Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025"
Số hiệu: 844/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 18/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 844/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2016

 

QUYT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỆ SINH THÁI KHI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUC GIA ĐN NĂM 2025”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát trin khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2015/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án) với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đi mới sáng tạo quốc gia; htrợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo him, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đng.

Đến năm 2025:

- Hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đi mới sáng tạo;

- 100 doanh nghiệp tham gia Đán gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

II. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

1. Cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm ktừ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2. Tchức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đi mới sáng tạo, hoạt động hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Người đứng đầu có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn đầu tư, tài chính và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp;

b) Tổ chức có ít nhất 01 năm hoạt động, cung cấp dịch vụ cho ít nhất 10 nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đã đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư được ít nhất 01 tỷ đồng cho các nhóm khởi nghiệp đi mới sáng tạo tại Việt Nam;

c) Có quy trình hỗ trợ khởi nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về đầu tư, đào tạo, huấn luyện, tư vấn cho khởi nghiệp đi mới sáng tạo tại Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia cung cấp thông tin về công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ; chính sách, pháp luật; nguồn nhân lực; nguồn đầu tư và giao dịch đu tư; đi tác, khách hàng; sản phm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; tchức, cá nhân hỗ trợ; tin tức, sự kiện trong nước, quốc tế và các hoạt động khác htrợ khởi nghiệp đi mới sáng tạo.

2. Xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ địa phương có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó:

a) Htrợ một phần kinh phí sửa chữa và áp dụng mức phí ưu đãi trong khai thác cơ sở hạ tầng (diện tích, không gian sẵn có) tại các địa đim thuận lợi cho cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ưu tiên khu vực gn các trường đại học, tchức kinh tế, tài chính;

b) Htrợ kinh phí lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ Internet miễn phí trong Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghip đi mới sáng tạo;

c) Thu hút tư nhân đầu tư sửa chữa, trả phí khai thác cơ sở hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cn thiết và tchức quản lý, khai thác Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đi mới sáng tạo; cung cấp các dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tư vấn; kết nối đầu tư, khách hàng; cung cp nguồn nhân lực, không gian làm việc, thiết bị dùng chung cho hoạt động khởi nghiệp đi mới sáng tạo.

3. Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước về khoa học và công nghệ hằng năm để tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp công nghệ quốc gia (TECHFEST) với quy mô quốc tế.

Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo có tiềm năng phát trin hoạt động khi nghiệp đi mới sáng tạo hỗ trợ kinh phí cho việc thuê địa đim, gian hàng, trưng bày, vận chuyển trang thiết bị, truyền thông cho các sự kiện, cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc các ngành, lĩnh vực, tại các địa phương, đơn vị cơ sở.

4. Tiếp tục triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ với quy mô dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020 với các nội dung sau:

a) Xây dựng, phát triển mạng lưới các tchức thúc đẩy kinh doanh dựa trên việc lựa chọn, xây dựng năng lực cho một scá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đi mới sáng tạo tim năng và đu tư vn ban đu cho doanh nghiệp khởi nghiệp đi mới sáng tạo;

b) Xây dựng mạng lưới nhà đầu tư cá nhân và mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đi mới sáng tạo.

5. Phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:

a) Hỗ trợ một phần kinh phí mua bản quyền chương trình đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp, chuyn giao, phbiến giáo trình khởi nghiệp đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công trong nước, quc tế cho một scơ sở giáo dục, cơ sở ươm tạo và tchức thúc đy kinh doanh;

b) Hỗ trợ một phần kinh phí thuê chuyên gia trong nước, quốc tế để triển khai các khóa đào tạo khởi nghiệp đi mới sáng tạo, đào tạo hun luyện viên khởi nghiệp, nhà đầu tư khởi nghiệp tại một scơ sở giáo dục, cơ sươm tạo và tchức thúc đy kinh doanh;

c) Hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp đi mới sáng tạo trtiền công lao động trực tiếp và sử dụng các dịch vụ: đào tạo, hun luyện khởi nghiệp; marketing, quảng bá sản phm, dịch vụ; khai thác thông tin công ngh, sáng chế; thanh toán, tài chính; đánh giá, định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát trin công nghệ, tài sản trí tuệ; tư vn pháp lý, sở hu trí tuệ, đầu tư, thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát trin công nghệ, tài sản trí tuệ.

6. Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:

a) Hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật của một số cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đy kinh doanh, tchức cung cấp thiết bị dùng chung cho các nhóm khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kinh phí tư vấn thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án hỗ trợ thành lập cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

b) Hỗ trợ một phần kinh phí cung cấp không gian số, dịch vụ hỗ trợ trực tuyến; kinh phí sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mi sáng tạo.

7. Hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và ph biến, tuyên truyn các đin hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam.

8. Hỗ trợ một phần kinh phí để kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo him của Việt Nam với khu vực và thế giới; kết nối và hỗ trợ một phần kinh phí đdoanh nghiệp khởi nghiệp đi mới sáng tạo tham gia các khóa hun luyện tập trung ngn hạn tại một s tchức thúc đy kinh doanh uy tín ở nước ngoài.

9. Giới thiệu đối tác, nhà đu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài.

10. Khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của doanh nghiệp đtài trợ, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không ly lãi, góp vn đu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đi mới sáng tạo.

11. Nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đy môi trường khởi nghiệp đi mới sáng tạo về:

a) Đăng ký thành lập, hoạt động của tổ chức, cá nhân đầu tư mạo hiểm;

b) Cơ chế, chính sách đu tư, hỗ trợ ban đầu của Nhà nước và khuyến khích đu tư tiếp theo cho khởi nghiệp đi mới sáng tạo của các thành phần kinh tế, tchức, cá nhân và cộng đồng xã hội;

c) Cơ chế hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương có nhu cầu và tiềm lực phát trin hoạt động khởi nghiệp;

d) Cơ chế thuế, tài chính đặc thù đi với tổ chức và cá nhân có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc đầu tư cho khởi nghiệp đi mới sáng tạo được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

đ) Cơ chế hỗ trợ thoái vốn của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài từ khoản đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đi mới sáng tạo.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đ án:

a) Ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương;

b) Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo;

c) Kinh phí nhà nước cấp cho các tổ chức chính tr- xã hội - nghề nghiệp;

d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân và các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài.

2. Nội dung và định mức hỗ trợ kinh phí nhà nước cho các hoạt động của Đề án áp dụng theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính đi vi Chương trình phát trin thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020, Chương trình hỗ trợ phát trin doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tchức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, quy định vhướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đi với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên quan.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban Điều hành Đán thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và quy trình xử lý hồ sơ tham gia Đ án;

b) Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án;

c) Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý Đề án; xây dựng và vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trực thuộc Bộ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức Ngày hội khởi nghiệp công nghệ quốc gia;

d) Tổ chức lựa chọn các tổ chức, cá nhân phù hợp tham gia Đề án, bao gồm cả tổ chức có năng lực, kinh nghiệm trong hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đơn vị quản lý thực hiện Đề án Thương mại hóa công nghệ theo quy định;

đ) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết đ thúc đy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

e) Chủ trì xây dựng kế hoạch, dự toán và bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm, kinh phí từ các chương trình, quỹ, dự án đầu tư, dự án hỗ trợ đi mới sáng tạo trong nước và quốc tế có nội dung phù hợp đtriển khai Đ án;

g) Tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình thực hiện Đề án. Định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai Đ án.

2. Bộ Tài chính:

a) Thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung và mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động theo quy định hiện hành;

b) Bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nội dung của Đề án.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, dựa trên nhu cầu thực tế của lĩnh vực quản lý:

a) Xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hằng năm và 5 năm trên cơ sở Đ án này;

b) Bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động của Đề án theo kế hoạch hng năm và 5 năm đã được cơ quan có thm quyn phê duyệt; tăng cường liên kết với các đơn vị tư nhân đ trin khai các hoạt động hỗ trợ, đầu tư cho khởi nghiệp đi mới sáng tạo.

4. Tng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho phép góp vốn với tchức đầu tư khác thành lập quỹ, công ty quản lý quỹ đthực hiện hoạt động cho vay, đu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đi mới sáng tạo.

5. Các đơn vị, Bộ, ngành, địa phương có hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hằng năm có trách nhiệm báo cáo tình hình triển khai Đề án, kết quả và vấn đề phát sinh cần giải quyết cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tchức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tchức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kim sát nhân dân tối cao;
- y ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kim toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát trin Việt Nam;
- y ban Trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;
- Lưu: VT, KGVX (3b).KN146

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Vũ Đức Đam

 

- Mục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2021

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 như sau:

1. Bổ sung Mục I Điều 1 như sau:

“Xây dựng hệ thống Trung tâm đổi mới sáng tạo hỗ trợ nghiên cứu phát triển, khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo vận hành thành công các Trung tâm với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, cạnh tranh so với khu vực và quốc tế; phát triển Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại 03 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các bộ, ngành, địa phương, tổ chức có tiềm năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

Phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia khuyến khích sự tương tác, kết nối nguồn lực trong hệ thống các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước, nước ngoài; đến năm 2025 có chương trình hợp tác với đối tác quốc tế tại ít nhất 05 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có uy tín trên thế giới;

Tầm nhìn đến năm 2030 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đạt xếp hạng trong 15 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới nổi của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.”.

