Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2010 thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (VietGAP) trên rau, quả tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2015
Số hiệu: 17/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Thanh Sơn
Ngày ban hành: 30/03/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 30 tháng 3 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT CHO RAU QUẢ TƯƠI CỦA VIỆT NAM (VIETGAP) TRÊN RAU, QUẢ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Thực hiện Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015;

Căn cứ Thông tư số 59/2009/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015;

Căn cứ Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGap trong sản xuất rau, quả, chè; Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường.

Nhằm đẩy nhanh việc áp dụng VietGAP vào sản xuất, tiến tới trở thành phổ biến trong sản xuất rau, quả, định hướng và thu hút sự quan tâm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, cơ quan thông tin đại chúng đối với sản xuất theo GAP vì chất lượng nông sản đang là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm nhất hiện nay. Việc sử dụng những sản phẩm không an toàn sẽ gây hậu quả trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng vì vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản đã và đang trở thành đòi hỏi cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình VietGAP từ 2010 đến 2015 như sau:

I. Mục tiêu chung

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau, quả;

- Huy động được sự quan tâm từ trong nước và quốc tế để đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp VietGAP, nâng cao tỷ lệ sản phẩm rau, quả, chè được sản xuất theo VietGAP, đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;

- Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tạo thành một vành đai thực phẩm cung cấp các sản phẩm rau an toàn cho người dân nội ô thành phố và các tỉnh lân cận;

- Hình thành hệ thống phân phối sản phẩm an toàn giúp người sản xuất tiếp cận người tiêu dùng, nâng cao uy tín và chất lượng của sản phẩm theo VietGAP;

- Góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân, mở rộng phát triển thị trường nội địa và quốc tế, nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất rau, quả bền vững.

II. Mục tiêu cụ thể

1. Mục tiêu đến 2011:

- 50% nông dân tại các vùng quy hoạch ở các quận, huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, Phong Điền và Cờ Đỏ sản xuất rau, quả an toàn nắm được quy trình sản xuất theo VietGAP;

- 50% tổ chức cá nhân tại vùng sản xuất an toàn tập trung đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp VietGAP;

- 30% sản lượng rau, quả tại các vùng sản xuất an toàn tập trung được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP;

- 70% xã, phường, thị trấn tại các vùng sản xuất rau an toàn xây dựng quy chế và nâng cao năng lực quản lý sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Mục tiêu đến 2013:

- 80% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp VietGAP;

- 60% sản lượng rau, quả tại các vùng sản xuất an toàn tập trung được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP;

- 100% xã, phường, thị trấn tại các vùng sản xuất rau an toàn xây dựng quy chế và nâng cao năng lực quản lý sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

3. Mục tiêu đến 2015:

- 100% tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung ở các quận, huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, Phong Điền và Cờ Đỏ đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp VietGAP;

- 100% sản lượng rau, quả tại các vùng sản xuất an toàn tập trung ở các quận, huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, Phong Điền và Cờ Đỏ được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP.

III. Kế hoạch thực hiện ứng dụng VietGAP trên rau, quả tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2015

1. Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn:

- Điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn, làm cơ sở thành phố đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các chính sách hỗ trợ những vùng sản xuất lớn;

- Lập quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn với quy mô từ 200 - 400 ha ở các quận, huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Phong Điền và Cờ Đỏ;

- Lập quy hoạch phát triển các tiểu vùng cây ăn trái chủ lực gồm: cam, chanh, quýt, bưởi và cây dâu ở Phong Điền, Cái Răng và các xã thuộc huyện Cờ Đỏ; xoài, mận, nhãn ở các quận: Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy;

- Xây dựng các hợp tác xã và tổ hợp tác về sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Để hoàn thiện quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung, hỗ trợ việc xây dựng vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn của thành phố.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật về VietGap cho cán bộ quản lý, cộng tác viên, nhà sản xuất, tiêu thụ:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các quy trình kỹ thuật cho các loại rau, quả của địa phương;

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về VietGAP:

+ Lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý: Chi Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, cộng tác viên, ban ngành đoàn thể địa phương,…

+ Lớp tập huấn cho người sản xuất, sơ chế, kinh doanh: Ban quản lý của các Tổ hợp tác, Câu lạc bộ, Hợp tác xã, nông dân, người sơ chế, kinh doanh sản phẩm rau, quả an toàn.

