Nghị định 157/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 150/2006/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Cựu chiến binh
Số hiệu: 157/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 24/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 03/12/2016 Số công báo: Từ số 1221 đến số 1222
Lĩnh vực: Quốc phòng, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 157/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 150/2006/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU PHÁP LỆNH CỰU CHIẾN BINH

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh Cựu chiến binh ngày 07 tháng 10 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đi, bsung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh

1. Bổ sung Điều 2 như sau:

a) Bổ sung vào điểm b, điểm c khoản 3 Điều 2:

“b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền”.

b) Bổ sung vào điểm a, điểm b khoản 5 Điều 2:

“a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tquốc;

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7, khoản 9 Điều 5 như sau:

6. Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

7. Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

9. Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.”

3. Bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:

“4. Trong doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thành lập Hội Cựu chiến binh thì được tổ chức như sau:

a) Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với doanh nghiệp thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.

b) Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phi hợp với doanh nghiệp và Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

"Điều 9. Kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

1. Nguồn kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh bao gồm:

a) Nguồn thu hội phí;

b) Nguồn viện trợ, tài trợ;

c) Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

- Kinh phí của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương do ngân sách Trung ương bảo đảm.

- Kinh phí của Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm.

d) Nguồn hỗ trợ từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tchức khác;

đ) Các nguồn thu khác (nếu có).

2. Tài sản của Hội Cựu chiến binh bao gồm:

a) Tài sản Nhà nước giao;

b) Tài sản do cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài tài trợ, cho, tặng theo quy định của pháp luật.

3. Kinh phí hoạt động của tổ chức Hội Cựu chiến binh trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và doanh nghiệp do các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp đó bảo đảm và được hạch toán chi phí hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

5. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính."

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 10 như sau:

“1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh chuyên trách ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hàng tháng ngoài tin lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của tổ chức chính trị - xã hội khác; khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác áp dụng quy định này tùy điều kiện cụ thể của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện không hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng:

b) Người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

4. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, slượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được hưởng phụ cấp như Phó Chủ tịch tổ chức chính trị - xã hội khác theo quy định hiện hành.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và những người thuộc biên chế của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.

5. Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; cựu chiến binh tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ cấp huyện trở lên khi thôi làm công tác hội thì được hưởng chế độ, chính sách như sau:

a) Ở cấp xã: Đối với Chủ tịch cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo); đối với Phó Chủ tịch cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng; thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Ở cấp huyện trở lên: Cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có); thời gian công tác để tính trợ cấp đưc thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước."

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp

“Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh các cấp hoạt động”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2017.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn chế độ, chính sách, bảo đảm quyền lợi đối với cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định này.

2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này.

3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn về thực hiện trợ giúp pháp lý đối với cựu chiến binh.

4. Bộ Nội vụ phối hợp với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này và các quy định tại Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân h
àng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT
, V.III (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
TH
Ủ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 2. Cựu chiến binh

Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:

1. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.

2. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).

3. Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:

a) Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);

b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc);

c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

4. Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.

5. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

6. Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và được cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định này không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:

a) Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;

b) Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.

7. Việc xác nhận cựu chiến binh:

a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;

b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;

c) Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.

8. Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 2. Cựu chiến binh

Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
...
3. Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:
...
b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc);

c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

Xem nội dung VB
Điều 2. Cựu chiến binh

Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
...
5. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

Xem nội dung VB
Điều 5. Quyền lợi của Cựu chiến binh
...
6. Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc, được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh theo các quy định và chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.

7. Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.
...
9. Cựu chiến binh trong biên chế làm công tác Hội Cựu chiến binh được Hội cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.

Xem nội dung VB
- Chế độ y tế và Chế độ Bảo hiểm y tế của Cựu chiến binh được hướng dẫn bởi Điều 2, Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh;
...
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.
...
Điều 2. Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

2. Trình tự xác định, quản lý và cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Điều 3. Chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

2. Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh từ trần thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Xem nội dung VB
Điều 7. Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:

a) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

b) Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.

2. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

3. Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau:

a) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

b) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu chiến binh cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Hội Cựu chiến binh cấp trên.

Xem nội dung VB
Điều 9. Kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

1. Kinh phí của Hội Cựu chiến binh các cấp gồm:

a) Ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) Hội phí do hội viên đóng góp;

c) Các nguồn thu hợp pháp khác của Hội.

2. Tài sản của Hội Cựu chiến binh gồm:

a) Tài sản Nhà nước giao;

b) Tài sản do cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài tặng, cho;

3. Kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

a) Kinh phí của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương do ngân sách Trung ương đảm bảo.

b) Kinh phí của Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và của Hội cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo.

Việc lập dự toán, chấp hành, quyết toán kinh phí, ngân sách đảm bảo cho hoạt động của Hội Cựu chiến binh các cấp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

c) Kinh phí hoạt động của Hội cựu chiến binh trong các doanh nghiệp Nhà nước do doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo và được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

4. Trường hợp thực hiện nhiệm vụ mới theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền mà chưa được cấp kinh phí, Hội Cựu chiến binh các cấp lập dự toán kinh phí bổ sung, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét và bổ sung kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xem nội dung VB
Điều 10. Chính sách, chế độ đối với Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh

1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh chuyên trách ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của các đoàn thể chính trị - xã hội khác.
...
3. Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện không hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng:

a) Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm từ Trung ương đến cấp huyện được hưởng lương theo quy định hiện hành và phụ cấp chức vụ lãnh đạo như cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội khác cùng cấp. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;

b) Người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng lương theo quy định hiện hành. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

4. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã, phường, thị trấn được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã, phường, thị trấn được hưởng phụ cấp như Phó Chủ tịch đoàn thể chính trị - xã hội khác và do ngân sách địa phương đảm bảo.

Chủ tịch, Phó chủ tịch, cán bộ thuộc biên chế của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.

5. Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp bệnh binh đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã, phường, thị trấn; Cựu chiến binh tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên, khi thôi làm công tác hội, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương theo mức lương hiện lĩnh tại cấp Hội mà Cựu chiến binh đang công tác.

Xem nội dung VB
- Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh được hướng dẫn bởi ĐIều 4 Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh;
...
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.
...
Điều 4. Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Đối tượng hưởng trợ cấp thôi công tác Hội:

Cựu Chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng, khi thôi làm công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội, gồm các đối tượng sau:

a) Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện;

b) Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;

c) Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;

2. Cách tính trợ cấp thôi công tác Hội:

a) Đối tượng tại điểm a và b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này

Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng. Lương hiện hưởng là tháng lương cuối cùng tại cấp Hội nơi đang công tác (không tính phụ cấp đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và phụ cấp công vụ), gồm: mức lương theo chức danh, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), cộng 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Tổ chức Trung ương (nếu có). Cách tính như sau:

Trợ cấp thôi công tác Hội = (Lương theo chức danh + Phụ cấp chức vụ (nếu có) + 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm (nếu có)) /2 x Số năm công tác

b) Đối với Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã

Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng. Cách tính như sau:

Trợ cấp thôi công tác Hội = Phụ cấp hiện hưởng hàng tháng / 2 x Số năm công tác

c) Số năm công tác để tính trợ cấp một lần là tổng thời gian từ khi có quyết định tham gia công tác Hội (được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng) đến khi có quyết định thôi công tác Hội của cấp có thẩm quyền. Trường hợp Cựu chiến binh có thời gian tham gia đứt quãng thì được cộng dồn; nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm, dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm.

3. Thẩm quyền ra quyết định thôi công tác Hội:

a) Căn cứ ý kiến (bằng văn bản) của cấp ủy có thẩm quyền (theo phân cấp) về việc bổ nhiệm, tuyển dụng, nghỉ hưu, nghỉ công tác đối với Cựu chiến binh tham gia công tác Hội. Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh (hoặc Thường trực Hội Cựu chiến binh) cấp có thẩm quyền chuẩn y kết quả bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ tham gia công tác Hội thì Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp đó ra quyết định thôi công tác Hội đối với cán bộ.

b) Tổ chức Hội Cựu chiến binh các cấp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi công tác Hội cho cán bộ cấp mình quản lý khi Cựu chiến binh có quyết định thôi công tác Hội của cấp có thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 14. Quan hệ phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ giữa cơ quan, tổ chức, đơn vị với Hội Cựu chiến binh các cấp

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Hội Cựu chiến binh các cấp thực hiện nhiệm vụ theo chương trình.

Xem nội dung VB