Xem nội dung VB
- Tiêu đề Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2021

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 như sau:
...
2. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 2 Mục III Điều 1 như sau:

“2. Hỗ trợ phát triển các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo mô hình khu dịch vụ tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở phạm vi quốc gia, vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực, tại các tổ chức có tiềm năng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó:”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2021

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Mục III Điều 1 như sau:

“4. Hình thành và hỗ trợ phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia với các nội dung hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sau:

a) Xây dựng, phát triển mạng lưới tổ chức, cá nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đầu tư, chuyên gia, tổ chức tư vấn, huấn luyện, đào tạo, truyền thông, cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương, vùng, quốc gia; tham gia với tư cách thành viên vào hoạt động của các mạng lưới ở phạm vi khu vực và thế giới, thu hút nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước;

b) Hoạt động hợp tác với chuyên gia, tổ chức quốc tế trong đào tạo, huấn luyện; truyền thông; tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị, hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước và ngoài nước; tư vấn chuyển giao công nghệ, đầu tư, phát triển trị trường; nghiên cứu, khảo sát, báo cáo đánh giá, tư vấn hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; mời chuyên gia, cố vấn, người Việt Nam thành công ở nước ngoài đến làm việc, tư vấn thường xuyên, cung cấp dịch vụ cho các khu dịch vụ tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở phạm vi ngành, vùng, địa phương, cơ sở;

c) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, Diễn đàn cấp cao Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hằng năm, ở quy mô quốc gia, quốc tế.”.

Xem nội dung VB
- Tiêu đề Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2021

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 như sau:
...
4. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 2 như sau:

“1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có trách nhiệm:”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2021

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 như sau:
...
6. Bổ sung điểm h sau điểm g khoản 1 Điều 2 như sau:

“h) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét, quyết định các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của bộ, ngành, địa phương, tổ chức khác được phép áp dụng một phần hoặc toàn bộ cơ chế, chính sách quy định tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chính sách ưu đãi đối với Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia.”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2021

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 2 như sau:

“c) Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý Đề án; xây dựng, nâng cấp và vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, các nền tảng kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia thuộc Bộ tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, hướng dẫn hình thành và phát triển trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại bộ, ngành, địa phương, tổ chức có tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; thành lập Ban điều hành Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.”.

Xem nội dung VB
- Tổ chức quản lý Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" được hướng dẫn bởi Thông tư 01/2018/TT-BKHCN

Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025";
...
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định tổ chức quản lý Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về việc tổ chức quản lý Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án 844) được phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 844/QĐ-TTg).

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 844, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2. Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là tổ chức cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ cho cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: cơ sở vật chất - kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, truyền thông.

3. Tổ chức thúc đẩy kinh doanh là tổ chức hỗ trợ cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mô hình kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn đầu tư thông qua các khóa huấn luyện tập trung và các ngày hội đầu tư.

4. Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nơi có cơ sở hạ tầng, không gian làm việc chung, tổ chức sự kiện, tổ chức cung cấp dịch vụ, đào tạo, đầu tư, hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ cần thiết khác cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

5. Chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là người có kiến thức, kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực và kết nối các đối tượng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua hoạt động đào tạo, tư vấn chính sách, tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

6. Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844 (sau đây gọi tắt là tổ chức chủ trì) là tổ chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844.

7. Ban Điều hành Đề án 844 là tổ chức có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ định hướng triển khai, tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Đề án 844. Ban Điều hành Đề án 844 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ.

Điều 3. Các nhiệm vụ thuộc Đề án 844

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm: đề tài khoa học và công nghệ, đề án khoa học nhằm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 10, khoản 11 Mục III Điều 1; điểm đ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 844/QĐ-TTg.

