Kế hoạch 214/KH-UBND năm 2014 triển khai Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2015 và 2020” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu: | 214/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh | Người ký: | Nguyễn Tử Quỳnh |
Ngày ban hành: | 27/01/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN ĐÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 27 tháng 01 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “THỰC HIỆN LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; Kế hoạch số 605/KH-BYT ngày 21/8/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Đề án theo Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU
Mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm mức chi trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT; Tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.
2.1. Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100%; Mở rộng các nhóm đối tượng tham gia BHYT để đến năm 2015 đạt tỷ lệ 75% dân số của tỉnh và phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 85% dân số tham gia BHYT.
2.2. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT.
2.3. Từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia BHYT; Quản lý có hiệu quả quỹ BHYT, đảm bảo cân đối Thu – Chi quỹ BHYT.
(Các giải pháp trong kế hoạch này thực hiện cho giai đoạn 2014-2015; Sau năm 2015, mục tiêu cụ thể đối với các nhóm đối tượng, nhiệm vụ và các giải pháp sẽ được điều chỉnh cụ thể trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2012-2015 và thực hiện các quy định mới của Luật BHYT sửa đổi năm 2014).
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối kết hợp và tham gia của hệ thống chính trị, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện nghiêm chính sách pháp luật, các mục tiêu, kế hoạch về BHYTgiai đoạn 2013-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới"; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 và Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 02/5/2013 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 74/CTr-UBND ngày 22/5/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.
- Việc thực hiện chính sách BHYT tại địa phương cần được đưa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp, coi đây là một trong những chỉ tiêu bắt buộc về kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
- Ủy ban nhân dân các cấp đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, thực hiện nghiêm túc tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình phát triển nông thôn mới. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Luật BHYT.
- Các đoàn thể, các tổ chức xã hội theo chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các hội viên tham gia BHYT, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, của mỗi cá nhân để hỗ trợ cộng đồng tham gia BHYT.
- Đảm bảo kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định hiện hành.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT tới các nhóm đối tượng, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về trách nhiệm và quyền lợi trong thực hiện chính sách BHYT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực thúc đẩy toàn dân tích cực tham gia BHYT.
- Hình thức, nội dung tuyên truyền:
+ Đổi mới nội dung và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT và nghĩa vụ của mỗi người dân trong tham gia BHYT và thực hiện chính sách BHYT. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.
+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động rộng rãi trong nhân dân về chính sách BHYT, làm chuyển biến và nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật về BHYT trên các phương diện: Vai trò của BHYT trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội; lợi ích của BHYT đối với mỗi người dân và với toàn xã hội; cách thức tham gia BHYT thông qua các đại lý BHYT, người hoặc tổ chức đại diện, hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội; sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, hợp lý; tiếp cận cơ sở y tế theo tuyến chuyên môn kỹ thuật;…
- Phạm vi và đối tượng tuyên truyền: Công tác truyền thông, tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, trường học, các chi bộ, đảng viên... và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp (như trên báo, đài, pano áp phích, truyền thông lưu động, tọa đàm, chuyên trang, chuyên mục về BHYT,...) bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia.
- Kinh phí cho tuyên truyền gồm: Kính phí do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân cấp, trích từ nguồn kinh phí tự chủ của Bảo hiểm xã hội tỉnh hàng năm để thực hiện công tác tuyên truyền; Kinh phí do địa phương chủ động bố trí cho các hoạt động tuyên truyền chính sách BHYT tại địa phương; Kinh phí từ việc huy động các nguồn lực xã hội theo hướng xã hội hóa hoạt động tuyên truyền BHYT,…
3. Tăng tỷ lệ bao phủ BHYT
3.1. Đối với các nhóm đối tượng đã đạt tỷ lệ tham gia cao: Tiếp tục duy trì tỷ lệ bao phủ và các giải pháp nâng cao chất lượng KCB, tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp tuyên truyền chính sách, pháp luật BHYT.
3.2. Đối với một số nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT thấp: Bên cạnh các giải pháp chung cần phải xây dựng những giải pháp cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng như sau:
a) Đối với nhóm người lao động trong các doanh nghiệp:
- Tăng cường quản lý nhà nước về BHYT, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT ở các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm.
- Có cơ chế sử dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT hiệu quả, củng cố phòng/bộ phận y tế trong các cơ quan, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.
b) Đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo:
- Cập nhật, rà soát, lập danh sách các đối tượng hộ gia đình cận nghèo đảm bảo đúng tiêu chí, kịp thời.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
- Huy động nguồn lực các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền mua thẻ BHYT cho đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo.
c) Đối với nhóm học sinh, sinh viên:
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong phối hợp thực hiện pháp luật về BHYT, quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về BHYT; nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên và y tế học đường.
- Sử dụng quỹ KCB BHYT tại các nhà trường đúng quy định; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo các trường học đều có phòng y tế và cán bộ y tế theo quy định, hoạt động hiệu quả, chất lượng, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên.
- Xây dựng kế hoạch phát triển BHYT đối với học sinh, sinh viên của các nhà trường, đưa tiêu chí về tỷ lệ tham gia BHYT là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua của các Phòng Giáo dục - Đào tạo và các nhà trường.
d) Đối với hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình:
- Bên cạnh giải pháp tuyên truyền cần có giải pháp khuyến khích, vận động người dân tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình, áp dụng với tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình và thực hiện giảm mức đóng theo quy định của Luật BHYT.
- Xây dựng các chỉ tiêu về vận động các hộ gia đình tham gia BHYT tại từng thôn, khu phố.
e) Đối với nhóm tự nguyện tham gia BHYT:
- Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT cho nhóm đối tượng này, tập trung phổ biến các nội dung liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHYT, mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT, quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT; cung cấp đầy đủ thông tin để hướng dẫn người dân tham gia BHYT.
- Khuyến khích tham gia theo hình thức hộ gia đình.
- Phát động phong trào thi đua đến từng thôn, khu phố về chỉ tiêu vận động các hộ gia đình tham gia BHYT hàng năm.
f) Nhóm trẻ em dưới 6 tuổi:
- Tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT, quyền được cấp thẻ BHYT và quyền lợi khi KCB của trẻ em dưới 6 tuổi, hướng dẫn cha mẹ, người giám hộ của trẻ em dưới 6 tuổi chủ động cung cấp thông tin đăng ký tham gia BHYT và lựa chọn nơi khám, chữa bệnh ban đầu cho trẻ.
- Hướng dẫn rút ngắn quy trình và thời gian lập danh sách cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ khi đi khám bệnh, chữa bệnh.
4. Nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám bệnh chữa bệnh BHYT
4.1. Đầu tư trang thiết bị, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng các cơ sở y tế
Đầu tư, phát triển hệ thống khám, chữa bệnh: Theo quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế đến năm 2020:
- Hoàn thành: Bệnh viện Sản Nhi, BVĐK Tiên Du, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao - Bệnh phổi, Trung tâm Ung bướu, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS.
- Nâng cấp và hoàn thành nhà 11 tầng Bệnh viện đa khoa tỉnh; các Bệnh viện tuyến tỉnh: Tâm Thần, Phong - Da liễu, Điều dưỡng - PHCN... các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện: Lương Tài, Thuận Thành, Yên Phong, Từ Sơn, Gia Bình.
- Đầu tư nâng cấp 8 Trung tâm Y tế.
- Tiếp tục củng cố hoàn thiện y tế cơ sở theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Huyện uỷ và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 06-CT/TW, Kết luận số 42 -KL/TU ngày 31/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số trạm y tế được kiên cố hoá.
Đảm bảo đến năm 2015 cơ bản các cơ sở y tế trong tỉnh đáp ứng được yêu cầu chuyên môn thiết yếu.
4.2. Đảm bảo nguồn nhân lực y tế
- Nâng cấp Trường trung cấp Y tế thành Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh, có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng Hộ sinh, Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên, Cán bộ Y học cổ truyền có trình độ chuyên môn cao đẳng.
- Tiếp tục triển khai đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật cao, công nghệ, phấn đấu thực hiện 100% số kỹ thuật theo phân tuyến và nhiều kỹ thuật vượt tuyến.
- Từng bước đưa công nghệ thông tin vào quản lý điều hành.
- Đến năm 2015: Cân đối nhu cầu thực tế, tiếp tục đào tạo các đối tượng theo quy hoạch; Phối hợp với các Trường đại học của Trung ương để mở các khoá tại tỉnh đào tạo đội ngũ cán bộ y-dược của ngành với trình độ đại học và trên đại học.
- Đảm bảo công tác đào tạo lại, bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ y tế.
4.3. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dưới
- Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng hệ thống khám, chữa bệnh; Đề án Bệnh viện vệ tinh của các Bệnh viện: Hữu nghị, Việt Đức, Bạch Mai; Bệnh viện K; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 1816; đầu tư mua sắm các trang thiết bị thiết yếu phục vụ chẩn đoán, điều trị, cấp cứu.
- Đổi mới phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT: Triển khai đề án thí điểm sửa đổi thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất tại BVĐK tuyến huyện, trạm y tế xã. Mở rộng triển khai chuyển đổi phương thức thanh toán theo giá dịch vụ sang phương thức thanh toán theo định suất hoặc theo trường hợp bệnh đối với các đơn vị còn lại.
- Giáo dục y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ, trách nhiệm của thầy thuốc với người bệnh, đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua, động viên, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh.
- Từng bước ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ sử dụng TTB, đào tạo lại cán bộ y tế, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế cơ sở.
- Tiếp tục thực hiện đề án 1816 của Bộ Y tế, thực hiện tăng cường chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên về tuyến dưới.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện các chế độ chuyên môn và các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế và các quy định của ngành.
- Quản lý và sử dụng tốt thuốc, Vắc xin, sinh phẩm, hoá chất, vật tư tiêu hao và máy móc trang thiết bị khác.
- Nâng cao năng lực của trạm y tế xã. Tiếp tục duy trì tỷ lệ 100% trạm y tế có bác sỹ làm việc; tăng dần tỷ lệ trạm y tế xã có biên chế bác sỹ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế xã.
- Phấn đấu đến năm 2015, 100% trạm y tế xã/phường/thị trấn tổ chức KCB BHYT, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế xã.
5. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu
Phát triển mạng lưới y tế dự phòng để giải quyết những vấn đề sức khỏe của cộng đồng nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí điều trị, giảm nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân cụ thể như sau:
- Phòng chống các bệnh truyền nhiễm: Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình tiêm chủng, các giải pháp cộng đồng và cá nhân trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”.
- Phòng chống các bệnh không lây nhiễm: Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, tập trung vào các hoạt động truyền thông, giáo dục thực hành thói quen, lối sống có lợi cho sức khỏe, tăng cường rèn luyện thể lực, cùng với các biện pháp chuyên môn y tế để quản lý tốt các bệnh không lây nhiễm tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.
- Phòng chống suy dinh dưỡng: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng và phòng ngừa tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em.
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em; thực hiện “Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em”.
* Kinh phí truyền thông: Tổng kinh phí 910 triệu đồng.
- Báo Bắc Ninh: 48 triệu đồng.
- Đài PTTH tỉnh: 72 triệu đồng.
- Hội Nông dân tuyến tỉnh, huyện, xã triển khai đối thoại trực tiếp chính sách BHYT với nông dân: 790 triệu đồng, cụ thể:
+ 8 huyện, thị, thành phố: 8 x 20 triệu = 160 triệu đồng.
+ 126 xã phường, thị trấn: 126 x 5 triệu = 630 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Do BHXH tỉnh đảm bảo.
* Các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước và của tỉnh
- Đảm bảo kinh phí để thực hiện một số nội dung sau:
+ Mua, hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng người có công, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh sinh viên, người nghèo và người cận nghèo theo quy định.
+ Kinh phí duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo hàng năm.
+ Kinh phí thực hiện đào tạo trong các dự án đầu tư bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ giao cho ngành y tế và kinh phí đào tạo chuyên sâu theo Quyết định 1153/QĐ-UBND ngày 30/8/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Tùy tình hình thực tế, ban hành các cơ chế, chính sách riêng của tỉnh để hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng khác.
* Đảm bảo kinh phí sự nghiệp theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
* Huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
- Sở Y tế thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHYT; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại về BHYT trên địa bàn tỉnh.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh: Kiểm tra việc thực hiện BHYT tại các cơ sở KCB, kịp thời xử lý, ngăn chặn hiện tượng lạm dụng quỹ BHYT. Tăng cường công tác kiểm tra việc tham gia BHYT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt theo quy định, xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT.
8. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và củng cố hệ thống tổ chức thực hiện BHYT
- Rà soát, bổ sung nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về BHYT; củng cố, nâng cao năng lực bộ máy thực hiện BHYT từ tỉnh đến huyện, xã; tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHYT.
- Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp của các sở, ngành, đơn vị trong thực hiện công tác BHYT; đề xuất các giải pháp làm tăng tính tiếp cận của người dân với chính sách BHYT như: Triển khai các đại lý bán BHYT phù hợp, thuận lợi cho người dân; đề xuất chính sách hỗ trợ cho người lập danh sách các đối tượng tại địa phương, chi phí hỗ trợ phát hành thẻ BHYT đến tay đối tượng thụ hưởng đối với những đối tượng được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT,…
9. Quản lý có hiệu quả Quỹ BHYT
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ BHYT.
- Tăng cường công tác giám định BHYT cả về số lượng và chất lượng; đổi mới phương pháp giám định theo hướng giám định tập trung và mở rộng thực hiện giám định hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo tỷ lệ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định BHYT.
10. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
Xây dựng hệ thống thông tin y tế đồng bộ và phù hợp. Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành; nâng cấp hệ thống phần mềm thông tin quản lý thu, chi, giám định BHYT, thống kê, báo cáo công tác khám, chữa bệnh BHYT thống nhất góp phần nâng cao chất lượng quản lý, giảm thủ tục hành chính.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện:
Các huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo do Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố làm Trưởng ban; Trưởng phòng Y tế, Giám đốc BHXH huyện, thị xã, thành phố là Phó trưởng ban; các thành viên là đại diện các phòng, ban, ngành. Mời lãnh đạo MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia Ban Chỉ đạo. Căn cứ vào Kế hoạch chung của tỉnh, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
2. Trách nhiệm của các sở, ngành, đoàn thể
2.1. Sở Y tế
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đến năm 2015 và 2020 của tỉnh Bắc Ninh.
- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này trong năm và những năm tiếp theo, đảm bảo mục tiêu đề ra; Kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện. Tham mưu kịp thời với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách BHYT đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa chỉ tiêu phát triển BHYT toàn dân vào hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch của tỉnh trình HĐND, UBND thông qua.
- Chỉ đạo hệ thống y tế trên địa bàn tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh BHYT; Tăng cường thực hiện công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu; đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; Xây dựng quy trình thủ tục KCB khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh; nâng cao y đức, tinh thần, thái độ phục vụ trong cán bộ, công chức, viên chức của ngành để phục vụ tốt nhu cầu KCB cho nhân dân.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn bệnh viện.
- Thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế để đảm bảo việc quản lý giá thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện.
2.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện chỉ tiêu phát triển BHYT từng nhóm đối tượng, nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Theo dõi và đề xuất biện pháp thúc đẩy việc thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT của từng huyện, thị xã, thành phố, trước mắt cần tập trung vào các huyện có tỷ lệ tham gia BHYT thấp dưới mức bình quân chung toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các giải pháp liên quan đến BHYT đối với các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng cận nghèo, học sinh sinh viên, người lao động trong các doanh nghiệp,…
- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT đối với tất cả các nhóm đối tượng trên phạm vi toàn tỉnh; quan tâm, tập trung vào các nhóm đối tượng và địa phương có tỷ lệ tham gia BHYT thấp.
- Quy định việc lập danh sách và cấp phát thẻ BHYT; đảm bảo điểm đăng kí mua thẻ BHYT thuận lợi, công khai, rộng rãi và phù hợp.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHYT; đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát và nghiên cứu rút ngắn thời gian, quy trình cấp, phát thẻ BHYT; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác phát hành thẻ, thu phí, đăng ký khám, chữa bệnh, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, quản lý quỹ BHYT, đảm bảo thuận lợi cho người tham gia BHYT.
- Thực hiện ký hợp đồng KCB BHYT hàng năm đối với các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám, chữa bệnh; thực hiện việc giám định BHYT đúng quy định và kịp thời; tạm ứng tiền và thanh quyết toán kịp thời cho các cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH.
- Phối hợp với Sở Y tế thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BHYT tại các cơ sở KCB, kịp thời xử lý, ngăn chặn hiện tượng lạm dụng quỹ BHYT. Tăng cường công tác kiểm tra việc tham gia BHYT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
- Định kỳ báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương về tình hình phát hành thẻ BHYT cho các đối tượng, tình hình sử dụng quỹ BHYT; kiến nghị cấp trên có những chỉ đạo kịp thời cũng như ban hành các chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định của Luật BHYT.
2.3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Chịu trách nhiệm trong việc thực hiện BHYT với những nhóm đối tượng được giao quản lý theo chức năng, nhiệm vụ; đồng thời đề xuất chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với những nhóm đối tượng đó.
- Thực hiện rà soát các đối tượng do ngành quản lý; phối hợp với các ngành liên quan trong công tác lập danh sách, lập dự toán kinh phí mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng.
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành trung ương và tình hình thực tế của tỉnh, đề xuất các giải pháp cụ thể về chính sách, cơ chế hỗ trợ đố với các đối tượng; cơ chế thu, đóng BHYT và phát hành thẻ đối với các nhóm đối tượng cho phù hợp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chính sách hỗ trợ mua BHYT cho nhóm đối tượng trẻ em trên 6 tuổi chưa tham gia BHYT học sinh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường chỉ đạo và tiến hành thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về lao động, về thu nộp BHYT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phân bổ, cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ cho đóng BHYT và hỗ trợ mức đóng BHYT cho các nhóm đối tượng theo quy định.
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp liên quan đến cơ chế thu, đóng BHYT; hỗ trợ mức đóng; kinh phí phát hành thẻ của các nhóm đối tượng.
- Hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định của Nhà nước, kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả.
- Phối hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế và các sở ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
2.5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chịu trách nhiệm về thực hiện chỉ tiêu BHYT đối với nhóm đối tượng học sinh, sinh viên. Đảm bảo hàng năm có 100% đối tượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các giải pháp về phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học và xây dựng tiêu chí kế hoạch phát triển BHYT tại mỗi cơ sở giáo dục đào tạo, tổ chức thực hiện các giải pháp liên quan đến đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục, các trường học, cơ sở giáo dục trực thuộc trong toàn tỉnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật BHYT; tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT tới bậc phụ huynh học sinh, sinh viên và học sinh, sinh viên hiểu biết và tự giác tham gia BHYT. Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm đối với các trường.
- Xây dựng, củng cố và phát triển mạng lưới y tế trường học để làm tốt công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh sinh viên ngay tại trường; lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh, sinh viên theo cả khóa học; sử dụng kinh phí dành cho y tế trường học và phần trích lại từ BHYT đúng mục đích. Đánh giá, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe học sinh hàng năm.
- Hàng năm lập danh sách đối tượng trẻ em trên 6 tuổi nhưng chưa tham gia BHYT học sinh (những trẻ sinh trước tháng 9) gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội; phối hợp với các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế tham mưu cho UBND tỉnh chính sách hỗ trợ mua BHYT cho đối tượng này.
- Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác BHYT; bổ sung cán bộ chuyên trách BHYT tại các cơ quan quản lý nhà nước để tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BHYT trên địa bàn.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan trong việc thực hiện kế hoạch; Tham mưu với UBND tỉnh đưa chỉ tiêu phát triển BHYT toàn dân vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực BHYt theo quy định.
- Cân đối bố trí nguồn kinh phí cho việc đầu tư, nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là các dự án đầu tư, nâng cấp hệ thống bệnh viện, tuyến y tế cơ sở.
- Cập nhật tình hình biến động của các doanh nghiệp như danh sách các doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để BHXH tỉnh nắm bắt, quản lý đơn vị tham gia BHYT.
Phối hợp với BHXH tỉnh tăng cường thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với các nhóm đối tượng (tập trung vào nhóm người lao động trong các doanh nghiệp), nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT.
2.9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với BHXH tỉnh tăng cường thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với các nhóm đối tượng (tập trung vào đối tượng hộ gia đình nông dân, hộ cận nghèo), nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT.
2.10. Ban quản lý các khu công nghiệp: Tham mưu, chỉ đạo công tác phát triển BHYT tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên phối hợp trong công tác tuyên truyền, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Luật BHYT của các doanh nghiệp trong tỉnh.
2.11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
+ Đài PTTH Bắc Ninh: Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHYT toàn dân; xây dựng các chuyên đề, chuyên mục về BHYT trên sóng Đài PTTH Bắc Ninh.
+ Chỉ đạo Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHYT toàn dân trên hệ thống truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố và mạng lưới đài truyền thanh cơ sở.
- Báo Bắc Ninh:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHYT toàn dân; đẩy mạnh tuyên truyền về BHYT toàn dân trên Báo Bắc Ninh; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về chính sách BHYT; đăng tải các nội dung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách BHYT.
2.12. Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia BHYT; kiến nghị, đề xuất các chính sách hỗ trợ, vận động các nguồn lực hỗ trợ đoàn viên, hội viên tham gia BHYT; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.
2.13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm tại địa phương. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương. Đưa mục tiêu, kế hoạch, tỷ lệ bao phủ BHYT là một chỉ tiêu trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và ngắn hạn của địa phương, triển khai thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân trong chương trình nông thôn mới. Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Y tế, BHXH tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
- Tăng cường quản lý, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong việc thực hiện chính sách pháp luật, các chương trình, mục tiêu về BHYT giai đoạn đến năm 2015 và 2020 trên địa bàn.
- Đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng chính sách tham gia BHYT tại địa phương theo quy định. Chủ động bố trí kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHYT, tạo thuận lợi để người dân dễ dàng đăng ký tham gia BHYT; Rà soát, lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT kịp thời cho các đối tượng thuộc diện quản lý theo quy định.
- Chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về BHYT tại địa phương.
IV. KIỂM TRA GIÁM SÁT, BÁO CÁO VÀ SƠ KẾT, TỔNG KẾT
1. Kiểm tra, giám sát: Hàng năm có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này tại các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh.
2. Chế độ báo cáo: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện thực hiện báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này về UBND tỉnh theo quy định (qua Sở Y tế để tổng hợp).
3. Sơ kết, tổng kết:
Tổ chức sơ kết kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và tình hình tổ chức thực hiện của giai đoạn 2013-2015 vào quý I năm 2016 và xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện giai đoạn 2016-2020.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đến năm 2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo tình hình kết quả thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 Ban hành: 28/05/2020 | Cập nhật: 09/06/2020
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030 Ban hành: 07/06/2019 | Cập nhật: 11/06/2019
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2019 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân nhân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Bình Dương Ban hành: 04/05/2019 | Cập nhật: 15/05/2019
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn Ban hành: 07/06/2018 | Cập nhật: 12/06/2018
Quyết định 1153/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 06/04/2018 | Cập nhật: 13/06/2018
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Ban hành: 30/06/2017 | Cập nhật: 17/10/2017
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 Ban hành: 25/05/2017 | Cập nhật: 27/05/2017
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Ban hành: 06/09/2016 | Cập nhật: 01/10/2016
Quyết định 538/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2019 Ban hành: 04/04/2016 | Cập nhật: 06/04/2016
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt mức hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 24/07/2014 | Cập nhật: 01/09/2016
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020 Ban hành: 04/06/2014 | Cập nhật: 16/06/2014
Quyết định 538/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020 Ban hành: 16/04/2014 | Cập nhật: 21/04/2014
Kế hoạch 605/KH-BYT năm 2013 về Đề án “thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020” Ban hành: 21/08/2013 | Cập nhật: 29/04/2015
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh kế hoạch đấu thầu các gói thầu cấu phần 1 Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Thông tin và Giao lưu văn hóa tỉnh Bắc Kạn thuộc Dự án Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Ban hành: 25/07/2013 | Cập nhật: 12/09/2013
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 22/06/2013 | Cập nhật: 31/07/2015
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2013 nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo Ban hành: 08/05/2013 | Cập nhật: 09/05/2013
Quyết định 538/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 Ban hành: 29/03/2013 | Cập nhật: 03/04/2013
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 đính chính Quyết định 921/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thi hành tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 25/07/2012 | Cập nhật: 11/06/2013
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2012 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 Ban hành: 12/06/2012 | Cập nhật: 14/06/2012
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010 Ban hành: 11/04/2012 | Cập nhật: 14/08/2014
Nghị định 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế Ban hành: 17/10/2011 | Cập nhật: 22/10/2011
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ áp dụng chung tại cấp xã của tỉnh Điện Biên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Ban hành: 22/11/2011 | Cập nhật: 17/12/2011
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2011 về thành lập Hội đồng Tư vấn giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 15/06/2011 | Cập nhật: 15/05/2018
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2008 về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Thông tin và Truyền thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Ban hành: 14/05/2008 | Cập nhật: 19/05/2008
Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2006 hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu thuộc ngành y tế Ban hành: 30/08/2006 | Cập nhật: 05/11/2014
Quyết định 538/QĐ-TTg năm 2005 thành lập Hội đồng tư vấn cấp cao Việt Nam - Hoa kỳ về nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam Ban hành: 16/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006