Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 99/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực
Số hiệu: | 187/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 21/08/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 187/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 8 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 99/NQ-CP NGÀY 24/6/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH, LĨNH VỰC
Thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ với các nội dung cụ thể, như sau:
I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC
1. Mục tiêu
Thực hiện phân cấp hợp lý về quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế (gọi tắt là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng Chính quyền điện tử và hội nhập quốc tế.
2. Quan điểm, nguyên tắc
Thực hiện đẩy mạnh phân cấp phù hợp với khả năng tự cân đối về ngân sách, điều kiện phát triển của các địa phương, gắn với đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực và chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương theo hướng bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, các quy định của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các địa phương và tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; bảo đảm Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cân đối vĩ mô.
b) Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; bảo đảm một việc không quá 02 cấp hành chính quản lý.
c) Phù hợp với đặc thù nông thôn, đô thị, yêu cầu quản lý đối với ngành, lĩnh vực; khả năng tự cân đối ngân sách và vai trò trung tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng, bảo đảm phân cấp nhiệm vụ gắn với bảo đảm nguồn lực.
d) Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ những nhiệm vụ quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, bảo đảm an ninh trên địa bàn tỉnh trong phân cấp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
đ) Phù hợp với điều kiện, trình độ quản lý và khả năng tiếp nhận phân cấp của địa phương, bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.
e) Tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước phân cấp, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước được phân cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương.
II. NỘI DUNG
Các ngành, lĩnh vực cần tập trung phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian tới hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, các địa phương đối với 10 ngành, lĩnh vực sau:
1. Ngành, lĩnh vực nội vụ, gồm: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, vị trí việc làm;
2. Ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường, gồm: biển và hải đảo;
3. Ngành, lĩnh vực thông tin và truyền thông, gồm: phát thanh và truyền hình;
4. Ngành, lĩnh vực văn hóa, gồm: Điện ảnh;
5. Ngành, lĩnh vực y tế, gồm: Khám bệnh, chữa bệnh;
6. Ngành, lĩnh vực xây dựng, gồm: Hoạt động đầu tư xây dựng; kiến trúc; quy hoạch; phát triển đô thị;
7. Ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ, gồm: Hoạt động khoa học và công nghệ;
8. Ngành, lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, gồm: Quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; an toàn, vệ sinh lao động;
9. Ngành, lĩnh vực tài chính, gồm: Thu ngân sách nhà nước; chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công; phí và lệ phí; tài sản công;
10. Ngành, lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, gồm: Quản lý đầu tư; đầu tư công; đầu tư nước ngoài.
III. GIẢI PHÁP
1. Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, trong đó làm rõ những nội dung cần tăng cường phân cấp quản lý theo lãnh thổ, những nội dung cần tăng cường quản lý thống nhất theo ngành, lĩnh vực. Theo đó, cần tăng cường phân cấp cho những địa phương tự cân đối ngân sách và các địa phương có vai trò trung tâm phát triển kinh tế - xã hội để tăng tính chủ động trong quản lý theo lãnh thổ.
b) Hoàn thiện các quy định về tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí làm cơ sở để phân cấp thẩm quyền quyết định trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
c) Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để loại bỏ các quy định phải có ý kiến chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý.
d) Hoàn thiện các quy định của pháp luật để thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho các địa phương tự cân đối ngân sách để phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khắc phục tình trạng cào bằng về cơ chế, chính sách giữa các địa phương.
2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
3. Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện phân cấp
a) Khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
b) Trên cơ sở hoàn thiện các quy định về phân cấp, các cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước của tỉnh có trách nhiệm rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế cho phù hợp, tránh việc phân cấp, chuyển giao nhiệm vụ nhưng vẫn giữ nguyên tổ chức bộ máy và biên chế.
4. Định kỳ hàng năm đánh giá nội dung phân cấp quản lý nhà nước để kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn đối với từng ngành, lĩnh vực.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hoàn thiện các quy định về tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh làm cơ sở để phân cấp và tổ chức thanh tra, kiểm tra sau phân cấp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (sau khi có văn bản hướng dẫn của Trung ương).
b) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo ngành, lĩnh vực để loại bỏ các quy định phải có ý kiến chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý.
c) Tiếp tục rà soát các nội dung phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các đơn vị, địa phương và mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc phân cấp tại Kế hoạch này.
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp; rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Đảng và của pháp luật.
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vào ngày 31 tháng 12 hàng năm việc thực hiện các nội dung đã phân cấp và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với trình độ quản lý, khả năng và điều kiện thực hiện phân cấp của từng địa phương trong từng giai đoạn.
2. Sở Tài chính thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hoàn thiện cơ chế đổi mới phương thức phân cấp quản lý các nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách tỉnh và ngân sách địa phương, bảo đảm công bằng, hiệu quả; từng bước bỏ phương thức quản lý lồng ghép giữa các cấp ngân sách nhà nước.
b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa các chủ trương phân cấp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tài chính.
3. Sở Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
b) Có ý kiến về nội dung phân cấp quản lý nhà nước theo yêu cầu của Kế hoạch trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị, địa phương.
c) Tổng hợp tình hình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với các Sở, ban, ngành và giữa Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành với các địa phương; trên cơ sở đó đề xuất việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế công chức cho phù hợp với nội dung phân cấp quản lý nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực.
4. Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thông qua công tác theo dõi, kiểm tra và công tác xây dựng, thi hành văn bản quy phạm pháp luật của các Sở, ban, ngành, kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện, phân cấp quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực theo yêu cầu tại Kế hoạch này.
b) Đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định loại bỏ các quy định phải có ý kiến chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý trong quá trình thẩm định, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật theo ngành, lĩnh vực.
5. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; thanh tra, kiểm tra việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước tại các sở, ban, ngành và các địa phương.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp; rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Đảng và của pháp luật.
b) Đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và sở quản lý ngành, lĩnh vực các nội dung cần phân cấp quản lý phù hợp với điều kiện, khả năng, thế mạnh của địa phương.
c) Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc tại Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này. Định kỳ 06 tháng, cuối năm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2020 về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực Ban hành: 24/06/2020 | Cập nhật: 25/06/2020
Nghị quyết 99/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2019 Ban hành: 13/11/2019 | Cập nhật: 14/11/2019
Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2018 phê duyệt nâng cấp cửa khẩu phụ Phước Tân, tỉnh Tây Ninh lên thành cửa khẩu chính Ban hành: 30/07/2018 | Cập nhật: 01/08/2018
Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ban hành: 03/10/2017 | Cập nhật: 04/10/2017
Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2016 về ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN đối với báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học của thuốc generic Ban hành: 08/11/2016 | Cập nhật: 12/11/2016
Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2014 miễn thị thực có thời hạn đối với công dân các nước: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan Ban hành: 29/12/2014 | Cập nhật: 31/12/2014
Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2013 thành lập các phường: Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 19/08/2013 | Cập nhật: 21/08/2013
Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2011 thành lập thị xã Hương Trà và phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 15/11/2011 | Cập nhật: 16/11/2011