2. Nhiệm vụ hằng năm, định kỳ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (gọi tắt là nhiệm vụ hằng năm, định kỳ), bao gồm:

a) Nhóm nhiệm vụ đào tạo, nâng cao năng lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy định tại các điểm a, b khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

b) Nhóm nhiệm vụ truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam quy định tại khoản 7 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

c) Nhóm nhiệm vụ xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, mạng lưới nhà đầu tư cá nhân và mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2020 theo quy định tại khoản 4 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

d) Nhóm nhiệm vụ tổ chức sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các ngành, địa phương, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại khoản 3 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

đ) Nhóm nhiệm vụ tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và sự kiện liên kết xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các vùng kinh tế theo quy định tại khoản 3 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

e) Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của một số cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, tổ chức cung cấp thiết bị dùng chung theo quy định tại điểm a khoản 2, điểm c khoản 5, điểm a khoản 6 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

g) Nhóm nhiệm vụ kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới; kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

h) Nhóm nhiệm vụ giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước tiếp cận thị trường nước ngoài theo quy định tại khoản 9 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

i) Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại điểm c khoản 5, điểm b khoản 6, khoản 8 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg.

3. Nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm:

a) Nhiệm vụ xây dựng/nâng cấp, vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

b) Nhiệm vụ xây dựng/nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý Đề án 844 theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

c) Nhiệm vụ xây dựng/nâng cấp, vận hành hệ thống thông tin quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

4. Nhiệm vụ xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại khoản 2 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg.

5. Hoạt động quản lý Đề án 844, bao gồm:

a) Tổ chức hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, hội đồng đánh giá thuyết minh, tổ thẩm định kinh phí, hội đồng đánh giá, nghiệm thu, thuê chuyên gia tư vấn độc lập (trong trường hợp cần thiết);

b) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ;

c) Hoạt động thuê chuyên gia tư vấn chính sách, cán bộ, hợp đồng lao động giúp việc phục vụ hoạt động của Ban Điều hành Đề án 844;

d) Hỗ trợ thuê không gian làm việc chung, thuê chuyên gia, tổ chức sự kiện kết nối đầu tư, công tác phí cho cán bộ biệt phái làm đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước tham gia hoạt động tại một số khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có uy tín ở nước ngoài;

đ) Tổ chức hội nghị, hội thảo (các phiên họp Ban Điều hành, hội nghị, hội thảo, tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt động của Đề án 844...); tổ chức đón tiếp khách quốc tế vào làm việc tại Việt Nam;

e) Tổ chức các đoàn công tác trong nước (hướng dẫn triển khai Đề án 844, đoàn công tác làm việc với địa phương, tổ chức về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...);

g) Tổ chức các đoàn công tác nước ngoài tham gia các sự kiện, kết nối đối tác, học hỏi mô hình, kinh nghiệm hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc tế với sự tham gia của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiêu biểu, các huấn luyện viên, cố vấn khởi nghiệp, cán bộ quản lý xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước;

h) Truyền thông về định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các hoạt động của Ban Điều hành Đề án 844;

i) Tổ chức các hoạt động thu thập, cập nhật thông tin các đối tượng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào hệ thống thông tin quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

k) Các hoạt động khác phục vụ công tác điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện Đề án 844.

Chương II QUẢN LÝ NHIỆM VỤ THUỘC ĐỀ ÁN 844

Điều 4. Thẩm quyền quản lý nhiệm vụ thuộc Đề án 844

1. Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng, phê duyệt, cấp kinh phí và quản lý tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này;

b) Các nhiệm vụ quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này ở quy mô vùng, quốc gia và quốc tế để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Quy trình quản lý các nhiệm vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng tuyển chọn đơn vị triển khai được thực hiện theo quy định từ Điều 6 đến Điều 10 Thông tư này.

Quy trình quản lý các nhiệm vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng, giao trực tiếp đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Trường hợp nhiệm vụ hằng năm, định kỳ do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng, giao trực tiếp đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện, quy trình quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Nhiệm vụ xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư phát triển.

2. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặt hàng, phê duyệt, cấp kinh phí và quản lý tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này;

b) Các nhiệm vụ quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này thuộc phạm vi quản lý để hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.

Căn cứ quy định tại Quyết định số 844/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư này, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vận dụng quy định tại Chương này và các quy định hiện hành để quy định việc tổ chức quản lý các nhiệm vụ thuộc Đề án 844 theo thẩm quyền, trách nhiệm phê duyệt của Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.

Điều 5. Mã số nhiệm vụ

Nhiệm vụ, dự án của Đề án 844 được ghi mã số như sau:

KNĐMST. [viết tắt tên nhiệm vụ/dự án].[viết tắt tên tổ chức đăng ký].XX-YY, trong đó:

1. KNĐMST là ký hiệu của Đề án;

2. XX là ký hiệu số thứ tự của hồ sơ nhiệm vụ được phê duyệt;

3. YY là ký hiệu năm bắt đầu triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Điều 6. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia

1. Căn cứ quy định tại khoản 11 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg và đề xuất, kiến nghị của Ban Điều hành Đề án 844, các đơn vị, bộ, ngành, địa phương xây dựng đề xuất đặt hàng gửi đơn vị quản lý nhiệm vụ để tổng hợp danh mục đề xuất đặt hàng. Việc tổ chức xác định nhiệm vụ do đơn vị quản lý nhiệm vụ thực hiện. Trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ và đơn vị liên quan tổ chức quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án 844 theo quy định tại các Thông tư: Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 05/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”; Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.

