Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 44/2015/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 22/10/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 01/12/2015 Số công báo: Từ số 1161 đến số 1162
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2015

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2015/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI SẮP XẾP LẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là công ty thực hiện sắp xếp lại) quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại; người đại diện phần vốn của công ty; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu quy định tại Điều 2 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:

1. Lập danh sách lao động thường xuyên của công ty theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:

a) Danh sách lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động (kể cả lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng).

b) Danh sách lao động đang phải ngừng việc (được trả lương hoặc không được trả lương theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động);

c) Danh sách lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

d) Danh sách lao động đang nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động;

đ) Danh sách lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động (bao gồm cả người lao động được công ty cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của công ty).

2. Lập danh sách lao động tiếp tục được sử dụng ở công ty sau khi sắp xếp lại theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở rà soát cơ cấu tổ chức, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban và định hướng chiến lược phát triển công ty sau khi sắp xếp lại, gồm:

a) Danh sách lao động tiếp tục sử dụng (không cần đào tạo lại và làm việc trọn thời gian);

b) Danh sách lao động phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có);

c) Danh sách lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có).

3. Lập danh sách lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sẽ chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 của Bộ luật Lao động theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Lập danh sách lao động không bố trí được việc làm ở công ty sau khi sắp xếp lại và phải chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi là danh sách người lao động dôi dư), gồm:

a) Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 theo mẫu số 4a ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP), gồm:

- Danh sách lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP;

- Danh sách lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP;

- Danh sách lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) hoặc Khoản 5 (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

b) Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) theo mẫu số 5a ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Công ty chốt danh sách lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (đối với trường hợp cổ phần hóa công ty) hoặc thời điểm bán tại hợp đồng mua bán (đối với trường hợp bán công ty) hoặc thời điểm chuyển đổi tại quyết định chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp) hoặc thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể tại quyết định của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể công ty) hoặc thời điểm quyết định mở thủ tục phá sản của Thẩm phán có hiệu lực thi hành (đối với trường hợp phá sản công ty) để đưa vào phương án sắp xếp công ty.

6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:

a) Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Chế độ đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 8a ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Chế độ đối với người lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này hoc theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 9a ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Tổng hợp phương án sử dụng lao động theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức công khai phương án sử dụng lao động (trong phương án sắp xếp lại công ty) ít nhất 10 ngày và gửi tới từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động để lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động. Việc tổ chức Hội nghị người lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

9. Hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động trong phương án sắp xếp lại công ty, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty.

10. Sau khi có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty, công ty rà soát lại danh sách, dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính toán lại chế độ đối với người lao động dôi dư; hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư; công khai phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư trong thời gian 05 ngày làm việc để người lao động kiểm tra, đối chiếu; trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư.

Điều 4. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ

1. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản hỗ trợ quy định tại điểm c Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Thời gian làm việc làm căn cứ tính trợ cấp mt việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo him thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian người lao động đã được công ty thực hiện sắp xếp lại chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm (nếu có).

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại, thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sau đây gọi là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP).

3. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định 63/2015/NĐ-CP bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 2 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (bao gồm: cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).

Điều 5. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ

1. Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được tính như sau:

Trong đó:

TLbq5 là tiền lương bình quân 05 năm cuối trước khi nghỉ việc.

TLi là tiền lương tháng thứ i được xác định như sau:

a) Đối với thời gian người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tiền lương tháng được xác định bằng hệ số lương cộng phụ cấp lương (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, nhân với mức lương tối thiểu chung hoặc hệ số lương cộng phụ cấp lương (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân với mức lương tối thiểu chung hoặc mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tương ứng với từng thời kỳ;

b) Đối với thời gian công ty thực hiện sắp xếp lại chưa xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, tiền lương tháng là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động;

c) Đối với thời gian người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

2. Tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được tính theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội của người đại diện phần vốn của công ty.

3. Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty vào doanh nghiệp khác được xác định như quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

Điều 6. Trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại trong thực hiện chế độ

Trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại trong thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Thực hiện công khai phương án sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 8, Khoản 10 Điều 3 Thông tư này qua các hình thức: cung cấp thông tin tại các cuộc họp chủ chốt hoặc tại cuộc họp từ tổ, đội sản xuất đến toàn công ty; niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi để người lao động biết; qua hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ, mạng internet hoặc bằng văn bản đến người lao động, phòng, ban, tổ, đội sản xuất.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động dôi dư đến người lao động trong toàn công ty trước, trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư của cơ quan có thẩm quyền, công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm dự toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư theo phương án đã được phê duyệt và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện chế độ từ các nguồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, công ty thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động dôi dư.

