Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2017 về bảo tồn và phát triển giống ong nội tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 206/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Minh Tiến
Ngày ban hành: 19/07/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 206/KH-UBND

Hà Giang, ngày 19 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG ONG NỘI TẠI 4 HUYỆN VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN GIAI ĐOẠN 2017-2020

Căn cứ thông báo kết luận số 5759/TB-BNN-VP ngày 14/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường tại bui làm việc với Lãnh đạo tỉnh Hà Giang và công văn số 266-CV/VCN-KHCN ngày 26/5/2017 của Viện chăn nuôi v/v bảo tồn nguồn gen ong nội tại Hà Giang; UBND tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển giống ong nội tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2017 - 2020, như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Bảo tồn và phát triển giống ong nội còn gọi là ong Châu Á (tên khoa học là Apis Cerana) quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh.

- Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm bảo tồn, phát triển giống ong nội tại Vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

- Ngăn chặn việc đưa các giống ong từ nơi khác vào khu vực bảo tn trên cơ sở quy định của pháp luật.

- Bảo vệ, phát triển và quảng bá Chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc.

- Phát triển diện tích cây hoa Bạc hà phù hợp với số lượng đàn ong trong những năm tiếp theo.

2. Yêu cầu

- Việc tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ thực hiện.

- Ngăn chặn không cho đưa các giống ong từ nơi khác vào khu vực bảo tồn với bất kỳ lý do gì.

- Tất cả các tổ chức, cá nhân nuôi ong trên địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc chỉ được phép phát triển giống ong nội Apis Cerana.

- Chuyển giao khoa học công nghệ cho các tổ chức, cá nhân về kỹ thuật nhân và giữ giống ong.

- Xây dựng quy trình giữ giống, trồng, chăm sóc và phát triển diện tích cây hoa Bạc hà phục vụ nuôi ong lấy mật.

- Xây dựng các đề tài khoa học nghiên cứu, phân tích bổ sung thêm các chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng, hóa học, xác định các chất nhận biết mật ong Bạc hà.

- Triển khai chuỗi giá trị mật ong tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2019 theo Quyết định 300/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh v/v phê duyệt báo cáo phân tích và kế hoạch đầu tư chiến lược chuỗi giá trị ong mật tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2019 (đã phê duyệt nguồn kinh phí thực hiện).

II. Nội dung kế hoạch

1. Khu vực bảo tồn: Khu vực bảo tồn giống ong nội tại Hà Giang được xác định tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn gm các huyện: Đng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ.

2. Phương pháp bảo tồn: Sử dụng phương pháp bảo tồn tại chỗ chính là: Bảo tồn giống ong nội trong môi trường sng nơi đã được hình thành và phát triển các đặc trưng của giống ong nội này. Do vậy đthực hiện được phương pháp bảo tồn tại chỗ giống ong nội tại 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá Đng Văn, yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức chỉ được phép nuôi ging ong nội hiện có tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Tuyệt đi không cho nhập các giống ong từ nơi khác đến vùng này.

3. Biện pháp quản lý khu vực bảo tồn giống ong nội

- Huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến tận thôn bản trong công tác quản lý đàn ong tại 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Ngăn chặn các tổ chức cá nhân mang ong từ nơi khác đến khu bảo tồn thông qua các quy định của pháp luật.

- Thông qua việc xác định các điểm đặt thùng ong tại các xã thị trấn để quản lý việc phát triển và quản lý việc đưa ong từ các tỉnh khác đến khu vực bảo tồn giống ong nội.

- Phát huy vai trò quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi ong nói riêng tại cấp xã và thôn bản.

- Thực hiện việc ký cam kết giữa các hộ dân với chính quyền địa phương chỉ phát triển giống ong nội.

- Nâng cao vai trò tự giác của người dân trong việc tố giác đối với những trường hợp mang ong từ nơi khác đến khu vực bảo tồn.

- UBND các huyện thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn chỉ đạo các lực lượng chức năng, chuyên môn phối hợp UBND các xã, thị trấn, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp mang ong từ nơi khác đến khu vực bảo tồn.

- Các huyện triển khai việc cắm biển thông báo khu bảo tồn ong tại các xã, thị trấn thuộc 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quảng bá hàng nhái, hàng kém chất lượng làm giảm uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc.

- Tổ chức in tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc cấp cho các doanh nghiệp, HTX sử dụng Chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc Hà Mèo Vạc.

- Trên cơ sở mẫu mã, nhãn mác mật ong đang sử dụng, cần thống nhất lựa chọn mẫu mã, nhãn mác có nét đặc trưng sử dụng chung cho sản phẩm Mật ong Bạc hà.

4. Cơ chế hỗ trợ

- Hỗ trợ về giống ong: Thực hiện hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các hộ vay vốn chăn nuôi ong nội Apis Cerana theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh;

- Hỗ trợ phát triển cây hoa Bạc hà: Thực hiện theo Công văn số 4522/UBND-NNTNMT ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh về đẩy mạnh phát triển chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc.

5. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí hỗ trợ lãi suất mua giống ong: Kinh phí sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh.

- Kinh phí hỗ trợ phát triển diện tích cây Bạc hà: Kinh phí sự nghiệp kinh tế ngân sách huyện.

- Kinh phí thực hiện chuỗi giá trị ong mật đã được phê duyệt tại Quyết định 300/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh v/v phê duyệt báo cáo phân tích và Kế hoạch đầu tư chiến lược chuỗi giá trị ong mật tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2019.

6. Tiến độ thực hiện

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Đơn vthực hiện

1

Vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật để quản lý và ngăn chặn việc đưa các giống ong ở nơi khác vào khu vực bảo tồn.

Từ năm 2017-2020

UBND 4 huyện, Công an, Biên phòng, Công thương, UBND các xã thị trấn

2

Thành lập Ban chỉ đạo, các tổ kiểm soát lưu động cấp huyện, xã.

2017-2020

UBND 4 huyện

3

Triển khai cm biển thông báo và xác định các điểm đặt thùng ong.

2017-2020

UBND 4 huyện

4

Tổ chức ký cam kết đối với các hộ nuôi ong.

2017-2020

UBND 4 huyện

5

Hỗ trợ lãi suất tiền vay mua con giống.

Từ năm 2017-2020

UBND 4 huyện

6

Hỗ trợ phát triển diện tích cây Bạc hà.

Từ năm 2017-2020

UBND 4 huyện

7

Ban hành quy trình trồng và chăm sóc cây Bạc hà.

Năm 2017

Sở Nông nghiệp và PTNT

8

Tổ chức hội thi sản phẩm mật ong Bạc hà.

Năm 2017

Sở Khoa học và Công nghệ

9

Xây dựng các đề tài khoa học nghiên cứu, phân tích bổ sung thêm các chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng, hóa học, xác định các chất nhận biết mật ong Bạc hà.

Năm 2017-2018

Sở Khoa học và Công nghệ

10

Triển khai chuỗi giá trị ong mt tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2019

Năm 2017-2019

Sở Nông nghiệp và PTNT, Dự án CPRP, UBND các huyện

III. Các giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về quản lý và ngăn chặn giống ong từ nơi khác vào khu bảo tồn

- UBND các huyện thuộc khu vực bảo tồn cần thành lập ban chỉ đạo để ứng phó kịp thời đối với những tình huống bất thường trong quá trình qun lý và ngăn chặn các giống ong từ nơi khác đến khu bảo tồn.

- Thành lập các tổ kiểm tra lưu động từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn. Thành phần của tổ kiểm tra cần đảm bảo có cả lực lượng vũ trang và lực lượng chuyên môn,...

- Thông qua việc xác định các điểm đặt thùng ong tại các xã thị trấn để quản lý và phát hiện các tổ chức, cá nhân mang ong từ nơi khác đến. Khoảng cách giữa hai điểm đặt thùng ong tối thiểu phải đạt 2km tính theo đường chim bay và mỗi điểm không được đặt quá 100 tổ.

- Mọi tổ chức, cá nhân nuôi ong trong khu bảo tồn, đều phải ký cam kết chỉ nuôi và phát triển giống ong nội hiện có.

- Trong quá trình xử lý, ngăn chặn các trường hợp mang ong từ vùng khác đến khu bảo tồn. Các huyện cần vận dụng linh hoạt các điều khoản được quy định tại các Luật như, Luật đa dạng sinh học; Luật bảo vệ môi trường; Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014. Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v Quy định về thng kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Công văn 818/BNN-KH ngày 16/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v bảo tồn nguồn gen ong. Công văn số 266-CV/VCN-KHCN ngày 26/5/2017 của Viện chăn nuôi v/v bảo tồn nguồn gen ong nội tại Hà Giang. Cụ thể như sau:

