Thông tư 63/2019/TT-BTC hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải
Số hiệu: 63/2019/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành: 09/09/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Thuế, phí, lệ phí, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phílệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định s 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản hoạt động hàng hải;

Căn cứ Nghị định s 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ vquản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hưng dẫn về chế độ thu, nộp, quản , sử dụng phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cục Hàng hải Việt Nam.

2. Các Cảng vụ hàng hải.

3. Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (sau đây gọi tắt là các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải) và các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải khác.

4. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý vận hành luồng hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

5. Các tchức, cá nhân và cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 3. Dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải

Dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hi được thực hiện theo quy định tại Thông tư này bao gồm:

1. Vận hành hệ thống đèn biển, đăng tiêu độc lập.

2. Vận hành, bảo trì hệ thống luồng hàng hải công cộng (bao gồm cả đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng và kè bảo vệ bờ luồng hàng hải).

3. Khảo sát phục vụ công bố thông báo hàng hải đối với luồng hàng hải công cộng (bao gồm cả vị trí đón trả hoa tiêu).

4. Sửa chữa, cải tạo tài sản kết cấu hạ tng hàng hải là đê chn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng và kè bảo vệ bờ luồng hàng hải công cộng được giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý.

5. Nạo vét duy tu luồng hàng hải để đảm bảo chuẩn tắc thiết kế được cơ quan có thm quyn phê duyệt (không bao gồm công tác nạo vét đu tư xây dng mới luồng hàng hải).

6. Nhiệm vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 4. Phương thức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải

1. Phương thức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bo đảm an toàn hàng hải quy định tại khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 3 Thông tư này được thực hiện theo phương thức đặt hàng.

2. Phương thức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này được thực hiện theo phương thức đấu thầu.

3. Phương thức, trình tự, thủ tục cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Nghị định s 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

Điều 5. Nguồn thu phí bảo đảm hàng hải

Phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước bao gồm:

1. Phí bảo đảm hàng hải thu được từ các luồng hàng hải công cộng do Nhà nước đu tư.

2. Phần phí bảo đảm hàng hải trích nộp ngân sách nhà nước thu được từ các luồng hàng hải chuyên dùng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

Chương II

CHẾ ĐỘ KÊ KHAI, THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI

Điều 6. Mức thu phí bảo đảm hàng hải

Mức thu phí bảo đảm hàng hải thực hiện theo Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

Điều 7. Kê khai, nộp phí bảo đảm hàng hải của tổ chức thu

1. Đối với số phí bảo đảm hàng hải thực hiện nộp ngân sách nhà nước, các cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thực hiện kê khai, nộp tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

2. Đối với phí bảo đảm hàng hải được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư này, trong vòng 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, các cảng vụ hàng hải có trách nhiệm xác định stiền doanh nghiệp được hưởng của tháng trước và thực hiện chuyển tiền cho đơn vị. Nguồn thu phí này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Khi nhận tiền, các doanh nghiệp thực hiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho các cảng vụ hàng hải, thực hiện việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định. Các cảng vụ hàng hải không thực hiện kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Điều 8. Quản lý và sử dụng phí bảo đảm hàng hải

1. Các cảng vụ hàng hải khu vực thực hiện thu phí bảo đảm hàng hải tại luồng hàng hải công cộng do nhà nước đầu tư và được để lại tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Tỷ lệ để lại phí bảo đảm hàng hải cho các cảng vụ hàng hải được xác định theo phụ lục đính kèm.

Phí bảo đảm hàng hải thu được sau khi trừ số tiền phí để lại theo quy định, các cảng vụ hàng hải thực hiện kê khai, nộp vào ngân sách Trung ương và hạch toán vào tiểu mục và chương tương ứng.

2. Các cảng vụ hàng hải khu vực thực hiện thu phí bảo đảm hàng hải tại luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư, khai thác và được để lại 2% trên tổng s tin thu phí đ chi cho hoạt động thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật phí và lệ phí.

Phí bảo đảm hàng hải thu được hàng năm tại luồng hàng hải chuyên dùng sau khi trừ số tiền phí để lại tại cảng vụ hàng hải được sử dụng như sau:

a) Thực hiện trích 30% để nộp vào ngân sách nhà nước;

b) Doanh nghiệp đầu tư, khai thác luồng hàng hải chuyên dùng được hưởng 70% số tiền để bù đắp chi phí đầu tư, khai thác và vận hành luồng hàng hải chuyên dùng đảm bảo chuẩn tắc theo quy định.

