Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2011 thực hiện Quyết định 818/QĐ-TTg phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020
Số hiệu: | 35/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Ngô Hòa |
Ngày ban hành: | 13/05/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 05 năm 2011 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 818/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ GIAI ĐOẠN 2010-2020
Thực hiện Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế.
- Phát huy các giá trị quý giá của di sản văn hóa cố đô Huế, bao gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiên trong việc giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Lập quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo hệ thống các di tích cố đô Huế, nhằm phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng, tạo sự hấp dẫn cho khách thăm quan du lịch.
- Trùng tu tôn tạo và phục hồi những công trình di tích có giá trị tiêu biểu. Về cơ bản, đến năm 2020 phục hồi hoàn nguyên toàn khu vực Đại Nội theo kiến trúc Hoàng Thành trước kia.
- Cải thiện, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên khu vực Kinh Thành, các Lăng tẩm và các công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế.
- Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng những điểm di tích.
- Di dời giải tỏa các hộ dân ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích.
- Nghiên cứu phục hồi và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.
- Tổ chức bảo tồn các ngành nghề truyền thống, phục chế các loại vật liệu truyền thống và bồi dưỡng đào tạo lực lượng nghệ nhân đang có nguy cơ thất truyền nhằm phục vụ tốt cho công cuộc bảo tồn giá trị di sản văn hóa Huế.
2. Yêu cầu:
a) Tuân thủ các quy tắc, quy định của pháp luật hiện hành và công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa trong việc triển khai công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Huế theo Đề án được duyệt,
b) Tạo sự đồng lòng, nhất trí của nhân dân trong công tác bảo tồn; phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Huế.
c) Các đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc các nội dung theo Đề được phê duyệt.
1. Giai đoạn I (từ năm 2010 đến năm 2012):
a) Lập hồ sơ của tất cả những di tích hiện tồn và đã mất, dữ liệu hóa toàn bộ hệ thống tư liệu;
b) Hoàn tất việc cắm mốc khoanh vùng bảo vệ các di tích, tổng kiểm kê số hộ dân hiện đang ở trong khu vực I và thực hiện giải pháp dãn dân, di dân ra khỏi các khu vực trọng điểm;
c) Bảo quản tất cả các di tích bị xuống cấp;
d) Tiếp tục hoàn thành việc tu bổ các công trình đang dở dang;
e) Thực hiện phục hồi các điện trong Tử Cấm Thành theo thứ tự ưu tiên khi có đầy đủ tư liệu và cơ sở khoa học cần thiết, các công trình kiến trúc tại Đại Nội và các lăng vua còn lại, các công trình có liên quan đến kiến trúc cung đình và các công trình kiến trúc gắn liền với quá trình hình thành phát triển đô thị của Cố đô Huế;
g) Cải thiện, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Đại Nội, các lăng vua chúa và các điểm di tích khác;
h) Lập hồ sơ phích phiếu của toàn bộ các hiện vật để lưu trữ và quản lý bằng phần mềm vi tính. Triển khai mở rộng trưng bày tại các điểm di tích;
i) Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, hợp tác đối ngoại, đào tạo nguồn nhân lực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
(Danh mục các dự án tại phụ lục 1)
2. Giai đoạn II (từ năm 2013 đến năm 2017):
a) Tiếp tục tu bổ và phục hồi các công trình di tích, các trang trí mỹ thuật và kết cấu kiến trúc;
b) Cải thiện, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu Đại Nội, các lăng vua chúa và các di tích khác;
c) Tiếp tục triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, hợp tác đối ngoại, đào tạo nguồn nhân lực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể theo kế hoạch được phê duyệt.
(Danh mục các dự án tại phụ lục 2)
3. Giai đoạn III (từ năm 2018 đến năm 2020):
a) Hoàn chỉnh việc phục hồi và tôn tạo những phế tích có giá trị tiêu biểu. Cơ bản phục hồi hoàn nguyên các công trình quan trọng trong khu vực Đại Nội theo kiến trúc Hoàng Thành trước đây và phương án quy hoạch bảo tồn được duyệt;
b) Cải thiện và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của khu vực kinh thành, các lăng tẩm vua chúa và các điểm di tích khác;
c) Xây dựng hoàn chỉnh và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các điểm di tích.
(Danh mục các dự án tại phụ lục 3)
1. Ngân sách trung ương (nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu về văn hóa của Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa...);
2. Ngân sách địa phương (vốn của tỉnh và từ nguồn thu phát huy di tích từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các nguồn vốn hợp pháp khác);
3. Vốn tài trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác trong và ngoài nước.
1. Tập trung đầu tư vào các khu di tích tiêu biểu và trọng điểm khi đã có đủ tư liệu khoa học - lịch sử. Hoàn chỉnh dứt điểm các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, cảnh quan sân vườn và trưng bày nội thất để sau khi đưa vào sử dụng sẽ phát huy được giá trị, tạo ra những chuyển biến mới và hiệu quả;
2. Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục triển khai thực hiện dự án, tích cực làm việc với các Bộ, Ngành trung ương đề xuất Thủ tướng Chính phủ cơ chế thực hiện công cuộc bảo tồn di sản văn hóa từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu về văn hóa của Chính phủ;
3. Xã hội hóa công cuộc bảo tồn di sản văn hóa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt nhằm tạo điều kiện và môi trường cho các tổ chức xã hội, tổ chức Quốc tế và cộng đồng cùng tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa;
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa;
5. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn di sản. Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn để tiếp thu các công nghệ tiên tiến ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;
6. Tăng cường kiến tạo những sản phẩm mới để thu hút khách du lịch và tạo sự gắn kết giữa du lịch và di sản văn hóa; đồng thời, kiểm tra chấn chỉnh các hành vi vi phạm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Huế theo quy định hiện hành.
7. Chủ động, tích cực trong công tác phòng ngừa và bảo đảm an toàn cho các di tích trước các nguy cơ của thiên tai, hỏa hoạn và các yếu tố bất lợi khác.
8. Có kế hoạch chuẩn bị dự trữ nguồn vật liệu đặc chủng, quý hiếm phục vụ công tác trùng tu tôn tạo di tích, đặc biệt là gỗ đặc chủng nhóm I, nhóm II để chủ động đẩy nhanh tiến độ thực hiện và góp phần giảm thiểu kinh phí đầu tư.
9. Tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn vốn phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô huế; đồng thời, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của địa phương, Trung ương, các tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật.
1. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai kế hoạch, cụ thể:
a) Tổ chức tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Dự án quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 1996-2010 và kế hoạch triển khai Đề án giai đoạn 2010-2020 theo quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
b) Lập hồ sơ của tất cả những di tích hiện tồn và đã mất, dữ liệu hóa toàn bộ hệ thống tư liệu;
c) Hoàn tất việc cắm mốc khoanh vùng bảo vệ các di tích, tổng kiểm kê số hộ dân hiện đang ở trong khu vực I và thực hiện giải pháp dãn dân, di dân ra khỏi các khu vực trọng điểm;
d) Tư vấn lập các dự án thành phần của Đề án được duyệt theo 3 nhóm dự án gồm: nhóm dự án bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích; nhóm dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (trùng tu, phục hồi thư viện Hoàng cung để sưu tầm, lưu giữ và bảo quản các tư liệu lịch sử liên quan di tích Huế. Đầu tư nâng cấp Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế thành bảo tàng chuyên ngành hạng I cấp Quốc gia; có kế hoạch sưu tầm, bổ sung các cổ vật, hiện vật quý hiếm bị thất thoát. Đầu tư nâng cấp Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế...) và nhóm dự án bảo tồn các giá trị di sản văn hóa môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiên gắn liền với di tích; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, có sự thỏa thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để thực hiện đầu tư phù hợp với khả năng huy động vốn hàng năm và làm cơ sở thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di tích phù hợp chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích;
e) Chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án, thiết kế được phê duyệt bảo đảm nguyên tắc bảo tồn, đúng tiến độ, chất lượng công trình;
g) Tổ chức lập bổ sung, đề xuất điều chỉnh một số định mức công tác Bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh trình cấp thẩm quyền ban hành;
h) Đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu, bảo quản và phục chế hiện vật cấp quốc gia tại Huế.
i) Nghiên cứu lập đề án khai thác và nâng cao các loại hình dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch, khách đối ngoại của Tỉnh tại tất cả các điểm di tích nhằm phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo khách tham quan du lịch, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh đặc trưng của Cố đô Huế đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
k) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh và chủ động làm việc với các cơ quan Trung ương tìm kiếm các nguồn lực đầu tư phục vụ cho công cuộc bảo tồn, trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và bảo vệ cảnh quan môi trường;
l) Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn di sản và huy động các nguồn vốn. Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn để tiếp thu các công nghệ tiên tiến ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
m) Xây dựng phương án tạm ứng vốn để dự trữ các loại vật tư đặc chủng quý hiếm như: gỗ tứ thiết, sơn ta, gạch ngói men, vàng quỳ... để chủ động tiến độ triển khai thực hiện theo nội dung kế hoạch;
2. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm tạo điều kiện và môi trường cho các tổ chức xã hội, tổ chức Quốc tế và cộng đồng cùng tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa;
c) Tăng cường chỉ đạo nhằm tạo ra những sản phẩm mới để thu hút khách du lịch và tạo sự gắn kết giữa du lịch và di sản văn hóa. Quan tâm tạo điều kiện quảng bá, thúc đẩy sự tiếp xúc của Di sản với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
d) Chủ trì, phối hợp các sở liên quan và Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc sưu tầm hiện vật, các tư liệu lịch sử về di tích Huế đã bị thất thoát hoặc hiện không lưu trữ ở Huế cũng như các công trình kiến trúc của triều Nguyễn chưa được sử dụng hợp lý giao lại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý như: Di Luân Đường (Quốc Tử Giám), Trấn Bình Đài (Mang cá),...
e) Chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa cố đô Huế và môi trường du lịch tại các điểm tham quan di tích.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan xây dựng các giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn thực hiện Đề án đạt hiệu quả thiết thực. Phối hợp Sở Tài chính tham mưu bố trí vốn thực hiện theo kế hoạch xây dựng, trùng tu di tích.
b) Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng các cơ chế đặc thù cho di tích Huế.
c) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các Dự án thành phần của Đề án sau khi có thỏa thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
4. Sở Tài chính:
a) Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí nguồn vốn kịp thời để thực hiện tốt các nội dung kế hoạch.
b) Phối hợp với chủ đầu tư hướng dẫn kiểm tra, giải quyết thủ tục thanh quyết toán các dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành.
5. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng việc phân cấp, phân loại các công trình di tích Huế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và thực hiện đề án.
b) Chủ trì, phối hợp các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế Tổ chức lập bổ sung, điều chỉnh một số định mức công tác tảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Giao thông Vận tải:
a) Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan việc đầu tư thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng giao thông tại các địa bàn có di tích.
b) Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh giải pháp đảm bảo giao thông thông suốt, tránh tình trạng ùn tắc, không an toàn tại khu vực 04 phường nội thành Huế và khu vực xung quanh các lăng Vua triều Nguyễn nhằm thu hút lượng khách tham quan du lịch.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thành phố Huế, các huyện, thị xã Hương Thủy và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí quỹ đất phục vụ công tác đền bù, giải tỏa các hộ dân trong khu vực bảo vệ di tích theo kế hoạch di dời giải tỏa được duyệt.
b) Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tìm kiếm nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển bền vững và cải thiện cảnh quan môi trường các khu vực di tích.
8. Sở Ngoại vụ:
Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài cho công tác trùng tu bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế. Giới thiệu quảng bá giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế với quốc tế.
9. UBND thành phố Huế, huyện Hương Trà, huyện Phú Vang và Thị xã Hương Thủy:
a) Phối hợp các sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức kiểm kê, lập kế hoạch đền bù, di dời, giải tỏa tái định cư các hộ dân trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, đề xuất bố trí quỹ đất để xây dựng khu vực tái định cư, chung cư phục vụ công tác giải tỏa, đảm bảo yêu cầu nơi ở mới phải ổn định và tốt hơn nơi cũ;
b) Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc và Công an các địa bàn có di tích phối hợp với lực lượng bảo vệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tăng cường công tác quản lý bảo vệ các điểm di tích, đảm bảo tình hình an ninh trật tự, tạo môi trường văn hóa lành mạnh nhằm thu hút khách tham quan du lịch;
c) UBND thành phố Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai các dự án chỉnh trang cải thiện cảnh quan môi trường có liên quan di tích sau khi thực hiện xong việc giải tỏa các hộ dân trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích.
d) Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các dự án cải thiện cảnh quan môi trường nằm trong khu vực di tích.
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong quá trình thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc về UBND tỉnh để kịp thời giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2012
(Kèm theo Kế hoạch số: 35/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh)
TT |
TÊN DI TÍCH |
Thời gian thi công |
Dự án đã được duyệt |
Dự án đang lập |
GHI CHÚ |
||
2010 |
2011 |
2012 |
|||||
I- |
KHU VỰC KINH THÀNH |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bảo tồn, tu bổ tôn tạo kinh Thành |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
2 |
Tu bổ thượng thành-phía nam kinh thành |
|
|
X |
X |
|
Hoàn thành |
3 |
Tu bổ Điện Long An |
X |
X |
|
X |
|
Hoàn thành |
4 |
Tế Tửu |
X |
X |
|
X |
|
Hoàn thành |
5 |
Lầu Tàng Thơ -Hồ Học Hải |
|
|
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
6 |
Tu bổ Đàn Xã Tắc |
|
X |
X |
X |
|
Hoàn thành |
7 |
Bình phong Tam Tòa |
X |
|
|
X |
|
Hoàn thành |
8 |
Hồ Tịnh Tâm |
X |
|
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
9 |
Xiển Võ Từ |
X |
X |
|
X |
|
Hoàn thành |
10 |
Bảo tồn tu bổ thích nghi Lục Bộ |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
II- |
KHU VỰC HOÀNG THÀNH |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cung Diên Thọ |
|
|
|
X |
|
Hoàn thành |
|
Tả Trà |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
|
Điện Thọ Ninh |
X |
X |
X |
X |
|
|
2 |
Ngọ Môn |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
3 |
Cung Trường Sanh |
X |
X |
|
X |
|
Hoàn thành |
4 |
Lầu Tứ Phương vô sự |
X |
|
|
X |
|
Hoàn thành |
5 |
Phủ Nội Vụ |
X |
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
6 |
Hệ thống điện quanh khu vực Đại Nội |
X |
|
|
X |
|
Hoàn thành |
7 |
Vườn Cơ hạ |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
8 |
Cụm Di tích Triệu Miếu |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
9 |
Cụm Di tích Thái Miếu |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
10 |
Điện Long Đức |
X |
|
|
X |
|
Hoàn thành |
11 |
Tây khuyết Đài |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
12 |
Khu dịch vụ Đại Nội (WC, bãi đỗ xe, quầy lưu niệm) |
|
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
13 |
Tu bổ điện Thái Hòa |
|
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
III |
KHU VỰC TỬ CẤM THÀNH |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống Trường lang Tử Cấm Thành |
X |
X |
X |
X |
|
Hoàn thành |
2 |
Thái Bình Lâu |
X |
X |
X |
X |
|
Hoàn thành |
3 |
Vườn Thiệu phương |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
4 |
Phục hồi Điện Cần Chánh |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
5 |
Phục hồi Đại Cung Môn |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
6 |
Phục hồi Điện Kiến Trung |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
IV |
LĂNG CÁC VUA, CHÚA |
|
|
|
|
|
|
1 |
Gia Long |
|
|
X |
X |
|
Hoàn thành |
2 |
Minh Mạng |
|
|
|
|
X |
Chuyển tiếp |
|
- Tả Tùng Tự: |
|
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
|
- Khu dịch vụ (Wc, bãi đỗ xe, quầy lưu niệm) |
|
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
3 |
Thiệu Trị |
|
|
|
X |
|
Chuyển tiếp |
|
- Điện Bửu Đức: |
X |
X |
X |
|
|
Hoàn thành |
4 |
Đồng Khánh |
X |
X |
X |
X |
|
Hoàn thành |
V |
CÁC ĐIỂM DI TÍCH KHÁC |
|
|
|
|
|
|
1 |
Văn Thánh - Võ Thánh |
|
|
|
|
X |
Chuyển tiếp |
|
- Pháp lam Linh Tinh Môn: |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
2 |
Bến Thuyền Nghinh Lương Đình |
|
|
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
3 |
Chống sét các Di tích |
|
X |
|
X |
|
Hoàn thành |
4 |
Tụn tạo cảnh quan |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
5 |
Nghiên cứu khoa học, Bảo tồn Văn hóa phi vật thể & sưu tầm hiện vật |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
6 |
Thám sát khảo cổ, Bảo tồn nền móng & bia biển |
|
|
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
7 |
Bảo quản cấp thiết, bảo trì các công trình |
|
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2017
(Kèm theo Kế hoạch số: 35/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh)
TT |
TÊN DI TÍCH |
Thời gian thi công |
Dự án đã được duyệt |
Dự án đang lập |
GHI CHÚ |
||||
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
|||||
I- |
KHU VỰC KINH THÀNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Bảo tồn, tu bổ tôn tạo kinh Thành |
X |
X |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
2 |
Tu bổ Đô Thành Hoàng miếu |
|
|
|
|
X |
|
|
|
3 |
Viện Cơ Mật (Tam Tòa) |
|
X |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
4 |
Tu bổ Hồ Tịnh Tâm |
|
X |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
5 |
Lầu Tàng Thơ-Hồ Học Hải |
X |
X |
|
|
|
|
X |
Hoàn thành |
6 |
Tu bổ Di Luân Đường |
|
X |
X |
X |
|
|
|
|
7 |
Bảo tồn tu bổ thích nghi Lục Bộ |
X |
X |
X |
X |
|
|
X |
Hoàn thành |
8 |
Hệ thống thủy đạo |
X |
X |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
II- |
KHU VỰC HOÀNG THÀNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Điện Phụng tiên |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hạ tầng Đại Nội |
X |
|
|
|
|
|
X |
Hoàn thành |
3 |
Đông khuyết đài |
|
|
|
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
4 |
Vườn tả, hữu điện Thái Hòa |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
5 |
Tường Thành, cổng, hồ Thái Dịch, Cầu cống |
|
|
X |
X |
|
|
|
|
III |
KHU VỰC TỬ CẤM THÀNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Duyệt Thị Đường |
X |
|
|
|
|
X |
|
Hoàn thành |
2 |
Tả, Hữu Vu điện Cần Chánh |
|
|
X |
X |
|
|
|
|
3 |
Phục hồi Điện Cần Chánh |
X |
|
|
|
|
|
X |
Hoàn thành |
4 |
Phục hồi Điện Càn Thành |
|
|
|
|
X |
|
|
|
5 |
Phục hồi Cung Khôn Thái |
|
|
|
|
X |
|
|
|
6 |
Phục hồi Điện Kiến Trung |
X |
X |
X |
X |
|
|
|
|
IV |
LĂNG CÁC VUA, CHÚA |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Gia Long |
X |
|
|
|
|
X |
|
Hoàn thành |
2 |
Minh Mạng |
X |
X |
X |
X |
|
|
|
|
3 |
Thiệu Trị |
X |
X |
X |
|
|
X |
|
Hoàn thành |
4 |
Tự Đức |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
|
Hoàn thành |
|
- khu dịch vụ (Wc, bãi đỗ xe, quầy lưu niệm) |
X |
X |
|
|
|
|
|
Hoàn thành |
5 |
Khải Định |
X |
X |
X |
|
|
|
X |
Hoàn thành |
|
- Khu dịch vụ (WC, bãi đỗ xe, quầy lưu niệm) |
X |
X |
|
|
|
|
X |
Hoàn thành |
6 |
Dục Đức |
X |
X |
X |
|
|
|
|
|
V |
CÁC ĐIỂM DI TÍCH KHÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Cung An Định |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
2 |
Văn Thánh- VõThánh |
X |
|
|
|
|
|
X |
Hoàn thành |
3 |
Hổ Quyền- Voi Ré |
X |
X |
|
|
|
|
X |
Hoàn thành |
4 |
Đàn Nam Giao, Trai cung |
|
|
X |
X |
X |
|
|
|
5 |
Nghinh Lương Đình |
X |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Phu Văn Lâu |
|
|
X |
|
|
|
|
|
7 |
Nghiên cứu khoa học, Bảo tồn Văn hóa phi vật thể & sưu tầm hiện vật |
X |
X |
X |
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
8 |
Tu bổ Điện Hòn Chén |
|
|
|
X |
X |
|
|
|
9 |
Tôn tạo cảnh quan |
X |
X |
X |
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
10 |
Tu bổ Nhà bà Từ Cung |
|
|
|
X |
X |
|
|
|
11 |
Lăng Hiếu Đông |
|
|
|
|
X |
|
|
|
|
Đền bù giải tỏa: |
|
|
|
|
X |
|
|
|
12 |
Bảo quản cấp thiết và bảo trì các công trình |
X |
X |
X |
X |
X |
|
X |
Chuyển tiếp |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 35/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh)
TT |
TÊN DI TÍCH |
Thời gian thi công |
Dự án đã được duyệt |
Dự án đang lập |
GHI CHÚ |
||
2018 |
2019 |
2020 |
|||||
I- |
KHU VỰC KINH THÀNH |
|
|
|
|
|
|
1 |
Kỳ đài |
|
|
X |
|
X |
Hoàn thành |
2 |
Tu bổ Đô Thành Hoàng miếu |
X |
X |
|
|
|
|
3 |
Quan Tượng đài và Đình Bát Phong |
X |
X |
|
|
X |
Hoàn thành |
4 |
Phục hồi 2 nhà Cửu vị thần công |
|
X |
X |
|
|
|
5 |
Khâm Thiên Giám và Bộ học |
X |
X |
|
|
X |
Hoàn thành |
6 |
Tu bổ Di Luân Đường |
X |
|
|
|
X |
Hoàn thành |
7 |
Hệ thống thủy đạo |
X |
|
|
|
X |
Hoàn thành |
II |
KHU VỰC TỬ CẤM THÀNH |
|
|
|
|
|
|
1 |
Phục hồi Điện Càn Thành |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
2 |
Phục hồi Cung Khôn Thái |
X |
X |
X |
|
|
|
3 |
Tu bổ Ngự tiến Văn phòng |
X |
|
|
|
X |
Hoàn thành |
4 |
Tu bổ Hệ thống tường, cổng |
|
|
X |
|
X |
Hoàn thành |
III |
LĂNG CÁC VUA, CHÚA |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tự Đức |
X |
|
|
X |
|
Hoàn thành |
2 |
Tu bổ lăng các chúa Nguyễn |
X |
X |
X |
|
|
|
IV |
CÁC ĐIỂM DI TÍCH KHÁC |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tu bổ Trấn Bình Đài |
|
X |
X |
|
|
|
2 |
Trấn Hải Thành |
|
X |
X |
|
|
|
3 |
Nghiên cứu khoa học, Bảo tồn Văn hóa phí vật thể & sưu tầm hiện vật |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
4 |
Đàn Nam Giao, Trai cung |
X |
X |
|
|
|
|
5 |
Bảo tồn nền móng các phế tích, Bia, biển, khảo cổ |
X |
X |
|
|
X |
Hoàn thành |
6 |
Tôn tạo cảnh quan |
X |
|
|
|
X |
Hoàn thành |
7 |
Lăng Vạn Vạn |
X |
X |
X |
|
|
|
8 |
Lăng Hiếu Đông |
X |
X |
X |
|
|
|
9 |
Lăng Cơ Thánh |
|
X |
X |
|
|
|
10 |
Tu bổ Hải Vân Quan |
|
X |
X |
|
|
|
11 |
Bảo quản cấp thiết và bảo trì các công trình |
X |
X |
X |
|
X |
Hoàn thành |
Quyết định 818/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020 Ban hành: 07/06/2010 | Cập nhật: 12/09/2011
Quyết định 818/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 25/06/2008 | Cập nhật: 02/07/2008
Quyết định 818/QĐ-TTg năm 2002 bổ sung, thay đổi thành viên, Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án thuỷ điện Sơn La . Ban hành: 19/09/2002 | Cập nhật: 04/07/2007