Quyết định 12/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”
Số hiệu: 12/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 06/01/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI, THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ; KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI CÁC TỈNH HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” với những nội dung sau đây:

A. MỤC TIÊU

1. Xác định mức độ, phạm vi, đối tượng bị thiệt hại; xây dựng định mức bồi thường; tổ chức bồi thường thiệt hại cho người dân 04 tỉnh bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển.

2. Đảm bảo vệ sinh môi trường, sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm thủy sản.

3. Khôi phục sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi nghề và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

4. Đảm bảo an toàn môi trường biển; phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái là nơi cư trú cho các loài thủy sinh.

5. Đảm bảo quan trắc, giám sát, cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung.

6. Đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội.

B. NGUYÊN TẮC

Công tác kê khai, thống kê, đánh giá, bồi thường thiệt hại và các chính sách hỗ trợ phải được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, có sự tham gia trực tiếp của người dân bị thiệt hại, cộng đồng và chính quyền; phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, khẩn trương, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, phạm vi, mức độ ảnh hưởng và được thực hiện theo đúng thẩm quyền.

C. PHẠM VI

Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (gọi tắt là 04 tỉnh).

D. NỘI DUNG

I. HTRỢ KHN CP CHO NGƯỜI DÂN

1. Các chính sách hỗ trợ khẩn cấp được triển khai theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 và Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.

2. Hỗ trợ chênh lệch giá bán hải sản bằng 20% giá bán trên thị trường cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ ngày 30 tháng 4 năm 2016 đến ngày 15 tháng 5 năm 2016 (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 432/TB-VPCP ngày 25 tháng 12 năm 2016).

II. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ BỒI THƯỜNG

1. Đối tượng bị thiệt hại

a) Khai thác thủy sản

- Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy công suất dưới 90CV trực tiếp khai thác thủy sản trên biển, cửa sông, đầm phá, có đăng ký hộ khẩu thường trú và thực tế hoạt động khai thác thủy sản tại 04 tỉnh phải ngừng hoạt động do sự cố môi trường biển.

- Chủ tàu và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên có đăng ký hộ khẩu tại địa phương, tàu có đăng ký tại 04 tỉnh và thực tế đang hoạt động khai thác hải sản tại các vùng biển từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 đến ngày 30 tháng 9 năm 2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

- Người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản (thường xuyên hoặc không thường xuyên) và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông như: Câu, lặn, te/xiệp, nghề cào, nơm, chụp, lưới rùng, mò, nò, sáo, bẫy, đăng, đáy và các phương thức khai thác khác, bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

b) Nuôi trồng thủy sản

- Hộ gia đình, chủ trang trại, thợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gọi chung là cơ sở nuôi trồng thủy sản) trực tiếp nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ bị thiệt hại do thủy sản, giống thủy sản bị chết do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển.

- Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển.

- Người lao động làm thuê thường xuyên, không thường xuyên có thu nhập chính từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển.

c) Sản xuất muối

Tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình và lao động làm thuê cho cơ sở sản xuất muối (nếu có) bị thiệt hại trực tiếp do sự cố môi trường biển.

d) Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển

- Tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã/phường/thị trấn ven biển trực tiếp thu mua, sơ chế thủy sản từ các tàu cá, tại cảng cá, bến cá, chợ cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản, bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

- Chủ cơ sở chế biến nước mắm, mắm hải sản, tẩm ướp hải sản và các phương thức chế biến khác có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

- Người lao động làm việc thường xuyên, không thường xuyên và có thu nhập chính từ các hoạt động: Vận chuyển, chở thuê hàng hải sản, bốc vác, sơ chế, chế biến thủy sản và người làm thuê cho các cơ sở nêu tại hai tiết trên điểm này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

đ) Dịch vụ hậu cần nghề cá

Người lao động làm thuê (thường xuyên, không thường xuyên và có thu nhập chính từ hoạt động) trong các cơ sở sản xuất kinh doanh đá lạnh để bảo quản hải sản, kho lạnh, cấp đông; đóng, sửa tàu thuyền; sản xuất, kinh doanh ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

e) Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển

Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: Bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch, cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

g) Thu mua, tạm trữ thủy sản

- Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản có kho lạnh, kho cấp đông tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển, còn lưu kho các sản phẩm thủy sản được thu mua trước ngày 30 tháng 8 năm 2016.

- Người làm thuê thường xuyên, không thường xuyên có thu nhập chính từ cơ sở nêu tại điểm a mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

2. Thời gian tính thiệt hại

Thời gian tính thiệt hại tối đa 06 tháng từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2016.

3. Trình tự xác định thiệt hại

a) Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển trực tiếp kê khai theo biểu mẫu quy định, nộp cho thôn/xóm.

b) Thôn/xóm

- Thôn/xóm tổ chức họp cộng đồng, xem xét, thống nhất và niêm yết công khai danh sách tổ chức, cá nhân kê khai thiệt hại theo quy chế thực hiện dân chủ cơ sở.

- Trưởng thôn/xóm xác nhận đối tượng, số lượng thiệt hại vào biểu mẫu kê khai.

- Trưởng thôn/xóm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Ủy ban nhân dân cấp xã

- Thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại, trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo thôn/xóm thực hiện các bước theo quy định; thành phần tham gia Hội đồng gồm lãnh đạo chính quyền, đại diện các đoàn thể, đại diện của người dân và đại diện chức sắc tôn giáo (nếu cần thiết).

- Tổ chức rà soát, kiểm tra và niêm yết công khai theo quy chế thực hiện dân chủ cơ sở. Xác nhận số lượng thiệt hại cho từng tổ chức, cá nhân.

- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

d) Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Thành lập Hội đồng đánh giá, thẩm định thiệt hại.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện các bước theo quy định.

- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về công tác kê khai, xác định thiệt hại đến người dân ở các thôn, xã bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các bước thống kê, xác định thiệt hại.

- Thành lập Hội đồng đánh giá, thẩm định, phê duyệt giá trị thiệt hại cho các đối tượng bị thiệt hại theo phân cấp quản lý.

4. Bồi thường thiệt hại

a) Xây dựng định mức bồi thường thiệt hại

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp xác định thiệt hại, xây dựng định mức/đơn giá thiệt hại.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức xây dựng định mức/đơn giá thiệt hại theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp gửi Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng định mức/đơn giá bồi thường thiệt hại chung cho 04 tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

b) Xác định giá trị bồi thường thiệt hại

- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định mức bồi thường thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức áp định mức/đơn giá bồi thường thiệt hại, kiểm tra, thẩm định, phê duyệt giá trị thiệt hại, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, thẩm tra, tổng hợp kết quả thống kê, xác định giá trị bồi thường thiệt hại báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương rà soát, thẩm tra, tổng hợp kết quả thống kê, xác định giá trị bồi thường thiệt hại, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kinh phí bồi thường thiệt hại cho 04 tỉnh.

c) Tổ chức chi trả bồi thường thiệt hại

- Bộ Tài chính cấp kinh phí cho 04 tỉnh qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân 04 tỉnh ban hành Quyết định phân bổ kinh phí bồi thường thiệt hại cho các huyện/thị xã/thành phố.

- Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kinh phí bồi thường thiệt hại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách chi tiết các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại và số tiền bồi thường.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp dân để phổ biến, công khai danh sách tổ chức, cá nhân được bồi thường, số tiền bồi thường, lịch chi trả.

- Trưởng thôn/xóm niêm yết công khai danh sách tổ chức, cá nhân của thôn/xóm nhận tiền bồi thường thiệt hại theo quy chế thực hiện dân chủ cơ sở.

III. CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

1. Bảo đảm sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm

a) Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với hải sản

- Đối tượng: Hải sản; nước mặn, lợ; trầm tích lấy tại 04 tỉnh và 03 tỉnh đối chứng.

- Nội dung:

+ Thực hiện lấy mẫu hải sản, nước, trầm tích xét nghiệm tìm nguyên nhân cá chết.

+ Tổ chức lấy mẫu và kiểm nghiệm hải sản tại 04 tỉnh và 03 tỉnh đối chứng.

+ Thông báo kết quả kiểm nghiệm cho Ủy ban nhân dân 04 tỉnh và tổng hợp báo cáo Chính phủ, thông tin, cảnh báo an toàn hải sản.

- Thời gian: Từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 12 năm 2017.

b) Hỗ trợ bảo hiểm y tế

- Đối tượng: Người dân thuộc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Nội dung:

+ Hỗ trợ phần kinh phí phải tự đóng bảo hiểm y tế (ngoài phần ngân sách nhà nước đã hỗ trợ) đối với cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí đóng bảo hiểm y tế đối với cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014.

- Thời gian: Tối đa 02 năm tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết tháng 12 năm 2018.

2. Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp

- Đối tượng: Người dân thuộc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Nội dung:

+ Đối với người học trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại cho 01 khóa học như đối với người khuyết tật theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và các văn bản hướng dẫn;

+ Đối với người học trình độ trung cấp, cao đẳng: Hỗ trợ học phí cho 01 khóa đào tạo; trường hợp đang theo học thì hỗ trợ học phí cho thời gian còn lại của khóa đào tạo kể từ tháng 4 năm 2016. Mức hỗ trợ tối thiểu bằng mức trần học phí đối với các cơ sở công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, mức hỗ trợ tối đa không vượt quá mức trần học phí đối với các cơ sở công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Trình tự, thủ tục hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn;

+ Đối với trẻ em học mầm non, học sinh phổ thông và sinh viên đại học: Được hỗ trợ 100% học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn;

+ Các đối tượng trên tham gia đào tạo nghề nghiệp và giáo dục đại học nếu có nhu cầu thì được vay vốn như đối với người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và các văn bản hướng dẫn.

- Thời gian: Tối đa 02 năm học (2016 - 2017; 2017 - 2018)

b) Hỗ trợ tạo việc làm

- Đối tượng: Người lao động thuộc hộ gia đình có cá nhân trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Nội dung:

+ Người lao động được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định;

+ Người lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật;

+ Người lao động được ưu tiên lựa chọn tham gia các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công về khôi phục môi trường biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản và ổn định, khôi phục, phát triển du lịch tại địa phương. Trình tự, thủ tục lựa chọn và chế độ đối với người lao động thực hiện chính sách việc làm công theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn;

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh nhận người lao động nêu tại điểm a khoản này vào làm việc (với cam kết sử dụng lao động theo hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên) được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng người lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn và Quyết định số 64/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg .

- Thời gian: Tối đa 02 năm tính từ thời điểm Quyết định này có hiệu lực.

c) Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Đối tượng: Người lao động thuộc hộ gia đình có cá nhân trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Nội dung:

+ Người lao động là người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% chi phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở; tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu, chi phí đi lại; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 mục III Điều 1 Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020. Quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.

+ Người lao động thuộc các đối tượng khác được hỗ trợ chi phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tiền ăn, chi phí đi lại; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Quy trình, thủ tục thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.

+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nếu có nhu cầu được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức vay tối đa bằng 100% các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo quy định đối với từng thị trường. Lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

- Thời gian: Tối đa 02 năm tính từ thời điểm Quyết định này có hiệu lực.

IV. KHÔI PHỤC SẢN XUẤT

1. Hỗ trợ lãi suất cho khoản vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề

a) Đối tượng: Cá nhân hoặc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

b) Nội dung:

- Hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh và chuyển đổi nghề, ưu tiên chuyển đổi từ nghề khai thác hải sản tầng đáy trong vùng biển từ 20 hải lý trở vào bờ sang nghề khai thác hải sản tầng nổi.

- Điều kiện, hạn mức, lãi suất vay:

+ Khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi được các ngân hàng thương mại Nhà nước xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm.

+ Hạn mức vay: Tối đa 100 triệu đồng.

+ Lãi suất vay: Bằng mức lãi suất thấp nhất từng kỳ hạn của tổ chức tín dụng áp dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khách hàng phải trả lãi suất 1%/năm, phần lãi suất còn lại được cấp bù cho tổ chức tín dụng từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

- Trường hợp nhu cầu vốn vượt quá mức nêu trên, khách hàng được tổ chức tín dụng xem xét cho vay theo quy định hiện hành.

c) Thời gian vay vốn: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.

d) Thời hạn hỗ trợ lãi suất: 24 tháng tính từ thời điểm phát sinh dư nợ.

2. Xử lý nợ và hỗ trợ lãi suất

a) Đối tượng: Tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và chưa có khả năng trả nợ gốc, lãi đúng hạn.

b) Nội dung:

- Được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Được xem xét khoanh nợ không tính lãi và giữ nguyên nhóm nợ tại thời điểm khoanh nợ đối với các khoản vay phát sinh trước ngày 01 tháng 4 năm 2016 và còn dư nợ đến thời điểm khoanh nợ. Số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu của khách hàng trong thời gian khoanh nợ được cấp bù từ nguồn kinh phí bồi thường của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

c) Thời gian: Thời gian cơ cấu lại nợ, khoanh nợ nêu trên tối đa 12 tháng nhưng không vượt quá ngày 31 tháng 12 năm 2018.

3. Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biển gần bờ ra vùng biển xa bờ

a) Đối tượng: Tổ chức, cá nhân là chủ tàu cá không lắp máy hoặc lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 90CV đang hoạt động khai thác hải sản, có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Nội dung:

- Được vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhà nước để đóng mới tàu cá vỏ gỗ, vỏ composite có tổng công suất máy chính từ 90CV đến 400CV phục vụ khai thác hải sản, làm dịch vụ hậu cần khai thác hải sản (đóng 400 tàu cá cho 04 tỉnh).

- Hạn mức, lãi suất vay:

+ Hạn mức vay:

Đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản bao gồm cả trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa: trường hợp đóng tàu vỏ composite chủ tàu được vay 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới; trường hợp đóng tàu vỏ gỗ chủ tàu được vay 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới.

Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản bao gồm máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản: Trường hợp đóng tàu vỏ composite chủ tàu được vay 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới; trường hợp đóng tàu vỏ gỗ chủ tàu được vay 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới.

+ Lãi suất vay: Bằng mức lãi suất thấp nhất từng kỳ hạn của tổ chức tín dụng áp dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khách hàng phải trả lãi suất 1%/năm, phần lãi suất còn lại được cấp bù một lần cho ngân hàng thương mại từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sau khi chủ tàu hoàn thành việc đóng mới tàu và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo về sử dụng, vận hành tàu cá, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

- Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên trên tàu.

- Tài sản thế chấp: Chủ tàu cá được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay.

c) Thời gian cho vay: Từ thời điểm Quyết định này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.

d) Thời gian hỗ trợ lãi suất: 11 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ và 16 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ composite. Năm đầu tiên kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc.

đ) Cơ chế xử lý rủi ro: Các khoản cho vay đóng mới tàu cá bị rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thì tùy theo mức độ bị thiệt hại được xử lý theo nguyên tắc sau:

- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, chủ tàu được ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay trong thời gian sửa chữa tàu. Công ty bảo hiểm thanh toán toàn bộ chi phí sửa tàu.

- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể tiếp tục sử dụng khai thác, ngân hàng thương mại xử lý nợ theo thứ tự như sau:

+ Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

+ Sử dụng khoản dự phòng được trích lập đối với dư nợ cho vay chính con tàu trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp đã xử lý như trên nhưng vẫn chưa thu hồi đủ nợ gốc, ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể.

V. PHỤC HỒI, TÁI TẠO HỆ SINH THÁI THỦY SINH, NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản

a) Mục tiêu: Phục hồi các hệ sinh thái là nơi cư trú của các giống loài thủy sinh và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

b) Nội dung:

- Điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng các hệ sinh thái quan trọng là nơi cư trú của các loài thủy sinh và nguồn lợi thủy sản sau sự cố môi trường biển làm cơ sở đề xuất các nội dung, hoạt động phục hồi hệ sinh thái ven biển và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Khôi phục hệ sinh thái và quần đàn thủy sinh vật, quy hoạch khoanh vùng khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại từng tỉnh đối với khu vực không có khả năng tự tái tạo, phục hồi; nghiên cứu, tái tạo nguồn lợi thủy sản ở các khu vực bãi đẻ, bãi giống, nơi sinh cư tự nhiên của loài tại các vùng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển; thiết lập, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai các vùng cấm khai thác, các khu duy trì bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Trồng, phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn và các hệ sinh thái nhân tạo là nơi cư trú của các giống loài thủy sinh tại các vùng bị ảnh hưởng.

- Quan trắc, giám sát, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và chất lượng thủy sản góp phần khôi phục sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm.

c) Thời gian thực hiện: 03 năm (2017, 2018, 2019).

d) Đơn vị chủ trì/Đơn vị phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Ủy ban nhân dân 04 tỉnh.

2. Dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung

a) Mục tiêu: Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường biển đảm bảo hiện đại, đồng bộ nhằm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu về hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường biển, cảnh báo kịp thời khi có dấu hiệu bị ô nhiễm đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và người dân.

b) Nội dung:

- Thiết kế và thực hiện Chương trình quan trắc định kỳ môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung.

- Đầu tư lắp đặt và vận hành hệ thống các Trạm quan trắc nước biển tự động, liên tục tại 04 tỉnh miền Trung.

- Xây dựng hệ thống giám sát môi trường biển bằng công nghệ viễn thám.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin, các ứng dụng phục vụ giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường biển khu vực 04 tỉnh miền Trung.

c) Thời gian thực hiện: 03 năm (2017, 2018, 2019).

d) Đơn vị chủ trì/Đơn vị phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân 04 tỉnh.

VI. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nguồn kinh phí bồi thường của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là 500 triệu đô la Mỹ (tương đương 11.150 tỷ đồng) được sử dụng để thực hiện các nội dung của Đề án này:

- Kinh phí hỗ trợ khẩn cấp và bồi thường thiệt hại.

- Kinh phí tổ chức lấy mẫu, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, an toàn môi trường nước nuôi trồng thủy sản, an toàn vùng biển đảm bảo cho sinh hoạt.

- Kinh phí thực hiện các chính sách.

- Kinh phí thực hiện dự án quan trắc và cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung.

- Kinh phí thực hiện dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản.

- Kinh phí dự phòng.

Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao tại Quyết định này, các bộ, ngành và 04 tỉnh đề xuất chi tiết kinh phí thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan hướng dẫn phương pháp xác định thiệt hại, định mức thiệt hại kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

b) Chủ trì tổng hợp và dự kiến phân bổ kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại của từng địa phương gửi Bộ Tài chính thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

c) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các giải pháp chính sách ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất tại vùng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại 04 tỉnh.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản.

đ) Căn cứ trữ lượng, nguồn lợi thủy sản vùng biển miền Trung, cơ cấu đội tàu và nghề khai thác hải sản của 04 tỉnh để hướng dẫn, phân bổ số lượng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá và tàu khai thác hải sản theo nghề cho từng tỉnh để các địa phương thực hiện chính sách đóng mới tàu cá tại khoản 3 mục IV phần D Điều 1 Quyết định này.

e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân 04 tỉnh định kỳ 6 tháng tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý số tiền bồi thường từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc cấp bù lãi suất để thực hiện các chính sách ban hành theo Quyết định này.

b) Tổng hợp, thẩm định định mức bồi thường, hỗ trợ thiệt hại thẩm định phân bổ định mức thiệt hại trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại; hướng dẫn việc thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ thiệt hại.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định kinh phí thực hiện các nhiệm vụ/dự án của các bộ, ngành được giao trong Quyết định này, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá cho ngư dân 04 tỉnh.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chỉ đạo Tổng cục Thống kê, các Cục Thống kê tại 04 tỉnh thống kê, cung cấp số liệu làm cơ sở xây dựng định mức/đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại trình Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Bộ Công Thương

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương giám sát công tác bồi thường, hỗ trợ, tiêu thụ hàng thủy sản tồn kho của các cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản.

b) Phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thống kê, xác nhận thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm đang tồn kho tại 04 tỉnh.

5. Bộ Y tế

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai các giải pháp y tế để bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm thủy sản.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện việc kiểm nghiệm, xác nhận các sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm tại 04 tỉnh.

c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân 04 tỉnh xử lý các lô hàng thủy sản tồn kho không đảm bảo an toàn thực phẩm.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và 04 tỉnh thực hiện việc hỗ trợ học phí cho trẻ em học mầm non, học sinh phổ thông và sinh viên đại học quy định tại điểm a khoản 2 mục III phần D Điều 1 Quyết định này.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung.

b) Hướng dẫn các địa phương quan trắc, giám sát môi trường và công bố môi trường biển an toàn phục vụ sản xuất và đời sống của người dân vùng bị ảnh hưởng.

c) Hướng dẫn các địa phương tiêu hủy các lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh ô nhiễm môi trường.

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ du lịch và dịch vụ khác thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

b) Triển khai thực hiện các giải pháp để xúc tiến, quảng bá du lịch về vùng đất và con người 04 tỉnh vùng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định tại khoản 2 mục II phần D Điều 1 Quyết định này; kiểm tra, giám sát, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Chỉ định các ngân hàng thương mại Nhà nước cho vay và hướng dẫn các tổ chức tín dụng xử lý nợ theo nội dung của Quyết định này; đảm bảo trình tự, thủ tục đơn giản và an toàn về nguồn vốn vay.

b) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách về cho vay, hỗ trợ lãi suất, xử lý nợ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

c) Đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách ban hành theo Quyết định này.

d) Trường hợp các ngân hàng thương mại gặp khó khăn về nguồn vốn cho vay để thực hiện các chính sách ban hành theo Quyết định này hoặc khi mặt bằng lãi suất cho vay tăng, Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

11. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Tiếp tục chỉ đạo cơ quan báo chí đưa tin đúng định hướng, thông tin chính xác, có cơ sở, có kiểm chứng để nhân dân yên tâm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống.

b) Tăng cường thông tin về môi trường biển, tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm thủy sạch, an toàn để nhân dân yên tâm sử dụng, đồng thời phát hiện những tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước; tuyên truyền, phản ánh và định hướng để người tiêu dùng yên tâm sử dụng thủy sản an toàn.

12. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

Theo chức năng nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong việc giải quyết sự cố môi trường biển.

13. Ngân hàng Chính sách xã hội

Hướng dẫn và thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng được quy định tại Quyết định này, đảm bảo thủ tục cho vay đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.

14. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Dân vận Trung ương và Ban Tôn giáo Chính phủ tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức thành viên, phát huy quyền làm chủ theo quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện việc giám sát quá trình thực hiện các nội dung của Quyết định.

Làm tốt công tác dân vận, vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ khắc phục hậu quả của sự cố môi trường biển. Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong cộng đồng dân cư, các tổ chức tôn giáo và đoàn thể, tổ chức xã hội.

15. Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

a) Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân kịp thời, đúng đối tượng.

b) Tổ chức thực hiện việc kê khai, thống kê tình hình thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định.

c) Phê duyệt danh sách các xã/phường/thị trấn ven biển, cửa sông, đầm phá; huyện/thị xã/thành phố bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển làm căn cứ để thực hiện các chính sách theo Quyết định này.

d) Tổ chức thực hiện các chính sách, dự án do các bộ, ngành chủ trì sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với đóng mới tàu cá, Ủy ban nhân dân các tỉnh căn cứ tập quán, nghề nghiệp của ngư dân chủ động đề xuất các mẫu thiết kế gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt.

đ) Chủ động đa dạng hóa các hình thức, phương pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề; kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thu hút các lao động là người dân bị ảnh hưởng trực tiếp.

e) Căn cứ yêu cầu và khả năng thực tế của địa phương, bổ sung các chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại; đề xuất Chính phủ điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định phù hợp với tình hình thực tế.

g) Phối hợp với Bộ Y tế thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các sản phẩm thủy sản khai thác và mẫu nước ăn uống, sinh hoạt; phối hợp với Bộ Công Thương tiêu thụ sản phẩm thủy sản an toàn; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiêu hủy hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ sản phẩm thủy sản bị tiêu hủy theo quy định.

h) Tổng hợp kết quả thực hiện của địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ: NN&PTNT, TC, KH&ĐT, CT, YT, GD&ĐT, TN&MT, VHTT&DL, LĐ-TB&XH, TT&TT, CA, QP;
- Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Tỉnh ủy, UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, KGVX, TKBT, KTTH, NC, QHĐP;
- Lưu: VT, NN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...

4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

e) Trẻ em dưới 6 tuổi;

g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b) Học sinh, sinh viên.

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

Xem nội dung VB
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...

5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
...

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

e) Trẻ em dưới 6 tuổi;

g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b) Học sinh, sinh viên.

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

Xem nội dung VB
- Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:

1. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba điểm b khoản 1 mục III phần D Điều 1 như sau:

“- Thời gian: Tối đa 24 tháng tính từ ngày mua bảo hiểm nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2019.”

Xem nội dung VB
- Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
3. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba điểm b ... khoản 2 mục III phần D Điều 1 như sau:

“- Thời gian: Tối đa 24 tháng nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2019.”

Xem nội dung VB
- Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
2. Sửa đổi, bổ sung dấu cộng thứ hai của gạch đầu dòng thứ hai điểm a khoản 2 mục III phần D Điều 1 như sau:

“+ Đối với người học trình độ trung cấp, cao đẳng: Hỗ trợ 100% học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và các văn bản hướng dẫn;”

Xem nội dung VB
- Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
3. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba ... điểm c khoản 2 mục III phần D Điều 1 như sau:

“- Thời gian: Tối đa 24 tháng nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2019.”

Xem nội dung VB
Điều 1. Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 với những nội dung chủ yếu sau:
...

III. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN

1. Các chính sách đối với người lao động
...

b) Hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, viza và lý lịch tư pháp để tham gia xuất khẩu lao động.

- Đối tượng: người lao động được lựa chọn học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tham gia xuất khẩu lao động theo quy định của Đề án.

- Thời gian học: căn cứ vào nghề đào tạo và yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quy định cụ thể thời gian học, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Sau các khóa học, người lao động được cấp chứng chỉ công nhận trình độ tay nghề và chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định.

- Nội dung chính sách:

+ Hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số;

+ Hỗ trợ 50% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho các đối tượng khác thuộc 61 huyện nghèo;

+ Riêng người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được hỗ trợ thêm:

. Tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian học với mức 40.000đ/người/ngày;

. Tiền ở với mức 200.000đ/người/tháng;

. Tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu cho người lao động (quần áo đồng phục, chăn màn, giày dép …) với mức 400.000đ/người;

. Tiền tàu, xe (cả đi và về) 01 lần từ nơi cư trú đến nơi đào tạo; mức hỗ trợ theo giá cước của phương tiện vận tải hành khác thông thường tại thời điểm thanh toán;

. Chi phí làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các mức quy định về phí làm hộ chiếu, phí visa, phí khám sức khỏe, lệ phí làm lý lịch tư pháp.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Cơ chế thực hiện: cơ quan chủ trì lựa chọn doanh nghiệp, cơ sở sự nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Đề án; thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo.

- Nguồn kinh phí: ngân sách trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

- Cơ chế tài chính: ngân sách trung ương bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 10. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...

1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:

a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;

c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.

2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
4. Sửa đổi điểm c khoản 1 mục IV phần D Điều 1 như sau:

“- Thời gian vay vốn: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.”

Xem nội dung VB
- Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 5 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
5. Bãi bỏ khoản 3 mục IV phần D Điều 1: “Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biển gần bờ ra vùng biển xa bờ”

Xem nội dung VB
- Mục này được bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
6. Bổ sung khoản 3 mục V phần D Điều 1 như sau:

“3. Các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tại 04 tỉnh gắn với công tác ổn định sinh kế lâu dài cho ngư dân

a) Mục tiêu: Xây dựng, nâng cấp các cơ sở dịch vụ, hậu cần nghề cá cho cộng đồng ngư dân ven biển 04 tỉnh để khôi phục, phát triển sản xuất thủy sản.

b) Nội dung:

- Đề xuất danh mục các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tập trung vào xây dựng, nâng cấp các cảng cá, bến cá, nạo vét luồng lạch, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản.

- Xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án.

c) Thời gian: Từ ngày 28 tháng 12 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.

d) Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện: Ủy ban nhân dân 04 tỉnh

đ) Đơn vị hướng dẫn, giám sát: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

Xem nội dung VB
- Điểm này bị thay thế bởi Khoản 7 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
7. Thay thế điểm đ khoản 1 phần E Điều 1 như sau:

“đ) Thẩm định danh mục các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá của các địa phương.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 9 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
9. Bổ sung điểm đ khoản 2 phần E Điều 1 như sau:

“đ) Hướng dẫn các địa phương về thủ tục, quy trình thanh, quyết toán nguồn vốn đầu tư (xây dựng trạm quan trắc, đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá).”.

Xem nội dung VB
- Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 8 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
8. Bãi bỏ điểm d khoản 2 phần E Điều 1.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 phần E Điều 1 như sau:

“a) Chỉ đạo Tổng cục Thống kê, các Cục Thống kê tại 04 tỉnh thống kê, cung cấp số liệu làm cơ sở xây dựng định mức/đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại trình Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế đặc thù về đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tại địa phương sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 11 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
11. Bổ sung điểm d khoản 5 phần E Điều 1 như sau:

“d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương và thực hiện việc lấy mẫu hải sản, kiểm nghiệm tìm nguyên nhân hải sản chết và xác nhận các sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm tại 04 tỉnh.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 phần E Điều 1 như sau:

“a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định tại khoản 2 mục II phần D Điều 1 Quyết định này; kiểm tra, giám sát, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

b) Thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách đào tạo nghề theo quy định tại điểm a khoản 2 mục II phần D Điều 1 Quyết định này của từng địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
13. Sửa đổi điểm d khoản 15 phần E Điều 1 như sau:

“d) Đề xuất danh mục, lập, phê duyệt quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện, quyết toán vốn các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tại địa phương; tổ chức thực hiện các chính sách, dự án do các bộ, ngành chủ trì sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”

Xem nội dung VB