Thông tư 34/2017/TT-BGDĐT về sửa đổi Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: 34/2017/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành: 25/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 06/02/2018 Số công báo: Từ số 345 đến số 346
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2017/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ CÔNG DÂN VIỆT NAM HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 10/2014/TT-BGDĐT NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 3 như sau:

“a) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục nước ngoài và quy định của cơ quan chủ quản (nếu có); giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại;”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:

“1. Lưu học sinh học bổng phải gửi báo cáo tiến độ học tập kèm theo kết quả học tập hoặc báo cáo tiến độ nghiên cứu có nhận xét của giáo viên hướng dẫn cho cơ quan chủ quản (đối với lưu học sinh đã có cơ quan công tác) và cơ quan cử đi học sau mỗi kỳ học, năm học. Báo cáo tiến độ học tập hoặc báo cáo tiến độ nghiên cứu là cơ sở để cấp học bổng cho lưu học sinh trong thời gian học tập tiếp theo. Báo cáo tiến độ học tập thực hiện theo Mu số 01 tại phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.”

3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:

“b) Văn bản của cơ sở giáo dục nước ngoài gồm cả nơi chuyển đi và chuyển đến về việc lưu học sinh chuyn trường, chuyn nước, chuyn ngành học. Trường hợp lưu học sinh cung cấp và tự dịch văn bản ra tiếng Việt sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của cả văn bản gốc và bản dịch. Khi có khiếu kiện, tố cáo hoặc bị phát hiện sai sót về nội dung văn bản thì lưu học sinh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật;”

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 9 như sau:

"1. Lưu học sinh học bng khi hết thời hạn theo quyết đnh cử đi học ở nước ngoài, nếu chưa hoàn thành chương trình học tập thì phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian học tập tới cơ quan cử đi học để xem xét, ra quyết định cho phép lưu học sinh gia hạn thời gian học tập. Trong thời gian gia hạn học tập, lưu học sinh không được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước.”

“4. Lưu học sinh học bng làm thủ tục gia hạn thời gian học tập chậm quá 60 ngày làm việc, ktừ ngày hết thời hạn học tập ghi trong quyết định cử đi học hoặc không làm thủ tục gia hạn với cơ quan cử đi học thì không được cấp vé máy bay về nước.”

“5. Tng thời gian lưu học sinh học bng được phép gia hạn không quá 36 tháng đi với chương trình đào tạo tiến sĩ; không quá 24 tháng đối với chương trình đào tạo thạc sĩ và đại học; đồng thời, không vượt quá thời gian khóa học tối đa theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài.

Đối với những trường hợp bất khả kháng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét, quyết định.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10; bổ sung khoản 4 Điều 10 như sau:

“1. Lưu học sinh về nước gồm:

a) Lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo, đã đủ điều kiện để được cấp bằng hoặc đã nhận bằng tốt nghiệp;

b) Lưu học sinh chưa hoàn thành chương trình đào tạo nhưng về nước;

c) Lưu học sinh đã hoàn thành chương trình học nhưng đang chờ bảo vệ lấy bằng và tạm thời về nước.”

“4. Lưu học sinh tạm thời về nước trong thời gian chờ bảo vệ ly bằng

a) Lưu học sinh được phép tạm thời về nước trong thời gian chờ bảo vệ lấy bng. Đối với những trường hợp lưu học sinh có cơ quan chủ quản thì phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản. Lưu học sinh có trách nhiệm định kỳ 3 tháng 1 lần báo cáo cơ quan chủ quản (nếu có) và cơ quan cử đi học về kế hoạch bảo vệ luận văn hoặc luận án và nhận bằng tốt nghiệp;

b) Lưu học sinh phải chịu toàn bộ chi phí đi lại và không được cấp kinh phí trong thời gian về nước, chờ bảo vệ lấy bằng;

c) Lưu học sinh phải nộp bằng tốt nghiệp cho cơ quan cử đi học chậm nhất không quá 36 tháng đối với chương trình đào tạo tiến sĩ; không quá 24 tháng đối với chương trình đào tạo thạc sĩ và đại học tính từ thời điểm hết hạn theo quyết định cử đi học ban đầu; đồng thời, không vượt quá thời gian học tối đa theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài.