5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm chi trả các chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định.

6. Thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của công ty sau khi sắp xếp lại đối với người lao động từ công ty thực hiện sắp xếp lại chuyển sang làm việc tại công ty

Trách nhiệm của công ty sau khi sắp xếp lại đối với người lao động từ công ty thực hiện sắp xếp lại chuyển sang làm việc tại công ty tại điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Công ty sau khi sắp xếp lại có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc đối với người lao động từ công ty thực hiện sắp xếp lại chuyển sang khi người lao động đó mất việc làm, thôi việc tại công ty sau khi sắp xếp lại đối với thời gian làm việc tại công ty sau khi sắp xếp lại và thời gian làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại, kể cả thời gian người lao động làm việc tại công ty, cơ quan, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước nếu chuyển đến công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 48, Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

3. Thời gian người lao động làm việc tại công ty, cơ quan, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

Điều 8. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1. Hướng dẫn việc thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và các quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội.

Điều 9. Báo cáo tình hình thực hiện chế đ

1. Công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm báo cáo chủ sở hữu tình hình giải quyết chính sách lao động dôi dư theo quy định tại mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư.

2. Đại diện chủ sở hữu của công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư năm trước liền kề về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 30 tháng 01 hàng năm.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo việc thực hiện thu bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư của năm trước liền kề theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.

Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Trường hợp phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành rà soát lại chế độ đối với người lao động dôi dư trong phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt, báo cáo chủ sở hữu kết quả rà soát; trường hợp phải sửa đổi, bổ sung chế độ đối với người lao động dôi dư (nếu có), báo cáo chủ sở hữu xem xét, phê duyệt sửa đổi, bổ sung và thực hiện chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Thông tư này.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu, khi thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền vận dụng các quy định tại Nghị định 63/2015/NĐ-CP để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư thì vận dụng quy định tại Thông tư này.

4. Công ty nhà nước, công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp chưa thực hiện chuyn đi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu nay sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP hoặc sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp áp dụng Nghị định s 63/2015/NĐ-CP để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con, khi thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP để giải quyết chính sách đi với người lao động dôi dư thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

6. Trường hợp công ty thực hiện sắp xếp lại hỗ trợ thêm đối với người lao động dôi dư bng ngun kinh phí hợp pháp của công ty theo quy định tại Khoản 7 Điều 11 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP thì công ty phải xây dựng các điều kiện, tiêu chí, danh sách người lao động nhận hỗ trợ và mức hỗ trợ, thống nhất với tổ chức đại diện tập thể lao động và thực hiện hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch trong công ty.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ sung, hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Th tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ;
-
Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, đoàn thể;
- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Vụ LĐTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư s 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TT

Nội dung

Mẫu số 1

Danh sách lao đng thường xuyên ti thời điểm ……………

Mẫu số 2

Danh sách lao động tiếp tục được sử dụng sau khi sắp xếp lại tại thời điểm …………………

Mẫu số 3

Danh sách lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm …………………

Mẫu số 4

Danh sách lao động tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 dôi dư ti thời điểm …………………

(áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty)

Mẫu số 4a

Danh sách lao động tuyển dụng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 dôi dư ti thời điểm …………………

(áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Mẫu số 5

Danh sách lao động tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 về sau dôi dư tại thời điểm …………………

(áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty)

Mu số 5a

Danh sách lao động tuyển dụng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 về sau dôi dư tại thời điểm …………………

(áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Mẫu số 6

Chế độ đối với lao động dôi dư nghỉ hưu trước độ tuổi quy định tính đến thời điểm …………………

Mẫu số 7

Chế độ đối với lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hi đến thời điểm ……………

Mu số 8

Chế độ đối với lao động tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 phải nghỉ việc và chấm dứt hp đồng lao đng tại thời điểm …………………

(áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hp nht, chia, tách công ty)

Mẫu số 8a

Chế độ đối với lao động tuyển dụng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm …………………

(áp dụng đối với trường hp giải thể, phá sản)

Mẫu số 9

Chế độ đối với lao động tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm …………………

(áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty)

Mẫu số 9a

Chế độ đối với lao động tuyển dụng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm …………………

(áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Mẫu số 10

Phương án sử dụng lao động

Mẫu số 11

Báo cáo kết quả giải quyết lao động dôi dư tính đến ngày ... tháng ... năm...

