện Sở Y tế

Ông/bà …………………………………………………… Chức vụ: ………………………………

5. Đại diện UBND huyện ……………………………………………………………………………

Ông/bà …………………………………………………… Chức vụ: ………………………………

6. Đại diện UBND xã …………………………………………………………………………………

Ông/bà …………………………………………………… Chức vụ: ………………………………

Cùng kiểm kê loại, khối lượng hàng thủy sản lưu kho của cơ sở …………………. như sau:

TT

Tên loi thủy sản

Khối lượng hàng thủy sản (kg)

Tng s (kg)

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Không đảm bảo an toàn thực phẩm

1

Cá Thu

 

 

 

2

Cá nục

 

 

 

3

Cá ngừ

 

 

 

4

Mực

 

 

 

5

Tôm

 

 

 

….

Loại khác...

 

 

 

…..

……………..

 

 

 

 

Tng (kg)

 

 

 

(Khi lượng viết bằng chữ……………………………………………………………………….)

Biên bản được lập hồi ………h …………….ngày..../..../2016 và được lập thành 07 bản có giá trị pháp lý như nhau (mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản lưu tại UBND ………… gửi kèm theo Biểu kê khai của chủ cơ sở)

 

Đại diện chủ cơ sở ……………………

Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT

Đại diện UBND huyện ………………….

Đại diện Sở Công Thương

Đại diện UBND xã……………….

Đại diện Sở Y tế

 

Phụ lục II.

DANH MỤC ĐỊNH MỨC/ĐƠN GIÁ THIỆT HẠI
(Ban hành kèm theo Công văn số 9723/BNN-TCTS ngày 16/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

DANH MỤC

ĐƠN VỊ TÍNH

ĐNH MỨC/ĐƠN GIÁ

GHI CHÚ

1

Sản xuất ương dưỡng ging thủy sản mặn lợ (ốc hương, cá giò, cá vược, cá hồng mỹ, cá chim trắng vây vàng...)

Đồng/con

 

 

1.1

Cá bột

 

 

 

1.2

Cá giống

 

 

 

1.3

Ốc giống

 

 

 

2

Nuôi ốc hương

Đồng/m2

 

 

2.1

Mật độ dưới 100 con/m2

 

 

 

2.1.1

Thời gian nuôi dưới 90 ngày

 

 

 

2.1.2

Thời gian nuôi trên 90 ngày

 

 

 

2.2

Mật độ trên 100 con/m2

 

 

 

2.2.1

Thời gian nuôi dưới 90 ngày

 

 

 

2.2.2

Thời gian nuôi trên 90 ngày

 

 

 

3

Nuôi thủy sản xen ghép

Đồng/m2

 

 

4

Trồng rong câu

Đồng/m2

 

 

5

Tàu khai thác thủy sản trong đầm phá:

Đồng/tàu

 

 

5.1

Tàu không lắp máy

 

 

 

5.2

Tàu lp máy

 

 

 

6

Giá thu mua hàng thủy sản trung bình từ tháng 4/2016 đến tháng 30/8/2016

Đồng/kg

 

 

6.1

Cá Thu

 

 

 

6.2

Cá nục

 

 

 

6.3

Cá ngừ

 

 

 

6.4

Mực

 

 

 

6.5

Tôm

 

 

 

….

Loại khác....

 

 

 

7

Định mức lao động không thường xuyên

Đồng/người/tháng

 

 

 

Phụ lục III

Mẫu III.1

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HÀNG THỦY SẢN LƯU KHO TẠI HUYỆN…………
(Ban hành kèm theo Công văn số 9723/BNN/TCTS, ngày 16/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

Tên sở

Loại

Khối lượng (Kg)

Giá trị (đng)

Đảm bảo ATTP

Không đảm bảo ATTP

Tng

1

Cơ sở A

Cá Thu

 

 

 

 

Cá nục

 

 

 

 

Mực

 

 

 

 

Khác

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

2

Cơ sở B

Cá Thu

 

 

 

 

Cá nục

 

 

 

 

Mực

 

 

 

 

Khác

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

3

Cơ sở C

 

 

 

 

 

…..

Cơ sở ………………………..

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

....…….., ngày     tháng     năm 2016
UBND Huyện …………………

 

Phụ lục III

Mẫu III.2

 

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HÀNG THỦY SẢN LƯU KHO TẠI TỈNH……………..
(Ban hành kèm theo Công văn số 9723/BNN/TCTS, ngày 16/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

Tên huyện/thị xã/thành phố

Loại

Khối lượng (Kg)

Giá trị (đng)

Ghi chú

Đảm bảo ATTP

Không đảm bảo ATTP

Tng

1

Huyện ……….

nục

 

 

 

 

 

Thu

 

 

 

 

 

Tôm

 

 

 

 

 

Khác …..

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

2

Huyện …………

nục

 

 

 

 

 

Thu

 

 

 

 

 

Tôm

 

 

 

 

 

Khác …..

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

3

Cơ sở C ………………

 

 

 

 

 

 

…..

Cơ sở ………………………..

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

…….., ngày     tháng     năm 2016
UBND tỉnh …………………

 

Điều 1. Đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

1. Khai thác hải sản:
...

c) Người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông như: câu, lặn, te/xiệp, nghề cào, nơm, chụp, lưới rùng, mò, nò, sáo, bẫy, đăng, đáy và các phương thức khai thác khác, bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

2. Nuôi trồng thủy sản:
...

c) Người lao động làm thuê thường xuyên, có thu nhập chính từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển.
...

4. Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển:
...

c) Người lao động làm việc thường xuyên và có thu nhập chính từ các hoạt động: vận chuyển, chở thuê hàng hải sản, bốc vác, sơ chế, chế biến thủy sản và người làm thuê cho các cơ sở nêu tại điểm a và b mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

5. Dịch vụ hậu cần nghề cá:

Người lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh đá lạnh để bảo quản hải sản, kho lạnh, cấp đông; đóng, sửa tàu thuyền; sản xuất, kinh doanh ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

6. Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển:

Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

7. Thu mua, tạm trữ thủy sản:
...

b) Người làm thuê thường xuyên có thu nhập chính từ cơ sở nêu tại điểm a mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

Xem nội dung VB
PHỤ LỤC II PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIỆT HẠI

I. ĐỐI TƯỢNG TRỰC TIẾP BỊ THIỆT HẠI
...
2. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Giá trị thiệt hại của chủ cơ sở nuôi trồng, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ bị chết được tính như sau:

Giá trị thiệt hại = (Diện tích/thể tích hoặc số lượng con giống bị thiệt hại) x (Định mức thiệt hại)

Trong đó: Định mức thiệt hại được xây dựng dựa trên chi phí vật tư (con giống, thức ăn, nhân công, điện, khấu hao cơ sở vật chất, vật tư đầu vào khác...) phù hợp với từng đối tượng nuôi, hình thức nuôi, thời gian nuôi.

Xem nội dung VB