Đối với những trường hợp bất khả kháng, Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét, quyết định.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

Điều 11. Khen thưởng lưu học sinh

1. Lưu học sinh đã thực hiện đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này, thực hiện tốt các quy định của pháp luật và có xác nhận của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hoặc cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm thì được xem xét khen thưởng khi đạt được một trong các thành tích sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học;

b) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động thúc đẩy hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài;

c) Lưu học sinh tự túc chỉ được xem xét khen thưởng các thành tích theo quy định tại điểm a, b khoản này khi cơ sở giáo dục được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại công nhận hoặc kim đnh chất lượng.

2. Đơn vị chịu trách nhiệm đề xuất khen thưởng

Hàng năm, Cục Hợp tác quốc tế phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tiếp nhận thông tin của các tổ chức, cá nhân, đề xuất tm gương tiêu biểu trình Hội đồng thi đua khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét thực hiện theo Luật thi đua khen thưởng.”

7. Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 14 như sau:

“đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh chất lượng, uy tín của các cơ sở giáo dục nước ngoài tiếp nhận lưu học sinh.”

8. Sửa đổi Mẫu số 08 và Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Bãi bỏ và thay đổi từ ngữ

1. Bãi bỏ Điều 8 và điểm b khoản 2 Điều 14 của Quy chế này.

2. Thay thế cụm từ “Cục Đào tạo với nước ngoài”, “Cục Đào tạo với nước ngoài và Vụ Hợp tác quốc tế”, “Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Đào tạo với nước ngoài” tại các điểm a và b khoản 2 Điều 13, khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Quy chế này bng cụm từ “Cục Hợp tác quốc tế”.

3. Thay đổi cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Quy chế này.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 02 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòn
g Chính phủ;
- Văn phòn
g Chủ tịch nước;
- Ủy ban VHGD TNTNNĐ của QH;
- Ban Tuyên
giáo TW;
- Các Bộ, Cơ quan n
gang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trc thuộc TW;
- Kim toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận T
quốc Việt Nam;
- C
ơ quan Trung ương ca các đoàn th;
- Bộ T
ư pháp (Cục K.Tr. VBQPPL);
- Nh
ư Điều 3;
- Côn
g báo: Cng thông tin điện tử ca Chính phủ;
- Cng thông tin điện tcủa Bộ GDĐT:
- Lưu/VT
, Vụ PC, Cục HTQT (20b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Văn Phúc

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BGDĐT ngày 25/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Mu số 08: Thống kê danh sách công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập năm...

Mu số 09: Tổng hợp danh sách tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học năm...

 

Mẫu số 08

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

THỐNG KÊ DANH SÁCH CÔNG DÂN VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP NĂM…………

(Kèm theo Báo cáo số      /BC-…… ngày... tháng... năm )

STT

Họ và tên

Gii tính

Năm sinh

Cơ quan công tác/ Địa chỉ thường trú

Nước đến học

Cơ sở giáo dục đến hc

Trình độ đào tạo

Ngành học

Thời gian bt đầu

Thời gian kết thúc

Tình trạng

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nguyễn Thị B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/TỔ CHC
(Chữ ký, dấu)

Ghi chú:

- Lập biu trên Microsoft Excel, phông chữ Times new roman, cỡ chữ 12, trên cùng 1 file gồm các kiểu khác nhau;

- Số hiệu tính từ 01/01 đến 31/12 hằng năm;

- Liệt kê từng lưu học sinh (LHS) theo từng tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

- Cột số 3: Ghi rõ xã, huyện, tỉnh;

- Cột số 4: Tên nước LHS đến học;

- Cột số 5; Tên cơ sgiáo dục nước ngoài LHS đến học (tên tiếng Anh);

- Cột s6: Trình độ đào to của LHS: Ghi rõ Tiến sĩ (TS), thạc sĩ (ThS), đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trung học phổ thông (THPT), trung học cơ sở (THCS) thc tập sinh (TTS) bồi dưỡng (BD), khác;

- Cột số 7: Tham khảo nhóm ngành học quy định tại Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thtướng Chính phủ ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của h thng giáo dục quốc dân:

- Cột s8, 9: Thời gian học tập tại nước ngoài của LHS (ghi theo năm);

- Cột s 10: Ghi rõ tình trạng hiện tại của LHS: Đang học, về nước hoặc không về nước...

