Công văn 67/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định 63/2015/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: 67/BHXH-CSXH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Người ký: Đỗ Văn Sinh
Ngày ban hành: 07/01/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bảo hiểm, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BẢO HIỂM XÃ HỘI VỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/BHXH-CSXH
V/v hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH theo Nghị định số 63/2015/NĐ-CP của Chính phủ

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2016

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.

 

Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH) và các quy định của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về thu BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân hướng dẫn BHXH cấp huyện, đơn vị sử dụng lao động, người lao động, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định tại các văn bản nêu trên; BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH đối với đối tượng áp dụng thuộc phạm vi Điều chỉnh quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định số 63/2015/NĐ-CPĐiều 1, Điều 2 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Về thu BHXH

Đối với trường hợp người lao động thuộc diện dôi dư đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 50 của Luật BHXH năm 2006 (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu trước ngày 01/01/2016) hoặc theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 trở về sau) còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa 06 tháng để đủ Điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng BHXH một lần cho số tháng còn thiếu để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP thì thực hiện thu BHXH bổ sung một lần cho những tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất theo quy định.

Mức đóng BHXH cho số tháng còn thiếu bng 22% tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu.

BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân căn cứ vào danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng thiếu thời gian đóng BHXH (Mu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH) để tổ chức thu BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam.

Việc ghi, xác nhận vào sổ BHXH thực hiện theo quy định hiện hành, riêng đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CPTiết b, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH thì sổ BHXH cần ghi rõ nội dung: đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu theo Nghị định số 63/2015/NĐ-CP , thời gian ... tháng, thời Điểm đóng đủ ... ngày ... tháng ... năm ...

2. Về thực hiện chế độ BHXH

2.1. Thực hiện chế độ đối với người đủ Điều kiện hưởng lương hưu

Căn cứ hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ hưu trí theo quy định gồm s BHXH, quyết định nghỉ việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và danh sách người nghỉ hưu đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Mu số 6 hoặc Mu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH) do đơn vị sử dụng lao động chuyển đến để giải quyết chế độ hưu trí đối với người lao động, cụ thể như sau:

a) Đối với người nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CPTiết a, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH thì chế độ hưu tđược thực hiện theo quy định hiện hành nhưng không có Điều kiện về Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa và không phải trừ tỷ lệ lương hưu do về hưu trước tuổi theo quy định ti Khoản 2, Điều 52 Luật BHXH năm 2006Khoản 3, Điều 56 Luật BHXH năm 2014; thời Điểm hưởng lương hưu tính từ tháng đủ Điều kiện hưởng lương hưu trước tuổi ghi trong quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí do người sử dụng lao động lập.

Ví dụ 1: Ông A 57 tuổi, có 27 năm đóng BHXH thuộc diện nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CPTiết a, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH, theo quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu tdo người sử dụng lao động lập thì thời Điểm hưởng lương hưu trước tuổi của ông A từ ngày 01/5/2016. Chế độ hưu trí của ông A tính như sau:

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 2% = 24%;

- Tỷ lệ lương hưu hằng tháng của ông A là 45% + 24% = 69%;

Thời Điểm hưởng lương hưu trước tuổi của ông A được tính t tháng 5/2016.

b) Đối với người đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa không quá 06 tháng để đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CPTiết b, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH thì thời Điểm hưởng lương hưu hàng tháng được tính từ tháng đóng đủ BHXH cho số tháng còn thiếu.

Ví dụ 2: Bà B sinh tháng 02/1961, có 19 năm 9 tháng đóng BHXH (tính đến hết tháng 2/2016), thuộc diện đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH để đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CPTiết b, Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH. Tháng 3/2016, Công ty đã đóng BHXH một lần cho 03 tháng còn thiếu và lập, nộp đủ hồ sơ theo quy định. Chế độ hưu trí của bà B tính như sau:

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 05 năm, tính thêm: 5 x 3% = 15%;

- Tỷ lệ lương hưu hằng tháng của bà B là 45% + 15% = 60%;

Thời Điểm hưởng lương hưu của bà B được tính từ tháng đóng đủ BHXH (tháng 3/2016).

Trường hợp đến 30/6/2016 Công ty mới đóng đủ BHXH một lần cho 03 tháng còn thiếu và lập, nộp đủ hồ sơ theo quy định thì lương hưu của bà B được tính t ngày 01/6/2016.

c) Trường hợp trong thời gian từ khi nghỉ việc đến tháng đóng BHXH đủ 20 năm mà người lao động chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành đối với người đang tham gia đóng BHXH.

d) Về thủ tục hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ hưu trí thực hiện theo quy định của BHXH Việt Nam, ban hành quyết định hưởng chế độ hưu trí theo mẫu quy định, bổ sung phần căn cứ dòng: “Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ” và thay cụm từ “Hưu trí” bằng cụm từ “HƯU TRÍ - NĐ 63” tại góc bên phải quyết định.

2.2. Thực hiện chế độ đối với người bảo lưu thời gian đóng BHXH

a) Đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại Công ty thuộc diện thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Khoản 4 Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP thì thời gian đã đóng BHXH được bảo lưu trên sổ BHXH để hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.

b) Việc xác nhận trên sổ BHXH để bảo lưu thời gian đóng BHXH thực hiện theo quy định của BHXH Việt Nam. Chế độ BHXH và quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH của đối tượng này được thực hiện theo quy định đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH.

2.3. Báo cáo tình hình thực hiện chế độ

BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân báo cáo việc thực hiện thu BHXH và giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư của năm trước liền kề theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP (Mu số 13-NĐ63 ban hành kèm theo công văn này) về BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHXH) trước ngày 10/01 hàng năm, riêng đối tượng thực hiện trong năm 2015 báo cáo trước ngày 20/01/2016.

3. Về thời gian thực hiện chế độ BHXH

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, chính sách BHXH đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 15/9/2015.

Trường hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư từ ngày 15/9/2015 đến nay, thì căn cứ vào danh sách đã được phê duyệt và thời Điểm đã tiếp nhận hồ sơ để giải quyết hưởng lương hưu theo đúng quy định.

Để thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân căn cứ vào quy định của pháp luật về BHXH, Nghị định số 63/2015/NĐ-CP , Thông tư s44/2015/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam và hướng dẫn tại văn bản này để tổ chức thực hiện chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời, thuận tiện, đảm bảo đúng chính sách quy định.

Trung tâm Công nghệ thông tin: Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này để Điều chỉnh bổ sung phần mềm liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ; triển khai và hướng dẫn thực hiện phần mềm đến BHXH tỉnh.

Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan theo quy định tại văn bản này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Việt Nam để nghiên cứu, hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó TGĐ;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- Website BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, CSXH (2b)
.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Đỗ Văn Sinh

 


BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH/TP…..
-----------

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ NĂM …..
(Mẫu này ban hành kèm theo Công văn số 67/BHXH-CSXH ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Mẫu số 13-NĐ63

 

TT

Tên doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại

Theo phương án được duyệt

Kết quả thực hiện

Slao động dôi dư về hưu trước độ tuổi quy định

Số lao động dôi dư đủ tuổi về hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH

Số lao động dôi dư về hưu trước độ tuổi quy định

Kinh phí (ngàn đồng)

Số người

Đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, ttuất

Số người

Đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, ttuất

Stháng còn thiếu

Số tiền phải đóng (đồng)

Stháng còn thiếu đã thu

Số tiền đã thu (đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)


TRƯỞNG PHÒNG THU
(Ký, ghi rõ họ tên)


TRƯỞNG PHÒNG CH Đ BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày …. tháng … năm…
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

5. Giải thể, phá sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động Dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:

- Người lao động đang làm việc tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

- Người lao động không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty không bố trí được việc làm;

- Người lao động trong công ty thực hiện sắp xếp lại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tại thời điểm sắp xếp lại không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng.

b) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (thời điểm Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành);

c) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

d) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau.

2. Người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của công ty), gồm:

a) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà công ty thực hiện sắp xếp lại đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

b) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là công ty thực hiện sắp xếp lại) quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại; người đại diện phần vốn của công ty; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu quy định tại Điều 2 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

Xem nội dung VB
Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

Xem nội dung VB
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

Xem nội dung VB
Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:
...

6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:
...

b) Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB

Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:
...

6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:

a) Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng
...

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

Xem nội dung VB
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
...

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB

Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:
...

6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:

a) Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

Xem nội dung VB
Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:
...

6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:
...

b) Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

Xem nội dung VB
Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:
...

6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:
...

b) Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
...

4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm;

- Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;

- Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.
...


Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau

Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

1. Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.

2. Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015.

Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Đối với công ty thực hiện sắp xếp lại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản hướng dẫn.

Xem nội dung VB