Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định 157/2016/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 03/2020/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 25/02/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Quốc phòng, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2020/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2020

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 157/2016/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 150/2006/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU PHÁP LỆNH CỰU CHIẾN BINH

Căn cứ Nghị định s 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hưng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

Theo đnghị của Cục trưởng Cục Người có công;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một schế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định s 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh về chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí và chế độ trợ cấp khi thôi làm công tác Hội (sau đây viết tắt là Nghị định s 157/2016/NĐ-CP).

Điều 2. Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

2. Trình txác định, quản lý và cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Điều 3. Chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

2. Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh từ trần thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Điều 4. Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Đối tượng hưởng trợ cấp thôi công tác Hội:

Cựu Chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng, khi thôi làm công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội, gồm các đối tượng sau:

a) Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện;

b) Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;

c) Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;

2. Cách tính trợ cấp thôi công tác Hội:

a) Đối tượng tại điểm a và b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này

Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng. Lương hiện hưởng là tháng lương cuối cùng tại cấp Hội nơi đang công tác (không tính phụ cấp đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và phụ cấp công vụ), gồm: mức lương theo chức danh, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), cộng 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Tổ chức Trung ương (nếu có). Cách tính như sau:

Trcấp thôi công tác Hội

=

Lương theo chức danh + Phụ cấp chức vụ (nếu có) + 5% mức lương tái cử, tái bổ nhim (nếu có)

x Số năm công tác

2

b) Đối với Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã

Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng. Cách tính như sau:

Trcấp thôi công tác Hội

=

Phụ cp hiện hưởng hàng tháng

x Số năm công tác

2

c) Số năm công tác để tính trợ cấp một lần là tổng thời gian từ khi có quyết định tham gia công tác Hội (được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng) đến khi có quyết định thôi công tác Hội của cấp có thẩm quyền. Trường hợp Cựu chiến binh có thời gian tham gia đứt quãng thì được cộng dồn; nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm, dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm.

3. Thẩm quyền ra quyết định thôi công tác Hội:

a) Căn cứ ý kiến (bằng văn bản) của cấp ủy có thẩm quyền (theo phân cấp) về việc bổ nhiệm, tuyển dụng, nghỉ hưu, nghỉ công tác đối với Cựu chiến binh tham gia công tác Hội. Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh (hoặc Thường trực Hội Cựu chiến binh) cấp có thẩm quyền chuẩn y kết quả bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ tham gia công tác Hội thì Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp đó ra quyết định thôi công tác Hội đối với cán bộ.

b) Tổ chức Hội Cựu chiến binh các cấp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi công tác Hội cho cán bộ cấp mình quản lý khi Cựu chiến binh có quyết định thôi công tác Hội của cấp có thẩm quyền.

Điều 5. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách

1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách hiện hành.

2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.

2. Các quy định tại Điểm 1, Điểm 2, Điểm 5 và Điểm 6 Mục II Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25 tháng 7 năm 2007 của liên Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì nội dung dẫn chiếu cũng được điều chnh thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Hội Cựu chiến binh Việt Nam chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách; hướng dẫn tổ chức thực hiện chế độ, chính sách; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết các vướng mắc, phát sinh theo thẩm quyền.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối c
ao;
- Vi
n Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Trung ương H
i CCB Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Hội CCB các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- Lưu: VT, Cục NCC.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh
...

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7, khoản 9 Điều 5 như sau:

“6. Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

7. Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

9. Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.”

Xem nội dung VB
Điều 4. Trình tự xác định, quản lý đối tượng

1. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại cộng đồng:

a) Người làm công tác lao động, thương binh và xã hội cấp xã hoặc những người được phân công căn cứ vào Khoản 3, Điều 3 thống kê danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã duyệt, gửi cơ quan lao động, thương binh và xã hội cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện;

b) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi, cơ quan lao động, thương binh và xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện rà soát, đối chiếu danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Trường hợp đúng đối tượng thì trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng và chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giao cho đối tượng.

Trường hợp chưa đúng đối tượng hoặc thiếu thông tin thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, cơ quan lao động, thương binh và xã hội cấp huyện chuyển lại Ủy ban nhân dân cấp xã để hoàn thiện lại danh sách theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1; bổ sung khoản 7 và khoản 8 Điều 2 như sau:

“1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

“7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

8. Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.”

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh
...

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7, khoản 9 Điều 5 như sau:

“6. Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

7. Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

9. Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.”

Xem nội dung VB
Điều 39. Hồ sơ, thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần

1. Hồ sơ

a) Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1);

b) Giấy chứng tử;

c) Hồ sơ của người có công với cách mạng;

d) Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí (Mẫu TT2).

2. Thủ tục

a) Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân, cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh
...

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 10 như sau:

“1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh chuyên trách ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của tổ chức chính trị - xã hội khác; khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác áp dụng quy định này tùy điều kiện cụ thể của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện không hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng:

b) Người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

4. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được hưởng phụ cấp như Phó Chủ tịch tổ chức chính trị - xã hội khác theo quy định hiện hành.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và những người thuộc biên chế của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.

5. Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; cựu chiến binh tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ cấp huyện trở lên khi thôi làm công tác hội thì được hưởng chế độ, chính sách như sau:

a) Ở cấp xã: Đối với Chủ tịch cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo); đối với Phó Chủ tịch cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng; thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Ở cấp huyện trở lên: Cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có); thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước."

Xem nội dung VB
II. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH

1. Chế độ Bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

a) Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định; Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc chưa được hưởng Bảo hiểm y tế theo các chế độ ưu đãi khác thì được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;

Quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ;

Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ bảo hiểm y tế (lập thành 02 bộ hồ sơ).

- Cá nhân đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Làm bản khai đề nghị hưởng chế độ Bảo hiểm y tế thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định số 150/2006/NĐ-CP (mẫu 1a);

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.

+ Hội Cựu chiến binh cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) tiếp nhận bản khai của cá nhân Cựu chiến binh, chủ trì phối hợp với cơ quan, đoàn thể có liên quan ở địa phương thẩm định, xác nhận và lập danh sách báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra và ký công văn đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); (mẫu 2a, kèm theo danh sách mẫu 4a);

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp thẩm định tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xét duyệt ký công văn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); (mẫu 3a, kèm theo danh sách mẫu 4a);

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh duyệt ký quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế; (Danh sách theo mẫu 5a, quyết định mẫu 6a);

+ Căn cứ quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính bảo đảm kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời cho Cựu chiến binh;

+ Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính giám sát việc thực hiện mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh theo đúng quy định của pháp luật;

+ Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất với Hội Cựu chiến binh cùng cấp chỉ đạo các cấp thuộc quyền xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện việc rà soát điều chỉnh danh sách báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh.

2. Chế độ mai táng phí theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

a) Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành;

Mức trợ cấp tiền mai táng phí thực hiện như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành (10 tháng lương tối thiểu) do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí (lập thành 02 bộ hồ sơ).

- Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.

+ Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);

+ Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);

+ Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.
...


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM – BỘ TÀI CHÍNH - BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2007



THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 150/2006/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU PHÁP LỆNH CỰU CHIẾN BINH

Căn cứ Pháp lệnh Cựu chiến binh ngày 07 tháng 10 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP);

Sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 150/2006/NĐ-CP như sau:

I. CỰU CHIẾN BINH

Cựu chiến binh quy định tại Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, nay hướng dẫn làm rõ thêm nội dung quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP là:

Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích tập trung (ở Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra, thời gian từ ngày 27 tháng 1 năm 1973 trở về trước, ở Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, thời gian từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước) là những người đã tham gia chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.

II. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH

1. Chế độ Bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

a) Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định; Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc chưa được hưởng Bảo hiểm y tế theo các chế độ ưu đãi khác thì được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;

Quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ;

Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ bảo hiểm y tế (lập thành 02 bộ hồ sơ).

- Cá nhân đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Làm bản khai đề nghị hưởng chế độ Bảo hiểm y tế thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định số 150/2006/NĐ-CP (mẫu 1a);

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.

+ Hội Cựu chiến binh cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) tiếp nhận bản khai của cá nhân Cựu chiến binh, chủ trì phối hợp với cơ quan, đoàn thể có liên quan ở địa phương thẩm định, xác nhận và lập danh sách báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra và ký công văn đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); (mẫu 2a, kèm theo danh sách mẫu 4a);

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp thẩm định tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xét duyệt ký công văn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); (mẫu 3a, kèm theo danh sách mẫu 4a);

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh duyệt ký quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế; (Danh sách theo mẫu 5a, quyết định mẫu 6a);

+ Căn cứ quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính bảo đảm kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời cho Cựu chiến binh;

+ Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính giám sát việc thực hiện mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh theo đúng quy định của pháp luật;

+ Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất với Hội Cựu chiến binh cùng cấp chỉ đạo các cấp thuộc quyền xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện việc rà soát điều chỉnh danh sách báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh.

2. Chế độ mai táng phí theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

a) Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành;

Mức trợ cấp tiền mai táng phí thực hiện như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành (10 tháng lương tối thiểu) do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí (lập thành 02 bộ hồ sơ).

- Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.

+ Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);

+ Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);

+ Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Tổ chức tang lễ khi Cựu chiến binh qua đời theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

a) Cựu chiến binh và hội viên Hội Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ.

b) Nghi thức, phân cấp tổ chức lễ tang căn cứ vào Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 114/2005/TTLT- BQP-BNV ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ hoặc vận dụng theo điều kiện cụ thể của địa phương để tổ chức cho phù hợp.

4. Chế độ phụ cấp đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở đặt tại Đảng uỷ khối cơ quan cấp tỉnh được biên chế cán bộ chuyên trách công tác Hội, trường hợp không bố trí được cán bộ chuyên trách công tác Hội thì cán bộ kiêm nhiệm công tác Hội được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung (nếu có). Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương kiêm nhiệm công tác Hội thì mức phụ cấp đối với Chủ tịch bằng 7%, Phó chủ tịch bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung (nếu có).

b) Phụ cấp kiêm nhiệm được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

Khi thôi làm công tác Hội Cựu chiến binh thì từ tháng tiếp theo thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.

5. Chế độ trợ cấp khi thôi làm công tác Hội theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

a) Đối tượng hưởng trợ cấp khi thôi làm công tác Hội.

Cựu chiến binh thuộc diện đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp bệnh binh hàng tháng khi thôi làm công tác Hội được hưởng chế độ trợ cấp bao gồm:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam được Ban chấp hành bầu;

Cựu chiến binh được bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động trong biên chế làm việc tại cơ quan Trung ương Hội Cựu chiến binh và các đơn vị trực thuộc cơ quan Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh được Ban chấp hành bầu;

Cựu chiến binh được bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động trong biên chế, làm việc tại cơ quan Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp huyện được Ban chấp hành bầu;

Cựu chiến binh được bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động trong biên chế làm việc tại cơ quan Hội Cựu chiến binh cấp huyện.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được Ban chấp hành bầu.

b) Cách tính trợ cấp khi thôi làm công tác Hội.

- Đối với người hưởng lương:

Trợ cấp được hưởng: (Lương + phụ cấp chức vụ hiện lĩnh hàng tháng (nếu có) tại cấp Hội công tác / 2) x Số năm công tác

- Đối với người hưởng phụ cấp (Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn):

Trợ cấp được hưởng = (Phụ cấp hiện lĩnh hàng tháng ở địa phương / 2) x Số năm công tác

c) Thời gian làm công tác Hội để tính trợ cấp là tổng thời gian làm việc liên tục kể từ khi được bầu, bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động đến khi có quyết định thôi làm công tác Hội.

d) Lương và phụ cấp để tính chi trả trợ cấp khi thôi làm công tác Hội là mức lương và phụ cấp hiện lĩnh của tháng cuối cùng tại cấp Hội Cựu chiến binh nơi đang công tác trước khi nghỉ công tác Hội.

đ) Thủ tục, thẩm quyền ra quyết định thôi làm công tác Hội để chi trả trợ cấp đối với Cựu chiến binh các cấp thực hiện như sau:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do cấp có thẩm quyền quyết định thôi làm công tác Hội sau khi có ý kiến của Đảng đoàn Cựu chiến binh và nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Hội;

Cựu chiến binh làm công tác Hội tại cơ quan Trung ương Hội và các đơn vị trực thuộc cơ quan Trung ương Hội căn cứ ý kiến của Thường vụ Đảng Uỷ cơ quan Trung ương Hội, ý kiến của Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam quyết định thôi làm công tác Hội.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh căn cứ vào ý kiến của tỉnh uỷ, thành uỷ, ý kiến Đảng đoàn và của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam quyết định thôi làm công tác Hội;

Cựu chiến binh làm công tác Hội ở cơ quan Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh, căn cứ ý kiến Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh ra quyết định thôi làm công tác Hội.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp huyện, căn cứ vào ý kiến của cấp uỷ địa phương, ý kiến của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh cấp huyện, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh quyết định thôi làm công tác Hội;

Cựu chiến binh làm công tác Hội ở cơ quan Hội Cựu chiến binh cấp huyện, căn cứ vào ý kiến của cấp uỷ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp huyện quyết định thôi làm công tác Hội.

- Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã, căn cứ vào ý kiến của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh cấp xã, ý kiến của cấp uỷ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp huyện quyết định thôi làm công tác Hội.

e) Các cấp Hội Cựu chiến binh có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi làm công tác Hội cho cán bộ cấp mình quản lý khi Cựu chiến binh có quyết định thôi làm công tác Hội.

6. Nguồn kinh phí bảo đảm chế độ

a) Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng phí cho Cựu chiến binh do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;

b) Kinh phí trợ cấp cho Cựu chiến binh khi thôi làm công tác Hội Cựu chiến binh từ nguồn ngân sách theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Xem nội dung VB