Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Số hiệu: 20/2017/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 24/02/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 10/03/2017 Số công báo: Từ số 179 đến số 180
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 20/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật quản thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, b sung một s điều của Luật quản thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, b sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý thuế đi với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định giá giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.

2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, trừ các giao dịch kinh doanh đi với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý giá của giao dịch liên kết, bao gồm cả Cơ quan thuế của quốc gia, vùng lãnh thổ có Hiệp định thuế đang còn hiệu lực với Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đi với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.

2. Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định này.

3. Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. “Hiệp định thuế” là thuật ngữ rút gọn của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ và Hiệp định sửa đổi, bổ sung các Hiệp định hiện có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

2. “Cơ quan thuế đối tác” là Cơ quan thuế của nước, vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam.

3. “Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

4. “Giao dịch độc lập” là giao dịch giữa các bên không có quan hệ liên kết.

5. “Đối tượng so sánh độc lp” là các giao dịch độc lập hoặc doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập được lựa chọn trên cơ sở phân tích so sánh, xác định đối tượng so sánh tương đồng để xác định mức giá; tỷ suất li nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận nhằm xác định nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế, đảm bảo đúng quy định của Luật quản lý thuế và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

6. “Khác biệt trọng yếu” là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu có ảnh hưởng quan trọng hoặc đáng kể đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các bên tham gia giao dịch.

7. “Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế” là các thông tin, dữ liệu do Cơ quan thuế xây dựng, quản lý theo quy định tại Luật quản lý thuế liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật và quản lý từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả cơ sở dữ liệu và thông tin trao đổi với các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.

8. Nguyên tắc “Bản chất quyết định hình thức” là nguyên tắc nhằm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế để xác định bản chất của giao dịch liên kết làm cơ sở đối chiếu với các giao dịch độc lập tương đương, đảm bảo các giao dịch liên kết thể hiện đúng bản chất thương mại, kinh tế, tài chính được tiến hành giữa các bên không có quan hệ liên kết, không để các quan hệ liên kết này chi phối làm sai lệch nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế. Nguyên tắc này căn cứ dữ liệu, thực tế thực hiện giao dịch giữa các bên liên kết để so sánh với giao dịch độc lập trong điều kiện tương đồng, không phụ thuộc hình thức của giao dịch được thể hiện trong hợp đồng, văn bản giữa các bên có quan hệ liên kết. Việc xác định bản chất quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại của giao dịch liên kết được thực hiện dựa trên so sánh, đối chiếu với các giao dịch độc lập có điều kiện tương đồng.

9. “Khoảng giá trị giao dịch độc lập” là tập hợp các giá trị về mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập được Cơ quan thuế và người nộp thuế lựa chọn trên cơ sở dữ liệu quy định tại Điều 9 Nghị định này. Các giá trị thuộc tập hợp này có mức độ so sánh tin cậy tương đương nhau. Trong trường hợp cần thiết, áp dụng phương pháp xác suất thng kê để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị giữa mang tính chất đại diện, phổ quát, phổ biến nhằm tăng độ tin cậy của tập hợp các đối tượng so sánh độc lập.

10. “Công ty mẹ tối cao của tập đoàn” là thuật ngữ sử dụng để chỉ pháp nhân có vốn chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các pháp nhân khác của một tập đoàn đa quốc gia và không bị sở hữu bởi bất kỳ pháp nhân nào khác. Báo cáo tài chính hp nht của Công ty mẹ tối cao của tập đoàn không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một pháp nhân nào khác trên toàn cầu.

Chương II

QUY ĐỊNH CHI TIẾT

Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:

a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ ngun tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nht chỉ định chiếm trên 50% tng s thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kim soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

Điều 6. Phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để so sánh, xác định giá giao dịch liên kết

1. Nguyên tắc phân tích so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất quyết định hình thức để xác định bản chất giao dịch liên kết có tính chất tương đồng với các đối tượng so sánh độc lập.

a) Bản chất giao dịch được đối chiếu giữa hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận giao dịch của các bên liên kết với thực tiễn thực hiện của các bên. Trường hợp người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản hoặc thỏa thuận không phù hợp nguyên tc giao dịch độc lập hoặc thực tế thực hiện không phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập giữa các bên không có quan hệ liên kết, giao dịch liên kết phải được xác định theo đúng bản chất kinh doanh giữa các bên độc lập, cụ thể: Bên liên kết nhận doanh thu, lợi nhuận từ giao dịch liên kết với người nộp thuế phải có quyn sở hữu và kiểm soát rủi ro kinh doanh đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực, quyền mang lại lợi ích kinh tế và các quyền tạo ra thu nhập từ c phn, c phiếu và các công cụ tài chính khác và người nộp thuế phát sinh chi phí từ giao dịch với bên liên kết phải nhận được lợi ích, giá trị kinh tế trực tiếp hoặc góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế phù hợp nguyên tc giao dịch độc lập;

b) Bản chất giao dịch được xác định bằng phương pháp thu thập thông tin, chứng cứ, dữ liệu về giao dịch, rủi ro của các bên liên kết trong thực tin hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Phân tích so sánh phải đảm bảo tính tương đồng giữa đối tượng so sánh độc lập và giao dịch liên kết, không có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên. Trường hợp có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ sut lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân b lợi nhuận, phải phân tích, xác định và thực hiện điều chỉnh loại trừ khác biệt trọng yếu theo các yếu tố so sánh quy định tại khoản 3 Điều này và phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Phân tích so sánh tìm kiếm các đối tượng so sánh độc lập tương đồng:

a) Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập nội bộ là giao dịch giữa người nộp thuế với bên không có quan hệ liên kết, đảm bảo tương đồng không có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên. Trường hợp không có đối tượng so sánh độc lập nội bộ tương đồng, thực hiện lựa chọn đối tượng so sánh theo điểm b và c khoản 3 Điều 9 Nghị định này. Việc so sánh giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được thực hiện trên cơ sở từng giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng. Trường hợp không thể so sánh giao dịch theo sản phẩm, việc gộp chung các giao dịch phải đảm bảo phù hp bản chất, thực tiễn kinh doanh và việc áp dụng phương pháp xác định giá của giao dịch liên kết được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

b) Dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh phải đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế, phù hợp với các quy định về kế toán, thống kê và thuế. Thời điểm phát sinh giao dịch của các đối tượng so sánh độc lập phải cùng thời điểm phát sinh với giao dịch liên kết hoặc có năm tài chính cùng với năm tài chính của người nộp thuế, trừ trường hợp đặc thù cn thiết mở rộng thời gian so sánh theo quy định tại điểm d khoản này. Định dạng dữ liệu phải đảm bảo có thể so sánh, tính toán được các mức giá tại thời điểm giao dịch hoặc trong cùng kỳ tính thuế; dữ liệu so sánh về tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân b lợi nhuận phải đảm bảo ít nhất là ba kỳ tính thuế liên tục. Đối với các giá trị tỷ suất, tỷ lệ tương đối, người nộp thuế làm tròn số đến chữ số thứ hai sau dấu thập phân. Trường hợp số tương đối được lấy từ các số liệu công bố không có số tuyệt đối đi kèm và không sử dụng nguyên tắc làm tròn này thì lấy theo số liệu đã công bố có trích dẫn nguồn;

c) Số lượng tối thiểu đối tượng so sánh độc lập được chọn sau khi phân tích so sánh và điều chỉnh khác biệt trọng yếu được lựa chọn như sau: Một đối tượng trong trường hợp giao dịch liên kết hoặc người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết và đối tượng so sánh độc lập không có khác biệt; ba đối tượng trong trường hợp đối tượng so sánh độc lập có khác biệt nhưng có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu và năm đối tượng trở lên trong trường hợp chỉ có thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hu hết các khác biệt trọng yếu của đối tượng so sánh độc lập;

Trong trường hợp các đối tượng so sánh được lựa chọn không có độ tin cậy tương đương nhau, thực hiện áp dụng phương pháp xác suất thống kê để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và lựa chọn giá trị giữa của tập hợp đ điều chỉnh, xác định lại mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế theo các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 7 Nghị định này;

d) Đối với giao dịch liên kết mang tính đặc thù hoặc duy nhất không tìm kiếm được đối tượng so sánh độc lập để so sánh thì thực hiện mở rộng phạm vi phân tích so sánh về ngành, thị trường địa lý, thời gian so sánh để tìm kiếm đối tượng so sánh độc lập. Việc mở rộng phạm vi phân tích so sánh được thực hiện như sau: Lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập theo phân ngành kinh tế có tính tương đồng cao nhất với phân ngành hoạt động của người nộp thuế trong cùng thị trường địa lý; mở rộng thị trường địa lý sang các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.

Trường hợp mở rộng phạm vi phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tại các thị trường địa lý khác, phải phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính và định lượng theo quy định tại điểm e khoản này và khoản 2 Điều 7 Nghị định này; hoặc sử dụng số liệu, dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập trong niên độ trước và thực hiện điều chỉnh các khác biệt trọng yếu do yếu tố thời gian (nếu có).

Thời gian mở rộng thu thập số liệu, dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập không quá một năm tài chính so với năm tài chính của người nộp thuế nếu sử dụng phương pháp xác định giá quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

đ) Căn cứ phương pháp xác định giá và các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn, thực hiện điều chỉnh mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân b lợi nhuận của người nộp thuế đ xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của người nộp thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước.

