Thông tư 285/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y
Số hiệu: 285/2016/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 14/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 22/12/2016 Số công báo: Từ số 1245 đến số 1246
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 285/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ TRONG CÔNG TÁC THÚ Y

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản phí, lệ phí trong công tác thú y.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí, lệ phí trong công tác thú y, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

Tổ chức, cá nhân khi đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thú y thực hiện các công việc thu phí, lệ phí theo quy định tại Biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này phải nộp phí, lệ phí.

Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại Điều 6 Luật thú y là tổ chức thu phí, lệ phí trong công tác thú y.

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

Mức thu phí, lệ phí trong công tác thú y thực hiện theo quy định tại Biểu phí, lệ phí trong trong công tác thú y ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 6. Quản lý phí, lệ phí

1. Tổ chức thu phí là Cục Thú y (trường hợp được khoán chi phí hoạt động thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính) được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí bao gồm cả nội dung chi phòng, chống dịch bệnh cho động vật. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Đối với tổ chức thu phí là Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y:

a) Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

b) Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí bao gồm cả nội dung chi phòng, chống dịch bệnh cho động vật. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Trường hợp trong một tổ chức thu, nếu số thu phí thu được thấp hơn số dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì Cục Thú y (đối với tổ chức thu do trung ương quản lý); cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (đối với tổ chức thu do địa phương quản lý) điều hòa từ tổ chức thừa sang tổ chức thiếu trong phạm vi tổng số tiền phí được trích để lại và thực hiện như sau:

a) Định kỳ cuối quý, các tổ chức thu căn cứ vào số tiền phí thu được và số tiền được chi theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự toán năm chia ra từng quý), nếu số tiền phí thu được lớn hơn số chi theo dự toán chi được duyệt thì phải nộp số chênh lệch vào tài khoản của Cục Thú y (đối với tổ chức thu do trung ương quản lý); cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (đối với tổ chức thu do địa phương quản lý) để điều hòa cho cơ quan thu trực thuộc không đủ nguồn thu theo quy định tại Thông tư này.

b) Cục Thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được mở thêm tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để điều hòa tiền phí trong công tác thú y được trích lại theo quy định giữa các tổ chức thu cùng cấp.

4. Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hin hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 11/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 và Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012; Thông tư số 113/2015/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2015 sửa đổi Thông tư s 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG CÔNG TÁC THÚ Y

(Ban hành kèm theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Mc thu (đồng)

I

Lệ phí trong công tác thú y

 

 

1

Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; thủy sản nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất (gồm kho ngoại quan), chuyển cửa khẩu

Lần

70.000

2

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y

Lần

100.000

II

Phí phòng, chng dịch bệnh cho động vật

 

 

1

Thẩm định vùng an toàn dịch bệnh động vật (bao gồm cả thủy sản)

Lần

3.500.000

2

Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xut thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kim dịch (bao gồm cả thủy sản)

Lần

300.000

3

Thm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản ging là cơ sở an toàn dịch bệnh do Cục Thú y thực hiện (theo yêu cu của chủ cơ sở hoặc yêu cầu của nước xuất khẩu); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để chứng minh cơ sở an toàn dịch bệnh đxuất khẩu

Lần

1.000.000

III

Pkiểm dịch động vt, sản phẩm động vật (bao gồm cả thủy sản)

 

 

1

Kiểm tra lâm sàng động vật

 

 

1.1

Trâu, bò, nga, lừa, la, dê, cừu, đà điu

Lô hàng/ Xe ô tô

50.000

1.2

Lợn

Lô hàng/ Xe ô tô

60.000

1.3

Hổ, báo, voi, hươu, nai, sư t, bò rừng và động vật khác có khối lượng tương đương

Lô hàng/ Xe ô tô

300.000

1.4

Gia cầm

Lô hàng/ Xe ô tô

35.000

1.5

Kiểm tra lâm sàng động vật thủy sản

Lô hàng/ Xe ô tô

100.000

1.6

Chó, mèo, khỉ, vượn, cáo, nhím, chn, trăn, cá su, kỳ đà, rắn, tắc kè, thn lằn, rùa, kỳ nhông, thỏ, chuột nuôi thí nghiệm, ong nuôi và động vật khác có khối ợng tương đương theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục động vật, sản phẩm động vt trên cn thuộc diện phải kiểm dch

Lô hàng/ Xe ô tô

100.000

2

Giám sát cách ly kiểm dịch

 

 

2.1

Đối vi động vật giống (bao gồm cả thủy sản)

Lô hàng/ Xe ô tô

800.000

2.2

Đối với động vật thương phẩm (bao gồm cả thủy sản)

Lô hàng/ Xe ô tô

500.000

2.3

Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu (bao gồm cả thủy sản)

Lô hàng/ Xe ô tô

200.000

3

Kiểm dịch sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm khác có nguồn gốc động vật (chưa bao gồm chi phí xét nghiệm)

 

 

3.1

Kiểm dịch sản phẩm động vật đông lạnh

Container/ Lô hàng

200.000

3.2

Kiểm dịch thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật ở dạng tươi sng, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối, ướp lạnh, đóng hộp; Lạp xưng, patê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác ở dạng sơ chế, chế biến; Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa; Trứng tươi, trứng muối, bột trứng và các sản phẩm từ trng; Trứng gia cầm giống, trứng tằm; phôi, tinh dịch động vật; Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ và các sản phẩm động vật khác ở dạng nguyên liệu; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật; Bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột sò và các sản phẩm t thủy sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản; Dược liệu có nguồn gốc động vật: Nọc rắn, nọc ong, vẩy tê tê, mật gấu, cao động vật, men tiêu hóa và các loại dược liệu khác có nguồn gốc động vật; Da động vật ở dạng: Tươi, k, ướp muối; Da lông, thú nhồi bông của các loài động vật: Hổ, báo, cầy, thỏ, rái cá và từ các loài động vật khác; Lông mao: Lông đuôi ngựa, lông đuôi bò, lông lợn, lông cừu và lông của các loài động vật khác; Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các loài chim khác; Răng, sừng, móng, ngà, xương của động vật; Tổ yến, sản phẩm t yến; Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong; Kén tằm

Container/ Lô hàng

100.000

3.3

Kiểm tra, giám sát hàng động vật, sản phẩm động vật (gồm cả thủy sản) tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

Xe ô tô/ toa tàu/ container

65.000

IV

Phí kiểm soát giết mổ

 

 

1

Trâu, bò, ngựa, lừa, la

Con

14.000

2

Lợn (từ 15 kg trở lên), dê, cừu, đà điu

Con

7.000

3

Lợn (dưới 15 kg)

Con

700

4

Thỏ và động vật có khối lượng tương đương

Con

3.000

5

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), chim các loại

Con

200

V

Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản

 

 

1

Kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản:

 

 

Cơ sở mới thành lập có 1 dây chuyền (hoặc 1 phân xưởng); Hoặc cơ sở đang hoạt động có 2 dây chuyền (hoặc 2 phân xưởng) trở lên

Lần

1.025.000

Cơ sở mới thành lập có từ 2 dây chuyền (hoặc 2 phân xưởng) trở lên

Lần

1.300.000

Cơ sở đang hoạt động có 1 dây chuyền (hoặc 1 phân xưởng)

Lần

700.000

2

Thẩm định, chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (GMP);

Lần

18.000.000

3

Thẩm định, chứng nhận thực hành tốt sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cơ sở đăng ký cả GMP, GLP và GSP)

Lần

18.000.000

4

Thẩm định, chứng nhận thực hành tốt sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cơ sở đăng ký cả GMP, GLP) hoặc thực hành tốt sản xuất, bảo quản thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cơ sở đăng ký cả GMP, GSP)

Lần

17.000.000

5

Thẩm định, chng nhận thực hành tốt kiểm nghiệm, bảo quản thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cơ s đăng ký cả GLP, GSP) hoặc thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cơ sở đăng ký GLP) hoặc thực hành tt bảo quản thuc thú y, thuc thú y thy sản (cơ sở đăng ký GSP)

Lần

12.500.000

6

Thm định cấp số đăng kýu hành cho một loại thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành

 

 

Đăng ký mới

Loại thuốc

1.350.000

Gia hạn

Loại thuc

675.000

Bổ sung, thay đổi đối với thuốc đã đăng ký (thay đi thành phần công thức, dạng bào chế, đường dùng, liều dùng, chỉ định điều trị, quy trình sản xuất)

Lần

450.000

7

Kiểm tra và cấp giy chứng nhận đơn hàng nhập khu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y, thuc thú y thủy sản (trừ các đơn hàng nhập khẩu đ làm mu nghiên cứu, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, phi mậu dịch)

1 đơn hàng

2.000.000

8

Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đơn hàng nhập khu dụng cụ, bao bì, thiết bị sản xuất thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản

1 đơn hàng

450.000

9

Kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản

Lần

2.480.000

10

Giám sát khảo nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản

1 loại thuốc

940.000

11

Kiểm tra điều kiện cơ sở buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản:

 

 

Cơ sở buôn bán

Lần

230.000

Cơ sở nhập khu

Lần

450.000

12

Thẩm định hồ sơ khảo nghiệm thuốc thú y, thuc thú y thủy sản

Loại thuốc

1.350.000

13

Thẩm định kết qukhảo nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản

Loại thuốc

1.350.000

14

Thẩm định và chứng nhận mu dịch tự do (FSC), giấy chứng nhận sản phẩm thuốc (CPP), các giấy chứng nhận thuốc thú y để xuất khẩu

1 loại thuốc

180.000

15

Thẩm định ni dung thông tin qung cáo thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, trang thiết bị, dụng cụ trong thú y

Lần

900.000

16

Kiểm tra điều kiện vệ sinh Thú y đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở p trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; chợ chuyên kinh doanh động vật; cơ sở xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vt khác không sử dụng làm thực phẩm

Lần

1.000.000

17

Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; cơ sở giết mổ động, vật nhỏ lẻ; chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ cơ sở thu gom động vật

Lần

450.000

18

Kiểm tra chất lượng lô hàng thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y nhập khẩu đối với kiểm tra ngoại quan

Lô hàng

250.000

Ghi chú:

- Tại mục II, phí phòng chống dịch bệnh cho động vật:

+ Chưa bao gồm chi phí xét nghiệm.

+ Chi phí đi lại do đơn vị đề nghị thẩm định chi trả theo thực tế, phù hợp với quy định.

- Tại mục IV, phí kiểm soát giết mổ đã bao gồm kiểm tra lâm sàng động vật trước khi giết mổ, kiểm tra thân thịt, phủ tạng và đóng dấu kiểm soát giết mổ.

- Tại mục V, phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản: Chưa bao gồm chi phí xét nghiệm./.

- Điều này được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 44/2018/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 như sau:

"Tổ chức thu phí trong công tác thú y bao gồm Cục Thú y; Chi cục Thú y các vùng I, II, III, IV, V, VI, VII; Chi cục Kiểm dịch động vật các vùng: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I, Trung ương II; Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I, Trung ương II; Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương; Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại Điều 6 Luật thú y; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y".

Xem nội dung VB
Điều 6. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y

1. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm có:

a) Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);

c) Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).

2. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.

Xem nội dung VB
Điều 19. Khai phí, lệ phí
...
3. Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước

a) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.

c) Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Điều 26. Thời hạn nộp thuế
...
2. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí x 100)/ Dự toán cả năm về phí thu được

Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng phí

1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm:

a) Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

b) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

c) Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí x 100)/ Dự toán cả năm về phí thu được

Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 44/2018/TT-BTC

Điều 2. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 như sau;

“3. Trường hợp trong một tổ chức thu, nếu số thu phí thu được thấp hơn số dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì Cục Thú y (đối với tổ chức thu do trung ương quản lý) điều hòa từ tổ chức thừa sang tổ chức thiếu trong phạm vi tổng số tiền phí được trích để lại và thực hiện như sau:

a) Định kỳ cuối quý, các tổ chức thu căn cứ vào số tiền phí thu được và số tiền được chi theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự toán năm chia ra từng quý), nếu số tiền phí thu được lớn hơn số chi theo dự toán chi được duyệt thì phải nộp số chênh lệch vào tài khoản của Cục Thú y (đối với tổ chức thu do trung ương quản lý) để điều hòa cho cơ quan thu trực thuộc không đủ nguồn thu theo quy định tại Thông tư này.

b) Cục Thú y được mở thêm tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để điều hòa tiền phí trong công tác thú y được trích lại theo quy định giữa các tổ chức thu cùng cấp”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 44/2018/TT-BTC

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Phần I Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành kèm theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 như sau:

(xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 44/2018/TT-BTC

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Phần I Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành kèm theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 như sau:

(xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB




Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí Ban hành: 23/08/2016 | Cập nhật: 26/08/2016