 

Mu s 09

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC NĂM...

(Kèm theo Báo cáo số      /BC-……. ngày... tháng... năm…..)

STT

Tên giao dịch của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vn du học (bằng tiếng Việt)

Tên giao dịch quốc tế của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vn du học (bng tiếng Anh)

Số Giấy chứng nhận

Ngày cấp

Tổng số công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập

Địa ch

Điện thoại liên hệ

Website/
Email

nh trạng hoạt động

Ghi chú

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Công ty A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công ty B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

GIÁM ĐỐC
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

- Lập biu trên Microsoft Excel, phông chữ Times new roman, cỡ chữ 12, trên cùng 1 file gồm các biu khác nhau;

- Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 hằng năm;

- Cột số 1: Tên t chc kinh doanh dịch vụ tư vn du học (TVDH) được viết trong Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký kinh doanh dịch vụ TVDH;

- Cột s 2: Tên tiếng Anh của tổ chức kinh doanh dịch vụ TVDH;

- Cột số 3: Số GCN đăng ký kinh doanh dịch vụ TVDH do S giáo dục và đào tạo cấp;

- Cột s4: Ngày cấp GCN đăng ký kinh doanh dịch vụ TVDH;

- Cột số 5: Tng số công dân Việt Nam ra ớc ngoài học tập trong năm;

- Cột s6: Địa chtrụ sở ghi trong GCN đăng ký kinh doanh dịch vụ TVDH;

- Cột số 7: Số điện thoại liên hệ của tổ chức kinh doanh dịch vụ TVDH;

- Cột s 8: Website hoặc Email liên hệ của tchức kinh doanh dịch vụ TVDH;

- Cột số 9: Ghi rõ tình trạng hoạt động: đang hoạt động, đình chhoặc thu hồi GCN đăng ký kinh doanh dịch vụ TVDH.

Điều 3. Quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh
...
2. Trách nhiệm của lưu học sinh

a) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục; giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại;

Xem nội dung VB
Điều 5. Gửi báo cáo trong thời gian học tập ở nước ngoài

1. Lưu học sinh học bổng phải gửi báo cáo tiến độ học tập kèm theo kết quả học tập cho cơ quan cử đi học sau mỗi kỳ học, năm học. Báo cáo tiến độ học tập là cơ sở để cấp học bổng cho lưu học sinh trong thời gian học tập tiếp theo. Báo cáo tiến độ học tập thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.

Xem nội dung VB
Điều 6. Chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học
...
2. Lưu học sinh học bổng xin chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cử đi học gồm các giấy tờ sau:
...
b) Văn bản của cơ sở giáo dục nước ngoài gồm cả nơi chuyển đi và chuyển đến về việc lưu học sinh chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học;

Xem nội dung VB
Điều 9. Gia hạn thời gian học tập đối với lưu học sinh ở nước ngoài

1. Lưu học sinh học bổng khi hết thời hạn được phép học tập ở nước ngoài, nếu chưa hoàn thành chương trình học tập thì phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài tới cơ quan cử đi học để xem xét, ra quyết định cho phép lưu học sinh gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài.
...
4. Lưu học sinh học bổng làm thủ tục gia hạn thời gian học tập chậm quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn học tập ghi trong quyết định cử đi học hoặc không làm thủ tục gia hạn với cơ quan cử đi học thì không được cấp chế độ tài chính từ ngân sách nhà nước kể từ thời điểm hết hạn thời gian học tập ghi tại quyết định cử đi học ban đầu.

5. Lưu học sinh tự túc thực hiện các thủ tục gia hạn theo quy định của cơ quan chủ quản (nếu có) hoặc quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài và nước sở tại.

Xem nội dung VB
Điều 10. Tiếp nhận lưu học sinh về nước

1. Lưu học sinh về nước gồm lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo, tốt nghiệp về nước (sau đây gọi là lưu học sinh tốt nghiệp) và lưu học sinh chưa hoàn thành chương trình đào tạo, chưa tốt nghiệp nhưng về nước, lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập (sau đây gọi là lưu học sinh chưa tốt nghiệp).

Xem nội dung VB
Điều 10. Tiếp nhận lưu học sinh về nước

1. Lưu học sinh về nước gồm lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo, tốt nghiệp về nước (sau đây gọi là lưu học sinh tốt nghiệp) và lưu học sinh chưa hoàn thành chương trình đào tạo, chưa tốt nghiệp nhưng về nước, lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập (sau đây gọi là lưu học sinh chưa tốt nghiệp).

2. Tiếp nhận lưu học sinh học bổng tốt nghiệp về nước

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày về nước, lưu học sinh học bổng phải nộp hồ sơ về nước cho cơ quan cử đi học. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan cử đi học có văn bản giới thiệu lưu học sinh về cơ quan chủ quản của lưu học sinh (đối với lưu học sinh có cơ quan chủ quản) hoặc giới thiệu lưu học sinh về cơ quan có nhu cầu tuyển dụng lưu học sinh về làm việc (đối với lưu học sinh chưa có cơ quan công tác).

b) Lưu học sinh học bổng tốt nghiệp về nước nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cử đi học, gồm các giấy tờ sau:

- Báo cáo tốt nghiệp (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này);

- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bằng tốt nghiệp, kết quả học tập. Trường hợp chưa được cấp bằng thì nộp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học kèm theo bảng điểm (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ), xác nhận kết quả nghiên cứu, bảo vệ luận án (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ);

- Giấy biên nhận đã nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ);

- Thẻ lên máy bay về nước (boarding pass) và bản chụp hộ chiếu trang có ảnh và trang đóng dấu ngày nhập cảnh về nước;

- Đơn đề nghị truy lĩnh chế độ kinh phí chưa được cấp (nếu có) kèm theo chứng từ gốc có liên quan và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.

3. Tiếp nhận lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước

a) Lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước, nếu có nguyện vọng được học tiếp trong nước và có đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này thì được đăng ký học tiếp tại cơ sở giáo dục trong nước.

b) Hồ sơ lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước

Lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ sở giáo dục dự kiến sẽ đăng ký vào học tiếp, gồm các giấy tờ sau:

- Đơn xin chuyển từ trường học ở nước ngoài về học tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này);

- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bảng điểm hoặc giấy xác nhận kết quả học tập của lưu học sinh từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm về nước;

- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt văn bản xác nhận thôi học, lý do thôi học do cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Ý kiến của cơ quan cử đi học về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);

- Ý kiến của cơ quan chủ quản về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (đối với l­ưu học sinh có cơ quan chủ quản);

- Bản sao hợp lệ các văn bản về việc trúng tuyển, nhập học, kết quả học tập tại cơ sở giáo dục đại học, sau đại học ở Việt Nam trước khi đi học ở nước ngoài (nếu có);

- Ý kiến bằng văn bản của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);

- Giấy khám chữa bệnh, chỉ định điều trị của cơ quan y tế có thẩm quyền ở nước sở tại đối với trường hợp về nước vì lý do sức khỏe và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.

c) Thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp tại cơ sở giáo dục của mình. Thời hạn giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ sở giáo dục không tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp trong nước thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Xem nội dung VB
Điều 11. Khen thưởng lưu học sinh

1. Lưu học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động hữu nghị, đã thực hiện đăng ký thông tin lưu học sinh theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này, thực hiện tốt các quy định của Việt Nam và nước sở tại, có xác nhận của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì được xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Giấy khen của Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài.

2. Tiêu chuẩn đối với lưu học sinh đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Việt Nam, pháp luật, quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài và nước sở tại;

b) Hoàn thành chương trình đào tạo trước thời hạn và có kết quả học tập toàn khóa đạt loại xuất sắc theo quy định của cơ sở đào tạo nơi lưu học sinh đã học tập hoặc có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng của nước ngoài (cấp tỉnh, thành phố, bang trở lên).

3. Tiêu chuẩn đối với lưu học sinh đề nghị tặng Giấy khen của Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Việt Nam, pháp luật, quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài và nước sở tại;

b) Hoàn thành chương trình đào tạo trước thời hạn và có kết quả học tập toàn khóa đạt loại giỏi trở lên theo quy định của cơ sở đào tạo nơi lưu học sinh đã học tập hoặc có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng của nước ngoài (cấp trường, viện, học viện trở lên).

4. Hồ sơ đề nghị khen thưởng

Lưu học sinh đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khen thưởng nộp 01 bộ hồ sơ về Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, gồm các giấy tờ sau:

a) Báo cáo thành tích của cá nhân lưu học sinh dài không quá 04 trang A4, nội dung theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này;

b) Văn bản xác nhận và ủng hộ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

c) Văn bản của cơ sở giáo dục nước ngoài xác nhận lưu học sinh hoàn thành khóa học trước thời hạn đạt kết quả học tập loại xuất sắc, loại giỏi hoặc xác nhận về công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng (bản chính và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt).

5. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ

Cục Đào tạo với nước ngoài tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, thẩm định hồ sơ, lập tờ trình (kèm danh sách và báo cáo thành tích) trình Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và trình Bộ trưởng quyết định đối với trường hợp tặng Bằng khen của Bộ trưởng; Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài quyết định đối với trường hợp tặng Giấy khen của Cục trưởng.

6. Ngoài việc được khen thưởng theo quy định tại Điều này, lưu học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc còn được cấp có thẩm quyền khen thưởng theo các hình thức khen thưởng khác theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Xem nội dung VB
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Trách nhiệm của Cục Đào tạo với nước ngoài:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý lưu học sinh theo quy định tại Quy chế này và các văn bản liên quan;

b) Xây dựng và quản lý Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh;

c) Thực hiện công tác tổng hợp số liệu lưu học sinh học tập ở nước ngoài;

d) Thực hiện các công việc khác liên quan đến công tác quản lý lưu học sinh học tập ở nước ngoài.

Xem nội dung VB
Điều 8. Chuyển tiếp sinh

1. Chuyển tiếp sinh là lưu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học, thạc sĩ ở nước ngoài được cấp học bổng để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn ngay sau khi tốt nghiệp. Ưu tiên xét tuyển chuyển tiếp sinh đối với những lưu học sinh có kết quả học tập xuất sắc, được cơ sở giáo dục nước ngoài cấp một phần hoặc toàn bộ kinh phí đào tạo.

2. Điều kiện xét chuyển tiếp sinh, hồ sơ xin chuyển tiếp sinh thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 và Điều 11 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chỉ tiêu chuyển tiếp sinh các diện học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý được xác định tại thông báo tuyển sinh các chương trình học bổng.
...
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
...
2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:
...
b) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Cục Đào tạo với nước ngoài xác minh chất lượng, uy tín của cơ sở giáo dục nước ngoài tiếp nhận lưu học sinh;

Xem nội dung VB
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cử lưu học sinh đi học nước ngoài
...
2. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý lưu học sinh như sau:

a) Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về việc tuyển sinh và cử lưu học sinh đi học nước ngoài về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài) theo Mẫu số 07, 08 và 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này;

b) Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức dịch vụ tư vấn du học gửi báo cáo về việc lưu học sinh đi học nước ngoài về Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đã đăng ký đặt trụ sở và gửi đồng thời cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài) theo Mẫu số 07, 08 và 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này;
...
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Trách nhiệm của Cục Đào tạo với nước ngoài:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý lưu học sinh theo quy định tại Quy chế này và các văn bản liên quan;

b) Xây dựng và quản lý Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh;

c) Thực hiện công tác tổng hợp số liệu lưu học sinh học tập ở nước ngoài;

d) Thực hiện các công việc khác liên quan đến công tác quản lý lưu học sinh học tập ở nước ngoài.

2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài và Vụ Hợp tác quốc tế tuyển chọn cán bộ đi làm công tác quản lý lưu học sinh tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

b) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Cục Đào tạo với nước ngoài xác minh chất lượng, uy tín của cơ sở giáo dục nước ngoài tiếp nhận lưu học sinh;

c) Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Đào tạo với nước ngoài xem xét, công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, đảm bảo các trường hợp lưu học sinh được công nhận văn bằng đã thực hiện đăng ký thông tin tại Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh;

d) Các Vụ, Cục và đơn vị khác phối hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài xử lý các công việc liên quan đến công tác quản lý lưu học sinh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Xem nội dung VB
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
...
2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:
...
c) Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Đào tạo với nước ngoài xem xét, công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, đảm bảo các trường hợp lưu học sinh được công nhận văn bằng đã thực hiện đăng ký thông tin tại Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh;

Xem nội dung VB