- Tại khoản 1 điều 7 Luật đa dạng sinh học quy định như sau: Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học: Săn bắt, đánh bắt, khai thác loại hoang dã trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc về mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

- Tại điều 36 Luật bảo vệ môi trường quy định: Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tác động đến môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học liên quan đến rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đa dạng sinh học, về bảo vệ và phát triển rừng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Tại Điều 5 điểm b khoản 1 và tại Điều 7 khoản 1, khoản 2 Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ nước cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam. Về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau: Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền; Công dân Việt Nam (trừ cư dân biên giới) và người nước ngoài vào khu vực biên giới, nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại cơ quan Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật; Người phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật chấp hành sự hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát của đồn biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

- Đối với những các cá nhân, tổ chức từ các tỉnh khác đến thuê đất để đặt thùng ong mà không đúng mục đích sử dụng đất thì phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Tuyệt đối không đưa các giống ong mật từ nơi khác vào nuôi tại khu vực bảo tồn nguồn gen giống ong nội Apis Cerana, theo tinh thần chỉ đạo tại công văn 818/BNN-KH ngày 16/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v bảo tồn nguồn gen ong và Công văn số 266-CV/VCN-KHCN ngày 26/5/2017 của Viện chăn nuôi v/v bảo tồn nguồn gen ong nội tại Hà Giang.

- Các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý theo lĩnh vực được phân công.

- Các huyện nâng cao vai trò, trách nhiên của chính quyền cấp cơ sở trong quản lý việc vận chuyển ong từ nơi khác đến, quản lý việc phát triển sản xuất chăn nuôi ong mật và kinh doanh các sản phẩm từ ong mật.

- Đối với các tổ chức, cá nhân nuôi ong trên địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc chỉ được phép phát triển giống ong nội Apis Cerana.

2. Giải pháp tuyên truyền: UBND các huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền cụ thể, sâu rộng tới từng hộ chăn nuôi ong hiểu về lợi ích của công tác bảo tồn giống ong nội, về Chỉ dẫn địa lý đã được cấp, nâng cao nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm của các hộ chăn nuôi vùng Chỉ dẫn địa lý trong quá trình phát triển chăn nuôi, thông qua các hình thức như phát trên hệ thống loa truyền thanh, họp thôn, bản, sinh hoạt các hội đoàn thể...

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Sử dụng phương pháp bảo tồn tại chỗ (In-situ) thông qua các hộ chăn nuôi, áp dụng phương pháp di trùng tạo chúa để tách đàn, nhân giống.

- Áp dụng công nghệ hạ thủy phần, diệt men và phá kết tinh trong mật ong, công nghệ chế biến bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng và ban hành quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch hạt giống cây Bạc hà.

- Xác định các chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng, hóa học, xác định các chất nhận biết mật ong Bạc hà.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX sử dụng, khai thác chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc đăng ký mã vạch và truy suất nguồn gốc đối với sản phẩm mật ong Bạc hà.

4. Giải pháp về kỹ thuật

4.1. Giải pháp về giống

- Đối với giống ong

Chỉ sử dụng giống ong nội có tiên khoa học là Apis Cerana, thuộc Bộ (ordo) Hymenoptera; Phân bộ (subordo) Apocrita; Họ (familia) Apidae; Phân họ (subfamilia) Apinae; Chi (genus) Apis; Phân chi (subgenus) Apis; Loài (species) A. cerana.

Nguồn giống: Trên cơ sở đàn giống hiện có tại địa phương, thực hiện nhân giống tại chỗ để đảm bảo nhu cầu con giống cho sản xuất.

Tuyệt đối không được nhập các giống ong từ các nơi khác về khu bảo tồn.

Tiêu chuẩn ong giống: Chọn đàn ong nhanh nhẹn, khỏe mạnh không bị bệnh, có ít nhất 3 cầu tiêu chuẩn; ong chúa to, dài, nhanh nhẹn.

- Đối với giống hoa Bạc hà

Sử dụng nguồn giống tại chỗ, hàng năm triển khai cho các hộ thu hoạch hạt để làm giống cho vụ sau.

Các huyện thực hiện quy hoạch, phân khu cụ thể vùng để phát triển trồng cây Bạc hà phục vụ chăn nuôi ong lấy mật.

4.2. Giải pháp về chuyển giao khoa học kỹ thuật

- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao cho người chăn nuôi ong về kỹ thuật chăn nuôi, tạo chúa, tách đàn, phòng chống dịch bệnh, phòng chống ong bốc bay, kỹ thuật khai thác mật..., nhất là kỹ thuật tạo chúa nhân đàn sản xuất giống để đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ.