Điều 7. Xác định danh mục nhiệm vụ hằng năm, định kỳ

1. Căn cứ đề xuất nhiệm vụ:

a) Các hoạt động của Đề án 844 quy định tại khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

b) Kế hoạch tổng thể, hàng năm của Ban Điều hành Đề án 844 về các nhiệm vụ triển khai trong từng giai đoạn;

c) Văn bản chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Biên bản hợp tác cấp Chính phủ, cấp Bộ;

d) Nhu cầu của các đối tượng tham gia xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

2. Hằng năm hoặc định kỳ, đơn vị quản lý nhiệm vụ đăng thông báo nộp đề xuất nhiệm vụ trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ với thời gian nhận đề xuất nhiệm vụ ít nhất là 30 ngày.

3. Trên cơ sở căn cứ đề xuất nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, các cơ quan trung ương, địa phương, tổ chức, cá nhân gửi đề xuất nhiệm vụ cho đơn vị quản lý nhiệm vụ để tổng hợp. Đề xuất nhiệm vụ được lập theo Mẫu C1.1-PĐX tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận đề xuất nhiệm vụ, đơn vị quản lý nhiệm vụ có trách nhiệm rà soát sự trùng lặp, tổng hợp đề xuất nhiệm vụ (Mẫu C1.2-BTHNV tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này), trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ theo nhóm nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 3. Nhiệm vụ được xác định bao gồm nhiệm vụ đề xuất mới và nhiệm vụ thuộc danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt, công bố trước đây. Thành phần hội đồng, phương thức làm việc, trình tự làm việc của hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Mẫu C1.6-QT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, đơn vị quản lý nhiệm vụ phối hợp với đơn vị quản lý kinh phí và các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Danh mục nhiệm vụ hằng năm, định kỳ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt Danh mục nhiệm vụ hằng năm, định kỳ, đơn vị quản lý nhiệm vụ thực hiện công bố Danh mục nhiệm vụ hằng năm, định kỳ trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ và Cổng Thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Thời hạn công bố ít nhất là 30 ngày để tuyển chọn hoặc giao trực tiếp tổ chức có đủ năng lực triển khai thực hiện, trong đó một nhiệm vụ có thể lựa chọn một số tổ chức cùng thực hiện.

Điều 8. Tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ hằng năm, định kỳ

1. Các tổ chức có hoạt động phù hợp với lĩnh vực của nhiệm vụ hằng năm, định kỳ, có con dấu và tài khoản có quyền tham gia đăng ký thực hiện nhiệm vụ.

Hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ bao gồm 01 bộ hồ sơ trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14 và 01 bản điện tử của hồ sơ (dạng PDF, không đặt mật khẩu).

Thành phần hồ sơ:

a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực;

- Trường hợp nộp qua đường bưu điện: bản sao có chứng thực;

b) Thuyết minh nhiệm vụ (Mẫu C2.1a-TMHT dành cho tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Mẫu C2.1c-TMKN dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Bản giải trình, cam kết, văn bản thỏa thuận, giấy xác nhận và các tài liệu khác chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đối với tổ chức nộp hồ sơ quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg.

2. Toàn bộ hồ sơ được đóng gói, có niêm phong và bên ngoài ghi rõ:

a) Tên nhiệm vụ hằng năm, định kỳ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì, tên chủ nhiệm nhiệm vụ;

c) Danh mục tài liệu có trong hồ sơ.

3. Tổ chức đăng ký thực hiện nhiệm vụ hằng năm, định kỳ lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về đơn vị quản lý kinh phí.

Ngày nhận hồ sơ là ngày đóng dấu đến của đơn vị quản lý kinh phí.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp, đơn vị quản lý kinh phí tổ chức mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ với sự tham dự của đại diện các cơ quan liên quan.

5. Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập hội đồng đánh giá thuyết minh và tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Thành phần hội đồng, phương thức làm việc, trình tự làm việc, điều kiện, tiêu chí đánh giá của hội đồng đánh giá thuyết minh và tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ hàng năm, định kỳ thuộc Đề án 844 thực hiện theo Mẫu 2.9-QT tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Căn cứ kết quả của hội đồng đánh giá thuyết minh, tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ và ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có), trong thời hạn 05 ngày làm việc, đơn vị quản lý kinh phí phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt tổ chức chủ trì, kinh phí và thời gian thực hiện nhiệm vụ.

Điều 9. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ hằng năm, định kỳ

1. Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ và đơn vị liên quan thực hiện ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (Mẫu C2.8-HĐNV tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo Mẫu C3.1-BCKQ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo Mẫu C3.2-BBKT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Đánh giá, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm, định kỳ

1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm gửi hồ sơ đánh giá, nghiệm thu về đơn vị quản lý kinh phí. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị đánh giá, nghiệm thu (Mẫu C3.3-ĐNNT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (Mẫu C3.1-BCKQ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ và tài liệu liên quan theo thuyết minh nhiệm vụ và hợp đồng thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá, nghiệm thu, đơn vị quản lý kinh phí chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ. Thành phần hội đồng, phương thức làm việc, trình tự làm việc của hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm, định kỳ thuộc Đề án 844 thực hiện theo Mẫu 3.8-QT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Căn cứ biên bản đánh giá, nghiệm thu, đơn vị quản lý kinh phí phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (Mẫu C3.6-TLHĐ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).

4. Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ được đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất thanh lý hợp đồng, đơn vị quản lý kinh phí trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ (Mẫu C3.7-QĐCN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).

5. Việc xử lý kết quả thực hiện nhiệm vụ và giao quyền sử dụng, quyền sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 11. Quy trình quản lý đối với các nhiệm vụ giao trực tiếp cho đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện

1. Hằng năm, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng thuyết minh nhiệm vụ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Vụ Kế hoạch - Tài chính).

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng đánh giá thuyết minh và thẩm định kinh phí gồm đại diện lãnh đạo đơn vị quản lý nhiệm vụ, Vụ Kế hoạch - Tài chính và 03 chuyên gia trong lĩnh vực liên quan để đánh giá nội dung thuyết minh và thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

3. Trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng đánh giá thuyết minh và thẩm định kinh phí, Vụ Kế hoạch - Tài chính trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị được giao chủ trì tổ chức thực hiện.

4. Vụ Kế hoạch - Tài chính thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ ký hợp đồng với đơn vị được giao chủ trì tổ chức thực hiện.

Đơn vị được giao chủ trì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ định kỳ trong quá trình triển khai về Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính và đơn vị quản lý nhiệm vụ).

Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ.

5. Đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính.

Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức Hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ gồm đại diện lãnh đạo đơn vị quản lý nhiệm vụ, Vụ Kế hoạch - Tài chính và 03 chuyên gia trong lĩnh vực liên quan để đánh giá nghiệm thu kết quả khi nhiệm vụ hoàn thành và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ. Vụ Kế hoạch - Tài chính thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng theo quy định.

6. Mẫu biểu, tài liệu phục vụ các hoạt động quy định tại Điều này vận dụng các biểu mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III Thông tư này.

Điều 12. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

1. Phương thức lựa chọn:

Thực hiện theo quy định tại Điều 20 Mục 2 Chương IV Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Nội dung hỗ trợ:

a) Hỗ trợ một phần kinh phí trả tiền công lao động trực tiếp và sử dụng các dịch vụ theo quy định tại điểm c khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

b) Hỗ trợ một phần kinh phí cung cấp không gian số, dịch vụ hỗ trợ trực tuyến; sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ theo quy định tại điểm b khoản 6 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

c) Hỗ trợ một phần kinh phí tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

d) Kết nối, giới thiệu đối tác, hỗ trợ thủ tục thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để tiếp cận thị trường nước ngoài theo quy định tại khoản 9 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg.

Điều 13. Hỗ trợ chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

1. Nội dung hỗ trợ của Đề án 844 đối với hoạt động của chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:

a) Đào tạo, nâng cao năng lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

b) Tư vấn xây dựng chính sách, pháp luật hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại khoản 10, 11 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

c) Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bao gồm tư vấn về quản trị kinh doanh, truyền thông, phát triển mạng lưới, kết nối quan hệ quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy định tại khoản 4, 5, 7, 8, 9 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg.

2. Tiêu chí xác định chuyên gia tham gia hoạt động được hỗ trợ từ Đề án 844:

a) Đối với chuyên gia đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: có kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg cho một hoặc một số đối tượng sau:

- Cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Nhà đầu tư, cố vấn, huấn luyện viên, cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

b) Đối với chuyên gia tư vấn chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: có kinh nghiệm tham gia một hoặc một số hoạt động sau:

- Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp thực hiện chính sách, pháp luật về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Đánh giá tác động, phản hồi, khuyến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

c) Đối với chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: có kinh nghiệm trong tư vấn quản trị, phát triển mô hình kinh doanh, phát triển mạng lưới, truyền thông, kết nối quan hệ quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại các khoản 4, 5, 7, 8, 9 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg, cụ thể bao gồm tư vấn về một hoặc một số hoạt động sau:

- Marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ;

- Khai thác thông tin công nghệ, sáng chế;

- Thanh toán, tài chính;

- Đánh giá, định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ;

- Pháp lý, sở hữu trí tuệ, đầu tư, thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ;

- Xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức thúc đẩy kinh doanh;

- Xây dựng mạng lưới nhà đầu tư cá nhân và mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công;

- Kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới;

- Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường nước ngoài.

3. Việc xác định mức chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm căn cứ xây dựng quy định tài chính về định mức hỗ trợ kinh phí từ Đề án 844 được quy định như sau:

a) Mức 1 là chuyên gia đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này và có từ 12 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực tương ứng;

b) Mức 2 là chuyên gia đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này và có từ 9 năm đến dưới 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng;

c) Mức 3 là chuyên gia đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này và có từ 6 năm đến dưới 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng;

d) Mức 4 là chuyên gia đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này và có từ 3 năm đến dưới 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng;

đ) Mức 5 là chuyên gia đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này và có dưới 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng.

4. Việc hỗ trợ chuyên gia thực hiện các hoạt động của Đề án 844 được thực hiện thông qua tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844 được hỗ trợ kinh phí thuê chuyên gia có trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và bảo đảm tính trung thực của tài liệu chứng minh năng lực chuyên gia đáp ứng tiêu chí, điều kiện quy định tại Điều này.

Điều 14. Hoạt động Ban Điều hành Đề án 844

1. Căn cứ vào nhu cầu thực tế các hoạt động triển khai của Ban Điều hành Đề án, Trưởng Ban Điều hành Đề án quyết định số lượng các cán bộ, hợp đồng lao động giúp việc Ban Điều hành Đề án.

2. Ban Điều hành Đề án thông qua kế hoạch hoạt động hàng năm đối với các hoạt động quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 5 Điều 3 Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

3. Kinh phí hoạt động của Ban Điều hành Đề án, bộ phận giúp việc cho Ban Điều hành Đề án quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 5 Điều 3 Thông tư này được bố trí trong dự toán kinh phí quản lý Đề án hàng năm cấp qua Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia.

Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Đề án 844

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 844:

a) Quyết định số 844/QĐ-TTg, văn bản hướng dẫn triển khai Đề án 844 và đề án, chương trình quốc gia, quy định pháp luật liên quan đến hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

b) Nghị quyết, chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình của Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo;

c) Định hướng phát triển, tiềm năng, thế mạnh của Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

d) Đánh giá thực trạng và tiềm năng của các chủ thể tham gia hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp;

đ) Đánh giá khả năng phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; điều kiện về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, nguồn lực có thể huy động từ khu vực tư nhân, dự án hợp tác trong nước và quốc tế;

e) Quy mô thị trường cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; chính sách, biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận, mở rộng thị trường ở phạm vi quốc gia, quốc tế.

2. Định hướng xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 844 tại Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp:

a) Có mục tiêu, nội dung hoạt động hỗ trợ phù hợp với đặc thù của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm quản lý;

b) Bố trí nguồn kinh phí hợp lý từ ngân sách nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cùng khu vực tư nhân đầu tư, hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

c) Tận dụng, khai thác điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có để tạo không gian làm việc chung, tổ chức cung cấp thiết bị dùng chung, khu dịch vụ tập trung cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

d) Thu hút chuyên gia, cố vấn, nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo điển hình trong nước và quốc tế cùng tham gia xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

đ) Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

e) Định kỳ tổ chức ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest) trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực quản lý; hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, huấn luyện viên, cố vấn, chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước, quốc tế; tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở phạm vi quốc gia, quốc tế;

g) Xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực quản lý bảo đảm liên thông về thông tin với Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

3. Trách nhiệm quản lý Đề án 844 tại Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp:

a) Khai thác, sử dụng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý nhiệm vụ trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký tham gia thực hiện Đề án 844 tại Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp qua mạng thông tin điện tử;

b) Cập nhật, đôn đốc việc cập nhật thông tin các đối tượng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong địa bàn, lĩnh vực quản lý vào hệ thống thông tin quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng tháng;

d) Công bố trên Cổng thông tin điện tử của ngành, lĩnh vực, địa phương kế hoạch triển khai, văn bản hướng dẫn, danh sách tổ chức hỗ trợ và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được nhận hỗ trợ;

đ) Nghiên cứu, đề xuất phương án, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của địa phương, doanh nghiệp để đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định tại khoản 10 Mục III Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg; Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017; khoản 2 Điều 35 Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng kế hoạch, dự toán và bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm và các nguồn kinh phí khác có nội dung phù hợp để triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án 844 do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng; định kỳ hằng nằm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai Đề án 844; tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình thực hiện Đề án 844 theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 844/QĐ-TTg.

5. Các đơn vị, bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp căn cứ nhu cầu thực tiễn của lĩnh vực quản lý để xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm triển khai Đề án 844 và bố trí kinh phí bảo đảm triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 844/QĐ-TTg; hàng năm gửi báo cáo tình hình triển khai hoạt động, kết quả và vấn đề phát sinh cho Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 15/12 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định số 844/QĐ-TTg.

Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị quản lý Đề án 844

1. Ban Điều hành Đề án 844:

a) Định hướng triển khai Đề án 844 phù hợp với chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và nhu cầu của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

b) Đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện đúng mục tiêu, nội dung của Đề án 844.

2. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ là đơn vị quản lý nhiệm vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng, có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận, xử lý, quản lý, tổng hợp đề xuất nhiệm vụ, thực hiện các thủ tục liên quan đến xác định và công bố danh mục nhiệm vụ thuộc Đề án 844 do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ Đề án 844 do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng để tổng hợp vào kế hoạch hàng năm;

c) Hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá, báo cáo kết quả triển khai hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động Đề án 844 và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban Điều hành Đề án 844.

3. Vụ Kế hoạch - Tài chính trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Tổng hợp kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 844 do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng và kinh phí hoạt động quản lý Đề án 844;

b) Tiếp nhận thuyết minh; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện thủ tục đánh giá thuyết minh và thẩm định kinh phí, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng, kiểm tra, điều chỉnh việc tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, công nhận kết quả và hoạt động khác liên quan đối với nhiệm vụ quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 3 Thông tư này do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng và được giao trực tiếp cho đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện.

4. Các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được giao trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Thực hiện vai trò là đơn vị quản lý kinh phí đối với:

- Các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 Thông tư này do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng và không thuộc trường hợp được giao trực tiếp cho đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện;

- Hoạt động quản lý Đề án 844 quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí, đề xuất điều chỉnh nội dung, kinh phí hoạt động quản lý Đề án 844;

c) Tiếp nhận, xử lý, quản lý hồ sơ; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện thủ tục tuyển chọn, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng, kiểm tra, điều chỉnh việc tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, công nhận kết quả và hoạt động khác liên quan đối với nhiệm vụ quy định tại tiết 1 điểm a khoản này.

Điều 17. Trách nhiệm của chủ nhiệm và tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844

1. Xây dựng và triển khai các nội dung đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; đề xuất với đơn vị quản lý kinh phí các vấn đề phát sinh cần giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ, đơn vị quản lý kinh phí và các đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844 theo mục tiêu, nội dung và tiến độ đã đề ra.

3. Kiến nghị bằng văn bản với đơn vị quản lý kinh phí trong trường hợp cần điều chỉnh mục tiêu, nội dung, tiến độ thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844 cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

4. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm, sơ kết, tổng kết), báo cáo đột xuất về tình hình triển khai nhiệm vụ thuộc Đề án 844 và báo cáo quyết toán kinh phí với đơn vị quản lý kinh phí. Định kỳ hàng tháng cập nhật, đôn đốc việc cập nhật thông tin các đối tượng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ vào hệ thống thông tin quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và công nghệ xây dựng.

5. Chủ nhiệm nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo thỏa thuận với tổ chức chủ trì.

Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2018.

2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 19. Trách nhiệm thi hành

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
...
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2021

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 2 như sau:

“5. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các Chương trình, Đề án về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hằng năm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo tình hình triển khai kết quả Chương trình, Đề án và vấn đề phát sinh cần giải quyết cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”.

Xem nội dung VB




Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2010 về phiên họp thường kỳ tháng 11 Ban hành: 07/12/2010 | Cập nhật: 09/12/2010