Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2014 về khảo sát, điều tra hộ gia đình dân tộc thiểu số và tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu: 44/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Lê Thanh Dũng
Ngày ban hành: 28/08/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 28 tháng 08 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tại hội nghị lần thứ bảy về ng tác dân tộc và thực hiện các quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg , ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến 2020; Quyết định số 2214/QĐ-TTg , ngày 14/11/2013 của Thủ tưng về tăng cường hợp tác quốc tế phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh tại văn bản số 4826/UBND-VP, ngày 09/7/2014 về việc đồng ý cho tiến hành khảo sát, điều tra cơ bản của hộ gia đình và tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Triển khai nội dung kiến nghị của HĐND tỉnh về thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo văn bản số 489/UBND-VP, ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 4098/KH-UBND, ngày 06/7/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc triển khai thực hiện các kế hoạch số 93-KH/TU; Tiếp tục thực hiện triển khai kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác dân tộc theo văn bản số 2395/UBND-VP, ngày 17/4/2013 của UBND tỉnh.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lập kế hoạch tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát tình hình cơ bản của hộ gia đình và tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể như sau:

I- Mục đích, ý nghĩa

1- Mục đích:

Nắm toàn bộ số lượng dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh, tổng số hộ, số nhân khẩu, phân bố trên địa bàn; Sự tham gia của đồng bào vào hệ thống chính trị các cấp; Trình độ học vấn, văn hóa, chuyên môn kỹ thut; Tiếp cận các sản phẩm văn hóa truyền thống, văn hóa tuyên truyền của các cơ quan trên địa bàn tỉnh ...; tình hình sản xuất kinh doanh của đồng bào dân tộc thiểu số (đất sản xuất, sự tiếp cận khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, sự tham gia của đồng bào trong các ngành công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp ...); tình hình nhà ở, điều kiện sống sinh hoạt của đồng bào và những thông tin quan trọng khác ...

2- Ý nghĩa:

Phục vụ cho việc đánh giá sự tác động của các chính sách về dân tộc của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh các sở, ban, ngành ... trong thời gian qua đối với các dân tộc trên địa bàn tỉnh; Có cơ sở tin cậy hoạch định các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Phục vụ cho việc đánh giá Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ V (2011-2015) và xây dựng Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ VI (2016-2020) về công tác dân tộc, chính sách phát triển KT-XH đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

II- Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra

1- Đi tượng điều tra và phạm vi điều tra: Toàn bộ các hộ dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh (các hộ có chủ hộ hoặc thành viên trong hộ là người dân tộc thiểu s).

2- Đơn vị điều tra: Mỗi hộ gia đình dân tộc thiểu số là một đơn vị điều tra thu thập thông tin.

III- Thời điểm, thời gian điều tra và thời kỳ thu thập số liệu

1- Thời điểm: 01-11-2014

2- Thời gian: Từ ngày 01/11/2014 đến 31/12/2014.

3- Thời kỳ thu thập thông tin: Cả năm 2014

IV- Nội dung và phương pháp điều tra

1- Nội dung:

- Những thông tin chung về chủ hộ (Họ tên, tuổi, giới tính, đoàn thể chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp ...)

- Thông tin về các thành viên trong gia đình, gồm họ tên, ngày tháng năm sinh (tui), giới tính, tôn giáo, học vấn, tình trạng đi học, chuyên môn kỹ thuật, nghnghiệp, tình trạng việc làm, khu vực làm việc, thu nhập …

- Tình hình sản xuất kinh doanh của đồng bào dân tộc thiểu số (Đất sản xuất, tài sản, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, sự tiếp cận khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, sự tham gia của đồng bào trong các ngành công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp ...); Khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các chính sách của nhà nước, từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại ...

- Thụ hưởng các chính sách của nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số như bảo hiểm y tế, hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên, hỗ trợ học nghề ... và những thông tin về hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế ... sự tiếp cận các dịch vụ khác của đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Thu nhập và chi tiêu của đồng bào dân tộc thiểu số (cơ cấu thu nhập và chi tiêu; sự biến động trong thu nhập và chi tiêu).

- Tình hình nhà ở, điều kiện sống sinh hoạt của đồng bào ...

- Tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Những nội dung thông tin cần thu thập được thể hiện trên 2 loại biểu điều tra, Biu số 01 và Biểu số 02-PX

Biểu điều tra số 01 - được thiết kế thành 4 phần

Phần I - Thông tin chung về hộ gia đình, bao gồm những thông tin về chủ hộ, giới tính, dân tộc, tôn giáo, học vấn, đảng viên…; Số nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ, trong đó nữ; Nhân khẩu trong độ tuổi lao động, trong đó nữ...;

Thông tin về các thành viên trong hộ gia đình; Hưởng thụ văn hóa, y tế, giáo dục; Việc làm, thu nhập ... (40 câu hỏi và các câu chi tiết)

Phần II - Đất đai, tài sản và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình, bao gồm những thông tin về đất đai của hộ sử dụng cho các mục đích sản xuất, ở, phân theo các loại đất ...; Các tài sản hộ sử dụng cho sản xuất kinh doanh, sử dụng cho sinh hoạt và đời sống của hộ; Khả năng tiếp cận các nguồn lực cho sản xuất như vốn, lao động ... Các chính sách mà hộ được thụ hưởng ...(45 câu hỏi, và các câu chi tiết).