Nội dung tập huấn: tổ chức giáo dục, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), kiến thức và thực hành về VSATTP cho người sản xuất, kinh doanh; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất khi cung cấp những sản phẩm đến tay người tiêu dùng, điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người. Quy trình sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, về sơ chế và bảo quản rau an toàn;

- Tổ chức tham quan giúp thành viên các hợp tác xã, tổ hợp tác có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành, các bước thực hiện để được đăng ký đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, tiếp thị đưa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

3. Xây dựng, kiện toàn các Tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp theo VietGap ở các vùng được quy hoạch:

- Từng bước xây dựng các nhóm nông dân liên kết sản xuất theo mô hình GAP trên rau, cây ăn trái; đồng thời, hình thành các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Mỗi nhóm số lượng từ 15 - 20 nông dân, được tập trung định kỳ tùy theo loại cây trồng để trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong sản xuất, được hướng dẫn kỹ thuật canh tác, và thực hành ghi chép tập quán sản xuất vào Sổ ghi chép để định hướng nông dân thực hành sản xuất theo GAP;

- Hỗ trợ giống mới, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, nhà lưới đơn giản, chi phí phân tích mẫu đất, mẫu nước và phân tích chất lượng rau an toàn, chi phí đăng ký sản xuất rau an toàn thông qua xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn;

- Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm rau an toàn, hỗ trợ các hợp tác xã rau an toàn đăng ký nhãn hiệu, thiết kế logo, in tờ rơi quảng cáo về sản phẩm rau an toàn, tiếp cận với các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể của các công ty, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể lớn ở các khu công nghiệp;

- Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu để mở rộng thị trường tiêu thụ kể cả trong nước và xuất khẩu;

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất cây ăn trái và công nghệ sơ chế biến trái cây để nâng cao chất lượng, độ đồng đều và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.

4. Công tác quản lý Nhà nước:

a) Cấp giấy chứng nhận, kiểm tra, giám sát các sản phẩm rau, quả an toàn:

- Hướng dẫn và hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã lập các thủ tục đăng ký được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau, quả an toàn theo VietGAP;

- Hỗ trợ tổ chức lấy mẫu đất, nước tưới tại các vùng sản xuất hàng hóa lớn, thực hiện phân tích các chỉ tiêu theo quy định.

+ Phân tích đất: phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hoá học, sinh vật, vật lý trong đất của vùng sản xuất có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm.

+ Phân tích nước tưới: phân tích chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch cho sản xuất đã đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.

b) Kiểm tra dư lượng tồn dư hóa chất trong rau, củ, quả:

Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong rau, củ, quả tại các siêu thị, chợ đầu mối, ruộng sản xuất rau các quận, huyện, để cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

Phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra định kỳ hàng tuần nhằm đánh giá tình hình việc sử dụng thuốc và đảm bảo thời gian cách ly của nông dân trồng rau, nhất là loại rau và địa bàn sản xuất thường xuyên có dư lượng vượt quá quy định, có biện pháp hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc đúng đắn.

c) Thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, giống và phân bón:

Tổ chức thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, giống và phân bón nhằm chấn chỉnh, ngăn chặn cũng như xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Số đợt thanh kiểm tra định kỳ 10 - 15 cuộc/năm, có thể tiến hành thanh kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu sai phạm.

d) Điều tra dự báo và phòng chống dịch hại:

Điều tra theo định kỳ các loại sâu bệnh hại trên các loại cây trồng, dự báo chính xác loại dịch hại đang phát triển để hướng dẫn nông dân các biện pháp quản lý dịch hại phù hợp từng giai đoạn của cây trồng.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp tổng hợp trong sản xuất rau, quả an toàn như giống kháng sâu bệnh, thuốc BVTV sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh và các biện pháp canh tác tiến bộ.