Chương III

LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN THU PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI

Điều 9. Lập, phân bổ và giao dự toán thu phí bảo đảm hàng hải

1. Lập dự toán thu:

a) Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra dự toán thu phí bảo đảm hàng hải do Bộ Tài chính thông báo cho Bộ Giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Cục Hàng hải Việt Nam lập dự toán thu phí bảo đảm hàng hải gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

2. Phân bổ và giao dự toán thu:

Căn cứ dự toán thu phí bảo đảm hàng hải hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, trước ngày 31 tháng 12, Bộ Giao thông vận tải phân bổ và giao dự toán thu phí bảo đảm hàng hải cho các cảng vụ hàng hải; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Cục Hàng hải Việt Nam và Kho bạc Nhà nước.

Điều 10. Tổng hợp, quyết toán nguồn thu phí bảo đảm hàng hải

Kết thúc năm tài chính, các cảng vụ hàng hải tổng hợp số thu, nộp phí bảo đảm hàng hải trong báo cáo quyết toán năm gửi Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam xét duyệt và tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải để tổng hp số thu ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải hàng năm theo quy định hiện hành.

Chương IV

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CUNG ỨNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

Điều 11. Nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải

Căn cứ nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải được bố trí từ ngân sách trung ương hàng năm.

Điều 12. Lập, phân bổ và giao dự toán chi cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải

1. Lập dự toán

a) Căn cứ vào khối lượng dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Điều 3 Thông tư này, giá dịch vụ sự nghiệp công bảo đm an toàn hàng hải năm trước, dự kiến biến động các yếu tố chi phí đầu vào, các Tng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải lập nhu cầu kinh phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Trên cơ sở đề xuất của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Cục Hàng hải Việt Nam lập dự toán chi ngân sách nhà nước cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải năm tiếp theo gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 07 hàng năm. Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Phân bổ và giao dự toán

Trước ngày 31 tháng 12, Bộ Giao thông vận tải thực hiện phân bổ và giao dự toán chi cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải cho Cục Hàng hải Việt Nam, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước nơi Cục Hàng hải Việt Nam mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.

Điều 13. Tạm ứng, thanh toán kinh phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải

1. Đối với dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện theo phương thức đặt hàng

a) Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải giao, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải năm trước đã được duyệt, trước ngày 31 tháng 12, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện ký hợp đồng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ. Hợp đồng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên sản phẩm, dịch vụ công; số lượng, khối lượng, chất lượng thực hiện; giá, đơn giá, giá trị hợp đồng; thời gian hoàn thành; phương thức nghiệm thu, tạm ứng, thanh toán; quyền, nghĩa vụ của các bên.

b) Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để tạm ứng, thanh toán cho các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ theo hợp đồng đã ký. Kho bạc Nhà nưc nơi Cục Hàng hải Việt Nam giao dịch kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm soát chi trước khi tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng.

c) Tạm ứng kinh phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.

Mức tạm ứng cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết và không vượt dự toán giao hàng năm. Việc thu hồi số tiền tạm ứng bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết số tiền tạm ứng khi thanh toán cuối cùng của năm kế hoạch.

d) Thanh toán kinh phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.

Định kỳ hoặc sau khi nghiệm thu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ theo quy định.

2. Đối với dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện theo phương thức đấu thầu

a) Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải giao, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và bảo trì công trình xây dựng để tổ chức lựa chọn và ký hợp đồng với các nhà thầu.

b) Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để tạm ứng, thanh toán cho các nhà thầu theo hợp đồng đã ký. Kho bạc Nhà nước nơi Cục Hàng hải Việt Nam giao dịch kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm soát chi trước khi tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng.

c) Tạm ứng kinh phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.

Mức tạm ứng cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết và không vượt dự toán giao hàng năm. Việc thu hồi số tiền tạm ứng bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết số tiền tạm ứng khi thanh toán cuối cùng của năm kế hoạch.

d) Thanh toán kinh phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.

Khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thanh toán giá trị khi lượng hoàn thành cho các đơn vị cung ứng dịch vụ theo quy định.

3. Hồ sơ tạm ứng, thanh toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC , cụ thể như sau:

a) Hồ sơ tạm ứng gồm:

- Quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải cho Cục Hàng hải Việt Nam;

- Hợp đồng giữa Cục Hàng hải Việt Nam với đơn vị cung ứng dịch vụ;

- Giấy đề nghị tạm ứng (nếu có);

- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) của Cục Hàng hải việt Nam, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán.

b) Hồ sơ thanh toán gồm:

- Quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải cho Cục Hàng hải Việt Nam;

- Hợp đồng giữa Cục Hàng hải Việt Nam với đơn vị cung ứng dịch vụ;

- Biên bản nghiệm thu xác nhận khối lượng, chất lượng hoàn thành;

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo Hợp đồng đề nghị thanh toán;

- Giấy đề nghị thanh toán (nếu có);

- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam, trong đó ghi rõ nội dung để Kho bạc Nhà nước có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán.

Điều 14. Kiểm tra, quyết toán nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải

1. Hàng năm, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải lập báo cáo quyết toán thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính.

2. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.

3. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí chi cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; tổng hp chung trong báo cáo quyết toán của Cục Hàng hải Việt Nam, gửi Bộ Giao thông vận tải thẩm định và tổng hợp chung trong quyết toán của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo quyết toán và chịu trách nhiệm bồi hoàn khi thực hiện quyết toán dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải được giao không đúng quy định.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 và áp dụng từ năm tài chính 2020.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 14/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải và Thông tư số 262/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp phí bảo đảm hàng hải đối với luồng hàng hải chuyên dùng.

3. Việc quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải thu trên tuyến luồng Soài Rạp được tiếp tục thực hiện cơ chế thí điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Trong quá trình thực hiện, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đưc dẫn chiếu trong Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Bộ Giao thông vn tải và các đơn vị phản ánh vBộ Tài chính đxem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND, S
Tài chính, Cục thuế, KBNN, Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Quang Hải

 

PHỤ LỤC

TỶ LỆ PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI ĐƯỢC ĐỂ LẠI CHO CÁC CẢNG VỤ HÀNG HẢI ĐỂ CHI CHO CÔNG TÁC THU PHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2019/TT-BTC ngày 09/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

TT

Tên đơn v

Tỷ lệ để lại

1

Cảng vụ HH Quảng Ninh

0,70%

2

Cảng vụ HH Hải Phòng

0,50%

3

Cảng vụ HH Thái Bình

3,50%

4

Cảng vụ HH Nam Định

4,00%

5

Cảng vụ HH Thanh Hóa

1,50%

6

Cảng vụ HH Nghệ An

2,50%

7

Cảng vụ HH Hà Tĩnh

2,50%

8

Cảng vụ HH Quảng Bình

3,00%

9

Cảng vụ HH Quảng Trị

3,50%

10

Cảng vụ HH TT Huế

3,00%

11

Cảng vụ HH Đà Nng

1,00%

12

Cảng vụ HH Quảng Nam

3,00%

13

Cảng vụ HH Quảng Ngãi

1,50%

14

Cảng vụ HH Quy Nhơn

1,50%

15

Cảng vụ HH Nha Trang

1,50%

16

Cảng vụ HH Đồng Nai

1,50%

17

Cảng vụ HH Bình Thuận

1,50%

18

Cảng vụ HH Vũng Tàu

0,50%

19

Cảng vụ HH TP. HCM

0,50%

20

Cảng vụ HH Mỹ Tho

3,50%

21

Cảng vụ HH An Giang

3,50%

22

Cảng vụ HH Đồng Tháp

4,00%

23

Cảng vụ HH Cần Thơ

2,50%

24

Cảng vụ HH Kiên Giang

3,50%

25

Cảng vụ HH Cà Mau

4,00%

 

Điều 13. Thủ tục công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi và công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng
...

4. Việc công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng thực hiện như sau:

a) Trường hợp luồng hàng hải được công bố cùng thời điểm công bố mở cảng biển, Bộ Giao thông vận tải công bố cùng với công bố mở cảng biển;

b) Trường hợp luồng hàng hải công bố sau thời điểm công bố mở cảng biển hoặc luồng hàng hải được đầu tư mới, công bố lại do điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp thì Cục Hàng hải Việt Nam công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng.Điều 13. Thủ tục công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi và công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí / Dự toán cả năm về phí thu được) x 100

Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí / Dự toán cả năm về phí thu được) x 100

Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB