Kế hoạch 156/KH-BCA-C67 năm 2017 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng của phương tiện giao thông
Số hiệu: | 156/KH-BCA-C67 | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Bộ Công An | Người ký: | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 30/05/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/KH-BCA-C67 |
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM CHỞ HÀNG QUÁ TẢI TRỌNG CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; Bộ Công an ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016; Thông báo số 13/TB- BCA-V11 ngày 08/9/2016 về Kết luận Hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA của liên Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải về kiểm soát tải trọng xe; Điện số 88/ĐK ngày 14/02/2017 của Bộ về thực hiện nghiêm Thông báo số 13/TB-BCA-V11 và các chỉ đạo của Bộ Công an về việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng đến tất cả cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị, địa phương.
2. Phát huy những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát tải trọng xe thời gian qua, tập trung khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng, cơ bản giảm hẳn vi phạm chở hàng quá tải lưu thông trên đường bộ, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, làm giảm và hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông.
3. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ phải nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, quy trình và chế độ công tác.
II. NỘI DUNG
1. Lực lượng Cảnh sát giao thông
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức điều tra cơ bản, khảo sát kỹ các tuyến đường, địa bàn, loại phương tiện, thời gian thường xảy ra hành vi vi phạm về chở hàng quá tải, nơi có các trạm cân tải trọng cố định của các doanh nghiệp để yêu cầu phối hợp khi cần thiết, khảo sát nơi dừng xe để kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng có hiệu quả cao nhất; rà soát, thống kê số lượng, tình hình ô tô vận tải hàng hóa hoạt động trên địa bàn để tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp quản lý; tuyên truyền đến các chủ xe, lái xe không tham gia chở hàng quá tải.
- Phối hợp với Cục Tài chính, các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương đề xuất hoàn thiện việc trang bị hệ thống cân tải trọng cố định tại các Trạm Cảnh sát giao thông theo Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 334/2005/QĐ-TTg ngày 15/12/2005 (gọi tắt là Đề án 334). Rà soát, thống kê hiện trạng các cân xách tay để có sự điều chỉnh, phân bổ cho phù hợp, đề xuất trang bị mới để tuần tra, kiểm soát lưu động phát hiện, xử lý các xe quá tải trên các tuyến giao thông.
- Vận hành và sử dụng có hiệu quả hệ thống cân tải trọng cố định đã được Bộ Công an lắp đặt tại các Trạm Cảnh sát giao thông phục vụ giám sát, phát hiện, xử lý xe quá khổ, quá tải, thay đổi thiết kế để chở hàng quá tải.
- Bố trí lực lượng, phương tiện tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng trên các tuyến giao thông. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Cảnh sát có liên quan và Công an địa phương xử lý nghiêm đối với các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện. Tại các địa bàn, đoạn đường có tình hình phức tạp về xe chở hàng quá tải trọng, lãnh đạo Phòng hoặc chỉ huy các Đội, Trạm Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải trực tiếp chỉ huy và tham gia việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý xe vi phạm chở hàng quá tải trọng.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến đến chủ phương tiện, chủ hàng, chủ doanh nghiệp và người điều khiển phương tiện nắm được các quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa, chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi chở hàng quá tải, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Xây dựng các phóng sự về kiểm tra, kiểm soát phương tiện chở hàng quá tải trọng của lực lượng Cảnh sát giao thông để tuyên truyền.
2. Lực lượng Cảnh sát hình sự
Phân công cán bộ tổ chức công tác nắm tình hình, phát hiện xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ; phòng ngừa, đấu tranh với hành vi tiêu cực trong hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện, bảo kê, môi giới, dẫn dắt tiếp tay cho hoạt động xe quá tải, quá khổ để đấu tranh, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Công an các địa phương
Trên cơ sở đề xuất của Phòng Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an các địa phương giao lực lượng Cảnh sát giao thông là lực lượng chủ chốt trong việc kiểm soát tải trọng xe, chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát khác phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe, xử lý các tình huống phức tạp, các hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ trong kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe. Tổ chức nắm chắc tình hình, rà soát, thống kê các trường hợp xếp hàng, chở hàng quá tải tại các cảng, bến bãi, cơ quan, doanh nghiệp; đồng thời phân tích số lượng, tình hình ô tô vận tải hàng hóa hoạt động trên địa bàn để có biện pháp quản lý, tuyên truyền, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Cục Cảnh sát giao thông
Chủ trì, giúp lãnh đạo Bộ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Công an các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Chỉ đạo lực lượng của Cục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các phương tiện chở hàng quá tải, nhất là xe ô tô; có kế hoạch phối hợp với Công an các địa phương tuần tra, kiểm soát, xử lý chuyên đề này trên các tuyến quốc lộ trọng điểm. Trao đổi thông tin với ngành Giao thông vận tải về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động vận tải, nhất là việc xử phạt các hành vi chở hàng vượt quá tải trọng cho phép đề phục vụ công tác quản lý và xử lý vi phạm. Phối hợp V22 đề xuất nguồn vốn mua sắm, lắp đặt các trạm cân tải trọng cố định và cân tải trọng xách tay cho CSGT.
2. Tổng cục Cảnh sát
- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và kết thúc Quy chế số 5425/QC-LN ngày 24/9/2015 giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát về phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Các đơn vị Cảnh sát phải thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, đấu tranh với các đối tượng bảo kê, môi giới và các hành vi vi phạm liên quan đến kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe.
3. Công an các địa phương
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế tại địa phương. Lãnh đạo, chỉ huy Công an địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc và phòng ngừa sai phạm, tiêu cực. Việc phối hợp với các đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải trong việc kiểm soát tải trọng xe phải thực hiện nghiêm túc theo đúng Thông báo số 13/TB-BCA-V11 ngày 08/9/2016 về Kết luận Hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA của liên Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải về kiểm soát tải trọng xe và Điện số 88/ĐK ngày 14/02/2017 của Bộ Công an.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của địa phương tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Kế hoạch này; đề xuất sử dụng các nguồn kinh phí (như Quỹ bảo trì đường bộ, kinh phí bảo đảm TTATGT...) để đầu tư trang bị phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, cân trọng tải, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho các lực lượng tham gia thực hiện kiểm soát tải trọng xe; đề xuất việc bố trí mặt bằng để lắp đặt các trạm cân tải trọng cố định của lực lượng Cảnh sát giao thông.
- Căn cứ danh mục quy hoạch và xây dựng Trạm Cảnh sát giao thông trên quốc lộ đã được Bộ Công an phê duyệt, từ tình hình thực tế ở địa phương, có văn bản báo cáo UBND tỉnh, thành phố và cơ quan có liên quan bố trí đất để lắp đặt cân tải trọng cố định, phục vụ việc kiểm soát tải trọng của lực lượng Cảnh sát giao thông.
4. Cục Tài chính, Cục Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông nghiên cứu, đề xuất bố trí nguồn vốn mua sắm, trang bị hệ thống cân tải trọng cố định và xách tay; trang bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ khác phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát tải trọng xe thực hiện trong thời gian sớm nhất.
5. Tổng cục Chính trị Công an nhân dân
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thuộc lực lượng Công an nhân dân tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về kiểm soát tải trọng xe nói riêng và các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nói chung để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và định hướng đúng dư luận xã hội; đưa tin về các hoạt động kiểm soát tải trọng xe của lực lượng Công an nhân dân.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch này, Cục Cảnh sát giao thông, Tổng cục Cảnh sát, Cục Tài chính, Cục Kế hoạch và đầu tư, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện.
2. Định kỳ Quý, 6 tháng và hàng năm, Công an các đơn vị, địa phương có báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công an (qua C67) để tổng hợp, theo dõi; đề xuất lãnh đạo Bộ chỉ đạo, Giao Cục Cảnh sát giao thông giúp lãnh đạo Bộ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này và tổng hợp, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2020 về Tổng kết 12 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (2008-2020) Ban hành: 05/08/2020 | Cập nhật: 06/08/2020
Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2019 về đẩy mạnh triển khai thi hành luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật Ban hành: 10/12/2019 | Cập nhật: 12/12/2019
Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2018 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư Ban hành: 05/12/2018 | Cập nhật: 07/12/2018
Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Ban hành: 19/07/2017 | Cập nhật: 20/07/2017
Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông Ban hành: 25/11/2016 | Cập nhật: 28/11/2016
Thông báo 13/TB-BCA-V11 năm 2016 kết luận Hội nghị tổng kết Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA về kiểm soát tải trọng xe Ban hành: 08/09/2016 | Cập nhật: 21/09/2016
Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2014 về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Ban hành: 31/10/2014 | Cập nhật: 04/11/2014
Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA năm 2013 phối hợp thực hiện việc tuần tra kiểm soát xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an ban hành Ban hành: 21/11/2013 | Cập nhật: 28/11/2013
Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2012 về loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư Ban hành: 07/12/2012 | Cập nhật: 11/12/2012
Quyết định 334/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ” Ban hành: 15/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006