đ) Thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng rau quả theo quy trình cộng đồng:

- Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng rau quả để người sản xuất có thể tự kiểm tra, đánh giá chất lượng nông sản của cá nhân từ đó có hướng điều chỉnh trong quá trình canh tác phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Tập huấn chuyển giao quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV tại các nhóm sản xuất theo GAP;

- Hỗ trợ phương tiện, thuốc thử phân tích nhanh cho các nhóm nông dân để nhóm có thể tự phân tích kiểm tra nhanh dư lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

5. Công tác thông tin tuyên truyền:

Thông qua cơ quan thông tin đại chúng truyền hình, báo chí, đài truyền thanh, banner, leaflet, poster… tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến đến bà con nông dân, người sản xuất, kinh doanh các quy định, hướng dẫn về đảm bảo VSATTP. Hướng dẫn quy trình sản xuất, các thủ tục cần thiết khi đăng ký sản xuất rau, quả theo VietGAP. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;

Giới thiệu các mô hình, gương điển hình về tổ chức sản xuất, chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm rau, quả sản xuất theo VietGAP; cập nhật và thông tin rộng rãi các nhà sản xuất rau, quả an toàn được chứng nhận và công bố sản phẩm an toàn.

IV. Kế hoạch ứng dụng VietGAP trên rau, quả tại thành phố Cần Thơ năm 2010

1. Xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn:

- Điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn;

- Hỗ trợ xây dựng các hợp tác xã và tổ kinh tế hợp tác về sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

Bảng 1. Số lượng phiếu và địa điểm điều tra cơ bản

TT

Địa điểm

GAP Rau

GAP Lúa

GAP Cây ăn trái

1

Vĩnh Thạnh

 

90

 

2

Thốt Nốt

30

60

30

3

Bình Thủy

30

 

 

4

Ô Môn

30

 

30

5

Phong Điền

30

 

30

6

Cờ Đỏ

30

30

 

7

Thới Lai

 

30

 

 

Cộng

150

210

90

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật về VietGap:

Bảng 2. Số cuộc và địa điểm tập huấn ban, ngành, đoàn thể, nông dân, CLB, HTX

STT

Địa điểm

Số cuộc

Số người tham dự

1

Vĩnh Thạnh

6

120

2

Thốt Nốt

4

80

3

Bình Thủy

4

80

4

Ô Môn

4

80

5

Phong Điền

4

80

6

Cái Răng

2

40

7

Cờ Đỏ

4

80

8

Thới Lai

4

80

 

Cộng

32

640

- Tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật trong quản lý sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP;

- Tổ chức 32 lớp tập huấn ban ngành đoàn thể, nông dân, Câu lạc bộ, Hợp tác xã về sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP;

- Tổ chức cho ban ngành đoàn thể, thành viên Câu lạc bộ, Hợp tác xã, Cán bộ kỹ thuật tham quan 03 mô hình rau, quả, lúa sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Tổ chức hệ thống cán bộ BVTV xã, phường, thị trấn theo tinh thần Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn; nhất là địa bàn thuộc các vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn.

3. Đẩy mạnh xây dựng, kiện toàn các Tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp theo VietGap ở các vùng được quy hoạch:

Xây dựng 12 nhóm nông dân liên kết sản xuất theo mô hình GAP trên rau, lúa,
cây ăn trái, từng bước hình thành các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.

Bảng 3. Số lượng và địa điểm xây dựng các nhóm GAP

TT

Địa điểm

GAP Rau

GAP Lúa

GAP Cây ăn trái

1

Vĩnh Thạnh

 

3

 

2

Thốt Nốt

1

2

1

3

Bình Thủy

1

 

 

4

Ô Môn

1

 

 

5

Phong Điền

1

 

1

6

Cờ Đỏ

 

1

 

7

Thới Lai

 

1

 

 

Cộng

4

7

2

4. Công tác quản lý Nhà nước:

a) Theo quy định Cấp giấy chứng nhận, kiểm tra, giám sát các sản phẩm rau, quả an toàn:

Hỗ trợ các Hợp tác xã rau theo VietGAP tại các quận, huyện: Bình Thủy, Thốt Nốt, Ô Môn, Phong Điền, Cái Răng; các nhóm GAP cây ăn trái tại quận Thốt Nốt và các nhóm GAP Lúa tại huyện Vĩnh Thạnh phân tích mẫu đất, nước theo các tiêu chuẩn hiện hành cho vùng tập trung sản xuất để lập các thủ tục đăng ký được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau, quả an toàn theo VietGAP.

b) Kiểm tra dư lượng tồn dư hóa chất trong rau, củ, quả:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về dư lượng tồn dư hóa chất trong rau, củ, quả.

Bảng 4. Số mẫu và địa điểm lấy mẫu rau

TT

Địa điểm

Số mẫu

Ruộng rau

Chợ

Siêu thị

Tổng cộng

1

Thốt Nốt

60

20

 

80

2

Bình Thủy

30

20

 

50

3

Ô Môn

60

20

 

80

4

Phong Điền

50

20

 

70

5

Cái Răng

40

10

 

50

6

Ninh Kiều

30

10

60

100

7

Cờ Đỏ

40

10

 

50

 

Cộng

310

110

60

480

c) Thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, giống và phân bón:

Tổ chức thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, giống và phân bón nhằm chấn chỉnh, ngăn chặn cũng như xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ngoài công tác thường xuyên của cơ quan sẽ tiến hành thanh tra tại các quận, huyện triển khai sản xuất theo VietGAP: 10 cuộc/năm, có thể tiến hành thanh kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu sai phạm.

Bảng 5. Số cuộc thanh tra dự kiến

TT

Địa điểm

Số cuộc thanh tra

1

Vĩnh Thạnh

2

2

Thốt Nốt

2

3

Bình Thủy

1

4

Ô Môn

1

5

Phong Điền

1

6

Cái Răng

1

7

Ninh Kiều

1

8

Cờ Đỏ

1

 

Cộng

10

d) Điều tra Dự báo và phòng chống dịch hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Bảo vệ thực vật) điều tra theo định kỳ các loại sâu bệnh hại trên các loại cây trồng, dự báo chính xác loại dịch hại đang phát triển để hướng dẫn nông dân các biện pháp quản lý dịch hại phù hợp từng giai đoạn của cây trồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch hỗ trợ các đơn vị đăng ký sản xuất theo hướng VietGAP, phòng trị các loại sâu bệnh hại trên từng loại cây trồng của đơn vị sản xuất trong đó chú trọng áp dụng các biện pháp tổng hợp trong sản xuất rau, quả an toàn như giống kháng sâu bệnh, thuốc BVTV sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh và các biện pháp canh tác tiến bộ.

đ) Đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật:

- Đào tạo lực lượng cán bộ trẻ kỹ năng huấn luyện nông dân về chương trình quản lý dịch hại trên các loại cây trồng (tổ chức 02 khóa TOT đào tạo giảng viên chính và giảng viên nông dân);

- Đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật, kỹ năng phân tích dư lượng hóa chất trong nông sản (tổ chức 02 khóa học đào tạo cán bộ kỹ thuật).

5. Công tác thông tin tuyên truyền:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Đài Truyền thanh quận, huyện, báo chí tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các biện pháp nhằm hạn chế dư lượng lưu tồn trên nông sản, nâng cao nhận thức của người dân về VSATTP. Hàng tháng thực hiện các buổi phát thanh hoặc tin thời sự ngắn, phóng sự về các vấn đề cảnh báo trong vệ sinh an toàn thực phẩm, gương người tốt việc tốt trong thực hiện chủ trương của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thông qua các poster dán tại các nơi công cộng như trường học, Ủy ban nhân dân xã, nhà thông tin ấp, khu vực hướng dẫn nông dân, người sản xuất, kinh doanh các quy định về đảm bảo VSATTP, trách nhiệm khi cung cấp nông sản đến tay người tiêu dùng.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nông dân thực hiện công tác tuyên truyền theo chiều rộng và chiều sâu tác động liên tục đến nhận thức và tập quán
của người sản xuất và người tiêu dùng;

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn cho năm 2010 đến 2015; quy định về quy mô vùng sản xuất an toàn tập trung phù hợp điều kiện đất đai, cây trồng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Căn cứ vào quy hoạch ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện điều tra cơ bản khảo sát địa hình, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP);

- Ban hành các quy trình kỹ thuật cho các loại rau, quả của địa phương.

2. Liên minh Hợp tác xã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân thực hiện vận động xây dựng các trang trại, hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

3. Sở Công Thương vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm rau, quả trong vùng sản xuất áp dụng VietGAP.

4. Các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn.

5. Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra sản xuất, giám sát việc mua bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất rau an toàn và xây dựng quy chế sản xuất rau quả an toàn tại địa phương.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện định kỳ báo cáo hàng quý, năm và kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Sơn