Kế hoạch 40/KH-UBND về chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2015 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Số hiệu: 40/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Vũ Thị Bích Việt
Ngày ban hành: 12/05/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Bổ trợ tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 40/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 12 tháng 05 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT NĂM 2015

Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 241/QĐ-BTP ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch năm 2015 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2015, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong năm 2015, nhằm tạo bước chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý nhất là vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng cho người khuyết tật, bảo đảm người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu đạt 100%.

2. Yêu cầu

2.1. Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012; bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2014.

2.2. Các hoạt động trợ giúp pháp lý phải cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật. Có sự tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

II. NỘI DUNG

1. Thực hiện Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

1.1. Hoạt động 1:

Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật theo lĩnh vực pháp luật, theo các dạng tật như: khuyết tật nhìn, khuyết tật nghe, khuyết tật nói, khuyết tật vận động...

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý III.

1.2. Hoạt động 2:

Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng cho người khuyết tật khi có yêu cầu.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

1.3. Hoạt động 3:

Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại nơi có nhiều người khuyết tật, Hội Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên trong năm và khi có yêu cầu.

2. Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

2.1. Hoạt động 1:

Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý III, Quý IV.

2.2. Hoạt động 2:

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý III. Quý IV.

3. Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

3.1. Hoạt động 1:

Đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình...) với nội dung truyền thông phong phú, tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên trong năm.

3.2. Hoạt động 2:

  Biên soạn và phát hành tài liệu có nội dung phổ biến, truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật; giải đáp vướng mắc pháp luật thường gặp của người khuyết tật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên trong năm.

3.3. Hoạt động 3:

Đặt Bảng tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở Hội Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên trong năm.

3.4. Hoạt động 4:

Lồng ghép việc truyền thông, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương (về các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề…).

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch thực hiện các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương.

4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện:

+ Theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên trong năm.

+ Tiến hành kiểm tra trong Quý IV.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được bố trí trong ngân sách hàng năm của Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; trong các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).

2. Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

1.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

1.2. Thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại địa phương; tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo quy định.

2. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan chỉ đạo rà soát, thống kê số liệu khuyết tật về người khuyết tật (số lượng người, phân chia theo các dạng tật, các mức độ khuyết tật; các tổ chức của người khuyết tật, cơ sở bảo trợ xã hội) trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về người khuyết tật tại địa phương cho Sở Tư pháp để giúp đỡ kịp thời khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý; trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có liên quan đến người khuyết tật.

3. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Căn cứ tình hình thực tế và các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, cân đối kinh phí, xác định mức ngân sách phù hợp để tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí cho các đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch này theo đúng quy định.

4. Trách nhiệm của Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động trợ giúp pháp lý; bảo đảm cho người khuyết tật là bị can, bị cáo, người bị hại, đương sự...đều được tiếp cận và được hưởng quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan có liên quan thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tại địa phương./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Phó CT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh VP UBND tỉnh;
- Phó CVP Nguyễn Văn Tăng;
- Lưu: VT, NC (P. Hà).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Bích Việt