Kế hoạch 74/KH-UBND chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012-2015
Số hiệu: 74/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 09/10/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 10 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KINH DOANH KHAI THÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI ĐOẠN 2011-2015

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển chợ; Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2006 về phê duyệt Quy hoạch Phát triển chợ - siêu thị - trung tâm thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2011 ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo Chuyển đổi chợ cấp tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi chợ cấp tỉnh giai đoạn 2012-2015 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, văn minh thương mại và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Từng bước xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển và quản lý chợ; tạo môi trường pháp lý, thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh, khai thác chợ.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng lưới chợ trong thời kỳ hội nhập.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2015 có trên 70% số chợ của thành phố Huế, thị xã Hương Thủy; trên 50% số chợ của các huyện được tổ chức quản lý, kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ, dự kiến phân kỳ như sau:

TT

Địa phương

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

1

Thành phố Huế

Thông qua mô hình chợ thí điểm

3-4 chợ

5-6 chợ

5-6 chợ

13-16 chợ

2

Thị xã Hương Thủy

2 chợ

3 chợ

3-4 chợ

8-9 chợ

3

Thị xã Phong Điền

2 chợ

4 chợ

4-3 chợ

10-11 chợ

4

Huyện Quảng Điền

3 chợ

4-5 chợ

5-6 chợ

10-12 chợ

5

Huyện Hương Trà

2 chợ

4-5 chợ

4-5 chợ

9-10 chợ

6

Huyện Phú Vang

3-4 chợ

7-8 chợ

8-10 chợ

18-20 chợ

7

Huyện Phú Lộc

2-3 chợ

5-6 chợ

5-7 chợ

12-14 chợ

8

Huyện Nam Đông

1 chợ

1 chợ

 

2 chợ

9

Huyện A Lưới

1 chợ

1 chợ

 

2 chợ

 

Tổng cộng

2-3 chợ

19-22 chợ

34-39 chợ

34-41 chợ

87-104 chợ

- Toàn tỉnh có từ 3-5 chợ được đầu tư xây dựng mới bằng nguồn vốn xã hội từ các thành phần kinh tế khác, ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.

- Kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các Ban Quản lý (Tổ quản lý) đối với toàn bộ những chợ vùng khó khăn chưa có điều kiện chuyển đổi mô hình quản lý.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ HÀNG NĂM

1. Năm 2011

a) Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh:

- Triển khai, hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 40/2011/QĐ-UBND ; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo.

- Rà soát, đánh giá hoạt động và tổ chức quản lý chợ trên địa bàn toàn tỉnh; học tập, rút kinh nghiệm tại một số tỉnh thành trong nước đã thực hiện tốt công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

b) Nhiệm vụ Ban chuyển đổi chợ cấp huyện:

- Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Quyết định 40/2011/QĐ-UBND và các văn bản liên quan nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận từ chính quyền cơ sở đến Ban quản lý (Tổ quản lý) chợ và các hộ tiểu thương.

- Tham mưu UBND cấp huyện ban hành Quyết định thành lập và quy chế hoạt động Ban chuyển đổi chợ cấp huyện;

2. Năm 2012

a) Chỉ tiêu: lựa chọn 2-3 chợ làm mô hình điểm.

b) Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổng thể chuyển đổi chợ giai đoạn 2011-2015;

- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi chợ giai đoạn 2011-2015 của các địa phương.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh thành trong nước đã thực hiện tốt công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn liên quan đến chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ

- Xây dựng Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới chợ theo Quyết định 1974/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh, giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020

- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ quản lý, kinh doanh khai thác chợ cho cán bộ nhân viên quản lý chợ; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng bán hàng theo hướng văn minh thương mại cho các hộ kinh doanh, tiểu thương trên địa bàn.

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về mô hình quản lý chợ thí điểm để triển khai rộng rãi cho các năm tiếp theo.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng về chủ trương, chính sách liên quan đến việc Chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

c) Nhiệm vụ của Ban chuyển đổi chợ cấp huyện:

- Rà soát kiện toàn Ban Chỉ đạo, hoàn chỉnh, ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện.

- Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi chợ giai đoạn 2011-2015 báo cáo Ban chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh trình UBND tỉnh.

- Tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác chuyển đổi chợ.

- Xây dựng, báo cáo Ban chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi chợ giai đoạn 2011-2015 của các địa phương.

- Triển khai thực hiện công tác chuyển đổi chợ theo chỉ tiêu Kế hoạch được giao.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết đánh giá từng giai đoạn để rút kinh nghiệm.

3. Năm 2013-2015

a) Chỉ tiêu: các địa phương triển khai nhân rộng mô hình điểm, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao.

b) Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh:

- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ quản lý, kinh doanh khai thác chợ cho cán bộ nhân viên quản lý chợ, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng bán hàng theo hướng văn minh thương mại cho các hộ kinh doanh, tiểu thương trên địa bàn.

- Hướng dẫn các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện chuyển đổi chợ.

- Tuyên truyền, giới thiệu trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng những nhân tố điển hình trong quá trình thực hiện Chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ về việc thực hiện Quyết định 40/2011/QĐ-UBND và công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn.

c) Nhiệm vụ của Ban chuyển đổi chợ cấp huyện:

- Triển khai nhân rộng mô hình điểm, thực hiện công tác chuyển đổi theo chỉ tiêu Kế hoạch được giao.

III. KINH PHÍ

1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh được cấp hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh, trên cơ sở Kế hoạch tổng thể, chương trình kế hoạch công tác và dự toán kinh phí hàng năm của Ban Chỉ đạo được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Kinh phí hoạt động của Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện do ngân sách địa phương cấp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh tổ chức triển khai và theo dõi toàn diện các nội dung của Kế hoạch này; định kỳ tháng 10 hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch công tác cho năm sau phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan liên quan, tổng hợp báo cáo định kỳ kết quả thực hiện của các Sở, ngành, địa phương về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

2. Các Sở, ngành, UBND các  huyện, thị xã và thành phố Huế căn cứ nội dung Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 02/11/2011 của UBND tỉnh và tại Kế hoạch này có trách nhiệm triển khai cụ thể các nhiệm vụ được giao; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thông qua Sở Công Thương - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh, để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu việc bố trí các nguồn kinh phí bảo đảm cho các đơn vị liên quan hoàn thành nhiệm vụ của Kế hoạch.

Trên đây là nội dung Kế hoạch tổng thể chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương lập kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/c)
- TVTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: KHĐT, TC, CT;
- BCĐ chuyển đổi chợ cấp tỉnh (sao gửi các thành viên);
- UBND và BCĐ CĐC cấp huyện;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 





Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Ban hành: 14/01/2003 | Cập nhật: 22/02/2013