Mu số 12

Báo cáo kết quả giải quyết lao động dôi dư năm...

Mẫu số 13

Báo cáo kết quả giải quyết lao động dôi dư năm...

 


Mẫu số 1

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

 

Nhóm

Số TT

Họ và tên

Ngày/ tháng/ năm sinh

Chức danh/công việc đang làm

Trình độ chuyên môn/ bậc thợ

Ngày/tháng/ năm được tuyển lần cuối vào công ty

Loại HĐLĐ

Tiền lương theo HĐLĐ (đồng)

Thời điểm bắt đu ngừng/nghỉ/ tạm hoãn HĐLĐ

Ghi chú

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1. Đang làm việc theo hợp đng lao động (HĐLĐ)

1

 

 

 

 

 

 

 

x

 

2

 

 

 

 

 

 

 

x

 

3

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

2. Đang phải ngừng việc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đang nghỉ hưởng chế độ bảo him xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Đang nghỉ không hưởng lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (bao gm cả người đại diện phần vốn của công ty)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú: hướng dẫn này được áp dụng chung cho các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này

- (1) Thời điểm: ghi theo thời điểm lập danh sách (có thông báo kế hoạch sắp xếp lại hoặc thời điểm chốt danh sách đối với từng trường hợp sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Thông tư này);

- Cột 3: Ghi trình độ cao nhất (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp) hoặc tên nghề, bậc thợ.

- Cột 4: HĐLĐ không xác định thời hạn ký hiệu (A); Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ghi ký hiệu là (B); Dưới 12 tháng hoặc mùa vụ hoặc giao kết bng miệng được ghi ký hiệu (C); Tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ghi ký hiệu (D); Không thuộc đối tượng ký hợp đng lao động ghi ký hiệu là (K).

- Cột 5: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm được tuyển dụng vào công ty (trường hợp công ty sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi thành TNHH1TV thì ghi thời điểm tuyển dụng vào công ty trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách hoặc chuyển đổi)

- Cột 6: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm người lao động ngừng việc, nghỉ việc, tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

- Cột 7: Tiền lương (gồm: mức lương theo chức danh công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) ghi trong HĐLĐ.

- Cột 8: Ghi cụ thể lý do ngừng việc, nghỉ việc, tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (bao gồm cả trường hợp người được cử làm đại diện phần vốn của công ty làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của công ty).

 

Mẫu số 2

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TIẾP TỤC ĐƯỢC SỬ DỤNG SAU KHI SẮP XẾP LẠI
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

 

Nhóm

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở phụ lục 1

Ngày/ tháng/ năm sinh

Trình độ chuyên môn/ bậc thợ

Chức danh/công việc đang làm

Chức danh/công việc dự kiến sau sắp xếp lại

Thời gian đã đóng bảo him xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1. Tiếp tục được sử dụng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chuyển sang làm việc không trọn thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú: - Cột 7 và 8: ghi theo thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

 

Mẫu số 3

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

DANH SÁCH LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

 

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở ph lc 1

Ngày/ tháng/ năm sinh

Thời gian làm việc thực tế tại công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Lý do chấm dứt HĐLĐ

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú:

- Cột 5, 6: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

- Cột 9: Ghi lý do chấm dứt HĐLĐ theo các khoản tại Điều 36 của Bộ luật lao động (ví dụ: hết hạn hợp đồng lao động ghi là 1; hoàn thành công việc trong hợp đồng lao động ghi là 2, v.v.).