Phần III - Tình hình thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, bao gồm những thông tin về thu nhập từ các ngành sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh; thu từ các hoạt động khác, nguồn khác; chi tiêu cho ăn uống, sinh hoạt trong năm 2014 ... (60 câu hỏi, và các câu chi tiết).

Phần IV - Đánh giá chung của hộ gia đình về tình hình kinh tế - xã hội tại nơi hộ sinh sng trong những năm qua, bao gm các lĩnh vực cơ sở hạ tầng; đời sống kinh tế; điều kiện sản xuất kinh doanh; cơ hội tiếp cận chính sách, khoa học, công nghệ ... những thông tin khác ... (24 câu hỏi, và các câu chi tiết)

Biu số 2-PX: Sdụng cho các thôn, ấp bản với những thông tin về số hộ, số khu, ... (20 câu hỏi và các câu chi tiết)

2- Phương pháp điều tra:

Phỏng vấn trực tiếp, kết hợp quan sát điều kiện cụ thcủa hộ dân tộc, điều tra viên (cán bộ xã, phường, thị trấn) tiến hành gặp gỡ chủ hộ (hoặc ngưi nắm vững thông tin về hộ), phỏng vấn và ghi phiếu.

V- Tổng hợp và phân tích kết quả

1- Thiết kế các biểu tổng hợp:

Giao trách nhiệm cho Cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thiết kế các loại biểu tổng hợp đầu ra, gồm:

- Biểu tổng hp nhanh ở thôn, ấp, bản.

- Biểu tổng hợp nhanh cấp phường, xã, thị trấn.

- Biểu tổng hợp nhanh cấp huyện, thành phố, thị xã

- Biểu tổng hợp nhanh cấp tỉnh.

- Các biểu đầu ra chi tiết phục vụ phân tích, đánh giá tình hình cơ bản của hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2- Tổng hợp:

Trên cơ sở kết quả đầu ra được thiết kế theo mục đích nghiên cứu (Ban Dân tộc tỉnh đề xuất), Giao trách nhiệm cho Cục Thống kê viết chương trình, hợp đồng viết chương trình nhập tin và kết xuất các kết quả tổng hợp. - Sản phẩm: Các biểu tổng hợp và kết quả tổng hợp cuối cùng.

3- Phân tích:

Cục Thống kê tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm thống nhất soạn thảo đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, báo cáo hoàn chỉnh trình UBND tỉnh - Sản phẩm: Báo cáo hoàn chỉnh (in n phát hành nội bộ).

VI- Tổ chức thc hin

Từ 01-6-2014 đến 25-6-2014: Chuẩn bị hồ sơ, trình UBND tỉnh về chủ trương và kinh phí điều tra khảo sát; xây dựng kế hoạch điều tra; Biểu mẫu thu thập thông tin điều tra (đầu vào) - Đã triển khai và đã có chủ trương của UBND tỉnh đồng ý cho điều tra khảo sát - Văn bản 4826/UBND-VP, ngày 09/7/2014.

Từ 15-6-2014 đến 15-7-2014: Thiết kế các loại biểu mẫu thông tin đầu vào, các biểu tổng hợp nhanh, các biểu tổng hợp chi tiết thông tin đầu ra, giải thích các chỉ tiêu cần điều tra, thu thập, tìm đối tác viết chương trình tổng hợp

Từ 15-7 đến 15-8-2014: Hoàn chỉnh các văn bản, biểu mẫu (in ấn), xây dựng biểu kết quả đầu ra (biểu mu tổng hợp và đề cương báo cáo phân tích)...

Tổ chức các cuộc hội thảo (3 cuộc) lấy ý kiến đại diện của các chi Cục Thống kê huyện/TP/TX, đại diện Văn phòng UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.

Từ 15-8 đến 15/9/2014: Hoàn chỉnh các tài liệu, tổ chức tập huấn điều tra cho các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và 82 xã, phường, thị trấn.

Từ 15-9-2014 đến 15-10-2014: Lập danh sách các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng điều tra.

Từ 01-11-2014 đến 31-12-2014: Điều tra tại cơ sở hộ.

Từ 01-11-2014 đến 31-01-2015: Đôn đốc, nghiệm thu, nhập tin và tổng hợp kết quả.

Từ 01-02-2015 đến 15-02-2015: Tổ chức phúc tra tại các huyện, thành phố, thị xã. Tổng hp và báo cáo kết quả phúc tra.

Từ 15-02-2015 đến 15-3-2015: Tổng hợp và báo cáo kết quả về UBND tỉnh BR-VT.

Tháng 4-2015: In ấn và phát hành tài liệu điều tra.

VIII- Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1- Cục Thống kê có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ các nội dung, công đoạn, quy trình ... của cuộc điều tra, thực hiện các biểu tổng hợp nhanh phục vụ kịp thời cho UBND tỉnh và các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tnh và chịu trách nhiệm đến kết quả cuối cùng. Đồng thời báo cáo chi tiết các kết quả cuộc điều tra về UBND tỉnh, phát hành kết quđến các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh.

2- Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm phối hợp toàn diện với Cục Thống kê trong các khâu: (i)- Xác định nội dung điều tra; Nội dung các thông tin đầu ra; Nội dung phân tích; Sản phẩm cuối cùng của cuộc điều tra (ii)- Phối hợp toàn diện trong các khâu kiểm tra, đôn đốc, nghiệm thu, hoàn thiện phiếu điều tra.

3- Các UBND huyện, thành phố (gọi tắt là huyện) trong tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo phòng Dân tộc huyện, Văn phòng UBND huyện, thành ph, các Chi Cục thống kê, các UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức tốt công tác tuyên truyền đến đồng bào dân tộc về cuộc điều tra này, đảm bảo sự ủng hộ của đồng bào trong công c ghi phiếu điều tra. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt các nội dung của cuộc điều tra theo phân công, phân cấp, tổng hợp báo cáo UBND huyện và Cục Thống kê tỉnh theo quy định của kế hoạch điều tra.

4- Các Chi cục Thống kê huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp tốt với phòng Dân tộc, Văn phòng UBND huyện, các UBND xã, phường, thị trấn thuộc huyện tổ chức tuyên truyền đến đồng bào các dân tộc trên địa bàn mình, đảm bảo sự ủng hộ, hợp tác của đồng bào trong công tác ghi phiếu, kịp thời giải quyết những khó khăn, vưng mắc trong quá trình điều tra nghi phiếu (báo cáo Cục Thống kê những vấn đề không tự giải quyết được). Đồng thời tổ chức thực hiện tốt cuộc điều tra này trên địa bàn huyện, chịu trách nhiệm toàn diện đến kết quả cuối cùng của cuộc điều tra, bàn giao toàn bộ phiếu điều tra, các tài liệu tổng hợp theo quy định về Cục Thống kê đúng thời gian và đảm bảo cht lượng.

5- Các phòng Dân tộc, Văn phòng UBND huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp toàn diện với các Chi cục Thống kê huyện, TP trong công tác tuyên truyền, công tác triển khai điều tra, kiểm tra, đôn đốc, nghiệm thu, chỉnh lý các loại biểu điều tra, tổng hợp nhanh cấp huyện và bàn giao tài liệu về Cục Thống kê tỉnh theo quy định.

6- Các UBND xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, phân công cán bộ tham gia công tác điều tra, đôn đốc điều tra đối với các thôn p, bản, khu phố, tdân phố ... trên địa bàn, thực hiện tốt công tác thu thập thông tin, ghi phiếu điều tra, tng hợp nhanh, báo cáo, bàn giao đầy đủ các phiếu điều tra, các tài liệu tổng hợp ... về Chi cục Thống kê huyện, phòng Dân tộc huyện, Văn phòng UBND huyện theo đúng thời gian quy định và đảm bảo chất lượng. Đồng thời tuyên truyền, giải thích, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra tại các hộ đồng bào dân tộc.

VIII- Kinh phí

Kinh phí của cuộc điều tra này được ngân sách nhà nước đảm bảo trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp số lượng hộ, danh sách các hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Cục Thống kê tỉnh xác định khối lượng công việc, lập dự toán kinh phí cuộc điều tra khảo sát, phối hợp với sở Tài Chính tỉnh xác định định mức tiền công, cân đối nguồn lực đảm bảo kinh phí cho cuộc điều tra này trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Sở tài chính có trách nhiệm thẩm định, hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đúng theo qui định hiện hành của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả cũng như đảm bảo cho sự thành công của cuộc điều tra này.

Yêu cầu Cục Thống kê tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan, các UBND huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt cuộc điều tra này trên địa bàn tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- UBND tỉnh BR-VT (báo cáo);
- Sở Tài chính (p/h);
- Cục Thống kê tỉnh; Ban Dân tộc (thực hiện);
- UBND các huyện, TP (p/h thực hiện);
- Văn phòng UBND huyện, TP (t/h);
- Phòng Dân tộc các huyện, TP;
- Các Chi cục Thống kê huyện, TP (t/h);
- UBND các phường, xã, TT (t/h);
- Lưu: VT.TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng