Kế hoạch 33/KH-UBND dạy nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2017
Số hiệu: 33/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Võ Thành Thống
Ngày ban hành: 10/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 10 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Trưởng Bộ Nội vụ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Dạy nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2017, cụ thể như sau:

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội được giao năm 2017.

2. Đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho các đối tượng chính sách xã hội và người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ chưa có việc làm, việc làm chưa ổn định có nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm ổn định cuộc sống, nâng cao tỷ lệ giảm nghèo và giảm nghèo bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố nhằm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế cho công chức các xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực thi công vụ.

4. Tạo điều kiện để các tổ chức, đơn vị tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

III. CHỈ TIÊU

1. Dạy nghề cho 4.300 người, trong đó:

a) Dạy nghề trình độ trung cấp nghề theo mô hình vừa học văn hóa vừa học nghề: 200 người.

b) Dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng: 4.100 người. c) Giải quyết việc làm: 3.239 người, chiếm 79% trong tổng số lao động được hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng.

IV. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

a) Nội dung hoạt động:

- Tiếp tục tăng cường quán triệt tinh thần Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cán bộ, công chức nhằm tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả.

- Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề; đặc biệt là các chính sách hỗ trợ đối với lao động nông thôn tham gia học nghề, để người dân hiểu rõ về lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm; để từ đó tích cực tham gia học nghề góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

+ Xây dựng chuyên mục đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ dưới dạng chuyên đề, phóng sự và bản tin.

+ Xây dựng chuyên trang đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên Nhật báo Cần Thơ với định kỳ mỗi tuần/01 lần.

+ Xây dựng chuyên đề trên Báo Đại đoàn kết, mỗi tháng phát hành 01 kỳ.

+ Xây dựng chuyên đề trên Báo Lao động và Xã hội, mỗi tháng phát hành 01 kỳ.

+ Chuyên đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên Đài Truyền thanh 09 quận, huyện với định kỳ mỗi tuần/01 lần với nội dung do Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố và Ban chỉ đạo của các quận, huyện cung cấp (tùy theo yêu cầu cụ thể của từng địa phương).

+ Xây dựng sổ tay tuyên truyền về chính sách Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các thông tin hướng nghiệp, nhu cầu tuyển dụng... cho cán bộ cơ sở, nhân dân lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Tập huấn, tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ cơ sở.

b) Kinh phí thực hiện dự kiến 405.000.000đ, gồm:

- Thông tin trên Nhật Báo Cần Thơ: 6.333.000đ/tháng x 12 tháng = 76.000.000đ

- Thông tin trên Báo Đại đoàn kết: 5.000.000đ/kỳ x 12 kỳ = 60.000.000đ

- Thông tin trên Báo Lao động và Xã hội: 5.000.000đ/kỳ x 12 kỳ = 60.000.000đ

- Chuyên mục trên Đài Phát thành và Truyền hình thành phố Cần Thơ: 4.000.000đ/tháng x 12 tháng = 48.000.000đ

- Thông tin trên Đài Truyền thanh các quận, huyện: 1.000.000đ/tháng x 09 tháng x 09 đài = 81.000.000đ

- In sổ tay tuyên truyền: Sổ tay tuyên truyền: 600 quyển x 50.000đ = 30.000.000đ

- Tham dự, tổ chức, bồi dưỡng, hội nghị tập huấn tuyên truyền: 50.000.000đ

c) Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.

2. Khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

a) Nội dung hoạt động:

Tổ chức khảo sát, rà soát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp; năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn; để từ đó xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng quận, huyện và của người lao động. Tập trung xây dựng mô hình điểm để chỉ đạo, rút kinh nghiệm trong xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đặc biệt là đối với các mô hình đạt hiệu quả cần nhân rộng.

b) Kinh phí thực hiện dự kiến: 54.000.000đ, gồm:

Dự kiến bình quân: 6.000.000đ/quận, huyện x 9 = 54.000.000đ

c) Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.

3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

a) Nội dung hoạt động:

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng và cuối năm tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động thôn thôn ở các quận, huyện.

- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch.

b) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí dự kiến là 211.219.941đồng.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án cấp thành phố về thực hiện Đề án (kiểm tra, giám sát, hội họp, công tác, hội nghị sơ kết, tổng kết...). Trong đó:

+ Kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề nông nghiệp: 39.000.000 đồng.

+ Kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề phi nông nghiệp: 110.000.000đồng.

+ Đánh giá tình hình thực hiện Đề án: 62.219.941đồng.

c) Nguồn kinh phí:

Ngân sách địa phương: 211.219.941đồng.

4. Hỗ trợ dạy nghề cho người lao động

a) Tổng số: 4.060 người.

b) Tổng kinh phí: 11.329.780.059 đồng.

c) Hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho 4125 (3860) người.

d) Hỗ trợ dạy nghề trình độ trung cấp nghề theo mô hình vừa học văn hóa vừa học nghề là 200 người.

- Dạy nghề nông nghiệp:

Trình độ đào tạo sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho: 875 người

Kinh phí tạm tính: 2.398.500.000 đồng. Cụ thể:

+ Đối tượng 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác: 125 người, kinh phí hỗ trợ là 389.500.000 đồng. Trong đó:

* Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 125 người x 1.600.000 đồng/người/khóa = 200.000.000 đồng.

* Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề: 125 x 30.000 đồng/ngày x 50 ngày = 187.500.000 đồng

* Hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến khoảng 10 người: 10 người x 200.000 đồng/người/khóa học = 2.000.000 đồng.

+ Đối tượng 2: Lao động thuộc hộ cận nghèo: 98 người, kinh phí thực hiện là: 305.800.000 đồng

* Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 98 người x 1.600.000 đồng/người/khóa = 156.800.000 đồng.

* Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề: 98 x 30.000 đồng/ngày x 50 ngày = 147.000.000 đồng

* Hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến khoảng 10 người: 10 người x 200.000 đồng/người/khóa học = 2.000.000 đồng

+ Đối tượng 3: Lao động nông thôn khác: 652 người, kinh phí hỗ trợ là 1.703.200.000 đồng, trong đó:

* Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 652 người x 1.600.000 đồng/người/khóa = 1.043.200.000 đồng.

* Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề: 652 người x 20.000 đồng/ngày x 50 ngày = 652.000.000 đồng.

* Hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến: 40 người x 200.000 đồng/người/khóa học = 8.000.000 đồng.

- Dạy nghề phi nông nghiệp

Hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho 2.985 người.

Kinh phí tạm tính: 8.741.280.059 đồng. Cụ thể:

+ Đối tượng 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác: 298 người, kinh phí hỗ trợ 1.057.953.200 đồng, trong đó:

* Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 298 người x 1.553.400đ/người/khóa = 462.913.200 đồng.

* Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề: 298 người x 30.000đ/ngày x 22 ngày/tháng x 3 tháng = 590.040.000 đồng.

* Hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến: 25 người x 200.000đ/người/khóa học = 5.000.000 đồng.

+ Đối tượng 2: Lao động thuộc hộ cận nghèo: 300 người, kinh phí thực hiện 1.065.020.000 đồng.

* Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 300 người x 1.553.400đ/người/khóa = 466.020.000 đồng.

* Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề: 300 người x 30.000đ/ngày x 22 ngày/tháng x 3 tháng = 594.000.000 đồng.

* Hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến: 25 người x 200.000đ/người/khóa học = 5.000.000 đồng.

+ Đối tượng 3: Lao động nông thôn khác chưa có việc làm, có việc làm chưa ổn định có nhu cầu học nghề ổn định cuộc sống: 2.387 người, kinh phí hỗ trợ 6.618.306.859 đồng, trong đó:

* Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 2.387 người x 1.448.457đ/người/khóa = 3.457.466.859 đồng.

* Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề: 2.387 người x 20.000đ/ngày x 22 ngày/tháng x 3 tháng = 3.150.840.000 đồng.

* Hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến: 50 người x 200.000đ/người/khóa học = 10.000.000 đồng.

- Dạy nghề trình độ trung cấp nghề:

Hỗ trợ dạy nghề trình độ trung cấp nghề theo mô hình vừa học văn hóa vừa học nghề đối với 200 người. Kinh phí hỗ trợ: 190.000.000 đồng. Trong đó:

+ Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề (Thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, người dân tộc, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công): 100 người x 190.000 đồng/người/tháng x 10 tháng/năm = 190.000.000 đồng.

* Nội dung chi và mức chi đối với các nghề Nông nghiệp thực hiện theo Công văn số 4491/UBND-KT ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc định mức chi dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2013 và nghề phi nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Công văn số 3271/UBND-KT ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc định mức chi dạy nghề cho lao động nông thôn và Công văn số 5275/UBND-VX ngày 20 tháng 12 năm 2011 về việc định mức hỗ trợ học phí đào tạo trung cấp nghề theo mô hình vừa học văn hóa vừa học nghề. Nếu các nghề không có trong danh mục các văn bản nêu trên, hoặc có trong danh mục nhưng chưa phù hp với thời điểm thực tế thì lập dự toán trình Sở Tài chính xem xét trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để thực hiện.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã:

Thực hiện theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã năm 2017 được ban hành tại Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã năm 2017.

V. Nguồn kinh phí thực hiện:

Ngân sách địa phương: 12.000.000.000 đồng. Trong đó:

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn: 405.000.000 đồng.

a) Thông tin trên Nhật Báo Cần Thơ: 6.333.000đ/tháng x 12 tháng = 76.000.000đ

b) Thông tin trên Báo Đại đoàn kết: 5.000.000đ/kỳ x 12 kỳ = 60.000.000đ

c) Thông tin trên Báo Lao động và Xã hội: 5.000.000đ/kỳ x 12 kỳ = 60.000.000đ

d) Chuyên mục trên Đài Phát thành và Truyền hình thành phố Cần Thơ: 4.000.000đ/tháng x 12 tháng = 48.000.000đ

đ) Thông tin trên Đài Truyền thanh các quận, huyện: 1.000.000đ/tháng x 09 tháng x 09 đài = 81.000.000đ

e) In sổ tay tuyên truyền: Sổ tay tuyên truyền: 600 quyển x 50.000đ = 30.000.000đ

g) Tham dự, tổ chức, bồi dưỡng, hội nghị tập huấn tuyên truyền: 50.000.000đ

2. Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề: 54.000.000đ

Hỗ trợ điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho 09 quận, huyện.

Trong đó mỗi quận, huyện 6.000.000đ

3. Hỗ trợ dạy nghề cho người lao động 11.329.780.059 đồng. Trong đó:

a) Dạy nghề nông nghiệp: 2.398.500.000 đồng

b) Dạy nghề phi nông nghiệp: 8.741.280.059 đồng

c) Dạy nghề trình độ trung cấp: 190.000.000 đồng

4. Giám sát đánh giá tình hình thực hiện Đề án: 211.219.941 đồng. Trong đó:

a) Kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề nông nghiệp: 39.000.000đồng.

b) Kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề phi nông nghiệp: 110.000.000đồng.

c) Đánh giá tình hình thực hiện Đề án: 62.219.941đồng.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này đến các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và các địa phương có liên quan. Chịu trách nhiệm quản lý về dạy nghề phi nông nghiệp.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm quản lý kinh phí và triển khai công tác dạy nghề nông nghiệp.

3. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý kinh phí và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công theo Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ và Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNN&PTNT-BNV-BTC-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Nội dung thông tin, tuyên truyền trên các báo đài (Nhật Báo Cần Thơ, Báo Đại Đoàn kết, Báo Lao động và Xã hội, Đài Phát thành và Truyền hình thành phố Cần Thơ) được triển khai thực hiện từ tháng 01 năm 2017 theo Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020.

Đối với danh mục các lớp nghề và đơn vị tham gia đào tạo nghề đã đăng ký đính kèm theo Kế hoạch, nếu có sự thay đổi thì tùy theo tình hình thực tế, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, xem xét và điều chỉnh kịp thời các lớp nghề thuộc đơn vị phụ trách nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa phương.

VII. Công tác thông tin, báo cáo

Các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm báo cáo kết quả, tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động thôn thôn, các ý kiến đề xuất và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu cho Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm (vào ngày 10 của tháng cuối quý).

Trên đây là Kế hoạch Dạy nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2017; yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện./.

(Đính kèm Phụ lục: 1, 2, 3, 4)

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
- TT.TU, TT.HĐND, UBND TP (1ABCDEG);
- UBMTTQVN TP;
- BCĐ Đề án ĐTNLĐNT TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan;
- UBND quận, huyện;
- VP.UBND TP (3C);
- Lưu: VT.TP

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Võ Thành Thống

 

PHỤ LỤC 1

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2017

ĐVT: ngàn đồng (1.000)

STT

Nội dung

Số tiền

1

Tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm

405.000

-

Ngân sách địa phương

405.000

2

Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề, sử dụng lao động qua đào tạo nghề

54.000

-

Ngân sách địa phương

54.000

3

Hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội khác

11.329.780,059

3.1

Dạy nghề nông nghiệp

2.398.500

-

Ngân sách địa phương

2.398.500

3.2

Dạy nghề phi nông nghiệp

8.741.280,059

-

Ngân sách địa phương

8.741.280,059

3.3

Dạy nghề trình độ trung cấp

190.000

-

Ngân sách địa phương

190.000

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá đề án

211.219,941

4.1

Kiểm tra, giám sát dạy nghề nông nghiệp

39.000

-

Ngân sách địa phương

39.000

4.2

Kiểm tra, giám sát dạy nghề phi nông nghiệp

110.000

-

Ngân sách địa phương

110.000

4.3

Đánh giá thực hiện Đề án

62.219,941

-

Ngân sách địa phương

62.219,941

Tổng số (1+2+3+4)

12.000.000

Ngân sách địa phương

12.000.000

 

PHỤ LỤC 2

CÁC LỚP DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP

STT

Địa phương

Số lớp dưới 3 tháng và sơ cấp nghề

Số lớp Trung cấp nghề

Tổng số

I

Quận Cái Răng

01

 

01

1

Trồng và chăm sóc cây ăn trái (nhãn)

1

 

1

II

Quận Bình Thủy

02

 

02

1

Trồng rau an toàn và tiêu thụ sản phẩm

1

 

1

2

Nuôi và phòng trị bệnh gia súc (Bò sữa)

1

 

1

III

Quận Ô Môn

02

 

02

1

Kỹ thuật trồng cây có múi

1

 

1

2

Trồng và chăm sóc cây ăn trái

1

 

1

IV

Quận Thốt Nốt

04

 

04

1

Sản xuất lúa giống

1

 

1

2

Trồng rau an toàn và tiêu thụ sản phẩm

1

 

1

3

Trồng hoa, tạo dáng cây cảnh (hoa cúc)

1

 

1

4

Kỹ thuật trồng cây có múi

1

 

1

V

Huyện Phong Điền

03

 

03

1

Kỹ thuật chăm sóc, tạo dáng cây cảnh (từ cây ăn trái)

1

 

1

2

Kỹ thuật trồng cây có múi

1

 

1

3

Nuôi thủy sản nước ngọt (cá trê vàng)

1

 

1

VI

Huyện Thới Lai

04

 

04

1

Trồng hoa, tạo dáng cây cảnh

1

 

1

2

Trồng và nhân giống nấm (nấm rơm)

1

 

1

3

Xử lý bảo quản nông sản sau thu hoạch

1

 

1

4

Nuôi thủy sản nước ngọt

1

 

1

VII

Huyện Cờ Đỏ

04

 

04

1

Kỹ thuật trồng cây có múi

1

 

1

2

Nuôi và phòng trị bệnh gia súc

1

 

1

3

Kỹ thuật trồng sen

1

 

1

4

Sản xuất lúa giống

1

 

1

VIII

Huyện Vĩnh Thạnh

03

 

03

1

Sản xuất lúa giống

1

 

1

2

Nuôi và phòng trị bệnh gia súc (heo)

1

 

1

3

Trồng và nhân giống nấm rơm

1

 

1

Tổng cộng

25

 

25

 

PHỤ LỤC 3

CÁC LỚP DẠY NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP

STT

Địa phương

Số lớp dưới 3 tháng và sơ cấp nghề

Số lớp Trung cấp nghề

Tổng số

I

Quận Ninh Kiều

10

 

10

1

Nghề Phục vụ bàn

1

 

1

2

Nghề Pha chế

1

 

1

3

Nghề Sửa chữa điện lạnh

1

 

2

4

Nghề thiết kế đèn Led

1

 

1

5

Nghề Thiết kế đồ họa quảng cáo

1

 

1

6

Nghề Cắm hoa

1

 

1

7

Nghề Nấu ăn

1

 

1

8

Nghề Chăm sóc da

1

 

1

9

Nghề Trang điểm

1

 

1

10

Nghề May công nghiệp

1

 

1

II

Quận Bình Thủy

8

 

8

1

Nghề Nấu ăn

1

 

1

2

Nghề May công nghiệp

5

 

5

3

Nghề Kỹ thuật Hàn

1

 

1

4

Nghề Nails

1

 

1

III

Quận Cái Răng

10

 

10

1

Nghề Lái xe ôtô B2

1

 

1

2

Nghề Kỹ thuật may giầy da

3

 

3

3

Nghề Điện lạnh

1

 

1

4

Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)

1

 

1

5

Nghề Trang điểm

1

 

1

6

Nghề Nấu ăn

1

 

1

7

Nghề May gia dụng

1

 

1

8

Nghề Sửa chữa máy tính

1

 

1

IV

Quận Ô Môn

09

 

09

1

Nghề Nấu ăn

1

 

1

2

May gia dụng

1

 

1

3

Nghề May công nghiệp

3

 

4

4

Nghề Cắt – uốn tóc

1

 

1

5

Nghề Kỹ thuật Hàn

1

 

1

6

Nghề đan dây nhựa

1

 

1

7

Nghề Lái xe ôtô B2

1

 

1

V

Quận Thốt Nốt

10

 

10

1

Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)

1

 

2

2

Nghề Trang điểm

2

 

