Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự
Số hiệu: 216/2016/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 10/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 30/12/2016 Số công báo: Từ số 1279 đến số 1280
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Thi hành án, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 216/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sĐiều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sĐiều của Luật thi hành án dân sự;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy đnh chức năng, nhim v, quyền hn và cơ cấu tổ chức của B Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí thi hành án dân sự và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Điều 2. Người nộp phí thi hành án dân sự

Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí thi hành án dân sự

Cơ quan thi hành án dân sự là tổ chức thu phí thi hành án dân sự.

Điều 4. Mức thu phí thi hành án dân sự

1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:

a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai ln mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tin, giá trị tài sản thực nhận;

b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;

c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;

d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;

đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của stiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.

2. Đối với vviệc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.

Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:

Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;

Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng - 200.000.000 đng) = 9.000.000 đồng.

3. Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên s tin, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.

5. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.

Điều 5. Thu, nộp phí thi hành án dân sự

1. Thủ trưởng tổ chức thu phí thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án dân sự. Đi với vụ việc phải thu phí thi hành án dân sự nhiều ln thì mỗi lần thu phí, Thủ trưởng tổ chức thu phí ra một quyết định thu phí thi hành án dân sự theo quy định.

2. Trường hợp người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần theo quy định của pháp Luật thì tổng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp từng lần bằng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp khi nhận toàn bộ số tiền, tài sản trong một lần theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Ví dụ: Ông A được thi hành án tổng số tiền là 18.000.000.000 đồng và đã được nhận số tiền này trong 06 lần (lần thứ nhất nhận 3.000.000.000 đồng; lần thứ hai nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ ba nhận 4.500.000.000 đồng; lần thứ tư nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ năm nhận 1.500.000.000 đồng; lần thứ sáu nhận 1.000.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự phải nộp của từng lần được xác định như sau:

- Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ nhất là: 3% x 3.000.000.000 đồng = 90.000.000 đồng.

- Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ hai là: (3% x 2.000.000.000 đồng) + (2% x 2.000.000.000 đng) = 100.000.000 đồng.

- Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ ba là: (1% x 3.000.000.000 đng) + (0,5% x 1.500.000.000 đồng) = 37.500.000 đồng.

- Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ tư là: (0,5% x 3.500.000.000 đồng) + (0,01% x 500.000.000 đồng) = 17.550.000 đồng.

- Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ năm là: 0,01% x 1.500.000.000 đồng = 150.000 đồng.

- Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ sáu là: 0,01% x 1.000.000.000 đồng = 100.000 đồng.

Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp trong trường hợp này là 245.300.000 đồng, bằng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp khi nhận một ln tính trên số tiền 18.000.000.000 đồng là 245.000.000 đồng + (0.01% x 3.000.000.000 đồng) = 245.300.000 đồng.

3. Đối với trường hợp người được thi hành án nhận tiền, tài sản làm nhiều lần mà số tiền, giá trị tài sản được nhận mỗi lần không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định, nhưng tổng số tiền, giá trị tài sản được nhận lớn hơn hai lần mức lương cơ sở thì vẫn thu phí thi hành án dân sự theo quy định và việc thu phí thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Ví dụ: Ông B được thi hành án 5.000.000 đồng nhưng ông B được nhận số tiền này trong 04 lần (lần 1 nhận 1.000.000 đồng; lần 2 nhận 1.000.000 đồng; lần 3 nhận 1.000.000 đồng; lần 4 nhận 2.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự mà ông B phải nộp được xác định như sau:

- Lần thứ nhất ông B nhận 1.000.000 đồng thì ông B chưa phải nộp phí.

- Lần thứ hai ông B nhận 1.000.000 đồng thì ông B chưa phải nộp phí.

- Lần thứ ba ông B nhận 1.000.000 đồng thì số phí mà ông B phải nộp sau ba lần nhận tiền là: 3% x (1.000.000 đồng + 1.000.000 đồng + 1.000.000 đồng) = 90.000 đồng.

- Lần thứ tư ông B nhận 2.000.000 đồng thì số phí mà ông B phải nộp là: 3 % x 2.000.000 đong = 60.000 đồng.

Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông B phải nộp sau khi nhận số tiền 5.000.000 đồng là 90.000 đồng + 60.000 đồng = 150.000 đồng, cũng bằng tổng số phí thi hành án dân sự trong trường hợp nhận tiền, tài sản 01 lần là 3% x 5.000.000 đồng = 150.000 đồng.

4. Việc thu phí thi hành án dân sự được thực hiện như sau:

a) Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chi trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc gửi qua bưu điện cho người được thi hành án thì thực hiện việc khấu trừ số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp trước khi chi trả cho họ.

b) Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị tài sản hoặc có tuyên nhưng tại thời điểm thu phí không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường thì tổ chức thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án dân sự được để lại.

Trước khi giao tài sản ít nhất 15 ngày, tổ chức thu phí thông báo số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp theo quy định tại Thông tư này.

5. Trường hợp có sự nhầm lẫn về số phí thi hành án dân sự phải nộp thì tổ chức thu phí có trách nhiệm tính toán lại theo quy định. Tổ chức thu phí có trách nhiệm làm thủ tục hoàn trả số tiền thu thừa hoặc thực hiện việc thu bổ sung khoản phí thi hành án dân sự còn thiếu.

6. Trường hợp ủy thác thi hành án, cơ quan ủy thác phải ghi rõ số phí thi hành án dân sự đã thu, số phí thi hành án dân sự còn phải thu.

Cơ quan nhận ủy thác phải căn cứ vào quyết định ủy thác để tiếp tục thu phí thi hành án dân sự và được quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự thu được theo quy định tại Thông tư này.

Điều 6. Trường hợp không phải chịu phí thi hành án dân sự

Ngưi được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:

1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.

3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.

4. Tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.

5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.

7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự.

8. Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự.

Điều 7. Miễn, giảm phí thi hành án dân sự

1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

a) Được hưởng chế độ ưu đãi người công với cách mạng;

b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;

c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.

2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

a) Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;

b) Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;

c) Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.

3. Để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự phải làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự, kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.

4. Đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự kèm theo các tài liệu liên quan được nộp cho tổ chức thu phí. Trường hợp đơn, tài liệu chưa đy đủ thì tổ chức thu phí hướng dẫn người yêu cu bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ trưởng tổ chức thu phí có trách nhiệm xem xét, ra quyết định miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản cho người phải nộp phí biết về việc họ không được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự và nêu rõ lý do.

Việc xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thực hiện đối với từng quyết định thu phí thi hành án dân sự, trừ trường hợp người được xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thuộc trường hợp người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp Luật ưu đãi người có công với cách mạng.

Điều 8. Kê khai, nộp phí thi hành án dân sự

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thi hành án dân sự đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thi hành án dân sự thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Btrưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung mt số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 9. Quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

2. Trường hợp tổ chức thu phí thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì thực hiện quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự như sau:

a) Tổ chức thu phí được trích lại 65% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

Đối với trường hợp cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thu tiền, tài sản thi hành án: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan thi hành án dân sự thu phí thi hành án dân sự đi với số tiền, tài sản do cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thu thì cơ quan thi hành án dân sự chuyển 65% tiền phí thu được vào tài khoản của cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã thu tin, tài sản thi hành án. S tin này sử dụng để chi cho các nội dung theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

b) Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 20% số tiền phí thu được vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với tổ chức thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) tại Kho bạc nhà nước. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện điều hòa tiền phí cho các tổ chức thu phí ở những nơi tiền phí thu được không bảo đảm đủ các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

Số tiền pdo tổ chức thu phí nộp vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án n sự (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với tổ chức thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) được xác định là 100%. Tng cục Thi hành án dân sự (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện việc điều hòa tiền phí thi hành án được phép chi quản lý, điều hòa tin phí thi hành án (chi văn phòng phẩm, sổ sách kế toán, theo dõi, tổng hợp sliệu phân bổ tiền phí, thông tin liên lạc, tập huấn, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, báo cáo và các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, điều hòa tiền phí thi hành án) và các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; nhưng số chi hàng năm không quá 35% tổng số tiền phí thi hành án do các đơn vị nộp về.

Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

c) Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Điều 10. Tổ chức thực hiện.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn b sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- n phòng Tng Bí thư;
- V
ăn phòng Quốc hội ,
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- V
iện Kiểm sát nhân dân ti cao:,
- T
òa án nhân dân ti cao;
- Ki
m toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung
ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Webs
ite chính phủ;
- Cục Kiểm tra
văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Điều 36. Ra quyết định thi hành án
...

2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

“Điều 36. Ra quyết định thi hành án
...

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:
...

b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;*

Xem nội dung VB
Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án

1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự:
...

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:

“Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án

1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.”*

Xem nội dung VB
*Bổ sung Điều 44a vào sau Điều 44 như sau

Điều 44a. Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án

1. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;

b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;

c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.*

Xem nội dung VB
Điều 19. Khai phí, lệ phí
...

3. Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước

a) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.

c) Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Điều 26. Thời hạn nộp thuế
...

2. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 74/2019/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 216/2016/TT- BTC như sau:

“2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì thực hiện quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự như sau:

a) Tổ chức thu phí được trích lại 55% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

Đối với trường hợp cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thu tiền, tài sản thi hành án: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan thi hành án dân sự thu phí thi hành án đối với số tiền, tài sản do cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thu thì cơ quan thi hành án dân sự chuyển 55% tiền phí thi hành án dân sự thu được vào tài khoản của cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã thu tiền, tài sản thi hành án. số tiền này sử dụng để chi cho các nội dung theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

b) Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 20% số tiền phí thu được vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với tổ chức thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) tại Kho bạc Nhà nước. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện điều hòa phí tiền phí cho các tổ chức thu phí ở những nơi tiên phí thu được không bảo đảm đủ các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

Số tiền phí do tổ chức thu phí nộp vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án dân sự (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với tổ chức thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) được xác định là 100%. Tổng cục Thi hành án dân sự (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện việc điều hòa tiền phí thi hành án được phép chi quản lý, điều hòa tiền phí thi hành án (chi văn phòng phẩm, sổ sách kế toán, theo dõi, tổng hợp số liệu phân bổ tiền phí, thông tin liên lạc, tập huấn, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, báo cáo và các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, điều hòa tiền phí thi hành án) và các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; nhưng sổ chi hàng năm không quá 15% tổng số tiền phí thi hành án do các đơn vị nộp về.

Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

c) Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 25% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước”.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí x 100)/Dự toán cả năm về phí thu được
Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí x 100)/Dự toán cả năm về phí thu được
Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí x 100)/Dự toán cả năm về phí thu được
Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí x 100)/Dự toán cả năm về phí thu được
Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB