Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2014 triển khai thi hành Nghị định 135/2013/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu: | 49/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang | Người ký: | Trần Kim Mai |
Ngày ban hành: | 20/03/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thi hành án, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/KH-UBND |
Tiền Giang, ngày 20 tháng 3 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 135/2013/NĐ-CP NGÀY 18/10/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Ngày 18 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh; Ngày 03 tháng 12 năm 2013, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2954/QĐ-BTP về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Để tổ chức triển khai thực hiện những quy định của pháp luật về việc thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành với những nội dung cơ bản như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả, kịp thời, thống nhất Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh (gọi chung là: Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Văn bản hợp nhất số 7821/VBHN-BTP ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp) và các văn bản hướng dẫn thi hành việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm và đề cao tính chủ động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc triển khai các quy định về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nhiệm vụ của mình trong suốt thời gian thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các nội dung liên quan đến việc thí điểm chế định Thừa phát lại
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các văn bản hướng dẫn thi hành thực hiện việc thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh; đồng thời tổ chức Hội nghị triển khai nội dung theo Kế hoạch cho lãnh đạo và cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; Chi Cục Thi hành án dân sự và các Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ các Văn phòng Thừa phát lại.
Thời gian thực hiện: tháng 03/2014.
- Trên cơ sở Hội nghị triển khai của tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai trong cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. Riêng đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tiền Giang tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ ngành và các tổ chức tín dụng tại Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN ngày 17/01/2014 của Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng.
Thời gian thực hiện: tháng 4/2014 đến hết giai đoạn thí điểm.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nội dung cơ bản của Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và các nội dung có liên quan đến việc thí điểm chế định Thừa phát lại cho thủ trưởng các phòng, ban, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Công an và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền và phổ biến nội dung cơ bản của Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và các nội dung có liên quan đến việc thí điểm chế định Thừa phát lại đến cán bộ, công chức, hòa giải viên, tuyên truyền viên, Tổ trưởng Khu phố, ấp và nhân dân của địa phương để mọi người nắm vững và thông suốt.
Thời gian thực hiện: tháng 4/2014 đến hết giai đoạn thí điểm.
2. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và các nội dung có liên quan đến việc thí điểm chế định Thừa phát lại
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, Báo Ấp Bắc, Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang và các cơ quan thông tấn báo chí đóng trên địa bàn tỉnh tiếp tục biên soạn, phát hành và đăng tải các tài liệu tuyên truyền Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tới cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh; Thực hiện các chuyên mục trên đài, chương trình, tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua Trang thông tin điện tử của tỉnh, chương trình truyền hình, phát thanh, báo chí...)
Thời gian thực hiện: tháng 3/2014 đến hết thời gian thực hiện thí điểm
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Tư pháp làm cơ quan đầu mối phối hợp, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng tiến độ và hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch.
Các Sở, ban, ngành tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch. Chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung các quy định về hoạt động Thừa phát lại cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành, đơn vị mình quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động tổ chức triển khai, tuyên truyền kế hoạch này phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Thừa phát lại tại địa phương.
2. Kinh phí được đảm bảo thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để theo dõi, tổng hợp chỉ đạo thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại tổ chức tín dụng Ban hành: 17/01/2014 | Cập nhật: 21/01/2014
Văn bản hợp nhất 7821/VBHN-BTP năm 2013 hợp nhất Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ban hành: 25/11/2013 | Cập nhật: 30/12/2013
Quyết định 2954/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 135/2013/NĐ-CP Ban hành: 03/12/2013 | Cập nhật: 25/08/2017
Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 18/10/2013 | Cập nhật: 19/10/2013
Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 24/07/2009 | Cập nhật: 29/07/2009