2

3

Nghề Nails

1

 

1

4

Nghề May công nghiệp

1

 

1

5

Nghề Kỹ thuật Hàn

1

 

1

6

Nghề đan đát

1

 

1

7

Nghề nghiệp vụ Du lịch

2

 

2

8

May gia dụng

1

 

1

VI

Huyện Phong Điền

08

 

09

1

Nghề Nấu ăn

1

 

1

2

Nghề Đan đát

3

 

3

3

Nghề May công nghiệp

2

 

2

4

Nghề Đan dây nhựa

1

 

1

5

Nghề Sửa chữa máy nổ

1

 

1

-

Trung cấp nghề

 

1

1

VII

Huyện Cờ Đỏ

11

 

11

1

Nghề Lái xe ô tô hạng B2

1

 

1

2

Đan dây nhựa

6

 

6

3

Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)

1

 

1

4

Nghề Đan lục bình

1

 

1

5

Nghề điện cơ

1

 

1

6

Nghề Kỹ thuật May giầy da

1

 

1

VIII

Huyện Thới Lai

08

 

10

1

Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)

1

 

1

2

Nghề May Công nghiệp

2

 

2

3

Nghề Đan đát

2

 

2

4

Nghề Chăm sóc da

1

 

1

5

Nghề May gia dụng

1

 

1

6

Nghề Lái xe ô tô hạng B2

1

 

1

-

Trung cấp nghề

 

2

2

IX

Huyện Vĩnh Thạnh

10

 

11

1

Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)

2

 

2

2

Nghề May Công nghiệp

3

 

3

3

Nghề Kỹ thuật Hàn

1

 

1

4

Nghề Trang điểm

1

 

1

5

Nghề Nails

1

 

1

6

Nghề Sửa chữa xe gắn máy

1

 

1

7

Nghề Lái xe ô tô hạng B2

1

 

1

-

Trung cấp nghề

 

1

1

X

Dạy nghề cho người khuyết tật

2

 

2

Tổng cộng

86

04

90

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO THAM GIA DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2017

STT

Đơn vị đào tạo

Địa chỉ

Ghi chú

I

Lĩnh vực nông nghiệp

 

 

1

Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo nghề nông thôn - Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL

Khu II Đại học Cần Thơ, đường 3/2, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

2

Trung tâm Khuyến nông

4 Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

3

Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

Lộ tẻ Base, phường Phước Thới, quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ

 

4

Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thành phố Cần Thơ

9 CMT8, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

5

Trung tâm dạy nghề quận Ô Môn

Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ

 

6

Trung tâm dạy nghề quận Thốt Nốt

Phường Thuận An, quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ

 

7

Trung tâm dạy nghề huyện Phong Điền

Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ

 

8

Trường Trung cấp nghề Thới Lai

TT Thới Lai, huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ

 

9

Trung tâm dạy nghề huyện Cờ Đỏ

TT Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, Tp. Cần Thơ

 

10

Trung tâm dạy nghề huyện Vĩnh Thạnh

TT Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ

 

II

Lĩnh vực phi nông nghiệp

 

 

1

Trung tâm dạy nghề quận Bình Thủy

Khu dân cư Ngân Thuận, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ

 

2

Trung tâm dạy nghề quận Ô Môn

Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ

 

3

Trung tâm dạy nghề quận Thốt Nốt

Phường Thuận An, quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ

 

4

Trung tâm dạy nghề huyện Phong Điền

Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ

 

5

Trường Trung cấp nghề Thới Lai

TT Thới Lai, huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ

 

6

Trung tâm dạy nghề huyện Cờ Đỏ

TT Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, Tp. Cần Thơ

 

7

Trung tâm dạy nghề huyện Vĩnh Thạnh

TT Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ

 

8

Trung tâm dạy nghề Tây Đô

830 QL91, Phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ

 

9

Trung tâm dạy nghề Nhã Thành

194 đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

10

Trung tâm dạy nghề phụ nữ quận Ninh Kiều

96/11 Nguyễn Thần Hiến, phường An Cư, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

11

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Cần Thơ

36 Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

12

Trung tâm dạy nghề Phụ nữ thành phố Cần Thơ

4 Nguyễn Đình Chiểu, phường An Hội, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

13

Công ty TNHH MTV Khánh Thịnh

17, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

14

Công ty Cổ phần Tư vấn ĐTXD Nam Á

730, KV Tân Phước 1, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ

 

15

Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Cái Răng

Phường Lê Bình, quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

 

16

Hợp tác xã Phú Thọ

Ấp Phú Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ

 

17

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ

Số 85, Phan Đăng Lưu, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

18

Trường Trung cấp nghề Cần Thơ

30-32 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