Công văn 3609/TCHQ-VNACCS năm 2014 hướng dẫn thực hiện Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
Số hiệu: 3609/TCHQ-VNACCS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Công Bình
Ngày ban hành: 04/04/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3609/TCHQ-VNACCS
V/v hướng dẫn thực hiện Thông tư 22/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2014

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính (Thông tư 22) quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, để tránh vướng mắc gây ách tc hàng hóa tại cửa khẩu, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cthể một số nội dung như sau:

1. Trường hợp khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22, khi phát hiện khai sai, để làm tiếp thủ tục hải quan hoặc sửa nội dung khai sai, người khai hải quan phải khai lại tờ khai mới với nội dung đã được chỉnh sửa đồng thời thực hiện hủy tờ khai sai. Thủ tục hủy tờ khai theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 22.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/QĐ-TCHQ, người khai hải quan thực hiện khai báo vận chuyển kết hợp theo mã loại hình tương ứng quy định tại công văn 3283/TCHQ-GSQL ngày 31/3/2014.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sử dụng Mã tạm của Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai để khai mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến theo hướng dẫn tại điểm b mục 1 công văn 3925/BTC-TCHQ ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính và trường hợp hàng hóa nhập khẩu mà mã loại hình sử dụng không được phép khai báo vận chuyn kết hp hoặc địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế chưa được cơ quan hải quan cấp mã: thtục chuyển cửa khẩu thực hiện bằng phương thức thủ công. Giám sát hải quan đi với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khu chuyn cửa khu nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 61 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.

3. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất, người khai hải quan đã làm thủ tục hải quan tạm nhập theo quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 hoặc Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, khi tái xuất hàng hóa tại chi cục hải quan nơi đã chuyển sang thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS theo Thông tư 22 thì thủ tục tái xuất hàng hóa người khai hải quan phải thực hiện thủ tục hải quan theo phương pháp thủ công (sử dụng tờ khai giấy).

4. Đối với các tờ khai hải quan thuộc các loại hình quy định tại Điều 1 Thông tư 22, đã đăng ký làm thủ tục hải quan trên Hệ thống E-Customs trước thời điểm chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai chuyển sang thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS nhưng chưa hoàn tất các bước thủ tục hải quan thì vẫn thực hiện tiếp các bước thủ tục hải quan trên Hệ thống E-Customs cho đến khi hoàn tất.

5. Đối với trường hợp một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ có thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện theo Thông tư 196/2012/TT-BTC trong khi thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo Thông tư 22 và ngược lại, trình tự thủ tục thực hiện như sau: thủ tục xuất khẩu tại chỗ tiến hành trước, thủ tục nhập khẩu tại chỗ tiến hành sau đồng thời chưa thực hiện việc cập nhật thông tin khởi hành và thông tin đến đích của lô hàng vào Hệ thống.

6. Để thực hiện điểm b mục 1 công văn số 3925/BTC-TCHQ ngày 28/3/2014 về việc tập kết hàng hóa xuất khẩu của Bộ Tài chính, các đơn vị hải quan tra cứu thông tin về việc "doanh nghiệp đã thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh trên 365 ngày; không có vi phạm pháp luật ở mức trốn thuế; có kim ngạch xuất khẩu năm 2013 trên 2 triệu USD" trên Hệ thống E-Customs.

7. Các trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu theo hướng dẫn tại công văn 3303/TCHQ-GSQL ngày 31/3/2014 của Tổng cục Hải quan được thực hiện khi Thông tư 22 có hiệu lực. Thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu trên Hệ thống VNACCS đối với các trường hợp này như sau:

a. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:

a1) Thực hiện thủ tục kim tra hồ sơ hải quan, theo quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014 của Tổng cục Hải quan;

a2) Lập 02 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo Mu số 9 Phụ lục kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ và fax ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi thực hiện kim tra thực tế hàng hóa;

a3) Lập 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu HQ/2012-PGKQKT quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BTC ngày 8/2/2012 của Bộ Tài chính, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu chi cục tại tiêu chí "Ý kiến của Lãnh đạo Chi cục";

a4) Niêm phong hồ sơ giao cho người khai hải quan chuyn đến Chi cục Hải quan cửa khu bao gm: 01 bản in Tờ khai hàng hóa xuất khu/Tkhai hàng hóa nhập khu (thông báo kết qu phân lung) có xác nhận bằng dấu giáp lai của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai; 01 bộ các chứng đi kèm tờ khai ở dạng sao y bản chính; 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa; 02 Phiếu ghi kết qu kim tra;

a5) Thực hiện các công việc sau khi có kết quả kiểm tra hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển đến gồm:

a5.1) Cập nhật kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào Hệ thống VNACCS/VCIS và thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định;

a5.2) Xử lý vi phạm (nếu có).

b. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khu:

b1) Tiếp nhận hồ sơ từ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi tới, thực hiện kiểm tra hàng hóa theo hình thức, mức độ kiểm tra và các ghi chú (nếu có) ghi nhận trên Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa;

b2) Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Phần II Phiếu ghi kết quả kim tra (02 bản); lập biên bản vi phạm (nếu có);

b3) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan và thuộc diện miễn thuế hoặc không chịu thuế hay có số tiền thuế phải nộp bằng không:

b3.1) Sao 01 bản Tờ khai hàng hóa xuất khẩu/Tkhai hàng hóa nhập khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng), công chức được giao nhiệm vụ xác nhận, ký, đóng dấu công chức tại góc trên cùng bên phải của bản sao tờ khai, trả người khai hi quan đthay thế cho bản in tờ khai hải quan nêu tại điểm a1, khoản 2, Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính;

b3.2) Cho phép người khai hải quan đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan theo quy định sau khi đã thực hiện các công việc nêu tại điểm b, khoản 2, Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính.

b4) Niêm phong hồ sơ giao cho người khai hải quan chuyển trả Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, bao gồm: 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra; 01 Biên bản vi phạm (nếu có) đồng thời fax ngay Phiếu ghi kết quả kiểm tra, Biên bản vi phạm (nếu có) đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;

b5) Lưu hồ sơ bao gồm: 01 bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu/Tkhai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng) có xác nhận bằng dấu giáp lai của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai; 01 bộ các chứng đi kèm tờ khai ở dạng sao y bản chính; 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa; 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra; 01 Biên bản vi phạm (nếu có).

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, VNACCS (05b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Công Bình

 

Điều 18. Hàng hoá chuyển cửa khẩu

1. Hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá xuất khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa đến cửa khẩu xuất.

2. Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa.

3. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu gồm:

a) Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa là chân công trình hoặc kho của công trình;

b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất được đưa về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất;

c) Hàng hoá nhập khẩu của nhiều chủ hàng có chung một vận tải đơn được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa;

d) Hàng hoá tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm; hàng hoá dự hội chợ, triển lãm tái xuất được chuyển cửa khẩu từ địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm ra cửa khẩu xuất;

đ) Hàng hoá nhập khẩu vào cửa hàng miễn thuế được chuyển cửa khẩu về cửa hàng miễn thuế;

e) Hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan được phép chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan; hàng hoá gửi kho ngoại quan xuất khẩu được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất;

g) Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về khu chế xuất; hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển cửa khẩu từ khu chế xuất ra cửa khẩu xuất.

4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu:

a) Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu:

- Người khai hải quan: có đơn đề nghị chuyển cửa khẩu gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; nộp hồ sơ hải quan theo quy định; luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu;

- Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: tiếp nhận hồ sơ; đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu; ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin chuyển cửa khẩu. Niêm phong hồ sơ hải quan theo quy định giao người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng từ cửa khẩu nhập về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; tiếp nhận hàng hoá được chuyển đến từ cửa khẩu nhập; đối chiếu hàng hoá với biên bản bàn giao và xác nhận vào biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lập; làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá theo đúng quy định; thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập biết kết quả kiểm tra về các thông tin về hàng hoá đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lưu ý;

- Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hoá; lập biên bản bàn giao và giao hàng hoá cho người khai hải quan chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; niêm phong hàng hoá thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này; thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu những thông tin cần lưu ý về hàng hoá.

b) Đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu:

- Người khai hải quan: nộp hồ sơ hải quan theo quy định tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; đưa hàng hoá đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế); luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất; đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan (nếu có) trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá đến cửa khẩu xuất;

- Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu theo đúng quy định; lập biên bản bàn giao, giao hàng hoá và hồ sơ hải quan cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất;

- Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: tiếp nhận hàng hoá; đối chiếu hàng hoá với biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến; giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá được xuất khẩu.

Xem nội dung VB
1. Về quy định khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện sau khi đã tập kết đủ hàng hóa:

...

b. Đối với một số ngành nghề do đặc thù kinh doanh hoặc có tính thời vụ cao hoặc khối lượng lớn như gia công, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu: hàng may mặc, da giầy, chế biến nông, thủy sản, ... yêu cầu thời gian giao hàng gấp (vừa sản xuất vừa đóng hàng) và doanh nghiệp đã thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh trên 365 ngày; không có vi phạm pháp luật ở mức trốn thuế; có kim ngạch xuất khẩu năm 2013 trên 2 triệu USD thì không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ hàng khi khai hải quan nhưng thực hiện việc khai báo địa điểm tập kết hàng xuất khẩu.

Theo đó, người khai hải quan khai báo địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại ô số 29 (phần ghi chép khác) trên tờ khai hải quan xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC. Trường hợp người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC, khai địa điểm tập kết vào chỉ tiêu thông tin số 2.27 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, khai thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải vào chỉ tiêu thông tin số 2.57, Phụ lục II Thông tư 22/2014/TT-BTC; Trường hợp hàng hóa tập kết tại kho bãi của doanh nghiệp nhưng kho bãi này chưa được cơ quan hải quan cấp mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, cơ quan Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp khai mã địa điểm lưu giữ hàng hóa theo Mã tạm của Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai (theo Bảng mã địa điểm lưu kho trên trang thông tin điện tử của cơ quan hải quan: www.customs.gov.vn) tại chỉ tiêu thông tin số 2.27 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến và khai địa điểm tập kết hàng hóa, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải vào chỉ tiêu thông tin số 2.57 - Phần ghi chú, Phụ lục II Thông tư 22/2014/TT-BTC; Việc thực hiện khai mã tạm được thực hiện đến hết ngày 30/6/2014; Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp có văn bản thông báo kho bãi tập kết hàng hóa xuất khẩu về Tổng cục Hải quan để được cấp Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến.

Xem nội dung VB
Điều 61. Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu

1. Nguyên tắc chuyển cửa khẩu

Thủ tục chuyển cửa khẩu được thực hiện đồng thời với thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Khi làm thủ tục hải quan, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ các thông tin về hàng hóa, địa điểm chuyển cửa khẩu trên tờ khai hải quan để thực hiện chuyển cửa khẩu.

2. Giám sát đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu

a) Đối với hàng xuất khẩu:

a.1) Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), giao cho người khai hải quan, kèm bản chính tờ khai hải quan đã làm xong thủ tục hải quan (bản của người khai hải quan) để chuyển đến hải quan cửa khẩu xuất

a.2) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa do Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến, công chức Hải quan cửa khẩu xuất phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ và hàng hoá, ký xác nhận Biên bản bàn giao.

b) Đối với hàng nhập khẩu:

b.1) Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chuyển tờ khai hải quan cho người khai để chuyển đến hải quan cửa khẩu nhập.

b.2) Chậm nhất 04 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức Hải quan cửa khẩu nhập phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ, bàn giao hàng hóa và tờ khai hải quan, trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra thực tế thì lập 02 bản Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu giao người khai hải quan chuyển đến hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm tiếp thủ tục.

3. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhưng không có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhưng ở xa cửa khẩu/cảng không thuận tiện cho doanh nghiệp có hàng chuyển cửa khẩu thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao nhiệm vụ cho Chi cục hải quan phù hợp làm thủ tục chuyển cửa khẩu.

4. Hàng hoá là thiết bị văn phòng (bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm...) hoặc hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại nhưng phục vụ trực tiếp cho hoạt động của chính doanh nghiệp nếu đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu.

5. Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (tiếng Anh là Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD):

a) Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD) không được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các trường hợp có quy định khác của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đối với hàng hoá nhập khẩu của DNCX; nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công có vận đơn ghi cảng đích là ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ ICD về Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công để làm tiếp thủ tục hải quan. Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu doanh nghiệp đề nghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục hải quan ICD tiến hành kiểm tra thực hàng hoá theo đề nghị của Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công.

6. Chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan/CFS

a) Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu gửi kho ngoại quan/CFS được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu xuất;

Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, trừ hàng hoá phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định của pháp luật.

b) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.

c) Giám sát hải quan:

c.1) Đối với hàng hoá vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến kho ngoại quan/CFS và ngược lại, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu để bàn giao nhiệm vụ giám sát, quản lý cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS;

c.2) Trường hợp hàng hoá vận chuyển từ kho ngoại quan/CFS đến địa điểm làm thủ tục hải quan, chủ kho ngoại quan/CFS lập Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS để xác nhận, niêm phong hải quan và thực hiện việc giám sát, quản lý hải quan giữa các Chi cục hải quan có liên quan.

c.3) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 59 Thông tư này.

7. Việc giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất và hàng hoá mua bán, trao đổi giữa các khu phi thuế quan với nhau thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phải niêm phong hải quan.

8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, nếu Chi cục hải quan cửa khẩu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế tại cửa khẩu.

9. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu

Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể.

a) Các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải niêm phong hải quan:

a.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc loại phải kiểm tra thực tế thì phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;

a.2) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ nếu không chứa trong container/phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện hàng;

a.3) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai nhập khẩu cùng vận chuyển về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và vận chuyển chung trong một container/phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn giao.

b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

c) Trường hợp không thể niêm phong hải quan:

c.1) Đối với hàng hóa là hàng rời thì phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu. Trường hợp làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện theo đề nghị của Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.

c.2) Đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan và do yêu cầu bảo quản đặc biệt không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu; Khi lập Biên bản bàn giao, Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.

10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu nhưng thay đổi cửa khẩu xuất

a) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu nhưng chưa vận chuyển đến cửa khẩu xuất hoặc kho CFS:

Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu:

a.1) Đơn đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất (theo mẫu số 48/TĐ-CKX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 02 bản chính;

a.2) Văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất hàng của người nhận hàng hoặc hãng vận tải hoặc bên thuê gia công: 01 bản chụp.

a.3) Văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan cấp giấy phép đối với hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép (trong giấy phép đã ghi rõ cửa khẩu xuất) hoặc văn bản của UBND tỉnh cho phép xuất hàng qua cửa khẩu xuất mới (đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ khi thay đổi cửa khẩu xuất sang cửa khẩu xuất mới thuộc thẩm quyền cho phép của UBND tỉnh): 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;

b) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu, đã đưa vào khu vực giám sát hải quan thuộc cửa khẩu ghi trên tờ khai hải quan hoặc hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu đã vận chuyển đến kho CFS thuộc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu quản lý:

Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan các loại giấy tờ như nêu tại điểm a khoản này.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện thay đổi cửa khẩu xuất.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định thủ tục hải quan điện tử đối với:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;

đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;

e) Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;

f) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;

g) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;

h) Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;

i) Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;

k) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan;

l) Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.

2. Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thương mại trong trường hợp Thông tư này không quy định.

Xem nội dung VB
Điều 31. Giám sát hải quan

...

2. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải quan như sau:

a) Trách nhiệm của người khai hải quan

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan phải:

a1) Xuất trình bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan xác nhận/Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thì phải xuất trình cho cơ quan Hải quan Phiếu giao nhận container/Phiếu giao nhận hàng hóa hoặc Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (nếu có).

Riêng đối với trường hợp hàng xuất khẩu được phân vào luồng 1 (xanh), người khai hải quan được xuất trình bản in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) không có xác nhận của cơ quan Hải quan để đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan.

Xem nội dung VB
Điều 31. Giám sát hải quan
...

2. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải quan như sau:
...

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát hải quan:

b1) Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát hải quan thực hiện việc giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định. Khi phát hiện lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu; lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật hải quan, Chi cục trưởng hải quan quản lý khu vực giám sát hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa;

b2) Khi giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải quan, Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát hải quan tiến hành:

b2.1) Kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan trên Hệ thống;

b2.2) Kiểm tra bản in Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu/Thông báo phê duyệt vận chuyển với thông tin trên Hệ thống;

b2.3) Kiểm tra, đối chiếu số ký hiệu của phương tiện chứa hàng; tình trạng niêm phong của hãng tàu, tình trạng niêm phong của hải quan (nếu có).

b.3) Xử lý kết quả kiểm tra

Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức hải quan giám sát cập nhật thông tin vào Hệ thống.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát hải quan hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh bổ sung hoặc xử lý theo quy định.

Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hải quan thuộc diện phải hủy theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư này thì người khai hải quan làm thủ tục hủy tờ khai theo quy định.

Trường hợp địa điểm giám sát chưa nối mạng hoặc do sự cố thì việc tra cứu và cập nhật thông tin được thực hiện qua đơn vị hỗ trợ xử lý nghiệp vụ hải quan thuộc Tổng cục Hải quan.

Xem nội dung VB




Công văn 3925/BTC-TCHQ năm 2014 tập kết hàng hóa xuất khẩu Ban hành: 28/03/2014 | Cập nhật: 03/04/2014