3. Phân tích so sánh áp dụng phương pháp đối chiếu, rà soát, điều chỉnh khác biệt trọng yếu đối với các yếu tố so sánh để lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập.

a) Yếu tố so sánh gồm đặc tính sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ, tài sản (sau đây viết tắt là đặc tính sản phẩm); chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh; điều kiện hợp đồng và điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch;

b) Phân tích chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh, phải xác định được các chức năng chính gn với việc sử dụng các loại tài sản, vốn, chi phí, bao gồm việc hợp tác khai thác sử dụng nhân lực, chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết và rủi ro từ việc đầu tư tài sản, vốn, cũng như các rủi ro gắn với khả năng thu lợi nhuận liên quan đến giao dịch kinh doanh. Phân tích chức năng là căn cứ để xác định, phân b lại rủi ro sản xuất kinh doanh thực tế của các bên liên kết;

c) Phân tích các yếu tố so sánh đặc thù của tài sản vô hình, phải rà soát phân tích các quyn mang lại lợi ích kinh tế quy định tại hp đng, thỏa thuận và các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên. Phân tích tài sản vô hình phải căn cứ quyn sở hữu tài sản; lợi nhuận tim năng từ tài sản vô hình; các hạn chế về phạm vi địa lý trong việc sử dụng, khai thác quyền đi với tài sản vô hình; vòng đời của tài sn vô hình; các quyền và mối quan hệ mang lại lợi ích kinh tế; việc người được nhượng quyền có tham gia phát triển tài sản vô hình và chức năng hoạt động, khả năng kim soát rủi ro kinh doanh trên thực tế của từng bên liên kết liên quan đến toàn bộ quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình;

d) Phân tích điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch phải bao gồm lợi thế chi phí dựa trên yếu tố vị trí địa lý, chức năng chuyên môn hóa; trình độ phát triển của thị trường và các điều kiện kinh tế của ngành, lĩnh vực kinh doanh của người nộp thuế;

đ) Phân tích so sánh, loại trừ các khác biệt trọng yếu là phân tích loại trừ khác biệt về mặt định tính và định lượng đối với thông tin hoặc số liệu tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến yếu tố làm căn cứ xác định giá giao dịch liên kết theo từng phương pháp xác định giá quy định tại Điều 7 Nghị định này. Việc xác định khác biệt trọng yếu được căn cứ định lượng và định tính, bao gồm: Khác biệt định lượng là khác biệt xác định bằng số tuyệt đối về chu kỳ kinh doanh, số năm thành lập, hoạt động của doanh nghiệp hoặc số tương đối như khác biệt về chỉ tiêu tài chính theo đặc thù ngành nghề đầu tư hoặc chức năng hoạt động, khác biệt về vốn lưu động; khác biệt định tính là các thông tin được xác định căn cứ vào từng phương pháp xác định giá.

Các thông tin được xác định là trọng yếu bao gồm: Khác biệt về đặc tính sản phẩm, điều kiện hợp đồng, chức năng, tài sản và rủi ro và ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế của người nộp thuế và các đối tượng so sánh độc lập; các khác biệt về chính sách, môi trường đầu tư, tác động của chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tại các thị trường địa lý khác nhau.

Các khác biệt định lượng và định tính phải được rà soát, điều chỉnh tương ứng với các yếu tố so sánh có ảnh hưởng trọng yếu đến phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 7 Nghị định này.

e) Kết quả phân tích là căn cứ lựa chọn đối tượng so sánh độc lập phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 7 Nghị định này.

4. Quy trình phân tích so sánh bao gồm các bước:

a) Xác định bản chất của giao dịch liên kết trước khi tiến hành phân tích tính tương đồng với các đối tượng so sánh độc lập;

b) Phân tích so sánh, tìm kiếm, lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập tương đồng trên cơ sở xác định thời gian so sánh, đặc tính sản phẩm, điều kiện hợp đồng; phân tích ngành, thị trường, điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch; phân tích giao dịch liên kết và người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết; nguồn cơ sở dữ liệu; phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu (nếu có);

c) Xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận căn cứ kết quả phân tích các đối tượng so sánh độc lập để làm cơ sở so sánh, áp dụng xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế, không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Phương pháp tính toán phải được áp dụng thống nhất trong chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh phù hợp chức năng, mô hình kinh doanh theo quy định tại Điều 7 Ngh định này.

Điều 7. Các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết

Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết (viết tắt là phương pháp xác định giá giao dịch liên kết) được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch và chức năng của người nộp thuế trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh; căn cứ dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn theo các nguyên tắc phân tích so sánh quy định tại Điều 6 Nghị định này. Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được lựa chọn trong các phương pháp quy định dưới đây, căn cứ vào đặc điểm của giao dịch liên kết, tính sẵn có của thông tin dữ liệu và bản chất của phương pháp xác định giá.

Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định như sau:

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (sau đây viết tắt là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập):

a) Các trường hợp áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, bao gồm: Người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết đối với từng chủng loại hàng hóa, tài sản hữu hình, loại hình dịch vụ có điều kiện giao dịch, lưu thông phổ biến trên thị trường hoặc có giá được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế; giao dịch thanh toán phí bản quyền khi khai thác tài sản vô hình; thanh toán lãi vay trong hoạt động vay và cho vay; hoặc người nộp thuế thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết đi với sản phẩm tương đồng về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đng;

b) Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được thực hiện trên nguyên tắc không có khác biệt về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đng khi so sánh giá giao dịch độc lập và giá giao dịch liên kết có ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm, phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này.

Các yếu tố đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng có tác động trọng yếu đến giá sản phẩm, bao gồm: Đặc tính, chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm và quy mô, khối lượng giao dịch; các điều kiện hp đồng cung cấp, chuyển giao sản phẩm: Khối lượng, thời hạn chuyển giao, thời hạn thanh toán và các điều kiện khác của hợp đồng; quyền phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tài sản có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và thị trường nơi diễn ra giao dịch và các yếu tố khác tác động đến giá sản phẩm là điều kiện kinh tế và chức năng hoạt động của người nộp thuế.

c) Phương pháp xác định: Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được điều chnh theo giá sản phẩm trong giao dịch độc lập hoặc giá trị giữa khoảng giá giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Nghị định này.

Trường hợp giá sản phẩm được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế, giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định theo giá sản phẩm được công bố có thời điểm và các điều kiện giao dịch tương đồng.

Người nộp thuế mua máy móc, thiết bị từ bên liên kết ở nước ngoài phải có tài liệu, chứng từ chứng minh giá mua máy móc, thiết bị tuân theo nguyên tắc giao dịch độc lập tại thời điểm mua: Đối với máy móc, thiết bị mới, giá so sánh là giá hóa đơn bên liên kết mua máy móc, thiết bị đó từ bên độc lập; đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, phải có hóa đơn, chứng từ gốc tại thời điểm mua, khi đó giá trị tài sản được xác định lại theo quy định hiện hành của pháp luật về hướng dẫn quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

d) Kết quả xác định giá giao dịch liên kết là giá tính thuế để kê khai, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.

2. Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đi tượng so sánh độc lập:

a) Các trường hợp áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đi tượng so sánh độc lập, bao gồm: Ngưi nộp thuế không có cơ sở dữ liệu và thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người nộp thuế không thể so sánh giao dịch theo sản phẩm trên cơ s từng giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng, việc gộp chung các giao dịch được tiến hành nhằm đảm bảo phù hợp bản chất, thực tiễn kinh doanh và lựa chọn được tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập phù hợp hoặc người nộp thuế không thực hiện chức năng tự chủ đi với toàn bộ chui hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc không tham gia thực hiện các giao dịch liên kết tổng hợp, đặc thù theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Nguyên tắc áp dụng: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận được áp dụng trên nguyên tắc không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro; điều kiện kinh tế và phương pháp hạch toán kế toán khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này.

Các yếu t chức năng, tài sản, rủi ro kinh doanh và điều kiện kinh tế có tác động trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, bao gồm: Các yếu tố về tài sản, vốn, chi phí; quyền kiểm soát, quyền quyết định trên thực tế phục vụ cho việc thực hiện chức năng chính của người nộp thuế; tính chất ngành nghề hoạt động kinh doanh và thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm; điều kiện kinh tế diễn ra giao dịch.

Các yếu tố tác động khác được xác định căn cứ thực tiễn thực hiện giữa các bên liên kết, bao gồm các quan hệ thương mại hoặc tài chính của tập đoàn đa quốc gia; hỗ trợ kỹ thuật; chia sẻ bí quyết kinh doanh; sử dụng nhân sự biệt phái hoặc kiêm nhiệm và các điều kiện kinh tế của ngành, lĩnh vực kinh doanh của người nộp thuế. Các yếu tố so sánh khác là đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng.

Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không có chức năng quyết định chiến lược và phát sinh giao dịch tạo giá trị gia tăng thấp, bao gồm các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất hoặc phân phối không chịu rủi ro hàng tồn kho, rủi ro thị trường và không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác tài sản vô hình thì không gánh chịu lỗ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ các rủi ro này;

c) Phương pháp xác định: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận sử dụng tỷ sut lợi nhuận gộp hoặc tỷ sut lợi nhuận thun của các đi tượng so sánh độc lập được chọn đ xác định tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần tương ứng của người nộp thuế. Việc lựa chọn tỷ suất lợi nhuận bao gồm tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần tính trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản phụ thuộc vào bản chất và điều kiện kinh tế của giao dịch; chức năng của người nộp thuế và phương pháp hạch toán kế toán của các bên. Cơ sở xác định tỷ suất lợi nhuận bao gm doanh thu, chi phí hoặc tài sản là s liệu kế toán của người nộp thuế không do các bên liên kết kim soát, quyết định giá giao dịch liên kết.

- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại):

Giá mua vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản (giá vốn) từ bên liên kết bng (=) giá bán ra (doanh thu thuần) của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán lại cho bên độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế trừ (-) một số chi phí khác bao gồm trong giá mua: Thuế nhập khẩu; lệ phí hải quan; chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế (nếu có).

Lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đi tượng so sánh độc lập được lựa chọn là giá trị giữa thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lại nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.

Giá mua vào từ bên liên kết (hoặc giá vốn) được điều chỉnh theo đối tượng so sánh độc lập là giá tính thuế, kê khai chi phí, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế.

- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi):

Giá bán ra hoặc doanh thu thuần của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán cho bên liên kết được xác định bằng (=) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ, tài sản mua vào từ bên độc lập cộng (+) lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế.

Lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá vốn của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn là giá trị giữa thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị đnh này.

Giá bán ra cho bên liên kết (hoặc doanh thu thuần) được điều chỉnh theo đi tượng so sánh độc lập là giá tính thuế, kê khai chi phí, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế.

- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần:

Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết được điều chỉnh theo tỷ suất lợi nhuận thun chưa trừ chi phí lãi vay trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của các đối tượng so sánh độc lập được chọn, trên cơ sở đó điều chỉnh, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Lợi nhuận thuần không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính.

Tỷ suất lợi nhuận thuần được lựa chọn là giá trị giữa thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận thuần của các đi tượng so sánh độc lập được chọn để điều chỉnh, xác định thu nhập chịu thuế và nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế phù hợp với các nguyên tc quy định tại Nghị định này.

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán, quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết:

a) Các trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận của các bên liên kết, bao gồm: Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết tng hp, đặc thù, duy nht, khép kín trong tập đoàn, các hoạt động phát triển sản phẩm mới, sử dụng công nghệ độc quyền, tham gia vào chuỗi giá trị giao dịch độc quyền của tập đoàn hoặc quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình độc quyền, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc các giao dịch có liên quan chặt chẽ, thực hiện đồng thời, các giao dịch tài chính phức tạp liên quan đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới; hoặc người nộp thuế tham gia các giao dịch liên kết kinh tế số, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc tham gia việc tạo giá trị tăng thêm thu được từ hợp lực trong tập đoàn hoặc người nộp thuế thực hiện chức năng tự chủ đi với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và không phải đi tượng áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Nguyên tắc áp dụng: Phương pháp phân bổ lợi nhuận là phương pháp phân bổ tổng lại nhuận của giao dịch liên kết để xác định lợi nhuận của người nộp thuế. Phương pháp phân bổ lợi nhuận được áp dụng đối với: Tổng lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng của các giao dịch liên kết quy định tại điểm a khoản này được xác định bằng các số liệu tài chính trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ; giá trị và lợi nhuận của giao dịch liên kết phải được xác định theo cùng phương pháp kế toán trong toàn bộ thời gian áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận;

c) Phương pháp xác định: Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế được phân b trên tổng li nhuận của giao dịch liên kết, bao gồm lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng của các bên tham gia giao dịch liên kết có thể thu được.

Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế là tổng lợi nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội. Lợi nhuận cơ bản xác định theo phương pháp so sánh lợi nhuận quy định tại khoản 2 Điều này. Lợi nhuận phụ trội xác định theo tỷ lệ phân bổ dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch và phù hợp nguyên tc giao dịch độc lập.

Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu để phân bổ lợi nhuận được điều chỉnh theo quy định trên, việc phân bổ có thể dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch và phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập.

d) Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế là căn cứ xác định thu nhập chịu thuế và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, nhưng không làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.

Điều 8. Xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù

1. Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ, bao gồm:

a) Chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế;

b) Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất, kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế;

c) Chi phí thanh toán cho bên liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế;

d) Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh th không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phn tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.

2. Giao dịch cung cấp dịch vụ giữa các bên liên kết:

a) Trừ các khoản chi quy định tại điểm b khoản này, người nộp thuế được trừ các khoản chi phí dịch vụ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau: Dịch vụ được cung cấp có giá trị thương mại, tài chính, kinh tế và phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; dịch vụ từ các bên liên kết chỉ được xác định đã cung cấp trong điều kiện hoàn cảnh tương tự các bên độc lập chi trả cho các dịch vụ này; phí dịch vụ được thanh toán trên cơ sở nguyên tắc giao dịch độc lập và phương pháp tính giá giao dịch liên kết hoặc phân bổ mức phí dịch vụ giữa các bên liên kết phải được áp dụng thống nht trong toàn tập đoàn đi với loại hình dịch vụ tương tự và người nộp thuế phải cung cấp hợp đồng, chứng từ, hóa đơn và thông tin về phương pháp tính, yếu tố phân bổ và chính sách giá của tập đoàn đối với dịch vụ được cung cấp.

Trường hợp liên quan đến các trung tâm thực hiện chức năng chuyên môn hóa và hợp lực tạo giá trị tăng thêm của tập đoàn, người nộp thuế phải xác định tổng giá trị tạo ra từ các chức năng này, xác định mức phân b lợi nhuận phù hợp với giá trị đóng góp của các bên liên kết sau khi đã trừ (-) mức phí dịch vụ tương ứng cho bên liên kết thực hiện chức năng điều phi, cung cấp dịch vụ của giao dịch độc lập có tính chất tương đng.

b) Chi phí dịch vụ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: Chi phí phát sinh từ các dịch vụ được cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác; dịch vụ phục vụ lợi ích c đông của bên liên kết; dịch vụ tính phí trùng lắp do nhiều bên liên kết cung cấp cho cùng một loại dịch vụ, không xác định được giá trị gia tăng cho người nộp thuế; dịch vụ về bản chất là các lợi ích người nộp thuế nhận được do là thành viên của một tập đoàn và chi phí mà bên liên kết cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung cấp thông qua trung gian bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ.

3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.

Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.

Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 9. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, quản lý giá giao dịch liên kết

1. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế, bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu do các tổ chức kinh doanh thông tin cung cấp, bao gồm thông tin tài chính và dữ liệu của doanh nghiệp do các tổ chức này thu thập từ các nguồn thông tin công khai và lưu giữ, cập nhật, quản lý sử dụng (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu thương mại);

b) Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được công bố công khai trên thị trường chứng khoán;

c) Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;

d) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước công bố công khai hoặc các nguồn chính thức khác.

2. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế, bao gm:

a) Cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Thông tin, dữ liệu trao đi với các Cơ quan thuế đối tác;

c) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước cung cấp cho Cơ quan thuế;

d) Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế.

Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế sử dụng trong quản lý rủi ro và ấn định giá giao dịch liên kết đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

3. Phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để phân tích, xác định khoảng giao dịch độc lập tuân thủ nguyên tắc phân tích so sánh và các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này, theo thứ tự ưu tiên lựa chọn dữ liệu so sánh như sau:

a) Đối tượng so sánh nội bộ của người nộp thuế;

b) Đối tượng so sánh cư trú cùng quốc gia, lãnh thổ với người nộp thuế;

c) Đối tượng ở các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.

Trường hợp lựa chọn đối tượng so sánh nước ngoài tại các thị trường địa lý khác, phải phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính và định lượng theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết

1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có các quyn theo quy định của Luật quản lý thuế.

2. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc lựa chọn phương pháp xác định giá theo quy định tại Nghị định này khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

3. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm:

a) Hồ sơ quốc gia theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mẫu số 03 ti Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao trong trường hợp Công ty mẹ tối cao của người nộp thuế phải nộp Báo cáo này cho Cơ quan thuế nước sở tại theo biểu mẫu kê khai của Cơ quan thuế nước sở tại hoặc Biểu mẫu kê khai theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trong trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, người nộp thuế phải có văn bản giải thích lý do, căn cứ pháp lý và trích dn quy định pháp luật cụ thể của nước đi tác về việc không cho phép người nộp thuế cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.

5. Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 15 ngày làm việc k từ khi nhận được yêu cu cung cấp thông tin.

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin tài liệu, chứng từ của người nộp thuế cung cấp cho Cơ quan thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu sử dụng làm căn cứ phân tích so sánh, xác định giá giao dịch liên kết phải nêu rõ nguồn gc xuất xứ. Trường hợp dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập là số liệu kế toán, người nộp thuế có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho Cơ quan thuế bng bản mềm, dưới định dạng bng tính.

6. Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cu của Cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế có lý do chính đáng thì thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được gia hạn 01 lần không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.

7. Công ty tư vấn, kiểm toán độc lập hoặc công ty kinh doanh làm thủ tục về thuế là đại diện cho người nộp thuế lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết có trách nhiệm tuân thủ pháp luật quản lý thuế đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định.

8. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung thông tin để lập các Mẫu số 01, số 02, số 03số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 11. Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

1. Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

a) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;

b) Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

c) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:

- Phân phối: Từ 5% trở lên;

- Sản xuất: Từ 10% trở lên;

- Gia công: Từ 15% trở lên.

Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.

Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết

1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật thuế.

2. Cơ quan thuế căn cứ các nguyên tắc phân tích so sánh, nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định này và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ: Việc ấn định doanh thu, chi phí hoặc thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế được thực hiện theo các nguyên tắc phân tích so sánh, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này;

b) Các trường hợp khác: Việc ấn định thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế theo quy định về ấn định thuế đối với doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế.

3. Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc s thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế căn cứ các thông tin, dữ liệu và phân tích đánh giá của Cơ quan thuế, trong các trường hợp người nộp thuế có các hành vi vi phạm pháp luật về xác định giá giao dịch liên kết sau:

a) Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích so sánh, xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định tại Nghị định này;

c) Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết;

d) Người nộp thuế có hành vi vi phạm các quy định về xác định giá giao dịch liên kết tại Điều 11 Nghị định này.

4. Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin do người nộp thuế cung cấp liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này. Việc cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra xác định giá giao dịch liên kết có phát sinh vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến các ngành, lĩnh vực chuyên ngành, Cơ quan thuế lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, cụ thể:

a) Cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành;

b) Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến xác định giá giao dịch liên kết cho các cơ quan, tổ chức chuyên ngành được lấy ý kiến. Các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

6. Cơ quan thuế trao đổi thông tin với người nộp thuế và Cơ quan thuế đi tác theo thủ tục thm vấn trước, trong và sau quá trình thanh tra, kiểm tra giá giao dịch liên kết như sau:

a) Trường hợp qua việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết, Cơ quan thuế thấy cần thiết trao đổi thông tin trước với người nộp thuế về Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế, Cơ quan thuế gửi công văn đề nghị tổ chức tham vấn với người nộp thuế để trao đổi, cung cấp trước các thông tin về Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo quy định tại Ngh định này;

b) Trường hợp Cơ quan thuế cần thực hiện việc liên lạc, trao đổi với Cơ quan thuế đối tác về Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và các thông tin liên quan khác thực hiện theo quy định tại điều khoản về thủ tục thỏa thuận song phương và trao đổi thông tin tại Hiệp định thuế có liên quan. Trong trường hợp cn thiết, Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc tạm dừng thanh tra, kiểm tra để tiến hành trao đổi thông tin với Cơ quan thuế đối tác theo quy định của pháp luật thuế;

c) Cơ quan thuế có trách nhiệm tạo điều kiện cho người nộp thuế chứng minh, giải trình về số liệu, dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập sử dụng trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

7. Trường hợp Cơ quan thuế ký Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá với người nộp thuế, Cơ quan thuế có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

b) Quản lý, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá của người nộp thuế theo quy định.

Điều 13. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Bộ Tài chính:

a) Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý nhà nước về giá giao dịch liên kết;

c) Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này.

2. Ngân hàng Nhà nước

Phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các khoản vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết trên cơ sở danh sách do Cơ quan thuế yêu cầu, bao gồm dữ liệu về kim ngạch khoản vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) và các thông tin liên quan khác (nếu có).

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp cung cấp dữ liệu đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; cơ sở dữ liệu về cơ cấu vốn đầu tư tại thời điểm cấp phép và các thời điểm điều chỉnh, sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin liên quan đối với các dự án đầu tư khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra xác định có dấu hiệu chuyn giá đ trn, tránh thuế theo đề nghị của Cơ quan thuế.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm

Phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu liên quan đến các hợp đồng chuyển giao công nghệ; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyn giao quyền đối với giống cây trồng; hồ sơ đăng ký quyn sở hữu trí tuệ sau khi được xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyn đi với ging cây trng và cung cấp thông tin khi được lấy ý kiến cho Cơ quan thuế để thực hiện công tác quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông

Phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý và thông tin về giao dịch liên kết trong lĩnh vực kinh tế số theo đề nghị của Bộ Tài chính.

6. Bộ Công Thương

Phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu về cơ sở dữ liệu về giá giao dịch của các hàng hóa trên các sở giao dịch hàng hóa trong nước và thông tin theo chức năng nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, theo yêu cầu quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành phục vụ công tác quản lý giá giao dịch liên kết.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các Điều 6, Điều 7, khoản 8 Điều 10, điểm c khoản 2 Điều 11; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng,
các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ,
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, th
ành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các
PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết

Mẫu số 02

Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia

Mẫu số 03

Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu

Mẫu số 04

Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia

 


Mẫu số 01

THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ LIÊN KẾT VÀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
(Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN)

Kỳ tính thuế: từ ……………………đến……………….

[01] Tên người nộp thuế

[02] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03] Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

[04] Quận/huyện: ……………………………. [05] Tỉnh/thành phố: …………………………..

[06] Điện thoại: ……………………………… [07] Fax: …………………….. [08] Email:

[09] Tên đại lý thuế (nếu có): ………………………………………………………………………

[10] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC I. THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN KẾT

STT

Tên bên liên kết

Quốc gia

Mã số thuế

Hình thức quan hệ liên kết1

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN NGHĨA VỤ KÊ KHAI, MIỄN TRỪ VIỆC NỘP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

STT

Trường hp miễn trừ

Thuộc diện miễn trừ2

(1)

(2)

(3)

1

Miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo mục III và IV dưới đây

 

 

Người nộp thuế chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế

 

2

Miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

 

a

Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng

 

b

Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá

 

c

Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:

 

 

- Phân phối: Từ 5% trở lên

 

 

- Sản xuất: Từ 10% trở lên

 

 

- Gia công: Từ 15% tr lên

 

MỤC III. THÔNG TIN XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Nội dung

Giá trị bán ra cho bên liên kết

Giá trị mua vào từ bên liên kết

Li nhuận tăng do xác định lại theo giá giao dịch độc lập

Thu hộ, chi hộ, phân b cơ s thường trú3

Giao dịch thuộc phạm vi áp dụng APA4

Giá trị ghi nhận của giao dịch liên kết

Giá trị xác định lại theo giá giao dịch độc lập

Chênh lệch

Phương pháp xác định giá

Giá trị ghi nhận của giao dịch liên kết

Giá trị xác định lại theo giá giao dịch độc lập

Chênh lệch

Phương pháp xác định giá

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(4)-(3)

(6)

(7)

(8)

(9)=(8)-(7)

(10)

(11)=(5)+(9)

(12)

(13)

I

Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tổng giá tr giao dch phát sinh từ hoạt động liên kết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Hàng hóa hình thành tài sản cố định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Bên liên kết A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Bên liên kết B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Hàng hóa không hình thành tài sản c định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Bên liên kết A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Bên liên kết B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dch v

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Nghiên cứu, phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Bên liên kết A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Bên liên kết B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Quảng cáo, tiếp thị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Bên liên kết A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Bên liên kết B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Quản lý kinh doanh và tư vn, đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Bên liên kết A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Bên liên kết B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Hoạt động tài chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4.1

Phí bản quyn và các khoản tương tự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Bên liên kết A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Bên liên kết B

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4.2

Lãi vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Bên liên kết A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Bên liên kết B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Dch v khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Bên liên kết A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Bên liên kết B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC IV. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

1. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ

Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)

    

Không    

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Giá trị giao dịch liên kết

Giá tr giao dịch với các bên độc lập

Tổng giá trị phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

Giá trị xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Giá trị xác định giá theo APA

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(3)+(4)+(5)

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

 

 

 

 

Trong đó: - Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

 

 

 

 

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

 

 

 

 

3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

 

 

 

4

Giá vốn hàng bán

 

 

 

 

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

 

 

 

6

Chi phí bán hàng

 

 

 

 

7

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

 

8

Doanh thu hoạt động tài chính

 

 

 

 

8.1

Trong đó: - Doanh thu lãi tiền vay

 

 

 

 

9

Chi phí tài chính

 

 

 

 

9.1

Trong đó: - Chi phí lãi tiền vay

 

 

 

 

10

Chi phí khấu hao

 

 

 

 

11

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

 

 

 

 

12

Lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

13

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao (13=11+9.1+10)

 

 

 

 

14

Tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao

 

 

 

 

15

Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết

 

 

 

 

a

Tỷ suất ……………………………………….

 

 

 

 

b

Tỷ suất ……………………………………….

 

 

 

 

c

…………………………………………………….

 

 

 

 

2. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng

Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)

    

Không    

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Giá trị giao dịch liên kết

Giá trị giao dịch với các bên độc lập

Tổng giá trị phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

Giá trị xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dch liên kết

Giá trị xác định giá theo APA

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(3)+(4)+(5)

1

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

 

 

 

 

2

Chi trả lãi và các chi phí tương tự

 

 

 

 

3

Thu nhập lãi thuần

 

 

 

 

4

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

 

 

 

 

5

Chi phí hoạt động dịch vụ

 

 

 

 

6

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ

 

 

 

 

7

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

 

 

 

 

8

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

 

 

 

 

9

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

 

 

 

 

10

Thu nhập từ hoạt động khác

 

 

 

 

11

Chi phí hoạt động khác

 

 

 

 

12

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác

 

 

 

 

13

Thu nhập t góp vốn, mua cổ phần

 

 

 

'(

14

Chi phí hoạt động

 

 

 

 

15

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

 

 

 

 

16

Tổng lợi nhuận trước thuế

 

 

 

 

17

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (17=16-12)

 

 

 

 

18

Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết

 

 

 

 

a

Tỷ suất ……………………………………

 

 

 

 

b

Tỷ suất ……………………………………

 

 

 

 

c

………………………………………………….

 

 

 

 

3. Dành cho người nộp thuế là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)

    

Không    

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Giá trị giao dịch liên kết

Giá trị giao dịch với các bên độc lập

Tổng giá trị phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

Giá trị xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Giá trị xác định giá theo APA

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(3)+(4)+(5)

1

Thu từ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh.

 

 

 

 

a

Thu phí dch v môi giới chng khoán

 

 

 

 

b

Thu phí quản lý danh mục đầu tư

 

 

 

 

c

Thu phí bảo lãnh và phí đại lý phát hành

 

 

 

 

d

Thu phí tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán

 

 

 

 

đ

Thu phí quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các khoản tiền thưởng cho công ty quản lý quỹ

 

 

 

 

e

Thu từ phí phát hành chứng chỉ quỹ

 

 

 

 

g

Phí thù lao hội đồng qun trị nhận được do tham gia hội đồng quản trị của các công ty khác

 

 

 

 

h

Chênh lệch giá chng khoán mua bán trong kỳ, thu lãi trái phiếu từ hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ

 

 

 

 

i

Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh

 

 

 

 

2

Chi phí để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các chi phí cho hoạt động tự doanh.

 

 

 

 

a

Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đi với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán)

 

 

 

 

b

Chi phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán

 

 

 

 

c

Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán (đối với công ty phát hành chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán)

 

 

 

 

d

Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đu tư

 

 

 

 

đ

Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư

 

 

 

 

e

Chi trả lãi tiền vay

 

 

 

 

g

Chi phí thù lao cho hội đồng quản trị

 

 

 

 

h

Chi nộp thuế, phí, lệ phí phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

i

Chi hoạt động quản lý và công vụ, chi phí cho nhân viên

 

 

 

 

k

Chi khu hao tài sản cố định, chi khác về tài sản

 

 

 

 

k.1

Chi khu hao tài sản cố định

 

 

 

 

k.2

Chi khác về tài sn

 

 

 

 

l

Trích dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh

 

 

 

 

m

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh

 

 

 

 

3

Lãi (lỗ) từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh.

 

 

 

 

4

Các khoản thu nhập khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh

 

 

 

 

5

Chi phí khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh

 

 

 

 

6

Lãi (lỗ) khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh.

 

 

 

 

7

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

 

 

 

8

Lợi nhuận thuần từ hot động sản xuất kinh doanh (9)=(7)-(6)

 

 

 

 

9

Lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao (10)=(8)+(2e)+(2k1)

 

 

 

 

11

Tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao

 

 

 

 

12

Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết

 

 

 

 

a

Tỷ suất ………………………………………

 

 

 

 

b

Tỷ suất ………………………………………

 

 

 

 

c

…………………………………………..

 

 

 

 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

 


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:……………………………
Chứng ch hành nghề số: …………..

……., ngày ….. tháng …… năm …….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP
THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 


Mẫu số 02

DANH MỤC CÁC THÔNG TIN, TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP TẠI HỒ SƠ QUỐC GIA
(Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN)
Kỳ tính thuế: từ ………………………đến………………..

[01] Tên người nộp thuế …………………………………………………………………………….

[02] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03] Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

[04] Quận/huyện: …………………………….   [05] Tỉnh/thành phố: …………………………..

[06] Điện thoại: ………………………………   [07] Fax: …………………….. [08] Email: ……

[09] Tên đại lý thuế (nếu có): ………………………………………………………………………

[10] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công ty báo cáo các thông tin, tài liệu đã chuẩn bị và lưu trữ theo quy định tại Mu số 02, như sau:

STT

Tài liệu

Đã lập và lưu

Ghi chú

1

Thông tin về người nộp thuế:

 

 

1.1

Thông tin cơ cấu quản lý và tổ chức, bao gồm sơ đồ tổ chức, danh sách, thông tin tóm lược các chức danh quản lý của tập đoàn mà người nộp thuế phải báo cáo trực tiếp và địa chỉ văn phòng, trụ sở chính của các chức danh này

 

 

1.2

Thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh của người nộp thuế, bao gồm thông tin về việc người nộp thuế có tham gia hoặc chịu tác động vào quá trình, quyết định tái cơ cấu hay chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản của tập đoàn trong năm kê khai

 

 

1.3

Thông tin các doanh nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ tương đồng trên thị trường trong nước và quốc tế (các đối thủ cạnh tranh chính):

 

 

2

Các giao dịch liên kết: với mỗi loại/dòng giao dịch liên kết trọng yếu mà người nộp thuế có liên quan, cung cấp các thông tin sau:

 

 

2.1

Mô tả về các giao dịch liên kết trọng yếu (ví dụ cung cấp dịch vụ sản xuất, mua hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khoản vay, các bảo lãnh thực hiện và tài chính, nhượng quyền TSVH, v.v...) và bi cảnh mà các giao dịch này được thực hiện

 

 

2.2

Giá trị và hóa đơn các khoản thanh toán và được thanh toán trong nội bộ tập đoàn đối với mỗi loại giao dịch liên quan đến công ty con (ví dụ thanh toán và được trả đối với sản phẩm, dịch vụ, bản quyền, lãi vay, v.v...) bị Cơ quan thuế nước ngoài điều chỉnh

 

 

2.3

Xác định các bên liên kết liên quan đến các giao dịch liên kết và quan hệ giữa các bên liên kết này

 

 

2.4

Bản sao các thỏa thuận, hợp đồng giao dịch liên kết

 

 

2.5

Phân tích chức năng và phân tích so sánh chi tiết đối với người nộp thuế và các bên liên kết đối với mỗi loại giao dịch liên kết, bao gồm bất kỳ thay đổi nào so với năm trước đó

 

 

2.6

Thuyết minh phương pháp xác định giá phù hợp nhất liên quan đến các dòng giao dịch liên kết và lý do lựa chọn phương pháp xác định giá đề xuất

 

 

2.7

Xác định bên liên kết được lựa chọn xác định giá giao dịch liên kết, và giải trình lý do lựa chọn

 

 

2.8

Tóm tắt các giả định trọng yếu khi áp dụng phương pháp xác đnh giá đề xuất

 

 

2.9

Giải trình các lý do thực hiện phân tích dữ liệu nhiều năm (nếu có)

 

 

2.10

Danh mục và mô tả các đối tượng so sánh độc lập (đối tượng nội bộ và đối tượng bên ngoài) và thông tin, chỉ số tài chính cần thiết phục vụ phân tích giá chuyển nhượng, bao gồm mô tả về phương pháp tìm kiếm dữ liệu so sánh và nguồn thông tin tìm kiếm

 

 

2.11

Mô tả các khoản điều chỉnh so sánh đã thực hiện, lý do, tài liệu về kết quả điều chỉnh

 

 

2.12

Mô tả lý do và diễn giải việc áp dụng phương pháp xác định giá đề xuất đã tuân thủ nguyên tắc giao dịch độc lập

 

 

2.13

Tóm tắt thông tin về các chỉ số, chỉ tiêu, tiêu chí tài chính định lượng và lý do, diễn giải về việc các chỉ tiêu này được sử dụng trong quá trình áp dụng phương pháp xác định giá đề xuất

 

 

2.14

Bản sao các Thỏa thuận APA đơn phương và song phương, đa phương và các thỏa thuận khác về thuế liên quan đến các giao dịch liên kết của người nộp thuế mà Cơ quan thuế Việt Nam không phải là một bên tham gia thỏa thuận, ký kết

 

 

3

Thông tin tài chính:

 

 

3.1

Báo cáo tài chính của năm kê khai của người nộp thuế

 

 

3.2

Thông tin và kế hoạch phân bổ và cách thức sử dụng các dữ liệu tài chính khi áp dụng phương pháp xác định giá đề xuất

 

 

3.3

Mô tả tóm tt về các dữ liệu tài chính có liên quan trong quá trình phân tích so sánh và nguồn dữ liệu

 

 

3.4

Tóm tt lý do và giải trình nguyên nhân, kế hoạch kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển đối với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ từ 03 năm trở lên

 

 

Công ty xin cam đoan tất cả thông tin đã khai tại mẫu này và các tài liệu gửi kèm là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã khai./.

 


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ……………….
Chứng ch hành nghề số: …………..

……., ngày ….. tháng …… năm …….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP
THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

__________________

Ghi chú:

- Những cột chỉ tiêu nào không có thông tin thì b trống.

 

Mẫu số 03

DANH MỤC CÁC THÔNG TIN, TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP TẠI HỒ SƠ TOÀN CẦU
(Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN)
Kỳ tính thuế: từ …………………….đến…………………….

[01] Tên người nộp thuế …………………………………………………………………………….

[02] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03] Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

[04] Quận/huyện: …………………………….   [05] Tỉnh/thành phố: …………………………..

[06] Điện thoại: ………………………………   [07] Fax: …………………….. [08] Email: ……

[09] Tên đại lý thuế (nếu có): ………………………………………………………………………

[10] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công ty báo cáo các thông tin, tài liệu đã chuẩn bị và lưu trữ theo quy định tại Mu số 03, như sau:

STT

Tài liệu

Đã lập và lưu

Ghi chú

1

Cơ cấu tổ chức:

 

 

1.1

Sơ đ minh họa cơ cấu sở hữu; cơ cấu pháp lý của tập đoàn và vị trí địa lý của các công ty con thuộc tập đoàn đang hoạt động.

 

 

2

Thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn gm:

 

 

2.1

Các yếu t chính và kênh quan trọng tạo lợi nhuận kinh doanh.

 

 

2.2

Mô tả về chui cung ứng của 05 sản phẩm và/hoặc dịch vụ lớn nhất của Tập đoàn tính theo doanh thu và bất kỳ hàng hóa và/hoặc dịch vụ nào chiếm hơn 5% doanh thu Tập đoàn, bao gồm thông tin về thị trường địa lý chính của các hàng hóa, dịch vụ này. Mô tả có thể dưới hình thức sơ đồ hoc biểu đồ

 

 

2.3

Danh sách và mô tả ngn gọn các thỏa thuận dịch vụ trọng yếu giữa các thành viên của tập đoàn, không gồm các dịch vụ nghiên cứu phát triển (R&D), bao gồm mô tả năng lực của các trụ sở chính (cấp toàn cầu và cấp vùng) cung cấp các dịch vụ quan trọng và các chính sách giá chuyển nhượng để phân bổ chi phí dịch vụ và xác định giá phải trả cho các dịch vụ nội bộ tập đoàn. Tóm tắt và giải trình lý do chính trong trường hợp Tập đoàn tiến hành hoạt động mua sắm và quảng cáo, tiếp thị thông qua các trung tâm mua sm và trung tâm tiếp thị tập trung.

 

 

2.4

Mô tả các thị trường địa lý chính của các sản phẩm của tập đoàn nêu tại mục 2.2

 

 

2.5

Mô tả bằng văn bản về phân tích chức năng đưa ra các đóng góp của trụ sở chính đối với các giá trị do các cơ sở kinh doanh bản địa trong tập đoàn tạo ra, ví dụ các chức năng trọng yếu được thực hiện, các rủi ro trọng yếu phải gánh chịu và các tài sản trọng yếu được sử dụng.

 

 

2.6

Mô tả về các giao dịch tái cơ cấu kinh doanh trọng yếu, các hoạt động mua bán, sáp nhập phát sinh trong năm tài chính

 

 

3

Thông tin về tài sản vô hình (TSVH) của tập đoàn:

 

 

3.1

Mô tả tổng quan về chiến lược chung của MNE với việc phát triển, sở hữu và khai thác TSVH, bao gồm vị trí của các cơ sở nghiên cứu phát triển (R&D) trụ s chính và vị trí của nơi quản lý R&D

 

 

3.2

Danh mục các TSVH hoặc nhóm các TSVH của tập đoàn có tác động trọng yếu đối với chính sách giá chuyển nhượng và do các công ty con sở hữu về mặt pháp lý

 

 

3.3

Danh sách các thỏa thuận quan trọng giữa các bên liên kết liên quan đến TSVH, thỏa thuận đóng góp chi phí, thỏa thuận dịch vụ nghiên cứu cho trụ s chính và các thỏa thuận cấp giy phép, nhượng quyn

 

 

3.4

Mô tả chung về các chính sách giá chuyển nhượng của tập đoàn đối với các hoạt động R&D và TSVH

 

 

3.5

Mô tả chung về bất kỳ chuyển nhượng lợi ích quan trọng đối với TSVH giữa các bên liên kết trong năm tài chính liên quan, bao gồm thông tin các công ty con, các quốc gia tham gia chuyển nhượng và các khoản thanh toán liên quan

 

 

4

Các hoạt động tài chính nội bộ tập đoàn:

 

 

4.1

Mô tả chung về cơ chế phân b tài chính của tập đoàn, bao gồm các thỏa thuận tài chính, thỏa thuận cấp vốn quan trọng với các bên cho vay độc lập

 

 

4.2

Thông tin xác đnh bất kỳ thành viên nào của tập đoàn cung cấp chức năng tài chính, vốn tập trung cho tập đoàn, bao gồm các quốc gia nơi thành lập công ty con và nơi đặt trụ s điều hành thực tế của công ty con

 

 

4.3

Mô tả chung về chính sách giá chuyn nhượng của tập đoàn đối với các thỏa thuận tài chính, cấp vốn giữa các bên liên kết

 

 

5

Kết quả kinh doanh và nghĩa vụ thuế của tập đoàn:

 

 

5.1

Báo cáo tài chính hợp nht năm kê khai của tập đoàn và các báo cáo, cơ chế tài chính, quản lý nội bộ phục vụ mục đích tính thuế của tập đoàn; thuế suất áp dụng xác định nghĩa vụ thuế tương ứng lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên liên kết có giao dịch liên kết với người nộp thuế

 

 

5.2

Danh sách mô tả ngn gọn về các thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA) đơn phương và các chính sách thuế khác liên quan đến việc phân bổ thu nhập giữa các quốc gia

 

 

Công ty xin cam đoan tất cả thông tin đã khai tại mẫu này và các tài liệu gửi kèm là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã khai./.

 


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ……………….
Chứng ch hành nghề số: …………..

……., ngày ….. tháng …… năm …….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP
THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

_______________

Ghi chú:

- Nhng cột chỉ tiêu nào không có thông tin thì bỏ trống.

 


Mẫu số 04

KÊ KHAI THÔNG TIN BÁO CÁO LỢI NHUẬN LIÊN QUỐC GIA
(Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp s 03/TNDN)
Kỳ tính thuế: Từ ………………đến…………………..

Tên người nộp thuế: ………………………………………………………………………………….

Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đại lý thuế (nếu có): ………………………………………………………………………………………..…………………………

Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN BỔ THU NHẬP, THUẾ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO QUỐC GIA CƯ TRÚ

Quốc gia

Doanh thu

Li nhuận trước thuế

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Thuế thu nhập đã np

Vốn đăng ký

Li nhuận lũy kế

Số lượng nhân viên

Tài sản hữu hình ngoại trừ tiền và các khoản tương đương tiền

Bên độc lập

Bên liên kết

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC II. DANH MỤC CÁC CÔNG TY CON CỦA TẬP ĐOÀN THEO QUỐC GIA CƯ TRÚ

Tên tập đoàn đa quốc gia:

Quốc gia

Các công ty là đi tượng cư trú ở nước sở tại

Quốc gia hoc lãnh thổ đăng ký kinh doanh nếu khác với quốc gia hoặc lãnh thổ cư trú thuế

Các hoạt động kinh doanh

Nghiên cứu và phát triển

Nắm giữ hoặc quản lý tài sản trí tuệ

Mua hàng

Chế tạo hoặc sn xuất

Bán hàng, tiếp thị hoặc phân phối

Điều hành, quản lý và các dịch vụ hỗ trợ

Cung cấp dịch vụ cho các bên không liên quan

Tài chính nội b tập đoàn

Các dịch vụ tài chính theo quy định

Bảo hiểm

Nắm giữ cổ phần hoặc các công cụ vốn khác

Công ty không hoạt động

Khác

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

 


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ……………….
Chứng ch hành nghề số: …………..

……., ngày ….. tháng …… năm …….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP
THUẾ
(Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ))

Ghi chú: Những cột chỉ tiêu nào không có thông tin thì bỏ trống.



1 Người nộp thuế đánh du “x” vào cột hình thức quan hệ liên kết kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, người nộp thuế đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.

2 Người nộp thuế đánh dấu “x” vào dòng trường hợp miễn trừ áp dụng tương ứng.

3 Giá trị phân bổ cho cơ sở thường trú cần kê khai và chú thích rõ là phân bổ doanh thu hay chi phí cho cơ sở thường trú.

4 Người nộp thuế kê khai “x” đi với giao dịch thuộc phạm vi áp dụng APA và “không” đi với giao dịch không thuộc phạm vi áp dụng APA.

- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 41/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 20/12/2020)

Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) như sau:
...
Điều 2. Phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để so sánh, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP

1. Bản chất giao dịch liên kết được xác định, đối chiếu giữa hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận giao dịch của các bên liên kết với thực tiễn thực hiện của các bên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được áp dụng như sau:

a) Thu thập thông tin, xác định bản chất các giao dịch liên kết, quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính của người nộp thuế tại các hợp đồng (bao gồm phụ lục hợp đồng, hợp đồng sửa đổi kèm theo) hoặc văn bản, thỏa thuận với bên liên kết để xác định nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên ký kết.

b) Phân tích thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, chức năng của người nộp thuế; so sánh thực tiễn thực hiện của các bên trong quá trình sản xuất kinh doanh với các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng đã ký; phân tích văn bản, hợp đồng, thỏa thuận và thực tiễn thực hiện của các bên trên cơ sở áp dụng nguyên tắc ứng xử kinh doanh giữa các bên độc lập. Phân tích các yếu tố so sánh thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Trường hợp thực tế thực hiện của các bên liên kết khác với các quy định tại hợp đồng, văn bản, thỏa thuận thì các thông tin thu thập được về thực tế thực hiện của các bên là cơ sở để phân tích so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế.

Trường hợp thực tiễn thực hiện của các bên liên kết không phù hợp với nguyên tắc ứng xử kinh doanh giữa các bên độc lập thì áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để xác định lại giao dịch liên kết và rủi ro kinh doanh mà các bên phải gánh chịu. Trong trường hợp các giao dịch liên kết và rủi ro phân bổ không phản ánh đúng bản chất quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại giữa các bên độc lập, giao dịch liên kết và rủi ro kinh doanh được xác định và phân bổ lại để thực hiện phân tích so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá của người nộp thuế.

c) Căn cứ đối chiếu các hợp đồng, văn bản, thỏa thuận và quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính trong các giao dịch liên kết của người nộp thuế là dữ liệu, thực tế thực hiện giao dịch giữa các bên liên kết để so sánh với các quyết định kinh doanh có thể được các bên độc lập chấp nhận trong điều kiện tương đồng. Nguyên tắc đối chiếu áp dụng trong phân tích so sánh coi trọng bản chất và thực tiễn kinh doanh, rủi ro gánh chịu của các bên liên kết hơn là các thỏa thuận bằng văn bản.

2. Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và căn cứ thực hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm c và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Phương pháp xác suất thống kê áp dụng hàm tứ phân vị để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị được lựa chọn làm cơ sở so sánh, điều chỉnh giá giao dịch liên kết trong trường hợp không có thông tin đánh giá mức độ tin cậy của từng đối tượng so sánh độc lập tìm kiếm được hoặc không có thông tin dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hết các khác biệt trọng yếu. Hàm tứ phân vị được sử dụng để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn làm căn cứ thực hiện điều chỉnh tương ứng mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước. Hàm tứ phân vị chia tập hợp các giá trị đã sắp xếp từ thấp đến cao của mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập thành bốn phần có số lượng quan sát đều nhau. Công thức tính hàm tứ phân vị, khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị trung vị được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn xác định theo hàm tứ phân vị là từ giá trị tứ phân vị thứ nhất đến giá trị tứ phân vị thứ ba. Giá trị giữa thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là các giá trị nằm trong khoáng từ giá trị tứ phân vị thứ nhất đến giá trị tứ phân vị thứ ba. Giá trị tứ phân vị thứ hai là giá trị trung vị của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn.

b) Căn cứ thực hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế để xác định giá giao dịch liên kết, thu nhập chịu thuế và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng như sau:

b1) Trường hợp tìm kiếm được các đối tượng so sánh độc lập có mức độ so sánh tin cậy tương đương nhau, không có khác biệt hoặc có khác biệt nhưng có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu:

Nếu mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng thì người nộp thuế không phải thực hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận để xác định giá giao dịch liên kết.

Nếu mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế không thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng thì người nộp thuế phải xác định giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập phản ánh mức độ tương đồng cao nhất với giao dịch liên kết để điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của giao dịch liên kết nhưng không làm giảm thu nhập chịu thuế, không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.

b2) Trường hợp chỉ có thông tin dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu của đối tượng so sánh độc lập, tối thiểu lựa chọn năm đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và áp dụng khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn theo hướng dẫn tại điểm a khoản này.

Nếu mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế là giá trị giữa thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng, người nộp thuế không phải điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận để xác định giá giao dịch liên kết.

Trường hợp mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế không thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng, người nộp thuế phải xác định giá trị giữa thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn phản ánh mức độ tương đồng cao nhất với giao dịch liên kết để điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của giao dịch liên kết và xác định thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp nhưng không làm giảm thu nhập chịu thuế, không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước.

Trường hợp cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh hoặc ấn định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế, giá trị điều chỉnh hoặc ấn định là giá trị trung vị của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn.

3. Yếu tố so sánh để thực hiện phân tích, lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại điểm a và đ khoản 3 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP áp dụng như sau:

a) Đặc điểm của tài sản, hàng hóa, dịch vụ (viết tắt là sản phẩm) là các đặc tính có ảnh hưởng đến giá của sản phẩm bao gồm: Đặc tính hàng hóa hữu hình như đặc tính vật lý, chủng loại sản phẩm, chất lượng, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm, độ tin cậy, tính sẵn có và sản lượng cung cấp; đặc tính dịch vụ như bản chất, mức độ phức tạp, chuyên môn và phạm vi dịch vụ; đặc tính tài sản vô hình như hình thức chuyển giao, loại hình tài sản, hình thức sở hữu, thời hạn, mức độ bảo vệ, thời gian chuyển giao, các quyền được chuyển giao và các lợi ích có thể thu được từ việc sử dụng tài sản vô hình.

Phân tích tài sản vô hình, đặc điểm và khả năng phân bổ lợi nhuận cho các bên không chỉ căn cứ vào quyền sở hữu pháp lý mà phải xem xét tất cả các hoạt động kiểm soát rủi ro và năng lực tài chính để quản lý rủi ro đối với toàn bộ quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình giữa các bên liên kết. Một số đặc điểm của tài sản vô hình như tính độc quyền; phạm vi và thời hạn bảo hộ pháp lý; các quyền xác lập theo văn bằng bảo hộ, giấy phép và văn bản chuyển giao quyền của tài sản vô hình; phạm vi địa lý đối với các quyền của tài sản vô hình; vòng đời; giai đoạn phát triển; quyền về tăng cường giá trị, sửa đổi và cập nhật đối với tài sản vô hình; mức lợi nhuận dự kiến của tài sản vô hình.

Phân tích đặc điểm tài sản vô hình bao gồm các nội dung xác định tài sản vô hình sử dụng hoặc chuyển nhượng trong giao dịch và những rủi ro cụ thể, trọng yếu về kinh tế liên quan đến phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình; xác định thỏa thuận tại hợp đồng như quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản vô hình, các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận pháp lý, đăng ký, thỏa thuận về giấy phép và các hợp đồng liên quan, các rủi ro kèm theo; xác định bên thực hiện chức năng khai thác, sử dụng tài sản, quản lý rủi ro liên quan đến phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình; xác định các điều khoản thỏa thuận theo hợp đồng và thực tiễn thực hiện của các bên; xác định giao dịch liên kết thực tế liên quan đến phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình khi xem xét quyền sở hữu pháp lý của tài sản vô hình và các mối quan hệ, các quyền theo hợp đồng có liên quan, quá trình thực hiện của các bên; và xác định giá của giao dịch phù hợp với đóng góp, chức năng thực hiện, tài sản sử dụng và rủi ro giả định của các bên.

b) Chức năng hoạt động do mỗi bên của hợp đồng thực hiện và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ với các chi phí cơ hội, điều kiện kinh tế, điều kiện ngành, lĩnh vực hoạt động và vị trí địa lý của người nộp thuế được phân tích để xác định các yếu tố phản ánh khả năng thu lợi nhuận từ các hoạt động và thực tiễn kinh doanh mà người nộp thuế đã thực hiện gắn với chức năng và việc sử dụng các tài sản, vốn và chi phí có liên quan.

Kết quả phân tích phản ánh chức năng chính trong mối quan hệ giữa việc sử dụng các loại tài sản, vốn, chi phí cơ hội cũng như rủi ro gắn với việc đầu tư tài sản, vốn và chi phí đó với khả năng thu lợi nhuận mà người nộp thuế thực hiện có liên quan đến giao dịch kinh doanh, cụ thể:

b1) Một số chức năng chính của doanh nghiệp được phân tích trong toàn bộ chuỗi giá trị của tập đoàn bao gồm nghiên cứu, phát triển như thực hiện dịch vụ nghiên cứu phát triển theo hợp đồng, tự chủ nghiên cứu phát triển, phát triển công nghệ kỹ thuật và thiết kế sản phẩm; sản xuất gồm sản xuất tự chủ, sản xuất cấp phép, sản xuất theo hợp đồng, gia công, lắp ráp, cài đặt thiết bị; mua bán, quản lý nguyên vật liệu và các hoạt động mua bán khác; phân phối gồm phân phối tự chủ, phân phối rủi ro hạn chế, đại lý hoa hồng, phân phối bán buôn, phân phối bán lẻ; cung cấp dịch vụ hỗ trợ như pháp lý, kế toán tài chính, tín dụng thu nợ, đào tạo và quản lý nhân sự; cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu kho; thực hiện phát triển thương hiệu như hoạt động marketing, quảng cáo, quảng bá, nghiên cứu thị trường và chức năng khác trong chuỗi giá trị ngành.

b2) Một số tài sản chính của doanh nghiệp gồm tài sản vô hình như bí quyết kỹ thuật, bản quyền, bí quyết kinh doanh, công thức bí mật, bằng sáng chế, các tài sản vô hình liên quan tới hoạt động thương mại, marketing như thương hiệu, hệ thống xây dựng và nhận diện thương hiệu, danh sách, số liệu và quan hệ với khách hàng; tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị; các tài sản tài chính và các quyền lợi, lợi ích kinh tế từ các tài sản này trong quá trình khai thác, sử dụng và chuyển nhượng tài sản.

b3) Một số rủi ro chính trong kinh doanh gồm rủi ro chiến lược hoặc rủi ro thị trường do thực hiện các chiến lược kinh doanh như thâm nhập, mở rộng hoặc duy trì thị trường; rủi ro về cơ sở hạ tầng hay rủi ro hàng tồn kho; rủi ro tài chính như rủi ro tín dụng và nợ xấu, rủi ro tỷ giá hối đoái; rủi ro giao dịch như các yếu tố giá và điều khoản thanh toán trong giao dịch thương mại; rủi ro sản phẩm từ thiết kế phát triển, sản xuất đến quản lý chất lượng và dịch vụ sau bán hàng; rủi ro kinh doanh từ các khoản đầu tư vốn và số lượng khách hàng và các rủi ro bất khả kháng.

Phân tích rủi ro kinh doanh của người nộp thuế trong toàn bộ chuỗi giá trị của tập đoàn nhằm xác định các rủi ro trọng yếu đối với toàn bộ chuỗi giá trị ngành, khả năng kiểm soát rủi ro như việc đưa ra quyết định quản lý rủi ro và xử lý khi thực tế xảy ra các rủi ro này, bao gồm: xác định các rủi ro chính về kinh tế; đánh giá mức độ phân bổ, dàn xếp rủi ro tại các hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận của người nộp thuế; phân tích chức năng kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trên hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận; kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện và gánh chịu, phân bổ rủi ro của người nộp thuế trên thực tế. Trường hợp có khác biệt về phân bổ rủi ro tại các hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận so với thực tiễn thực hiện, căn cứ kết quả phân tích rủi ro, Cơ quan thuế thực hiện phân bổ lại rủi ro và điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế.

c) Điều khoản hợp đồng khi thực hiện giao dịch bao gồm một số các điều khoản về khối lượng, điều kiện giao dịch hoặc phân phối sản phẩm; thời hạn, điều kiện và phương thức thanh toán; điều kiện bảo hành, thay thế, nâng cấp, chỉnh sửa hoặc hiệu chỉnh sản phẩm; điều kiện về đặc quyền kinh doanh, phân phối sản phẩm; một số điều kiện có ảnh hưởng kinh tế khác như dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kiểm tra chất lượng, hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ quảng cáo, khuyến mại.

Trường hợp các điều khoản hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận không phản ánh đầy đủ thực tiễn thực hiện giữa các bên liên kết, phân tích so sánh được thực hiện trên cơ sở rà soát các sự kiện thực tế hoặc các dữ liệu tài chính để xác định đặc điểm, bản chất kinh tế và các rủi ro kinh doanh thực tiễn của các bên.

Trường hợp các bên liên kết không ký kết hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận để không ghi nhận doanh thu hoặc chi phí như hỗ trợ kỹ thuật, hợp lực tập đoàn, chia sẻ bí quyết kinh doanh hoặc sử dụng nhân sự biệt phái, kiêm nhiệm thì phân tích được tiến hành để xác định bản chất giao dịch, giá trị giao dịch, thu nhập tạo ra từ các giao dịch này và đóng góp của từng bên liên kết. Trên cơ sở đó, so sánh với các quyết định kinh doanh có thể được các bên độc lập chấp nhận trong điều kiện tương đồng để xác định lại giao dịch liên kết của người nộp thuế.

d) Điều kiện kinh tế của giao dịch và điều kiện của thị trường tại thời điểm diễn ra giao dịch có ảnh hưởng đến mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các bên.

Một số điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch như quy mô, vị trí địa lý của thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cấp độ thị trường như bán buôn, bán lẻ thông thường, phân phối độc quyền; mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và vị trí cạnh tranh tương ứng của người bán và người mua; khả năng sẵn có của hàng hóa thay thế; mức độ cung cầu trên thị trường nói chung và từng khu vực cụ thể; sức mua người tiêu dùng; các yếu tố kinh tế tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại nơi diễn ra giao dịch như chính sách ưu đãi thuế; chính sách điều tiết thị trường của các chính phủ; chi phí sản xuất, chi phí đất đai, lao động, vốn; chu kỳ kinh doanh và các yếu tố có tác động tích cực đến mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế như các đặc điểm về vị trí, lợi thế và việc tiết kiệm được chi phí dựa trên các yếu tố địa lý, thị trường của địa phương, lực lượng lao động và việc tập trung các chức năng hợp lực và chuyên môn hóa căn cứ đóng góp của tất cả các bên liên kết tham gia tạo lập giá trị.

Trường hợp người nộp thuế và các đối tượng so sánh không cư trú cùng quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc không cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại cùng thị trường địa lý, phân tích điều kiện kinh tế bao gồm phân tích mức độ tương đồng của các thị trường nơi người nộp thuế và các đối tượng so sánh cư trú đối với các lợi thế so sánh, đặc lợi về vị trí tác động đến các yếu tố cạnh tranh như chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển, tiền thuê đất, chi phí đào tạo, trợ cấp, ưu đãi về chính sách tài chính, thuế, chi phí cơ sở hạ tầng, mức độ tăng trưởng của thị trường và các đặc điểm lợi thế của thị trường như số lượng dân số, khách hàng với khả năng chi tiêu tăng trưởng tốt và các đặc điểm lợi thế so sánh khác.

đ) Phân tích so sánh loại trừ các khác biệt trọng yếu căn cứ các tiêu chí định lượng và định tính để tìm kiếm, lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập tương đồng nhất với người nộp thuế làm căn cứ xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập.

Một số tiêu chí định lượng bao gồm các chỉ tiêu tài chính đối với quy mô doanh thu, tài sản, vốn lưu động, hàng tồn kho, tỷ trọng xuất khẩu; các chỉ tiêu về tài sản vô hình như giá trị tài sản vô hình, chi phí nghiên cứu phát triển và các khác biệt định lượng cụ thể khác của người nộp thuế được xác định trên cơ sở phân tích các yếu tố so sánh quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Các khác biệt định tính, định lượng được phân tích, chứng minh là có tác động gây ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận khi so sánh người nộp thuế với các đối tượng so sánh độc lập trong giai đoạn, chu kỳ kinh doanh phù hợp bản chất kinh tế, thương mại của ngành và chức năng hoạt động của người nộp thuế. Các khác biệt này được phân tích để tìm kiếm, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng với người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế không thực hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận theo các đối tượng so sánh độc lập với lý do các khác biệt định tính và định lượng gây ảnh hưởng trọng yếu thì người nộp thuế phải tìm kiếm, lựa chọn lại các đối tượng so sánh độc lập để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn đảm bảo mức độ tin cậy, tương đồng nhất và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này.

4. Quy trình phân tích so sánh bao gồm các bước theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP áp dụng như sau:

a) Xác định bản chất của giao dịch liên kết thông qua việc thu thập thông tin thực tế thực hiện của người nộp thuế.

b) Phân tích so sánh, tìm kiếm, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng, cụ thể:

b1) Xác định phạm vi, nội dung và yếu tố so sánh bao gồm thời gian so sánh; thông tin phân tích về người nộp thuế đối với các yếu tố so sánh về chức năng, tài sản, rủi ro; đặc tính sản phẩm; điều kiện hợp đồng; điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch, phân tích ngành, thị trường, hoàn cảnh hoạt động kinh doanh, giao dịch hàng hóa, dịch vụ và tài sản của các bên để lựa chọn bên liên kết cần thực hiện xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư này.

b2) Đánh giá, tìm kiếm đối tượng so sánh gồm ưu tiên rà soát các đối tượng so sánh độc lập nội bộ trên cơ sở xác minh độ tin cậy và tính độc lập của các đối tượng này đảm bảo không phải là các giao dịch dàn xếp không theo nguyên tắc giao dịch độc lập; xây dựng các tiêu chí tìm kiếm và xác định các nguồn cơ sở dữ liệu tin cậy có thể sử dụng theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP để tiến hành tìm kiếm các đối tượng so sánh độc lập tương đồng. Trên cơ sở các thông tin đã phân tích và rà soát tính sẵn có đối với dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập, lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh, thương mại, tài chính, rủi ro của bên liên kết cần thực hiện xác định giá.

b3) Phân tích mức độ tương đồng và tin cậy của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn trên cơ sở rà soát, sàng lọc các tiêu chí định tính và định lượng; phân tích thông tin kinh tế, ngành và số liệu tài chính của các đối tượng được chọn để xác minh mức độ tương đồng; xác định khác biệt trọng yếu và điều chỉnh khác biệt trọng yếu (nếu có). Trên cơ sở kết quả lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập tương đồng, sử dụng dữ liệu, số liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để xác định căn cứ thực hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

c) Xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế theo kết quả phân tích so sánh để xác định thu nhập chịu thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.

Xem nội dung VB
- Điểm này được đính chính bởi Công văn 5065/VPCP-KTTH năm 2017

Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 5618/BTC-TCT ngày 28 tháng 4 năm 2017 về việc đính chính Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý kiến như sau:

Đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 5618/BTC-TCT nêu trên. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký văn bản đính chính ... sai sót tại điểm d khoản 2 Điều 6 ... Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Xem nội dung VB
- Cụm từ này được đính chính bởi Công văn 252/CP-KTTH năm 2017

Do sơ suất kỹ thuật, xin đính chính 02 sai sót tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

- Tại trang 7 dòng thứ 17 từ trên xuống (đoạn 2 điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) viết là: “….tại điểm e khoản này ...”

Nay xin sửa lại là: “… tại điểm đ khoản 3 Điều này ...”

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 20/12/2020)

Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) như sau:
...
Điều 3. Các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP

1. Các trường hợp áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP áp dụng như sau:

a) Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại) áp dụng trong trường hợp người nộp thuế thực hiện bán hàng, phân phối lại các sản phẩm mua từ bên liên kết cho các khách hàng độc lập và không tạo ra tài sản vô hình gắn liền với sản phẩm bán ra; không tham gia vào quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ tài sản vô hình do bên liên kết sở hữu gắn với sản phẩm bán ra hoặc không thực hiện gia công, chế biến, lắp ráp thay đổi tính chất, đặc điểm sản phẩm, gắn nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng giá trị sản phẩm. Phương pháp giá bán lại không áp dụng cho người nộp thuế là nhà phân phối sở hữu các tài sản vô hình có giá trị của tập đoàn đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và các tài sản vô hình liên quan đến marketing khác như danh sách khách hàng, kênh phân phối, biểu tượng, hình ảnh và các yếu tố nhận diện thương hiệu trong hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, xúc tiến thương mại hoặc phát sinh chi phí tạo lập, thiết kế các kênh phân phối, nhận diện thương hiệu hoặc các chi phí sau bán hàng.

b) Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi) áp dụng trong trường hợp người nộp thuế không sở hữu tài sản vô hình và gánh chịu ít rủi ro kinh doanh thực hiện chức năng sản xuất theo hợp đồng, đơn đặt hàng hoặc gia công, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, cài đặt thiết bị; thu mua, cung ứng sản phẩm; cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện nghiên cứu phát triển theo hợp đồng cho bên liên kết. Phương pháp giá vốn cộng lãi không áp dụng cho người nộp thuế là doanh nghiệp sản xuất tự chủ, thực hiện các chức năng nghiên cứu phát triển sản phẩm đến xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chiến lược thị trường và bảo hành sản phẩm, chăm sóc khách hàng.

c) Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần áp dụng trong trường hợp người nộp thuế không có thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; không có dữ liệu và thông tin về phương pháp hạch toán kế toán của các đối tượng so sánh độc lập hoặc không tìm được các đối tượng so sánh có chức năng và sản phẩm tương đồng nên không đủ cơ sở áp dụng các phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp hướng dẫn tại điểm a và b khoản này; người nộp thuế thực hiện các chức năng phân phối hoặc sản xuất không sở hữu tài sản vô hình hoặc không tham gia phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình hoặc không thuộc trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

2. Một số khác biệt trọng yếu khi lựa chọn phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP áp dụng như sau:

a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá bán lại: Một số khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) như các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp là đại lý bán hàng, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà phân phối thực hiện marketing; mức độ tăng trưởng phát triển của thị trường tiêu thụ sản phẩm; chức năng của người nộp thuế trong chuỗi cung ứng như bán lẻ, bán buôn và phương pháp hạch toán kế toán của các bên.

b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi: Một số khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn gồm các chi phí phản ánh chức năng hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất theo hợp đồng chỉ định từ công ty mẹ hoặc cung cấp dịch vụ nội bộ tập đoàn; các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như thời hạn chuyển giao sản phẩm, chi phí giám sát chất lượng, lưu kho, điều kiện thanh toán và phương pháp hạch toán kế toán đối với các yếu tố cấu thành trong giá vốn của người nộp thuế và các đối tượng so sánh độc lập.

c) Trường hợp áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần: Một số khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận thuần như khác biệt về chức năng, tài sản, rủi ro; điều kiện kinh tế; điều kiện hợp đồng và đặc tính sản phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này.

3. Phương pháp xác định theo quy định tại điểm c khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP áp dụng như sau:

a) Mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế phải điều chỉnh theo mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận tương ứng của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn từ kết quả phân tích so sánh theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

b) Trường hợp áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần:

b1) Đối với người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán, quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp là tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu (hoặc doanh thu thuần); trên chi phí (hoặc tổng chi phí); trên tài sản (hoặc tổng tài sản cố định) phù hợp bản chất hoạt động kinh doanh của người nộp thuế.

Lợi nhuận thuần không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính được sử dụng để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần trên cơ sở số liệu về doanh thu, chi phí, tài sản không do các bên liên kết kiểm soát hoặc các giao dịch với bên liên kết cấu thành doanh thu, chi phí của người nộp thuế đã được hạch toán theo nguyên tắc giao dịch độc lập.

Trường hợp sử dụng các chỉ tiêu tài chính tại bảng cân đối kế toán để phân tích so sánh, sàng lọc định lượng và xác định tỷ suất lợi nhuận thuần, giá trị sử dụng là giá trị trung bình cộng của số cuối năm và số đầu năm trên bảng cân đối kế toán của các chỉ tiêu sử dụng.

b2) Đối với người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán, quản lý thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý hoạt động của tổ chức tín dụng phù hợp với loại hình kinh doanh của người nộp thuế.

b3) Đối với người nộp thuế là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán, quản lý thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý hoạt động chứng khoán phù hợp loại hình kinh doanh của người nộp thuế.

c) Kết quả điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế là giá tính thuế, kê khai chi phí, doanh thu xác định thu nhập chịu thuế, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế không điều chỉnh giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Thông tư này dẫn đến thiếu số thuế phải nộp thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 68/2020/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 20/12/2020)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

a) Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).

d) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được đính chính bởi Công văn 5065/VPCP-KTTH năm 2017

Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 5618/BTC-TCT ngày 28 tháng 4 năm 2017 về việc đính chính Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý kiến như sau:

Đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 5618/BTC-TCT nêu trên. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký văn bản đính chính ... sai sót tại ... điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Xem nội dung VB
- Cụm từ này được đính chính bởi Công văn 252/CP-KTTH năm 2017

Do sơ suất kỹ thuật, xin đính chính 02 sai sót tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
...
- Tại trang 16 dòng thứ 13 từ dưới lên (đoạn 2 điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) viết là: “ … tại điểm e khoản 3 Điều 6 ...”

Nay xin sửa lại là: “... tại điểm đ khoản 3 Điều 6 ...”

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 41/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 20/12/2020)

Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) như sau:
...
Điều 4. Kê khai thông tin quan hệ liên kết, giao dịch liên kết và lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP

1. Người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện kê khai các mẫu theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thay thế cho Mẫu số 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính và nộp kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN, như sau:

a) Mẫu số 01 Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Mẫu số 02 Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia và Mẫu số 03 Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu. Người nộp thuế đánh dấu vào các dòng tương ứng với các thông tin, tài liệu đã lập tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

c) Mẫu số 04 Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên có hoạt động tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp người nộp thuế kê khai bổ sung thêm hoặc phát hiện sai sót trong thông tin kê khai với Cơ quan thuế tại các Mẫu 01, 02, 03 và 04 tại điểm a, b và c khoản này thì thực hiện kê khai bổ sung theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế bao gồm:

a) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

b) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Người nộp thuế lập và cung cấp Hồ sơ toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia nơi hợp nhất báo cáo tài chính của người nộp thuế tại Việt Nam theo quy định về chế độ kế toán. Trường hợp người nộp thuế là công ty con của nhiều công ty mẹ thuộc các tập đoàn đa quốc gia khác nhau và báo cáo tài chính của người nộp thuế được hợp nhất vào nhiều tập đoàn thì người nộp thuế cung cấp Hồ sơ toàn cầu của tất cả các tập đoàn này.

c) Bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài của người nộp thuế được lập theo quy định của pháp luật nước sở tại.

Trường hợp người nộp thuế là công ty con của nhiều công ty mẹ tối cao thuộc các tập đoàn đa quốc gia khác nhau và báo cáo tài chính của người nộp thuế được sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất của nhiều tập đoàn thì người nộp thuế lưu bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tất cả các công ty mẹ tối cao.

Trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao cho kỳ tính thuế tương ứng với kỳ quyết toán thuế của người nộp thuế, người nộp thuế phải cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao của năm tài chính liền kề trước kỳ tính thuế của người nộp thuế và giải thích lý do bằng văn bản kèm theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao, người nộp thuế giải thích lý do bằng văn bản kèm theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

d) Thông tin tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được xác định là trọng yếu nếu thông tin này gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng; phương pháp xác định giá giao dịch liên kết hoặc kết quả điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 41/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 20/12/2020)

Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) như sau:
...
Điều 5. Miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP

1. Người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu được xác định trong kỳ tính thuế là lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần.

Doanh thu thuần được xác định theo quy định của chính sách thuế và chế độ kế toán là chênh lệch của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ (-) các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ của người nộp thuế.

2. Trường hợp người nộp thuế thực hiện kinh doanh chức năng đơn giản nhiều hơn một lĩnh vực theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần như sau:

a) Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

b) Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

c) Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.

3. Người nộp thuế áp dụng hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thực hiện kê khai Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp người nộp thuế lựa chọn không áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Xem nội dung VB
- Mẫu này bị thay thế bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 68/2020/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 20/12/2020)

Điều 2. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
...

3. Mẫu số 01 Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thay thế Mẫu số 01 Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
...
PHỤ LỤC

Mẫu số 01 THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ LIÊN KẾT VÀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB