Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: | 98/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Mai Anh Nhịn |
Ngày ban hành: | 22/05/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 22 tháng 05 năm 2018 |
LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ, GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Để tiếp tục thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 và Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 21/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. UBND tỉnh ban hành kế hoạch nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
- Các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục kế thừa kết quả đạt được trong Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 23/5/2008 về việc thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt phù hợp với yêu cầu thực tế của tỉnh và quy định của pháp luật hiện hành.
- Tăng cường nâng cao nhận thức của toàn thể nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang an toàn đường bộ: Lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ nhằm thống nhất nhận thức chung để công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ trong thời gian tới thực hiện được tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Tiếp tục xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ một cách thống nhất theo các quy định pháp luật về hành lang an toàn đường bộ qua các thời kỳ; từng bước hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào đường bộ (theo quy hoạch đấu nối đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2189/QĐ-UBND ngày 10/10/2011), các công trình phụ trợ bảo vệ hành lang an toàn đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và khắc phục ùn tắt giao thông; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB), đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 994/QĐ-TTg).
2. Giải pháp thực hiện
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, để mọi người tự giác chấp hành; yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
- Kiện toàn bộ máy Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở hướng dẫn của Quyết định số 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
- Tiếp tục rà soát, phân loại và thống kê: Các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ trên cơ sở kết quả thực hiện của tỉnh tại Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 23/5/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới; các đường nhánh đấu nối trái phép vào đường bộ; rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang có phòng vệ (hoặc kiến nghị với đơn vị chủ quản đầu tư, cải tạo, nâng cấp) phù hợp với quy định hiện hành;
- Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ, xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện và tăng cường bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới; tổ chức giải tỏa dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi đã được bồi thường; ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép, từng bước xóa bỏ các đường ngang trái phép có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.
- Tiếp tục thống nhất nhận thức chung trong các cấp, các ngành về quy hoạch hệ thống đường gom trong khu vực khu công nghiệp, khu thương mại, khu dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch đấu nối, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phối hợp thực hiện quy hoạch hệ thống hàng rào, đường gom các đường dân sinh, ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép.
- Rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung với Trung ương nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang; an toàn đường bộ trong thời gian tới.
1. Thực hiện triển khai đồng bộ, có hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 21/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự HLATĐB, đường sắt.
2. Sở Giao thông vận tải, chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan, Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, triển khai công tác quản lý, lập lại trật tự HLATĐB trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3. Các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, xây dựng chương trình triển khai cụ thể, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục để triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo kịp thời, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu tiến độ.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, để mọi người nhận thức và tự giác chấp hành; yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
2. Kiện toàn bộ máy Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã và thành phố trên cơ sở hướng dẫn của Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự HLATĐB trên địa bàn tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tiếp tục rà soát, thống kê và phân loại đất các công trình trên đất nằm trong phạm vi đất dành cho đường bộ; trên cơ sở kết quả thực hiện Quyết định số 2189/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới; các đường nhánh đấu nối trái phép vào đường bộ; rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang có phòng vệ (hoặc kiến nghị với đơn vị chủ quản đầu tư, cải tạo, nâng cấp) phù hợp với quy định hiện hành.
4. Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ; xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện và tăng cường bảo vệ hệ thống cọc, mốc đường bộ; quản lý, bảo vệ phần đất HLATĐB đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới; tổ chức giải tỏa dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất HLATĐB trong phạm vi đã được bồi thường;
5. Xử lý các trường hợp sử dụng đất dành cho đường bộ trái quy định như: Để vật liệu xây dựng, nông lâm sản, buôn bán, họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường; trông giữ xe trái phép; lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu trong phạm vi đất của đường bộ; đào khoan, cắt xẻ đường trái phép; dựng lều quán, mái che trên lề đường, vỉa hè; xây bục bệ, đắp vuốt làm lối đi trên vỉa hè, vào nhà; phá hủy hệ thống rãnh dọc, lấn chiếm cửa cống, san lấp hạ lưu thoát nước, sử dụng gầm cầu để ở, chăn nuôi súc vật, gia súc, gia cầm; ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép, từng bước xóa bỏ các đường ngang trái phép có nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
6. Rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung với Trung ương nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang; an toàn đường bộ trong thời gian tới.
7. Tiếp tục thống nhất các cấp, các ngành về quy hoạch hệ thống đường gom trong khu vực khu công nghiệp, khu thương mại, khu dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch đấu nối, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phối hợp thực hiện quy hoạch hệ thống hàng rào, đường gom các đường dân sinh, ngăn chặn việc mở đường ngang.
IV. TIẾN ĐỘ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Giai đoạn đã thực hiện từ năm 2014 đến năm 2017:
Trên cơ sở kết quả đã thực hiện theo Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 23/5/2008 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục triển khai thực hiện những công việc sau:
- Các đơn vị được giao quản lý đường bộ (Sở Giao thông vận tải; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư các công trình xây dựng theo hình thức BOT, đường chuyên dùng...) chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đất đai của địa phương có tuyến đường bộ đi qua rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; tiếp tục rà soát, cập nhật để thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh, phối hợp với UBND và Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố đề xuất giải pháp xử lý các công trình, vật kiến trúc, cây cối,... nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ trước ngày 31 tháng 12 năm 2015.
- Đến hết năm 2017, thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các tuyến quốc lộ, khu vực các nút giao, vị trí điểm đến, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; đồng thời lập kế hoạch, từng bước bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở. Trước ngày 31 tháng 5 hàng năm, UBND cấp tỉnh báo cáo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau về Bộ Giao thông vận tải (qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam) để báo cáo Chính phủ bố trí vốn giao UBND tỉnh thực hiện năm sau theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục rà soát các điểm đấu nối vào quốc lộ theo Quyết định số 2189/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2030; đề xuất, thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải để điều chỉnh và bổ sung điểm đấu nối cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, trước ngày 30 tháng 8 năm 2015.
- Tiếp tục việc cắm đầy đủ mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường trên địa bàn tỉnh. Trong đó, phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.
- Triển khai thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020:
- Thu hồi hết phần đất của đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Từng bước bồi thường hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở trên tất cả các tuyến quốc lộ còn lại.
- Tiếp tục triển khai cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ. Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.
- Tiếp tục triển khai hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
1. Nguồn kinh phí:
Kinh phí được bố trí từ ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương cấp cho ngành giao thông vận tải theo phân cấp quản lý và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn thu sử dụng quỹ đất của các địa phương, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác).
2. Nội dung chi từ ngân sách nhà nước:
- Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hành lang an toàn giao thông đường bộ bố trí từ nguồn chi thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
- Chi thống kê, phân loại các điểm đấu nối vào quốc lộ, các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, diện tích đất đã bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, diện tích đất cần được bồi thường, hỗ trợ giải tỏa; chi cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp.
- Chi cưỡng chế, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp.
- Khối lượng bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ (thực hiện trong các năm 2015 đến 2020); kinh phí: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển.
1. Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch này, các nhiệm vụ cụ thể được phân công nêu tại Mục IV, Giám đốc (Thủ trưởng) các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.
- Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ 6 tháng trước ngày 25/6 và ngày 31/12 hàng năm.
2. Phân công trách nhiệm:
2.1. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, tham mưu kiện toàn Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ trước đây để thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (thành phần gồm: Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý đường bộ trên địa bàn với mọi hình thức).
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải tỏa đối với các tuyến quốc lộ;
- Tuyên truyền, thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng trong hành lang an toàn đường bộ về các quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, kế hoạch giải tỏa trong hành lang an toàn đường bộ.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đất đai của địa phương có tuyến đường bộ đi qua rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; tiếp tục rà soát, cập nhật để thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất giải pháp xử lý các công trình, vật kiến trúc, cây...., nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền của địa phương, với Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các kiến thức pháp luật về đường bộ trong địa phương nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về đường bộ trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần bảo vệ đường bộ và phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ.
- Tiếp tục tuyên truyền các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2014 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3067/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 65/KH- UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Tăng cường quản lý phạm vi đất dành cho đường bộ ngay từ khi các dự án đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo đường bộ hoàn thành đưa vào khai thác; phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời đối với các hành vi lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ giữa cơ quan quản lý đường bộ Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng Công an, các cơ quan, đơn vị có liên quan. Đồng thời hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện, đôn đốc, kiểm tra công tác thực hiện.
- Thực hiện và quản lý tốt Quy hoạch đấu nối các tuyến đường ngang vào quốc lộ, đường tỉnh, tổ chức kiểm tra, sắp xếp hợp lý, cương quyết đóng các vị trí đấu nối trái phép làm mất an toàn giao thông; cập nhật và từng bước thay thế hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ trên các quốc lộ, đường tỉnh phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
- Tổ chức thẩm định an toàn giao thông, xác định cụ thể điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đề xuất các giải pháp khắc phục. Ưu tiên sử dụng từ quỹ bảo trì đường bộ và nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm HLATĐB trong phạm vi địa phương; xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và xử lý các vi phạm.
2.2. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đơn vị có liên quan rà soát, kiểm tra công tác lập và thực hiện quy hoạch xây dựng tại các Khu công nghiệp, Khu dân cư dọc theo các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng liên quan đến quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Hướng dẫn, rà soát, thống kê, phân loại và xử lý tồn tại về sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ;
- Kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường bộ.
2.4. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ theo quy định.
2.5. Công an tỉnh.
- Bố trí lực lượng tham gia Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh;
- Chỉ đạo công an cấp huyện, thị xã, thành phố tham gia Tổ công tác liên ngành ở địa phương trong việc cưỡng chế giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong lập lại trật tự HLATĐB và trật tự lòng đường, vỉa hè.
- Phối hợp tốt với các sở, ngành trong thực hiện nhiệm vụ.
2.6. Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Tổ chức triển khai kế hoạch tháng cao điểm tuyên truyền, vận động thực hiện quy định pháp luật và xử lý vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, lồng ghép vào các nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông;
2.7. Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kế hoạch lập lại trật tự HLATĐB giai đoạn 2014 - 2020. Lên án, phê phán các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, phá hoại công trình giao thông, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
- Phát hiện, tuyên dương các điển hình tiên tiến, phê bình các cơ quan, đơn vị, địa phương còn trì trệ, yếu kém.
2.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Thành lập Tổ công tác liên ngành cấp huyện (các thành phần tương ứng như Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh) thực hiện kế hoạch giải tỏa trên địa bàn, thông báo, tuyên truyền kế hoạch thực hiện giải tỏa đến cá nhân, đơn vị có công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ;
- Tổ chức cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ. Thành lập tổ cưỡng chế gồm: Chủ tịch UBND cấp huyện (làm Tổ trưởng), Trưởng công an cấp huyện, đại diện cơ quan quản lý trực tiếp đường bộ, Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Tổ chức tiếp nhận và phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm.
- Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
- Tổ chức tháng cao điểm tuyên truyền, vận động thực hiện quy định pháp luật và xử lý vi phạm HLATĐB, các quy định của pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn quản lý; tập trung tuyên truyền, vận động người dân tự giác tháo dỡ, khắc phục vi phạm hành lang, lòng đường, vỉa hè trước; sau đó chỉ đạo các cấp ra quân, thực hiện quyết liệt theo phương châm bình đẳng, không có vùng cấm. Sau đợt thực hiện cao điểm, tiếp tục duy trì công tác kiểm tra để ngăn chặn các vi phạm tái diễn.
- Rà soát các điểm đấu nối đường ngang vào hệ thống quốc lộ đường tỉnh, bố trí hệ thống báo hiệu giao thông, làm gờ giảm tốc tại các vị trí giao cắt, huy động nguồn lực trong và ngoài ngân sách để xây dựng đường gom, xóa bỏ các cầu, lối đi dân sinh làm ảnh hưởng an toàn giao thông.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, lập kế hoạch giải tỏa trên địa bàn, thông báo, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch thực hiện giải tỏa đến cá nhân, đơn vị có công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
- Tổ chức cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ.
- Tổ chức tiếp nhận và phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ cắm các cọc, mốc đường bộ, quản lý, bảo vệ phần HLATĐB đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới, mốc GPMB và xử lý các hành vi vi phạm.
- Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt từ nay đến năm 2020.
3. Về tổng hợp, báo cáo:
Sở Giao thông vận tải chủ trì, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giao thông vận tải định kỳ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6) và hàng năm theo quy định.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh, các đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo và có ý kiến đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ Ban hành: 12/10/2020 | Cập nhật: 30/01/2021
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2020 về Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 24/08/2020 | Cập nhật: 29/08/2020
Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa Ban hành: 20/08/2020 | Cập nhật: 21/08/2020
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Bình Ban hành: 30/06/2020 | Cập nhật: 30/09/2020
Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2019 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm Ban hành: 19/12/2019 | Cập nhật: 20/12/2019
Quyết định 1856/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 27/12/2018 | Cập nhật: 03/01/2019
Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù Ban hành: 05/12/2018 | Cập nhật: 07/12/2018
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực: Bưu chính; Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Báo chí; Xuất bản thuộc phạm vi quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Yên Bái Ban hành: 19/10/2018 | Cập nhật: 17/12/2018
Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt Ban hành: 21/07/2017 | Cập nhật: 24/07/2017
Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 Ban hành: 17/12/2016 | Cập nhật: 19/12/2016
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Cựu giáo chức huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 07/10/2016 | Cập nhật: 15/10/2016
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến năm 2030 Ban hành: 03/10/2016 | Cập nhật: 18/01/2017
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2025 Ban hành: 30/12/2015 | Cập nhật: 08/05/2017
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2015 điều chỉnh Quyết định 25/2013/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án, công trình đầu tư cấp nước sạch nông thôn tập trung tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2013-2015 Ban hành: 12/08/2015 | Cập nhật: 22/08/2015
Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2014 về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào Ban hành: 05/11/2014 | Cập nhật: 06/11/2014
Quyết định 3067/QĐ-BGTVT năm 2014 về Kế hoạch triển khai Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 11/08/2014 | Cập nhật: 30/09/2014
Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 Ban hành: 19/06/2014 | Cập nhật: 20/06/2014
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2013 công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2012 tỉnh Nam Định Ban hành: 02/12/2013 | Cập nhật: 12/12/2013
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2011 về mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 23/12/2011 | Cập nhật: 15/05/2014
Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thi hành án dân sự tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 19/08/2009 | Cập nhật: 23/04/2011
Quyết định 1856/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt Ban hành: 27/12/2007 | Cập nhật: 05/01/2008
Quyết định 994/QĐ-TTg về bổ sung số lượng bộ linh kiện xe hai bánh gắn máy nhập khẩu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Ban hành: 31/10/2002 | Cập nhật: 08/04/2013
Quyết định 994/QĐ-TTg năm 1999 về việc thay đổi và bổ sung thành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại Ban hành: 29/10/1999 | Cập nhật: 19/12/2009