 

Mẫu số 4

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 DÔI DƯ
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

(Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty)

 

Nhóm

Số TT

Họ và tên

Số th tự ở ph lc 1

Ngày/ tháng/ năm sinh

Ngày/tháng /năm được tuyển lần cuối vào công ty

Thời gian làm việc thực tế tại công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(D)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1. Nghỉ hưu trước tuổi

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đủ tui nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phải chấm dứt HĐLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Mẫu số 4a

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 DÔI DƯ
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

(Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

 

Nhóm

Số TT

Họ và tên

Số th tự ở ph lc 1

Ngày/ tháng/ năm sinh

Ngày/tháng /năm được tuyển lần cuối vào công ty

Thời gian làm việc thực tế tại công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(D)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

4. Nghỉ hưu trước tuổi

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Phải chấm dứt HĐLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Mẫu số 5

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ SAU DÔI DƯ
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

(Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty)

 

Số TT

Họ và tên

Số th tự ở ph lc 1

Ngày/ tháng/ năm sinh

Ngày/tháng /năm được tuyển lần cuối vào công ty

Thời gian làm việc thực tế tại công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Mẫu số 5a

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2000 VỀ SAU DÔI DƯ
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

(Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

 

Số TT

Họ và tên

Số th tự ở ph lc 1

Ngày/ tháng/ năm sinh

Ngày/tháng /năm được tuyển lần cuối vào công ty

Thời gian làm việc thực tế tại công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Mẫu số 6

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ NGHỈ HƯU TRƯỚC ĐỘ TUỔI QUY ĐỊNH
TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

 

Nhóm

STT

Họ và tên

S thứ tự ở phụ lục 1

Ngày/tháng/ năm sinh

Thời gian đã đóng BHXH

Thời gian đã đóng BHXH làm tròn (năm)

Mức lương tháng bình quân của 05 năm cuối trước khi ngh việc (đồng/ tháng)

Số năm về hưu trước tuổi (năm)

Mức trợ cấp 03 tháng lương/ năm nghỉ hưu trước tuổi (đồng)

Mức hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở/năm đóng BHXH (đồng)

Mức hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở/năm đóng BHXH (đồng)

Tổng tiền được nhận (đồng)

Nơi khi ngh hưu

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(D)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1. Từ đủ 55 đến dưới 59 tuổi (nam), từ đủ 50 đến dưới 54 tuổi (nữ)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

(=8+9)

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

           

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

2. Từ đủ 59 đến dưới 60 tuổi (nam), từ đủ 54 đến dưới 55 tuổi (nữ)

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

 

(=10)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
THẨM ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng du)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú:

- Cột 8 = (cột 6 x 3 tháng) x cột 7; trong đó cột 7 tính năm đi 12 tháng (không tính tháng lẻ)

- Cột 9 = Mức lương cơ sở x (cột 5); trong đó cột 5 làm tròn năm theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

- Cột 10 = 0,5 tháng lương cơ sở x cột 5;

- Cột 11 = cột 8 + cột 9 (đối với nhóm 1) hoặc = cột 10 (đối với nhóm 2).

 

Mẫu số 7

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU
NHƯNG THIẾU THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐẾN THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

 

STT

Họ và tên

Số th tự ở phụ lục 1

Ngày/tháng năm sinh

Thời gian đã đóng BHXH

S tháng còn thiếu chưa đóng BHXH

Tin lương tháng làm căn cứ đóng BHXH (đồng)

Tổng số tiền đóng cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất (đồng)

Nơi ở khi nghỉ hưu

Nam

Nữ

Năm

Tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng

x

x

x

x

x

 

x

 

x

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
BẢO HIỂM XÃ HỘI

(Chức danh, ký tên, đóng du)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
THẨM ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng du)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú: Cột 7 = cột 5 x cột 6 x tỷ lệ % đóng vào qu hưu trí và tử tuất của người lao động và người sử dụng lao động.

 

Mẫu số 8

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998
PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

(Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty)

 

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự phụ lục 1

Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc tại công ty

Tổng thời gian đã làm việc thực tế

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được công ty trả trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc và hỗ trợ

Thời gian làm việc để tính trợ cp mất việc và hỗ trợ làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng)

Trợ cấp mất việc làm (đồng)

Mức hỗ trợ theo tháng lương cơ sở cho mi năm làm việc (đồng)

Tổng tiền trợ cấp, hỗ trợ được nhận (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=14*15

 

=16+17

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
THẨM ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng du)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú:

- Cột 2, 3: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

- Cột 14: được xác định theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

- Cột 17: được tính theo điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

 

Mẫu số 8a

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002
PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

(Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

 

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự phụ lục 1

Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc tại công ty

Tổng thời gian đã làm việc thực tế

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được công ty trả trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc và hỗ trợ

Thời gian làm việc để tính trợ cp thôi việc và hỗ trợ làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng)

Trợ cấp thôi việc (đồng)

Mức hỗ trợ theo tháng lương cơ sở cho mi năm làm việc (đồng)

Tổng tiền trợ cấp, hỗ trợ được nhận (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=14*15 * 1/2

 

=16+17

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
THẨM ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng du)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú:

- Cột 2,3: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

- Cột 14: được xác định theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

- Cột 17: được tính theo điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

 

Mẫu số 9

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ SAU
PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

(Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty)

 

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự phụ lục 1

Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc tại công ty

Tổng thời gian đã làm việc thực tế

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được công ty trả trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc

Thời gian làm việc để tính trợ cp mất việc làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng)

Tổng tiền trợ cấp mất việc làm (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=14*15

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
THẨM ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng du)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú:

- Cột 2, 3: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

- Cột 14: được xác định theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

 

Mẫu số 9a

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ SAU
PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM
……………………(1)………………….

(Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

 

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự phụ lục 1

Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào công ty

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc tại công ty

Tổng thời gian đã làm việc thực tế

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được công ty trả trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cp thôi việc làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng)

Tổng tiền trợ cấp thôi việc làm (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=14*15

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
THẨM ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng du)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú:

- Cột 2, 3: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP .

- Cột 14: được xác định theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

 


Mẫu số 10

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

 

I. Đặc điểm chung

- Tên công ty: ……………………………………………………………………………………………

- Thành tháng năm thành lập: …………………………………………………………………………

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

- Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính: ……………………………………………………………..

- Hình thức sắp xếp lại: ………………………………………………………………………………..

- Thuận lợi: ………………………………………………………………………………………………

- Khó khăn: ………………………………………………………………………………………………

II. Phương án sử dụng lao động

1. Lao động trước khi sắp xếp

Tổng số lao động thường xuyên: ……………….. người, trong đó nữ: …………………… người.

Trong đó:

a) Số lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động: ……………………………… người.

b) Số lao động đang ngừng việc: ………………………………………………………… người.

c) Số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: ………………………..người.

d) Số lao động đang nghỉ việc không hưởng lương: …………………………………… người.

đ) Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: …………………………người.

Trong đó: Số đang là người đại diện phần vốn của công ty: ……………………………người.

2. Phương án sử dụng lao động

a) Số lao động tiếp tục sử dụng tại công ty sau khi sắp xếp lại: ………………………. người, trong đó nữ: …………………….. người.

Trong đó:

- Số lao động tiếp tục sử dụng: ……………………………………………………………. người.

- Số lao động được đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có): …………………..người;

- Số lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có): ……………………người.

b) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động: ……………………………………………người.

c) Số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động: ……………………… người, trong đó nữ: …………………………… người.

Trong đó:

- Số lao động nghỉ hưu trước tuổi: …………………………………………………….. người;

- Số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH: …………………. người;

- Số lao động phải chấm dt hợp đồng lao động: ……………………………………….. người;

d) Số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau (đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động: …………………… người, trong đó nữ: ……………….. người

3. Kinh phí dự kiến

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ………………………………………… đồng,

Trong đó:

a) Thực hiện chế độ đối với số lao động về hưu trước độ tuổi quy định (phụ lục 6) ……………………… đồng;

b) Đóng cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất với số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH (phụ lục 7): …………………… đồng;

c) Thực hiện chế độ đối với lao động tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nht, chia, tách (phụ lục 8) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 đi với công ty thực hiện giải thể, phá sản (phụ lục 8a) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động: ………………… đồng;

d) Thực hiện chế độ đối với số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách (phụ lục 9) hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản (phụ lục 9a) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động: …………………….. đồng.

4. Nguồn kinh phí đảm bảo

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ………………………………………………đồng,

Trong đó:

a) Nguồn từ tiền bán cổ phần/bán doanh nghiệp:            …………….………………………….. đồng.

b) Chi phí của doanh nghiệp: ………………………………………….……………………..đồng.

c) Đề nghị Quỹ H trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp: ……………………………đồng./.

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
PHÊ DUYỆT CỦA CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng du)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CÔNG TY
(Ký tên, đóng du)

 


Mẫu số 11

CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ
TÍNH ĐẾN NGÀY ….. THÁNG ….. NĂM …..

 

STT

Tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty

Loại lao động

Phương án được duyệt

Kết quả thực hiện

Số lao động

Kinh phí (ngàn đng)

Số lao động

Kinh phí (ngàn đng)

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Thu từ bán cổ phần/ bán doanh nghiệp

Chi phí của doanh nghiệp

Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp

Nguồn khác

Thu từ bán cổ phần/ bán doanh nghiệp

Chi phí của doanh nghiệp

Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp

Nguồn khác

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

Trước 21/4/1998 (hoặc trước ngày 26/4/2002)

1. Nghỉ hưu trước độ tuổi quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đủ tui nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phải chm dứt hợp đồng lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Từ 21/4/1998 (hoặc 26/4/2002) trở về sau phải chấm dứt HĐLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú: - Thời hạn báo cáo trong 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư.

 

Mẫu số 12

ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
----------

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ
NĂM …..

 

STT

Tên doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại

Hình thức sắp xếp lại

Phương án được duyệt

Kết quả thực hiện

Số lao động dôi dư

Kinh phí (ngàn đng)

Số lao động dôi dư

Kinh phí (ngàn đng)

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Thu từ bán cổ phần/ bán doanh nghiệp

Chi phí của doanh nghiệp

Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp

Nguồn khác

Thu từ bán cổ phần/ bán doanh nghiệp

Chi phí của doanh nghiệp

Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp

Nguồn khác

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú:

- Thời hạn báo cáo trước ngày 30 tháng 01 năm sau.

- Cột C: ghi theo hình thức sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

 

Mẫu số 13

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ
NĂM …..

 

STT

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Số doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại

Theo phương án được duyệt

Kết quả thực hiện

S lao động dôi dư về hưu trước độ tuổi quy định

Số lao động dôi dư đủ tuổi về hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo him xã hội

Số lao động dôi dư về hưu trước độ tui quy định

Kinh phí (ngàn đồng)

Số người

Đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất

Sngười

Đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất

Số tháng còn thiếu

Số tiền phải đóng (đồng)

Số tháng còn thiếu đã thu

Số tiền đã thu (đồng)

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm...
TH TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng du)

 

Ghi chú: - Thời hạn báo cáo trước ngày 30 tháng 01 năm sau.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động Dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:

- Người lao động đang làm việc tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

- Người lao động không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty không bố trí được việc làm;

- Người lao động trong công ty thực hiện sắp xếp lại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tại thời điểm sắp xếp lại không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng.

b) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (thời điểm Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành);

c) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

d) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau.

2. Người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của công ty), gồm:

a) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà công ty thực hiện sắp xếp lại đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

b) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Xem nội dung VB
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
...

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Xem nội dung VB
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Xem nội dung VB
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:
...

5. Giải thể, phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:
...

5. Giải thể, phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm;

- Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;

- Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.

5. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 02 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 15 năm;

- Mức 0,7 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;

- Mức 0,3 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:
...

5. Giải thể, phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm;

- Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;

- Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

5. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 02 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 15 năm;

- Mức 0,7 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;

- Mức 0,3 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau

Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

1. Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau

Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:
...

2. Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc
...

3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:
...

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:
...

b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm;

- Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;

- Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.

5. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 02 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 15 năm;

- Mức 0,7 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;

- Mức 0,3 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau

Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

1. Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.

2. Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm;

- Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;

- Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.

5. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 02 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 15 năm;

- Mức 0,7 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;

- Mức 0,3 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm trở lên.

Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau

Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

1. Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.

2. Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 7. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ

1. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định này được quy định như sau:

a) Đối với người lao động dôi dư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc;

Xem nội dung VB
Điều 21. Tiền lương

Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Xem nội dung VB
Điều 7. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ

1. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định này được quy định như sau:
...

b) Đối với người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.

Xem nội dung VB
Điều 9. Trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại và công ty sau khi sắp xếp lại

1. Công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm:

a) Rà soát lại cơ cấu tổ chức phòng ban, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ đội, phân xưởng, phòng ban;

b) Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển công ty sau khi sắp xếp lại, xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động bảo đảm sử dụng lao động có hiệu quả;

c) Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức Hội nghị người lao động để lấy ý kiến về phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; công khai phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư trong công ty;

d) Tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động dôi dư đến người lao động trong toàn công ty;

đ) Thực hiện chi trả chế độ cho người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này; thanh, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật;

e) Báo cáo chủ sở hữu tình hình giải quyết chính sách lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại

1. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 3 Nghị định này và người đại diện phần vốn của công ty được quy định như sau:

a) Đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dồi dư từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;

b) Đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;

c) Đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư từ các khoản thu theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 4 Nghị định này và người đại diện phần vốn của công ty được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của công ty thực hiện sắp xếp lại.

Xem nội dung VB
Điều 9. Trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại và công ty sau khi sắp xếp lại
...

2. Công ty sau khi sắp xếp lại có trách nhiệm:
...

b) Chi trả trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc đối với người lao động từ công ty thực hiện sắp xếp lại chuyển sang khi người lao động đó mất việc làm, thôi việc tại công ty sau khi sắp xếp lại đối với thời gian làm việc thực tế tại công ty sau khi sắp xếp lại và thời gian làm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại, kể cả thời gian người lao động làm việc tại công ty, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước nếu chuyển đến công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc.

Xem nội dung VB
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
...

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
...

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
...

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Xem nội dung VB
Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

2. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Công văn 67/BHXH-CSXH năm 2016

Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH) và các quy định của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về thu BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân hướng dẫn BHXH cấp huyện, đơn vị sử dụng lao động, người lao động, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định tại các văn bản nêu trên; BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH đối với đối tượng áp dụng thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Điều 1, Điều 2 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Về thu BHXH

Đối với trường hợp người lao động thuộc diện dôi dư đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 50 của Luật BHXH năm 2006 (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu trước ngày 01/01/2016) hoặc theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 trở về sau) còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng BHXH một lần cho số tháng còn thiếu để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP thì thực hiện thu BHXH bổ sung một lần cho những tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất theo quy định.

Mức đóng BHXH cho số tháng còn thiếu bằng 22% tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu.

BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân căn cứ vào danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng thiếu thời gian đóng BHXH (Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH) để tổ chức thu BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam.

Việc ghi, xác nhận vào sổ BHXH thực hiện theo quy định hiện hành, riêng đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Tiết b, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH thì sổ BHXH cần ghi rõ nội dung: đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu theo Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, thời gian là ... tháng, thời điểm đóng đủ là ... ngày ... tháng ... năm ...

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

Xem nội dung VB
- Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội được hướng dẫn bởi Khoản 2 và Khoản 3 Công văn 67/BHXH-CSXH năm 2016

Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH) và các quy định của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về thu BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân hướng dẫn BHXH cấp huyện, đơn vị sử dụng lao động, người lao động, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định tại các văn bản nêu trên; BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH đối với đối tượng áp dụng thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Điều 1, Điều 2 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
...
2. Về thực hiện chế độ BHXH

2.1. Thực hiện chế độ đối với người đủ điều kiện hưởng lương hưu

Căn cứ hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ hưu trí theo quy định gồm sổ BHXH, quyết định nghỉ việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và danh sách người nghỉ hưu đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Mẫu số 6 hoặc Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH) do đơn vị sử dụng lao động chuyển đến để giải quyết chế độ hưu trí đối với người lao động, cụ thể như sau:

a) Đối với người nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Tiết a, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định hiện hành nhưng không có điều kiện về Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa và không phải trừ tỷ lệ lương hưu do về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2, Điều 52 Luật BHXH năm 2006 và Khoản 3, Điều 56 Luật BHXH năm 2014; thời điểm hưởng lương hưu tính từ tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu trước tuổi ghi trong quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí do người sử dụng lao động lập.

Ví dụ 1: Ông A 57 tuổi, có 27 năm đóng BHXH thuộc diện nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Tiết a, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH, theo quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí do người sử dụng lao động lập thì thời điểm hưởng lương hưu trước tuổi của ông A từ ngày 01/5/2016. Chế độ hưu trí của ông A tính như sau:

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 2% = 24%;

- Tỷ lệ lương hưu hằng tháng của ông A là 45% + 24% = 69%;

Thời điểm hưởng lương hưu trước tuổi của ông A được tính từ tháng 5/2016.

b) Đối với người đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa không quá 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Tiết b, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH thì thời điểm hưởng lương hưu hàng tháng được tính từ tháng đóng đủ BHXH cho số tháng còn thiếu.

Ví dụ 2: Bà B sinh tháng 02/1961, có 19 năm 9 tháng đóng BHXH (tính đến hết tháng 2/2016), thuộc diện đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Tiết b, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH. Tháng 3/2016, Công ty đã đóng BHXH một lần cho 03 tháng còn thiếu và lập, nộp đủ hồ sơ theo quy định. Chế độ hưu trí của bà B tính như sau:

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 05 năm, tính thêm: 5 x 3% = 15%;

- Tỷ lệ lương hưu hằng tháng của bà B là 45% + 15% = 60%;

Thời điểm hưởng lương hưu của bà B được tính từ tháng đóng đủ BHXH (tháng 3/2016).

Trường hợp đến 30/6/2016 Công ty mới đóng đủ BHXH một lần cho 03 tháng còn thiếu và lập, nộp đủ hồ sơ theo quy định thì lương hưu của bà B được tính từ ngày 01/6/2016.

c) Trường hợp trong thời gian từ khi nghỉ việc đến tháng đóng BHXH đủ 20 năm mà người lao động chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành đối với người đang tham gia đóng BHXH.

d) Về thủ tục hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ hưu trí thực hiện theo quy định của BHXH Việt Nam, ban hành quyết định hưởng chế độ hưu trí theo mẫu quy định, bổ sung phần căn cứ dòng: “Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ” và thay cụm từ “Hưu trí” bằng cụm từ “HƯU TRÍ - NĐ 63” tại góc bên phải quyết định.

2.2. Thực hiện chế độ đối với người bảo lưu thời gian đóng BHXH

a) Đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại Công ty thuộc diện thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Khoản 4 Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP thì thời gian đã đóng BHXH được bảo lưu trên sổ BHXH để hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.

b) Việc xác nhận trên sổ BHXH để bảo lưu thời gian đóng BHXH thực hiện theo quy định của BHXH Việt Nam. Chế độ BHXH và quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH của đối tượng này được thực hiện theo quy định đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH.

2.3. Báo cáo tình hình thực hiện chế độ

BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân báo cáo việc thực hiện thu BHXH và giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư của năm trước liền kề theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP (Mẫu số 13-NĐ63 ban hành kèm theo công văn này) về BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHXH) trước ngày 10/01 hàng năm, riêng đối tượng thực hiện trong năm 2015 báo cáo trước ngày 20/01/2016.

3. Về thời gian thực hiện chế độ BHXH

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, chính sách BHXH đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 15/9/2015.

Trường hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư từ ngày 15/9/2015 đến nay, thì căn cứ vào danh sách đã được phê duyệt và thời điểm đã tiếp nhận hồ sơ để giải quyết hưởng lương hưu theo đúng quy định.

Để thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân căn cứ vào quy định của pháp luật về BHXH, Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam và hướng dẫn tại văn bản này để tổ chức thực hiện chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời, thuận tiện, đảm bảo đúng chính sách quy định.

Trung tâm Công nghệ thông tin: Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này để điều chỉnh bổ sung phần mềm liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP; triển khai và hướng dẫn thực hiện phần mềm đến BHXH tỉnh.

Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan theo quy định tại văn bản này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Việt Nam để nghiên cứu, hướng dẫn./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

5. Giải thể, phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 11. Hiệu lực thi hành
...

7. Ngoài các chế độ quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Nghị định này, khuyến khích các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định này hỗ trợ thêm đối với người lao động dôi dư bằng nguồn kinh phí hợp pháp của công ty sau khi thống nhất với tổ chức đại diện tập thể lao động tại công ty.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

2. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).

Xem nội dung VB
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

3. Thời gian làm việc để tính chế độ quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

2. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

3. Thời gian làm việc để tính chế độ quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:
...

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm;

- Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;

- Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

2. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

3. Thời gian làm việc để tính chế độ quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:
...

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm;

- Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;

- Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

2. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

3. Thời gian làm việc để tính chế độ quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

2. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
...

3. Thời gian làm việc để tính chế độ quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

5. Giải thể, phá sản.

Xem nội dung VB




Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động Ban hành: 12/01/2015 | Cập nhật: 16/01/2015