Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2016 triển khai Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động Tỉnh ủy Ninh Bình thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng"
Số hiệu: 44/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Đinh Chung Phụng
Ngày ban hành: 23/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 23 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY NINH BÌNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 50-CT/TW NGÀY 07/12/2015 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, XỬ LÝ VỤ VIỆC, VỤ ÁN THAM NHŨNG”

Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 18/01/2016 của Tỉnh ủy Ninh Bình về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”, y ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình của Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng.

- Đy mạnh công tác tuyên truyn, trin khai thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đ khuyến khích, tham gia phát hiện hành vi tham nhũng, đảm bảo công khai minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền coi công tác phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài và thường xuyên. Xây dựng kế hoạch hành động, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, đúng theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, trong đó xác định phòng ngừa là quan trọng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.

- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu thực hiện; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác phát hiện và xử lý tham nhũng. Lấy kết quả công tác phòng, chống tham nhũng là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

II. NỘI DUNG

1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 12/CT- TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 18/01/2016 của Tỉnh ủy Ninh Bình về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng gắn với việc tiếp tục thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN: Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với việc kê khai và kim soát việc kê khai tài sản”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 09/02/2007 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị Quyết Trung ương 3 (khóa X); Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 13/4/2011 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác PCTN, lãng phí gn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức; rà soát, sửa đi các định mức, tiêu chuẩn; công khai quy hoạch, đào tạo, bnhiệm, luân chuyển, chuyển đi vị trí công tác, điu động cán bộ, công chức có thời hạn một số vị trí nhạy cảm, dễ xy ra tham nhũng; kim soát việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.

4. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp về công tác PCTN, chủ động tự kiểm tra, phát hiện các hành vi có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, khắc phục tình trạng nể nang, xử lý không nghiêm các hành vi tham nhũng; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của các tổ chức đoàn th, Ban thanh tra nhân dân, khuyến khích mọi cán bộ, công chức tham gia phát hiện các hành vi tham nhũng; xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.

5. Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, điu tra, truy t, xét xử, giải quyết t cáo; xác minh, điu tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện; khắc phục tình trạng hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm nhưng chỉ xử lý kỷ luật, hành chính, kinh tế. Trong xử lý tham nhũng xác minh làm rõ, chính xác tài sản của người có hành vi tham nhũng; áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Xử lý nghiêm những cán bộ không tích cực thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng mà có.

6. Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng; chủ động xây dựng, định hướng kế hoạch thanh tra tập trung một số lĩnh vực có nguy cơ xảy ra tham nhũng cao; tăng cường thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.

7. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp công tác PCTN giữa các cơ quan nội chính và các tổ chức có liên quan, để tiếp nhận và xử lý các tố giác, tin báo tội phạm về tham nhũng; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để thống nhất và tháo g khó khăn vướng mắc, xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiện tham nhũng do cơ quan thanh tra, kim toán và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra.

8. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền công tác PCTN, nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát hiện các hành vi tham nhũng.

9. Bảo vệ, khen thưởng xứng đáng người dũng cảm tố cáo hành vi tham nhũng, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc t cáo tham nhũng đgây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác.

10. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 của UBND tỉnh về kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN giai đoạn 2012-2016; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo...

11. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác PCTN theo đúng Thông tư số 03/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch PCTN và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác PCTN tại cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác PCTN.

2. Giao Sở Tư pháp (cơ quan Thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh) chủ trì, phi hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN giai đoạn 2012-2016.

3. Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh thông qua hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử chủ động phát hiện hành vi tham nhũng; kiến nghị xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

4. Giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra công vụ; việc chuyn đi vị trí công tác của cán bộ công chức, viên chức theo Nghị định s 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ; Nghị định số 150/2013/NĐ- CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2007/NĐ-CP ; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh).

5. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan nội chính xây dựng quy chế phi hp trong công tác phòng chống tham nhũng; đồng thời đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và trin khai thực hiện kế hoạch PCTN đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về y ban nhân dân tỉnh theo quy định.

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phi hợp chặt chẽ với Thanh tra tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ;
- Cục PCTN (Cục IV) TTCP;
- Thường trực T
nh ủy;
- Thư
ng trực HĐND tnh;
- Ch
tịch, các Phó Chủ tịch UBND tnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội t
nh;
- Văn phòng HĐND t
nh;
- Các S
, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VP, VP1, VP7.
PH/01-KH

TM. Y BAN NHAN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Chung Phụng