- Xây dựng các hoạt động tuyên truyền phổ biến về quản lý, bảo vệ, duy trì và phát triển diện tích cây bạc hà phát triển trong tự nhiên cũng như gieo trồng đến toàn thể cán bộ và nhân dân 4 huyện vùng cao nói riêng và toàn thể xã hội nói chung.

4.3. Giải pháp về phòng chống dịch bệnh, phòng chống bốc bay

- Thường xuyên kiểm tra đàn ong, vệ sinh thùng ong. Đảm bảo đàn ong phải thường xuyên có ong chúa tốt, có sức đẻ trứng cao.

- Về mùa khan hiếm thức ăn: Cho ong ăn nước đường pha theo tỷ lệ 1:1 (1kg đường pha với 1 lít nước) hoặc mật, phấn hoa có bán sẵn trên thị trường, hoặc di chuyển đàn ong đến vùng ấm và có hoa (các xã Nậm Ban, Tát Ngà của huyện Mèo Vạc, huyện Bắc Mê,....).

- Kiểm tra hàng tuần để đánh giá thực tế tình hình phát triển của đàn ong và kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT

- Có trách nhiệm giúp UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện Kế hoạch tại các huyện, thành phố.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tìm hiểu, tham khảo ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch hạt giống cây Bạc hà.

- Phối hợp với Viện Chăn nuôi để đưa giống ong nội Apis Cerana vào danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn của ngành.

- Phối hợp với Sở Tài chính trong việc tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch.

- Trên cơ sở báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch của các huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh hàng tháng, quý, năm và đột xuất.

2. Sở Công thương

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ cho sản phẩm mật ong Bạc hà.

- Tăng cường công tác kiểm tra trong hoạt động kinh doanh đối với sản phẩm mật ong Bạc hà. Phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng và UBND các huyện trong công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển đàn ong từ các tỉnh khác vào địa bàn.

- Phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ, UBND 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đng Văn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý theo đúng quy chế, thống nhất cùng sử dụng chung một mẫu nhãn mác cho sản phẩm.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND 4 huyện thực hiện kế hoạch tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội thi sản phẩm mật ong Bạc hà; hoàn thiện việc phân tích các chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng, hóa học, xác định các chất nhận biết mật ong Bạc hà;

- Tăng cường công tác quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý sản phẩm Mật ong Bạc hà Mèo Vạc.

- Chịu trách nhiệm tổ chức in tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc cấp cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc.

- Phối hợp cùng Sở Công thương, UBND 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn thống nhất hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong thng nht cùng sử dụng một mẫu nhãn mắc cho sản phẩm.

4. Công an tỉnh

- Chỉ đạo lực lượng Công an các huyện, các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý quản lý tạm trú theo quy định (lưu ý không cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng tạm trú để mang ong từ nơi khác đến khi không đủ điều kiện về đất để đt đàn ong).

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an ninh trật tự; thường xuyên phối hợp với các ngành chuyên môn trong công tác quản lý đối với các tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh sản phẩm mật ong Bạc hà trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Phối hợp cùng các Sở, ngành, đơn vị chuyên môn kiểm tra kiểm soát để ngăn chặn kịp thời không để các tổ chức, cá nhân mang ong từ nơi khác đến nuôi tại khu bảo tồn trên cơ sở quy định của pháp luật.

5. Sở Tài chính: Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, hàng năm Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh bố trí để thực hiện; đồng thời hướng dẫn các huyện bố trí và thanh quyết toán kinh phí.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với UBND các huyện thuộc vùng Cao nguyên đá xây dựng kế hoạch tuyên truyền phbiến cho người dân hiểu về kế hoạch bảo tồn giống ong nội tại vùng này.

- Phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương để cung cấp thông tin rõ về bảo vệ và phát triển giống ong nội tại địa bàn 4 huyện Vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Đtừ đó các định hướng cho các cơ quan truyền thông khi đưa các tin, bài có liên quan phải phù hợp với quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong việc phát triển Chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc của tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các huyện kiểm tra giám sát các hộ dân trong việc sử dụng đất và cách xử lý đối với những trường hợp sử dụng sai mục đích sử dụng đất theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và của ngành.

8. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chỉ đạo các đồn biên phòng tại khu vực 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn quản lý tốt những tổ chức cá nhân từ nơi khác vào khu vực biên giới theo Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Phối hợp cùng các Sở, ngành, đơn vị chuyên môn kiểm tra kiểm soát để ngăn chặn kịp thời không để các tổ chức, cá nhân mang ong từ nới khác đến nuôi tại khu bảo tồn.

9. UBND 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn

- Có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện theo các nội dung Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chuyên môn của huyện trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Thành lập các tổ kiểm tra, kiểm soát từ huyện đến xã, thị trấn nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người dân hiểu về lợi ích công tác bảo tồn giống ong nội tại địa bàn 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Chỉ đạo các đơn vị, UBND các xã cắm biển cảnh báo khu vực bảo tồn ong tại địa bàn mình, các biển cắm phải đặt ở các vị trí dễ quan sát và dễ nhận biết.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn, tập huấn các tổ chức, cá nhân nuôi ong mà được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc phải áp dụng đồng nhất một quy trình chăm sóc, thu hoạch được quy định tại Quyết định 316/QĐ-SHTT ngày 01/3/2013 của Cục sở hữu trí tuệ v/v cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc cùng thống nhất sử dụng chung một nhãn mác, mẫu mã sản phẩm và đồng nhất giá bán với một dung tích giống nhau.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, Công an, Quản lý thị trường, Biên phòng, UBND các xã thị trấn dựa vào các quy định của pháp luật để ngăn chn không cho các giống ong từ nơi khác đến khu vực bảo tồn.

- Triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất giống để đảm bảo cung ứng cho người nuôi ong. Chỉ được sử dụng giống ong tại địa phương, tuyệt đối không được cho nhập các giống ong từ nơi khác đến.

- Xác định các điểm đặt thùng ong, khoảng cách giữa hai điểm đặt thùng ong tối thiểu phải đạt 2km tính theo đường chim bay và mỗi điểm không đặt quá 100 tổ.

- Quản lý tốt việc đăng ký tạm trú tạm vắng của các tổ chức, cá nhân đến nuôi ong tại địa bàn các huyện theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền vận động người dân không cho các tổ chức, cá nhân từ các tỉnh khác đến đặt thùng nuôi ong trên diện tích đất của các hộ được giao quyền quản lý và sử dụng.

- Hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi ong và phát triển diện tích cây Bạc hà theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện quy hoạch, phân khu cụ thể vùng để phát triển trồng cây Bạc hà phục vụ chăn nuôi ong lấy mật.

- Rà soát và bố trí địa điểm để di chuyển đàn ong vào vụ Đông và mùa khan hiếm hoa.

Rà soát và kiểm tra tại cơ sở đối với các hộ cho các cá nhân, tổ chức từ các tỉnh khác đến thuê địa điểm đặt thùng ong và có hướng xử lý kịp thời đối với những trường hợp này.

Tăng cường công tác quản lý về phát triển chăn nuôi ong, tuyệt đối không cho phát triển các giống ong mật khác trong vùng bảo tồn.

Chỉ đạo UBND các xã thị trấn chỉ đạo hướng dẫn người nuôi chỉ được phép phát triển giống ong nội Apis Cerana trên địa bàn 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và PTNT hàng tháng, quý, năm và đột xuất để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

10. Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá

Tuyên truyền vận động hộ viên thực hiện việc phát triển đàn ong nội theo đúng định hướng của tỉnh.

Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ong, khai thác bảo quản mật ong cho người nuôi ong trong vùng.

Sản xuất và cung ứng dịch vụ con giống cho người nuôi ong tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Phối hợp cùng chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển đàn ong tại địa phương.

Quản lý hội viên trong quá trình sản xuất sản phẩm mật ong bạc hà từ khâu chọn giống, quy trình sản xuất, thai thác mật, kinh doanh mật, sử dụng chỉ dẫn địa lý... nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm đã đăng ký chdẫn địa lý

Căn cứ kế hoạch, UBND các huyện, các ngành chức năng và các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- T.Tr Tỉnh ủy;
- CT UBND tỉnh; (b/c)
- PCT UBND tỉnh phụ trách;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Công thương, KH&CN, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và MT, Công an, Biên phòng;
- Huyện ủy 4 huyện phía Bắc; (phối hợp chỉ đạo)
- UBND 4 huyện phía Bắc;
- Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá;
- LĐVP (Đ/c Sang, Hùng,
Sắc);
- VNPTioffice;
- Lưu: VT, KTN, KTTH
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Tiến